Số đào hoa – Truyện ngắn của Phạm Vũ Anh Thư

Ông tự đắc bảo với mấy ông bạn “ăn vụng” lén lút rằng, bọn họ phải gọi ông bằng sư phụ. Vì ông chẳng phải giấu giếm hay e sợ ai. Vợ chính của ông không dám ghen hờn đay nghiến gì mà vẫn cơm bưng nước rót chu đáo, vui vẻ xởi lởi với ông. Còn mấy bà vợ nhỏ thì cũng… y như trên.

Tất nhiên, nói là nói vậy nhưng chỉ có một bà là vợ thôi, hai bà còn lại thì chẳng biết gọi bằng gì cho đúng. Bởi họ đã vượt xa khái niệm nhân tình, nhưng lại không phải là vợ. Mỗi người vợ đều mặc nhiên chấp nhận, những đứa con cũng chấp nhận mặc nhiên việc mình có một đại gia đình bất đắc dĩ.

Ngẫm cuộc đời ông cũng giống hệt như cái tên ông: Mơ. Quả thật là… như mơ. Ông nói ông có số đào hoa. Từ hồi mới lọt lòng, ông thầy tướng số là bạn của cha ông đã chấm cho ông lá số tử vi, nói số ông có đến ba vợ.

tin liên quan

Tiếng chim cú – Truyện ngắn của Phạm Vũ Anh Thư

Đúng là như vậy. Số ông ba vợ. Ông đào hoa từ hồi trai trẻ cho đến khi về già, lúc đói khổ cơ hàn cũng như khi vinh hoa phú quý. Lúc nào ông cũng có ba vợ. Chủ trương của ông là đàn ông chỉ được phép cơi nới thôi chứ không phá bỏ, thế nên xưa nay ông vẫn “chung thủy” với bà vợ đầu, chưa bao giờ có chuyện ly hôn hay ra tòa. Bỏ bà này thì có bà khác thế chỗ vào, vẫn duy trì đủ quân số: ba vợ. Chỉ có điều, tất nhiên hai bà còn lại phải chấp nhận việc không có giấy hôn thú, vậy thôi, chứ tất cả những quyền lợi và nghĩa vụ đều như nhau.

Đúng là như vậy. Số ông ba vợ. Ông đào hoa từ hồi trai trẻ cho đến khi về già, lúc đói khổ cơ hàn cũng như khi vinh hoa phú quý. Lúc nào ông cũng có ba vợ. Chủ trương của ông là đàn ông chỉ được phép cơi nới thôi chứ không phá bỏ, thế nên xưa nay ông vẫn “chung thủy” với bà vợ đầu, chưa bao giờ có chuyện ly hôn hay ra tòa. Bỏ bà này thì có bà khác thế chỗ vào, vẫn duy trì đủ quân số: ba vợ. Chỉ có điều, tất nhiên hai bà còn lại phải chấp nhận việc không có giấy hôn thú, vậy thôi, chứ tất cả những quyền lợi và nghĩa vụ đều như nhau.

Ông có uy lắm, trong nhà ông làm chủ mọi việc lớn nhỏ và trên dưới đều răm rắp phục tùng. Năm ông năm mươi lăm tuổi, con trai lớn của ông với bà vợ chính thức, chính thức quản lý cơ ngơi mà ông đã xây dựng suốt hơn chục năm. Con trai ông được học hành đàng hoàng và giỏi chuyên môn chứ không đi lên kiểu nghề dạy nghề như ông. Chỉ hai năm sau khi anh ta tiếp quản gia tài của cha, doanh thu và thành quả mang lại rất rõ rệt. Có đến sáu đứa con của ông và những bà vợ khác, kể cả hiện tại và trong quá khứ, cũng đang làm việc tại doanh nghiệp ông từng làm chủ, mà bây giờ đã trở thành công ty cậu con trai lớn tiếp quản. Ông rất hãnh diện và luôn bảo mấy đứa em phải học hỏi theo anh trai.

***

Hồi mẹ ông còn sống cũng khuyên nhủ nhiều lắm; ngọt nhạt có, chửi mắng có. Bà bảo ông liệu đường mà sống để còn chừa đức cho con cái. Bao giờ ông cũng cười trừ và hỏi bà một câu hỏi tu từ: “Má thấy xưa giờ có anh hùng nào thoát khỏi ải mỹ nhân không?! Người ta tình nguyện theo mình đòi nâng khăn sửa túi, làm sao mình nỡ lòng từ chối?!”.

Một ngày con gái ông mắt mũi sưng húp mang con về nhà cha mẹ ruột vì chồng lăng nhăng, có con rơi bên ngoài; ông cũng gọi thằng rể về hỏi chuyện nhưng mới khuyên lơn vài câu thì nó chốt bằng một câu khiến ông phải im bặt. Nó bảo, ba còn hơn con nhiều, sao lại đi nói con!

Con trai cả của ông cũng từng đau khổ một thời gian dài vì gia đình người yêu không cho cưới. Họ bảo lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống. Ai cũng khuyên nhủ cô gái đừng dại dột mà lấy con trai ông, không thấy cha nó có cả đống con rơi con rớt hay sao mà còn dám bước vô, đợi đến khi nó cũng như cha nó thì hối hận không kịp. Cứ dùng dằng mãi hơn ba năm thì cô gái ấy đi lấy chồng, để lại cho con trai cả ông Mơ một trái tim tan nát. Ông còn khinh khỉnh mắng con trai rằng trên đời đâu phải hết phụ nữ để yêu, việc gì mà phải xoắn.

***

tin liên quan

Đến, đi và để lại – Truyện ngắn của Đào Thị Thanh Tuyền

Một bữa, ông Lai nhà xéo xéo cửa ông Mơ bị “bà nhỏ” kêu xe taxi chở về bỏ xuống ngay cửa nhà bà lớn. Cả xóm ai cũng gièm pha: “Đó, thấy chưa! Ông nào đi mà chẳng có ngày về”. Ông Lai về trong bộ dạng rất thảm thương, chỉ có một cái bọc

Một bữa, ông Lai nhà xéo xéo cửa ông Mơ bị “bà nhỏ” kêu xe taxi chở về bỏ xuống ngay cửa nhà bà lớn. Cả xóm ai cũng gièm pha: “Đó, thấy chưa! Ông nào đi mà chẳng có ngày về”. Ông Lai về trong bộ dạng rất thảm thương, chỉ có một cái bọc

ni lông đựng quần áo và căn bệnh suy thận khiến ông ủ rũ như tàu lá héo. Bà vợ không cho ông vô nhà, còn điên tiết lấy chổi chà ra quét, nhắc lại những cay đắng tủi nhục mà mấy mẹ con bà hứng chịu từ khi ông bỏ đi theo người tình. Mấy đứa con cũng đứng về phía mẹ. Có một hai người tặc lưỡi thương xót ông Lai, nhưng đám đông còn lại thì bảo đáng đời cho kẻ phản bội. Ai biểu hồi đó cạn tàu ráo máng với vợ con để theo bồ, giờ thân tàn ma dại lại về “báo cô”.

Ông Mơ hết sức thông cảm với ông Lai vì dù sao hai người cũng là bạn chí thân từ cái hồi còn ở truồng tắm mưa, lại cùng có số đào hoa nữa. Ông Mơ cho ông Lai mớ tiền, bảo đi kiếm nhà trọ ở tạm rồi đến phụ việc lặt vặt cho công ty của gia đình ông. Ông Mơ còn bảo đàn ông đào hoa là chuyện bình thường, có gì mà phải lên án.

***

Cái tin ông Mơ chết đột ngột trong nhà tắm không gây ngạc nhiên bằng hình ảnh ấm cúng, hòa thuận của các bà vợ và đám con. Người ngoài không biết nhìn vào cứ tưởng họ là chị em ruột thịt. Mỗi người một tay lo tang ma, xưng hô “chị chị, em em” ngọt ngào. Những người vợ trước cũng dắt con về nhìn mặt cha lần cuối. Mấy đứa con gặp nhau đứa thì ôm vai, đứa nắm tay thân mật, hàn huyên tâm sự đủ thứ chuyện. Một thống kê nho nhỏ được hàng xóm và bà con tổng kết: Có đến 12 bà vợ kể cả ở thì quá khứ và hiện tại, và tất nhiên số con cái cũng ấn tượng không kém, 26 người cả thảy.

Những chiếc bàn ghế cứ liên tục được kê thêm, những mảnh khăn tang ban đầu còn được người này xé chia cho người kia, nhưng rồi thấy đông quá nên ông anh họ của ông Mơ phải chạy ra chợ mua thêm thước vải trắng. Con trai lớn của ông thấy cảnh đó không biết có ngạc nhiên hay khó chịu gì không nhưng vẫn hoàn toàn im lặng và mặt không biến sắc, anh cứ đứng trước quan tài chắp tay xá đáp lễ những người đến viếng. Vợ ông ngồi trên ghế dựa ngay góc phòng khách, cạnh bên quan tài. Bà không trang điểm nhẹ nhàng như mọi khi mà để mặt mộc, vậy mà ở bà vẫn toát lên nét đẹp đằm thắm của nhan sắc một thời. Bà khẽ gật đầu mỗi khi có một bà vợ của chồng đến chào hỏi, hay khi những đứa con của ông khoanh tay lễ phép đứng nghiêm trang “thưa mẹ lớn con mới tới”. Bà không khóc, cũng chẳng cười, cứ nét mặt bình thản và mực thước.

***

tin liên quan

‘Lẫn vào bãi bể nương dâu’ – Truyện ngắn của Hồ Thị Ngọc Hoài

Thế nhưng, sau đám tang đúng bốn mươi chín ngày, con trai lớn của ông ra quyết định sa thải hết mấy anh chị em cùng cha khác mẹ đang làm việc tại công ty và cắt hết các khoản viện trợ hàng tháng mà anh vẫn đều đặn trích đưa cho cha để ông “làm nhiệm vụ” với những bà vợ và những đứa con khác. Anh cũng cho thôi việc ông Lai và sắp xếp lại công ty. Cũng có vài người trong số họ tức giận, tỏ ý chống đối vì cảm thấy hụt hẫng, chới với. Giám đốc trẻ không quan tâm. Anh cứ tiến hành những việc mình cảm thấy đã đúng thời điểm.

Thế nhưng, sau đám tang đúng bốn mươi chín ngày, con trai lớn của ông ra quyết định sa thải hết mấy anh chị em cùng cha khác mẹ đang làm việc tại công ty và cắt hết các khoản viện trợ hàng tháng mà anh vẫn đều đặn trích đưa cho cha để ông “làm nhiệm vụ” với những bà vợ và những đứa con khác. Anh cũng cho thôi việc ông Lai và sắp xếp lại công ty. Cũng có vài người trong số họ tức giận, tỏ ý chống đối vì cảm thấy hụt hẫng, chới với. Giám đốc trẻ không quan tâm. Anh cứ tiến hành những việc mình cảm thấy đã đúng thời điểm.

Vợ ông Mơ nhìn trẻ ra, đẹp lên trông thấy. Có lẽ bấy lâu bà phải sống đè nén, u uất vì nỗi ghen hờn và những niềm riêng không thể tỏ bày. Bà nói với bà bạn hàng xóm rằng, chẳng có người đàn bà nào không biết ghen tuông khi chồng phản bội cả. Bà bảo, hết bốn mươi chín ngày rồi, bà sẽ không để bất cứ người đàn bà nào hay đứa con rơi nào của ông bước chân vào nhà mẹ con bà nữa. Bà cũng sửa soạn hành lý để đi du lịch với hội bạn già…