So sánh hỏi cung bị can và lấy lời khai [Chi tiết 2023]

Biện pháp điều tra hỏi cung bị can và lấy lời khai người làm chứng có nhiều điểm giống và khác nhau. Hãy cũng Luật ACC so sánh “Hỏi cung bị can” và “Lấy lời khai người làm chứng”.

1. Giống nhau

Đều là biện pháp điều tra tố tụng hình sự do Điều tra viên hoặc Kieểm sát viên tiến hành nhằm mục đích phát hiện, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm.

Trước khi tiến hành hỏi cung hoặc lấy lời khai thì Điều tra viên, Kiểm sát viên hỏi cung, lấy lời khai phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho người được hỏi cung, lấy lời khai.

Việc hỏi cung bị can và lấy lời khai của người làm chứng đều phải lập biên bản theo quy định.

Nếu vụ việc, vụ án có nhiều bị can, nhiều người làm chứng thì phải hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung.

Việc lấy lời khai của người làm chứng dưới 18 tuổi phải có người giám hộ, việc hỏi cung của bị can là người dưới 18 tuổi phải có người giám hộ và người bào theo quy định.

Đều phải tuân thủ trình tự, thủ tục và các quy định khác của pháp luật.

2. Khác nhau

Tiêu chí
Hỏi cung bị can
Lấy lời khai người làm chứng

Khái niệm
Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra do điều tra viên tiến hành bằng cách hỏi trực tiếp người đã bị khởi tố về hình sự với tư cách là bị can.
Lấy lời khai người làm chứng là biện pháp điều ra do Điều tra viên tiến hành bằng cách triệu tập và hỏi những người có hiểu biết về vụ án.

Đối tượng áp dụng
Đối tượng của hỏi cung bị can là người đã bị khởi tố về hình sự: Bị can, bị cáo.
Đối tượng của biện pháp lấy lời khai của người làm chứng là những người biết các tình tiết của vụ án được cơ quan có thẩm quyền triệu tập để lấy lời khai.

 Thời điểm
Sau khi có quyết định khởi tố bị can thì Điều tra viên phải tiến hành hỏi cung bị can ngay.
Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể được thực hiện ở giai đoạn trước khởi tố vụ án (giải quyết nguồn tin về tội phạm) và sau khi khởi tố vụ án hình sự.

Triệu tập
Nếu bị can đang bị tạm giam thì việc triệu tập được thực hiện thông qua Ban giám thị trại tạm giam, nhà tạm giữ. Nếu bị can đang tại ngoại thì Điều tra viên, Kiểm sát viên phải gửi giấy triệu tập cho bị can.
Điều tra viên, Kiểm sát viên phải gửi giấy mời, triệu tập cho người làm chứng. Trường hợp người làm chứng không đến làm việc, tùy vụ việc có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 127 BLTTHS 2015.

Thủ tục
Khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải đọc quyết định khởi tố bị can, giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can. Khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải hỏi về căn cước lai lịch, lịch sử bản thân của bị can (nhằm xác minh và thu thập thêm các tài liệu cần thiết khác), hỏi về hành vi phạm tội của bị can… Trong vụ án có nhiều bị can thì phải hỏi riêng từng người không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can tự viết lời khai. Sau khi viết tự khai thì Điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận vào tờ khai. Điều tra viên phải lập biên bản hỏi cung, biên bản hỏi cung phải được lập theo quy định tại Điều 178 BLTTHS.
Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 BLTTHS. Việc giải thích này được ghi vào biên bản.
Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên cần xác định mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân người làm chứng.
Điều tra viên, Kiểm sát viên yêu cầu người làm chứng kể lại hoặc viết lại những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Câu hỏi của Điều tra viên cần rõ ràng, dễ hiểu và hướng cho người làm chứng khôi phục lại những điều mà họ có thể quên do thời gian. Cần có thời gian để người làm chứng hồi tưởng, nhớ lại… Không được đặt câu hỏi mang tính chất gợi ý.
Khi lấy lời khai của người làm chứng phải hỏi rõ vì sao họ biết được tình tiết đó. Nếu không làm rõ được vấn đề này thì không dùng làm chứng cứ những tình tiết trong lời khai mà họ đã trình bày.
Nếu có mâu thuẫn giữa lời khai của người làm chứng với các chứng cứ khá thì phải làm rõ nguyên nhân.

Địa điểm
Việc hỏi cung có thể tiến hành tại Cơ quan điều tra, trụ sở Ủy ban nhân dân xã phường hoặc tại nhà ở, nơi làm việc của bị can hoặc tại nơi xảy ra tội phạm.
Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi điều tra hoặc có thể tại nơi ở, nơi làm việc của người làm chứng.

Phương pháp
Bị can có quyền im lặng nên phải có chiến thuật (hòi dò, hỏi vòng,…)
Khai trung thực là nghĩa vụ của người làm chứng nên phải hỏi thêm để tự khai rõ hơn

Nguyên tắc
Không được dùng nhục hình, ép cung
Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý

Trên đây là bài viết so sánh “Hỏi cung bị can” và “Lấy lời khai người làm chứng”. Nếu bạn có câu hỏi hoặc thắc mắc về bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

5/5 – (4988 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin