Soạn bài: Lợn cưới, áo mới – Ngữ văn 6 Tập 1

I. Về thể loại

Văn bản Lợn cưới, áo mới thuộc thể loại truyện cười. Truyện cười là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Có thể nói, kho tàng truyện cười của nước ta rất phong phú với những câu chuyện nổi tiếng như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai Tú Xuất,… Đối tượng chủ yếu của những câu chuyện này là giai cấp thống trị tham lam, kênh kiệu nhưng dốt nát. Tiếng cười khi đó đã trở thành vũ khí sắc bén của nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị.

Ngoài ra, còn một loại truyện cười khác có đối tượng là những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt trong cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Khi đó, tiếng cười lại có tác dụng giúp cho con người trở nên minh mẫn, sáng suốt, sống lành mạnh và khỏe hơn.

II. Tóm tắt

Truyện kể về một anh chàng hay khoe của vừa mua một chiếc áo mới, đứng ở cửa suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:

  • Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
  • Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Theo em, tính khoe của là phô trương ra cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của, mình giàu hơn người mà mình khoe

* Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống bị mất lợn (có thể là mất thật hoặc là mất bịa)

* Lẽ ra, anh ta phải hỏi người ta: “có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”

* Từ “cưới” hoàn toàn không phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bỉ sổng và nó được coi là thông tin thừa đối với người hỏi. Nhưng đây lại chính là mục đích của anh khoe của.

Câu 3:

* Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thuật rất dài, phần đầu anh nhấn mạnh vào cái áo để gây sự chú ý cho người nghe

* Điệu bộ của anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Đây là cách trả lời dài dòng với mục đích chỉ để khoe áo mới.

* Lẽ ra, anh ta chỉ cần nói một câu ngắn gọn, ví dụ như: “chẳng thấy”. Tất cả những yếu tố còn lại trong câu nói của anh ta hoàn toàn là thừa thãi. Bởi người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng ở nơi này, càng không cần biết áo anh ta đang mặc là áo mới. Nhưng cái áo mới lại chính là mục đích của anh khoe của.

Câu 4:

Đọc truyện Lợn cưới, áo mới, nó gây cười với người đọc bởi có 2 mâu thuẫn không hợp với thực tế:

  • Nếu là bị mất lợn thì anh ta chỉ cần đi hỏi những thông tin về con lợn đã mất, đằng này anh ta lại còn nhấn mạnh cho người nghe rằng đây là con lợn để làm đám cưới, ngụ ý rằng anh ta sắp có vợ.
  • Đáng lẽ chỉ cần trả lời ngắn gọn là có thấy hay không thì người trả lời lại dài dòng, nhằm nhấn mạnh vào chiếc áo mới anh ta đang mặc
  • Cả hai anh chàng này đã bộc lộ tính khoe của hoàn toàn không hợp lý chút nào trong tình huống trên.

Câu 5:

Ý nghĩa của truyện Lợn cưới, áo mới:

Qua câu chuyện này, nhân dân ta nhằm phê phán, chế giễu những người có tính hay khoe khoang, nhất là khoe khoang về của cải. Chính cái tính khoe của đó đã biến con người trở thành một trò cười lố bịch cho mọi người.