TQM là gì? Lợi ích của Hệ thống Quản lý Chất lượng Toàn diện TQM

TQM là gì ? Lợi ích của Hệ thống Quản lý Chất lượng Toàn diện TQM. ✅Hệ thống TQM giúp thỏa mãn khách hàng mang lại thành công lâu dài cho nhân viên, tổ chức

Từ những năm 1950 cho đến năm 1980 các nước trên thế giới có hình thành nhiều quan điểm và trường phái khác nhau cùng các loại công cụ quản lý chất lượng và được đón nhận một cách tích cực của Doanh Nghiệp sản xuất và dịch vụ. Trong số những hệ thống quản lý chất lượng nổi tiếng thì hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM được nhiều Doanh Nghiệp lớn áp dụng và rất thành công giúp đem lại lợi ích cho các thành viên trong Doanh Nghiệp.

TIÊU CHUẨN TQM LÀ GÌ ? KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN (TQM)

Hệ thống TQM là cách thức quản lý tiên tiến thông qua việc huy động tất cả tâm trí và chung sức của tất cả thành viên trong tổ chức giúp tạo ra chất lượng một cách kinh tế theo yêu cầu của khách hàng. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM giúp thỏa mãn khách hàng dựa vào mọi thành viên mang lại thành công lâu dài cho nhân viên, tổ chức và rộng hơn là cả xã hội. Tư tưởng này được Nhật Bản áp dụng và rất thành công sau chiến tranh thế giới thứ II. Nhật Bản đã dự báo việc “Cải tiến Chất lượng” sẽ mở ra một thị trường mới trong khi các quốc gia Châu Âu vẫn chỉ tập trung vào việc nâng cao sản lượng. Hiện nay việc Các công ty áp dụng TQM ngày một nhiều khiến hệ thống này trở nên quan trọng trong thành công của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam

Có thể tóm lược T, Q, M như sau: TQM là viết tắt của từ gì ? 

M (Management): Quản trị/ quản lý, gồm 4 loại công việc:

  • P: Planing (hoạch định, thiết kế)
  • 0: Oraganizing (tổ chức)
  • L: Leading (Lãnh đạo, ra quyết định, thực hiện)
  • C: Controling (kiểm soát công việc)

Hình 2.1. Quá trình hay chức năng của quản trị

Q: (Quality): Chất lượng, dựa trên nguyên tắc 3P

  • P1 (Performance): Hiệu năng phụ thuộc vào chỉ tiêu kỹ thuật.
  • P2 (Price): Giá gồm giá mua và chi phí sử dụng
  • P3 (Punctuality): Đúng lúc trong sản xuất và giao hàng

T (Total): Đồng bộ/ toàn diện/ tổng hợp

ĐỊNH NGHĨA VỀ TQM LÀ GÌ?

Tùy theo cách tiếp cận, có một số định nghĩa của một số chuyên gia hàng đầu về quản lý chất lượng như sau:

1/ Định nghĩa về TQM của Feigenbaum

“TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập những phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các Tổ , Nhóm trong một Doanh Nghiệp để có thể tiếp thị , áp dụng khoa học kỹ thuật , sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất “. Feigen nhấn mạnh những ý chính sau:

  • TQM là một hệ thống quản lý chất lượng); Tập hợp lực lượng (đội, nhóm – tức là con người) cho sự duy trì, cải tiến, phát triển chất lượng;
  • Sử dụng các công cụ (khoa học kỹ thuật), các biện pháp (tiếp thị nghiên cứu thị trường) để sản xuất dịch vụ ;
  • Thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng.

2/ Định nghĩa của John L.Hradeskey”:

“TQM là một triết lý, là một hệ thống các công cụ và là một quá trình mà sản phẩm đầu ra của nó phải thỏa mãn khách hàng và cải tiến không ngừng . Triết lý và quá trình này khác với các triết lý và quá trình cổ điển ở chỗ là mỗi thành tổ chức đều có thể và phải thực hiện nó …

TQM là sự kết hợp giữa các chiến thuật làm thay đổi sắc thái hóa của tổ chức với các phương tiện kỹ thuật được sử dụng nhằm mục tiêu là thỏa mãn các nhu cầu nội bộ, và từ đó thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng bên ngoài.

Hradeskey đề cập đến các công cụ kỹ thuật và sự kết hợp với chủ định văn hóa hướng tới của tổ chức để phát triển hài hòa nhu cầu nội bộ và khách hàng.

3/ Định nghĩa TQM của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO

“TQM là cách quản lý một tổ chức (doanh nghiệp) tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của các thành viên trong một tổ chức đó, để đạt được sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội” (Theo ISO 8402:1994).

ISO nhấn mạnh các điểm sau.

  • Là cách (phương thức quản lý chất lượng; Dựa vào sự tham gia của các thành viên trong một tổ chức (doanh nghiệp) cho chất lượng;
  • Thỏa mãn nhu cầu khách hàng;

Đem lại lợi ích cho mình (doanh nghiệp – các thành viên) và cho xã hội. Bốn định nghĩa trên tiêu biểu cho quan điểm của Mỹ và các nước phương Tây nói chung, của Nhật Bản; của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO vừa có tính tổng hợp, vừa dung hòa các cách tiếp cận khác nhau đang tồn tại. Dù có chỗ khác nhau, nhưng rõ ràng các định nghĩa tiêu biểu nói trên đều qui tụ vào những điểm chính cần nắm vững sau đây:

  • TQM là một phương thức quản lý chất lượng có tính chất tổng hợp đồng bộ), có tính hệ thống dành cho một tổ chức (doanh nghiệp) sản xuất – kinh doanh – dịch vụ trên những lĩnh vực khác nhau, trước hết là cho các Áp dụng TQM vào doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ;
  • Tập hợp và phát huy tốt nhất trí tuệ và óc sáng tạo của tất cả các đơn vị và cá nhân trong một tổ chức (doanh nghiệp) cho mục tiêu không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ thông qua việc đảm bảo chất lượng của cả hệ thống và các quá trình ;
  • Sử dụng mọi biện pháp và công cụ cần thiết, đặc biệt là biện pháp khoa học kỹ thuật, để tiến hành sản xuất – kinh doanh – dịch vụ;
  • Thỏa mãn tới mức cao nhất và cũng có nghĩa là kinh tế nhất) đòi hỏi của xã hội, của khách hàng;
  • Đảm bảo sự phát triển bền vững và lợi ích chính đáng của Doanh nghiệp

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TQM: QUẢN LÝ CHÁT LƯỢNG TOÀN DIỆN 

Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM bao gồm một số đặc điểm như sau:

1: Chất lượng là số 1

  • Thể hiện trong hoạch định và thiết kế
  • Khi có trục trặc về chất lượng có thể ngừng dây chuyền sản xuất, tìm nguyên nhân sai sót để sửa chữa ngay.
  • Giảm thiểu đáng kể tỉ lệ phế phẩm và những chi phí sửa chữa hay làm lại.

2: Định hướng vào người tiêu dùng: Thỏa mãn mọi yêu cầu của người tiêu dùng nội bộ và bên ngoài. Muốn vậy cần:

  • Hiểu biết kỹ tâm lý và nhu cầu của mọi người trong doanh nghiệp
  • Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D: Reach & Development) và thiết kế các sản phẩm mới.

3: Đảm bảo thông tin và kiểm soát quá trình bằng thống kê SPC (Statical Process Control) trong đó thông tin nội bộ đóng vai trò quan trọng

4: Con người – yếu tố số 1 trong quản trị.

Có 3 khía cạnh về con người trong quản trị, đó là:

  • Khía cạnh 1: Ủy quyền – nâng cao tính tin cậy của các quyết định nhất là khả năng áp dụng các quyết định trong tổ chức của doanh nghiệp;
  • Khía cạnh 2: Đào tạo để ủy quyền có hiệu quả;
  • Khía cạnh 3: Làm việc theo nhóm.

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN

TQM LÀ GÌ

1: Chất lượng – Sự thỏa mãn yêu cầu của mọi khách hàng

2: Mỗi người trong doanh nghiệp phải thỏa mãn khách hàng nội bộ của mình.

Trong quá trình làm việc, nhân viên A là khách của nhân viên B, nhân viên B lại là khách hàng của nhân viên C. Khi bạn báo cáo với lãnh đạo, thì lãnh đạo là khách hàng và bạn là nhà cung ứng. Ngược lại, khi lãnh đạo ủy quyền cho bạn, thì bạn là khách hàng và lãnh đạo là nhà cung ứng. Ngược lại, khi lãnh đạo ủy quyền cho bạn, thì bạn là khách hàng và lãnh đạo là nhà cung ứng.

3: Liên tục cải tiến công việc bằng áp dụng vòng tròn Deming PDCA. Bao gồm:

  • Kế hoạch, thiết kế (Plan): Xây dựng kế hoạch là khâu quan trọng nhất, khi lập kế hoạch phải dự báo được những rủi ro xảy ra để xây dựng các biện pháp phòng ngừa. Nếu kế hoạch ban đầu được soạn thảo tốt thì việc thực hiện dễ dàng đạt hiệu quả cao.

Hình 2.3. Vòng tròn Deming

  • Thực hiện (Do): Muốn kế hoạch được thực hiện tốt người thực hiện phải hiểu rõ mục tiêu và sự cần thiết của công việc. Kiểm tra (Check): là sự so sánh giữa kế hoạch, thiết kế với thực hiện.
  • Hoạt động (Action): là những hoạt động khắc phục và phòng ngừa (corrective and Preventive Action); áp dụng những công cụ , phương pháp để tìm ra nguyên nhân của sự sai lệch.

4: Sử dụng phân tích thống kê để kiểm soát chất lượng và xác định tổn thất chất lượng dựa trên những sự kiện.

Công cụ thống kê áp dụng trong TQM được gọi là:

  • Kiểm soát chất lượng bằng thống kê – SQC (Statistical Quality control)
  • Hay kiểm soát quá trình bằng thống kê – SPC (Statistical Process Control)

LỢI ÍCH CHO DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG TQM LÀ GÌ?

TQM là một dụng pháp quản trị nhằm đáp ứng tốt hơn mọi nhu cầu của khách hàng. Một khi doanh nghiệp của bạn áp dụng tố TQM sẽ có thể đem lại những lợi ích thiết thực như sau:

TQM làm cho việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn dựa trên phương châm hành động như sau:

  • Trước hết là chất lượng
  • Tiếp đến là khách hàng là của chúng ta
  • Thông tin bằng sự kiện, dữ liệu
  • Ngăn ngừa sai sót tái diễn
  • Kiểm soát ngay từ đầu nguồn, từ hoạch định thiết kế
  • Tôn trọng nhân cách con người

Nhờ thực hiện nghiêm túc phương châm trên nên doanh nghiệp thu được những lợi ích sau:

  • Hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn
  • Thị phần của doanh nghiệp gia tăng
  • Khách hàng trong và ngoài doanh nghiệp thỏa mãn nhiều hơn
  • Lực lượng lao động cam kết thực hiện đúng chính sách chất lượng của doanh nghiệp
  • Giảm chi phí trong sản xuất và tiêu dùng
  • Cải tiến dịch vụ phục vụ khách hàng
  • Tăng thị phần là lợi nhuận doanh nghiệp

TRIẾT LÝ

  • Với TQM thì thước đo chất lượng chính là sự thỏa mãn nhu cầu của thị trường với một chi phí thấp nhất. TQM luôn theo đuổi tạo ra sản phẩm tốt nhất giúp vượt qua sự mong đợi của khách hàng và làm họ thích.
  • Trách nhiệm chất lượng trước hết là của lãnh đạo. Việc vận dụng TQM trong quản lý cũng sẽ dễ dàng hơn nếu lãnh đạo am hiểu và có tư tưởng cải tiến hệ thống của doanh nghiệp.
  • Hướng đến khách hàng, Chiếm giữ và nâng cao lòng tin của khách hàng thường xuyên & trung thành sẽ mang lại thị phần và lợi nhuận.
  • Quản lý theo quá trình, Linh hoạt trong tổ chức, Ủy quyền mạnh mẽ, Phát huy sáng tạo, Hợp tác & Làm việc nhóm, Trân trọng nguồn nhân lực có trách nhiệm, đạo đức và đa năng.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TQM TẠI VIỆT NAM

Hy vọng với bài viết trên đây bạn dã hình dung ra được Quản lý chất lượng toàn diện TQM là gì ? những lợi ích và cách áp dụng TQM vào doanh nghiệp của bạn một cách tốt và hiệu quả nhất. 

Để đánh được tư vấn TQM vui lòng liên hệ thuvientieuchuan.org thông qua Hotline 0948.690.698