Tất cả những điều cần biết về lễ lại mặt sau đám cưới
Mục lục
Tất cả những điều cần biết về lễ lại mặt sau đám cưới
Lễ lại mặt là buổi lễ rất quan trọng tại Việt Nam, tuy nhiên lại có nhiều người không biết hoặc thực hiện không đúng. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu lễ lại mặt là gì và tất cả những gì ta cần biết về nó nhé.
Lễ lại mặt là gì?
Lễ lại mặt là buổi lễ diễn ra sau khi tổ chức đám cưới. Trong lễ này, hai vợ chồng sẽ đem lễ vật về gia đình nhà gái để cúng gia tiên cũng như thăm hỏi bố mẹ vợ.
Lễ lại mặt có thể xem là một phong tục tốt đẹp của Việt Nam, bắt nguồn từ tình tình yêu thương của gia đình nhà chồng với con dâu. Vậy lễ lại mặt được tổ chức thế nào?
Tìm hiểu về lễ lại mặt sau đám cưới
Khi nào thì làm lễ lại mặt?
Lễ lại mặt có thể tổ chức sau hôn lễ từ 1 – 3 ngày. Ngày xưa, khi lễ lại mặt được làm ngay sau ngày cưới, người ta sẽ gọi nó là Nhị Hỷ. Nếu tổ chức 3 ngày sau hôn lễ, lễ lại mặt còn được gọi là Tứ Hỷ.
Nếu thời gian không cho phép, lễ lại mặt có thể được dời lại nếu cả cô dâu chú rể lẫn bố mẹ vợ đều đồng ý. Tránh việc dời ngày ra quá xa.
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm tổ chức tuần trăng mật cho cặp đôi.
Lễ lại mặt hay còn gọi là lễ nhị hỷ
Những điều cần chuẩn bị cho lễ lại mặt
Ngày xưa, lễ lại mặt được tổ chức rất rình rang. Chú rể sẽ cần chuẩn bị trầu cau, rượu, thịt, xôi, gà để cúng gia tiên. Các lễ vật thường sẽ được chuẩn bị bởi gia đình nhà trai như một cách thể hiện tình cảm và sự tôn trọng với nhà gái. Trong khi đó, nhà gái sẽ chuẩn bị một bữa cơm thịnh soạn để mời hai vợ chồng mới cưới.
Nhà gái sẽ chuẩn bị một bữa cơm thịnh soạn trong lễ lại mặt
Qua thời gian, lễ lại mặt dần có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời đại. Ngày nay, các nàng dâu không còn phải chịu cảnh “con dâu mới thật mẹ cha mua về” nên hầu hết họ đều có thể về thăm gia đình bất cứ khi nào. Lễ lại mặt vì thế dần trở nên đơn giản hơn và chủ yếu nằm ở “tấm lòng” của nhà trai lẫn nhà gái. Gia đình nhà trai hoàn toàn có thể mua quà bánh đơn giản và bữa cơm của nhà gái cũng có thể là một bữa ăn thân tình đầy ấm áp. Điều đặc biệt quan trọng giờ đây là nhà gái có dịp để chào đón thành viên mới của gia đình và cô dâu chú rể có cơ hội thể hiện tình thương với hai đấng sinh thành.
>> 5 Cách trang trí phòng tân hôn có thể cặp đôi sẽ cần.
Những ai sẽ tham gia lễ lại mặt?
Lễ lại mặt cần có sự góp mặt của cô dâu chú rể và bố mẹ vợ. Ngoài ra, những thành viên thân thiết như anh chị em của cô dâu hay họ hàng nhà gái cũng có thể tham gia.
Lễ lại mặt cần sự góp mặt của cô dâu, chú rể và bố mẹ hai gia đình
Trang phục lễ lại mặt
Hiện nay, không có yêu cầu bắt buộc nào về trang phục của lễ lại mặt cả. Cô dâu chú rể chỉ cần ăn vận lịch sự, gọn gàng để thể hiện sự tôn trọng gia đình nhà gái. Ngược lại, bố mẹ vợ cũng nên chọn các bộ quần áo giản dị, phù hợp để chào đón hai người con của mình.
Các lưu ý khi làm lễ lại mặt
Mặc dù đã được đơn giản hóa đi khá nhiều nhưng lễ lại mặt vẫn có một vài điều nho nhỏ cần lưu ý như sau:
- Bữa cơm trong lễ lại mặt chỉ nên gồm các thành viên thân thiết trong nhà, tránh mời thêm khách khứa khác. Như đã nói ở trên, lễ này là để cô dâu chú rể thể hiện tình cảm với cha mẹ mà.
- Vợ chồng son nên về nhà bố mẹ từ sớm, không được về vào lúc tối muộn.
- cả cô dâu, chú rể và bố mẹ vợ đều phải có mặt trong lễ lại mặt.
- Tránh các tranh cãi, xung đột không cần thiết.
Có cần làm lễ lại mặt không?
Thực chất, nhiều gia đình hiện nay đã bỏ qua luôn việc thực hiện lễ lại mặt. Tuy nhiên, nếu có thể sắp xếp, đôi vợ chồng son vẫn nên làm lễ này để thể hiện lòng biết ơn với đấng sinh thành lẫn gia tiên. Các cặp vợ chồng sống riêng cũng có thể làm lễ lại mặt với bố mẹ chồng của mình.
cho câu hỏi “lễ lại mặt là gì” và tất cả những gì bạn cần biết về lễ lại mặt sau khi
Trên đây là lời giải đáp của nhà hàng Riverside Palace cho câu hỏi “lễ lại mặt là gì” và tất cả những gì bạn cần biết về lễ lại mặt sau khi tổ chức đám cưới . Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho hôn nhân của bạn. Chúc bạn và nửa kia có một cuộc sống vợ chồng thật viên mãn.