Tế Bào Gốc Là Gì Và Có Tác Dụng Gì Trong Chăm Sóc Da?
“Tế bào gốc là gì?” ắt hẳn là câu hỏi quen thuộc của những ai đang tìm kiếm công nghệ làm đẹp hiện đại và sản phẩm chăm sóc sức khỏe đem lại hiệu quả rõ rệt. Những năm gần đây, các sản phẩm tế bào gốc trong chăm sóc da đã “đổ bộ” lên thị trường Việt Nam và tạo nên một cơn sốt trong giới thẩm mỹ. Để hiểu hơn về thuật ngữ tế bào gốc, hãy cùng Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu tham khảo thông tin trong bài viết sau.
Tế bào gốc là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Mọi tế bào trong cơ thể đều có mục đích cụ thể, thế nhưng tế bào gốc lại có một “số phận” rất khác, đó là chưa có vai trò cụ thể và có thể trở thành bất kỳ tế bào nào khi được yêu cầu. Tế bào gốc được các nhà khoa học quan tâm bởi có thể giải thích cơ chế hoạt động của một số chức năng trong cơ thể và lý giải vì sao chúng gặp trục trặc. Ngoài ra, tế bào gốc cũng được hứa hẹn mang lại kết quả khả quan cho một số bệnh hiện chưa có cách chữa, đồng thời là “chìa khóa vàng” trong chống lão hóa.
Mục lục
Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc (stem cell) là tế bào ở dạng sơ khai, có khả năng phân chia gần như vô tận và có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau nhằm hình thành và thay thế với sứ mệnh duy trì các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ, một tế bào xương không thể sinh ra tế bào xương khác, nhưng tế bào gốc xương thì có thể. Do đó, tế bào gốc được xem là có tiềm năng phát triển thành hầu hết bất kỳ loại tế bào nào (tùy thuộc vào môi trường yêu cầu).
Bên cạnh ứng dụng trong y học thì việc điều trị và làm đẹp bằng tế bào gốc cũng phổ biến ở những quốc gia phát triển, tiên phong là Nhật Bản. Các nghiên cứu tế bào gốc ra đời từ năm 1945 thông qua phát hiện về sự hiện diện của tế bào gốc trong tủy xương và đến năm 1960 thì phát hiện tế bào gốc thần kinh.
Tế bào gốc được ứng dụng phổ biến trong y khoa và làm đẹp (Nguồn ảnh: Internet)
Tầm quan trọng của tế bào gốc đối với sức khỏe
Bản thân tế bào gốc không được sinh ra để phục vụ mục đích đơn lẻ nào nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với sự kích thích phù hợp, tế bào gốc có thể đảm nhiệm vai trò của bất kỳ loại tế bào nào và có khả năng tái tạo mô bị tổn thương trong điều kiện thích hợp.
Chính tiềm năng hồi sinh và hồi phục vết thương, tổn thương mô ở người khi bị thương hoặc sau khi bị bệnh đã tạo tiền đề cho các nhà khoa học phát minh ra nhiều ứng dụng từ tế bào gốc đối với sức khỏe.
Các loại tế bào gốc
- Tế bào gốc tổng năng (Totipotent stem cell): Là tế bào phôi thai hình thành từ sự phân chia của trứng sau khi được thụ tinh trong vài ngày đầu tiên. Loại tế bào gốc này có khả năng tạo thành một cơ thể người hoàn chỉnh.
- Tế bào gốc toàn năng (Pluripotent stem cell): Là tế bào phôi được hình thành sau khoảng một tuần của phôi thai, không có khả năng tạo thành một cơ thể mà có khả năng biệt hóa thành các tế bào của mọi cơ quan cơ thể.
- Tế bào gốc đa năng (Multipotent stem cell): Là tế bào gốc thai nhi chỉ có khả năng biệt hóa thành một số loại tế bào của cơ thể.
- Tế bào gốc trưởng thành (Adult stem cell): Là tế bào gốc ở người trưởng thành, chỉ có khả năng phân chia để sửa chữa, bảo trì cơ quan chủ quản của nó hoặc có khả năng biệt hóa thành một vài loại tế bào khác khi có điều kiện tác động.
Công dụng của tế bào gốc
Làm đẹp, chống lão hóa
Sở hữu khả năng kích thích hoạt động các tế bào gốc dự trữ tại các cơ quan để thay thế tế bào già cỗi và trẻ hóa cơ quan nên quá trình này của tế bào gốc sẽ giúp làm chậm quá trình oxy hóa, giảm nếp nhăn và rãnh hằn trên da, cải thiện tổn thương cho da mụn, giúp tóc chắc khỏe…
Serum tế bào gốc (Nguồn ảnh: Internet)
Chữa bệnh
Các bệnh đã và đang được điều trị bằng tế bào gốc gồm tiểu đường, Parkinson, Alzheimer, viêm xương khớp, tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, nhồi máu cơ tim, hói, hư hỏng giác mạc, vô sinh do thiếu tế bào gốc tinh trùng…
Nghiên cứu, thử nghiệm điều chế thuốc mới
Thay vì thử nghiệm thuốc trên tình nguyện viên, các nhà khoa học sẽ đánh giá một loại thuốc ảnh hưởng đến mô khỏe mạnh như thế nào bằng cách thử nó trên mô phát triển từ tế bào gốc.
Tế bào gốc lấy từ đâu?
Tế bào gốc được lấy từ:
- Phôi thai (tạo thành từ trứng thụ tinh do quan hệ tình dục hoặc do thụ tinh nhân tạo)
- Sinh sản vô tính từ tế bào trứng
- Nước ối thai nhi, máu cuống rốn, màng dây rốn sau sinh
- Các cơ quan của cơ thể trưởng thành như tủy xương, da, mỡ…
Làm sao để tăng lượng tế bào gốc nội sinh trong cơ thể ?
Tế bào gốc nội sinh là tế bào gốc có sẵn, được lưu giữ và bảo vệ an toàn trong chính cơ thể. Tế bào gốc này cũng được kiểm soát nghiêm ngặt bởi các tế bào khác và môi trường cơ thể.
Tế bào gốc được sinh ra từ tủy xương, sau đó được giải phóng vào máu và đi tới những bộ phận khác trong cơ thể và còn được lưu trữ tại các mô khác nhau ở các bộ phận khác. Trong trường hợp cần thiết, các tế bào gốc này có thể được sử dụng ngay để chữa trị tổn thương của cơ thể.
Bên cạnh các biện pháp truyền thống như dinh dưỡng cân bằng, vận động khoa học thì sử dụng viên uống tăng sinh tế bào gốc nội sinh mỗi ngày cũng là giải pháp hiệu quả khác.
Viên uống tăng sinh tế bào gốc nội sinh Olimpiq (Nguồn ảnh: Internet)
Cách làm đẹp bằng tế bào gốc
Tế bào gốc sống thì phải ở trong cơ thể sống mới hoạt hóa được, còn tế bào gốc không sống sẽ được gọi là dịch chiết tế bào gốc (không còn tính năng như tế bào gốc trong cơ thể sống, mà chỉ còn tính năng như mỹ phẩm mà thôi).
Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm làm đẹp từ tế bào gốc như kem chống nắng tế bào gốc, serum tế bào gốc, mặt nạ tế bào gốc… Tương tự các sản phẩm chăm sóc da khác, sản phẩm từ tế bào gốc cũng cần thời gian để phát huy công dụng rõ rệt nên bạn cần kiên trì sử dụng.
Bên cạnh sử dụng Tế Bào Gốc để thoa mặt, bạn còn có thể cân nhắc phương pháp tế bào gốc lăn kim, tạo nên những đường dẫn siêu nhỏ đưa tế bào gốc thấm sâu vào da, giúp làm đầy sẹo rỗ và trẻ hóa da.
Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu vừa giải đáp thuật ngữ tế bào gốc là gì, tế bào gốc tiếng Anh là gì hay công nghệ tế bào gốc là gì… Có thể nói, công nghệ tế bào gốc là thành tựu khoa học vượt trội hiện nay, không chỉ trong y học mà cả trong chăm sóc da. Việc sử dụng các sản phẩm từ tế bào gốc sẽ là giải pháp giúp bạn sở hữu làn da căng mịn và ngăn ngừa quá trình lão hóa do tác động ngoại sinh và nội sinh gây nên.