Thủ tục cưới hỏi tại Việt Nam – Những thông tin nên biết

Đám cưới là một trong những sự kiện trọng đại của mỗi người, sau khoảng một thời gian tìm hiểu và yêu nhau thì các cặp đôi sẽ quyết định bước vào một chặng đường mới mang tên “ hôn nhân”. Khi đó, việc lên kế hoạch để chuẩn bị có một hôn lễ trọn vẹn nhất là điều mà các đôi cần phải tìm hiểu thật kỹ càng. Trong bài chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ đến bạn đầy đủ các thủ tục cưới hỏi Việt Nam hiện nay.

Khái quát về thủ tục cưới hỏi của người Việt Nam

Cưới hỏi là một nghi lễ không thể thiếu tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện nay. Tùy vào mỗi nước, mỗi vùng miễn sẽ có những nghi thức cưới hỏi riêng và tại Việt Nam thì thủ tục cưới hỏi còn được xem là nét đẹp văn hóa, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và là sự kiện đánh dấu để các cặp đôi bước vào cuộc sống hôn nhân.

Tại Việt Nam có đến 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những cách tổ chức cưới hỏi theo phong tục riêng của mình. Việt Nam với phần đông là người Kinh, chia làm hai nhóm theo tôn giáo để có những phong tục tổ chức lễ cưới khác nhau nhưng nhìn chung cũng là sự kiện thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân.

 
Khái quát về thủ tục cưới hỏi của người Việt Nam

Ngày nay, với đời sống ngày càng được nâng cao thì các thủ tục cưới hỏi càng được chỉn chu hơn. Việc chuẩn bị đầy đủ các nghi thức đến việc đón dâu, tổ chức các bữa tiệc liên hoan cũng trở nên linh đình, mang đến những giây phút thực sự hạnh phúc cho các cặp đôi trước sự chứng kiến của người thân và bạn bè. Không chỉ về thủ tục mà còn phải đảm bảo về thủ tục pháp lý, có giấy tờ chứng nhận đăng ký kết hôn.

Chính vì thế, việc chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cưới hỏi là điều mà bất kỳ cặp đôi nào khi chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân cũng đều cần phải chú ý. Đảm bảo có được một hôn lễ trọn vẹn, tránh phạm phải các điều cấm kỵ ảnh hưởng đến cuộc sống của vợ chồng về sau.

Các thủ tục cưới hỏi tại Việt Nam hiện nay

Phong tục cưới hỏi hiện là một trong những nghi lễ quan trọng mà các cặp đôi khi bước vào cuộc sống hôn nhân đều phải chuẩn bị đầy đủ. Với sự phát triển của nền kinh tế, phong tục cưới hỏi Việt Nam xưa và nay có nhiều sự thay đổi nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục cưới hỏi sau:

Lễ dạm ngõ

Đây là nghi lễ đầu tiên trong thủ tục ăn hỏi của người Việt, lễ này nhằm chính thức hóa mối quan hệ của hai gia đình. Thường thì lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt của hai bên gia đình, nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho cặp đôi được tìm hiểu nhau kỹ càng.

 
Lễ dạm ngõ

Về bản chất, lễ này chỉ là cách ứng xử văn hóa thông thường quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Những lễ vật chuẩn bị trong lễ dạm ngõ rất đơn giản chỉ gồm: trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo đều là số chẵn.

Lễ ăn hỏi

Sau lễ dạm ngõ là lễ ăn hỏi, nghi thức cực kỳ quan trọng trong phong tục hôn nhân của người Việt. Đây được xem là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, trong lễ ăn hỏi thì nhà trai mang lễ vật đến nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi từ nhà trai, kể từ ngày đó thì cặp đôi có thể gọi là cợ chồng chưa cưới.

 
Lễ ăn hỏi

Thành phần tham gia lễ ăn hỏi nhà trai gồm chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình, họ hàng và bưng cháp là các số lẻ: 3, 5, 7, 9,11. Còn nhà gái gồm bố mẹ, ông bà và gia đình cô dâu để đón nhận các lễ vật tương ứng. Thường thì lễ vật mà nhà trai mang sang nhà gái sẽ gồm: trầu cau, bánh kẹo, thuốc, chè…..dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Đồ ăn hỏi nhà trai mang sang sẽ được nhà gái dâng lên bàn thờ gia tiên, sau đó chia cho nhà trai 1 phần và nhà gái giữ lại 2 phần. Phần lễ giữ lại thường được nhà gái dùng để mời cưới hoặc để dành cho các cụ, ông bà lớn của hai bên nội ngoại và chú ý lễ ăn hỏi phải được diễn ra vào ngày lành, tháng tốt.

Lễ cưới

Đây là một trong những nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi Việt Nam hiện đại. Tiệc cưới tổ chức khi hoàn thành lễ rước dâu, buổi tiệc tổ chức chiêu đãi các quan khách, họ hàng, bạn bè của cô dâu, chú rể. Ngày này, tiệc cưới được nhiều cặp đôi tổ chức trong các khách sạn, nhà hàng…….Thường thì bạn bè khi đến dự buổi tiệc này sẽ mang theo phong bì để mừng cưới, chúc cho cô dâu và chú rể sống đến răng long đầu bạc.

 
Lễ cưới

Lễ lại mặt

Sau đám cưới, khi cô dâu đã được rước về nhà chồng thì sẽ có lễ lại mặt để cô dâu và chú rể về nhà gái, thăm bố mẹ. Lễ lại mặt thể hiện lòng hiếu thảo của cô dâu, chú rể với gia đình dù đã lấy nhưng không quên hiếu thuận với bố mẹ ruột của mình. Đồng thời, còn là dịp để gia đình chú rể thể hiện sự kính trọng, chu đáo của mình với đấng sinh thành của cô dâu. Thường thì nghi lễ này thường tiến hành vào các buổi sáng và khi đi sẽ mang theo gạo, đôi gà má……Tùy từng vùng miền.

 
Lễ lại mặt

Sự khác nhau của thủ tục cưới hỏi miền Bắc – Trung – Nam

Thủ tục cưới hỏi được xem là nghi lễ cực kỳ quan trọng đối với các cặp đội hiện nay. Tuy nhiên, mỗi vùng miền sẽ có những thủ tục cưới hỏi khác nhau nên đòi hỏi các cặp đôi cần phải tìm hiểu kỹ càng. Dưới đây là các thủ tục cưới hỏi miền Bắc – Trung – Nam sau:

Phong tục cưới hỏi miền Bắc

Trong các thủ tục cưới hỏi tại Việt Nam, thủ tục cưới hỏi của người miền Bắc luôn có sự nghiêm ngặt hơn các vùng còn lại. Tráp hỏi phải chuẩn bị theo số lẻ, thủ tục lễ ăn hỏi miền Bắc phải được diễn ra ít nhất 10 ngày hay người đi đầu đám đón râu phải là người giàu có và có địa vị trong họ. Hơn nữa, tại miền Bắc còn có thủ tục thách cưới về đồ lễ của nhà gái với nhà trai.

 
Phong tục cưới hỏi miền Bắc

Thủ tục cưới hỏi miền Nam

So với miền Bắc thì phong tục cưới hỏi tại miền Nam thoáng hơn nhiều, các thủ tục cũng đơn giản và ngắn gọn hơn. Tuy nhiên, một số điều bắt buộc trong đám cưới tại miền Nam đó là lễ lên đèn, nhà trai sẽ mang 2 ngọn đèn đến nhà gái đón dâu và cặp đôi sẽ tự thay thắp trên bàn thờ cúng bái gia tiên mong muốn về hạnh phúc lâu dài.

 
Thủ tục cưới hỏi miền Nam

Thủ tục cưới hỏi miền Trung

Trong các thủ tục cưới hỏi tại Việt Nam thì phong tục cưới hỏi tại miền Trung cầu khá cầu kỳ về nghi thức. Chú trọng vào việc xem ngày, chọn đồ hợp phong thủy. Đặc biệt, phòng tân hôn còn có một khay lễ gồm 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Tại các vùng Nghệ An, Huế, Hà Tĩnh…..sẽ có một số nghi thức riêng của địa phương.

 
Thủ tục cưới hỏi miền Trung

Tham khảo thêm : 

Phong tục cưới hỏi của người miền Bắc gồm những gì?

Cưới hỏi là một trong những sự kiện quan trọng của mỗi người nên việc tìm hiểu đầy đủ các thủ tục cưới hỏi tại Việt Nam là điều mà các cặp đôi nên chú ý. Hy vọng qua các thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm hữu ích để chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình nhé!

 


Administrator