Tìm hiểu nghi lễ, văn hóa đám cưới bên Trung Quốc
Cũng giống như Việt Nam, đám cưới của người Trung Hoa cũng được xem là ngày trọng đại của con người, nó quyết định cuộc đời con người về sau cho nên nghi thức lễ cưới đều được thực hiện một cách nghiêm ngặt, truyền thống. Trong bài viết ngày hôm nay, ninistore.vn sẽ đi tìm hiểu về nghi lễ, văn hóa đám cưới bên Trung Quốc một cách cụ thể nhất.
Tìm hiểu nghi lễ, văn hóa đám cưới bên Trung Quốc
Lễ cưới là một phong tục tập quá, một nghi lễ quan trọng trong hôn nhân và cuộc đời của mỗi con người. Mỗi quốc gia sẽ có những nghi lễ khác nhau và mỗi vùng miền cũng sẽ có những đặc trưng cưới hỏi khác nhau, cũng giống như ở Việt Nam những phong tục tập quán cưới hỏi của người miền Bắc lại khác với người miền Nam. Chính vì sự quan trọng của nó cho nên đám cưới của người Trung Quốc luôn được coi trọng và được tổ chức một cách nghiêm ngặt theo như nghi lễ truyền thống, ràng buộc bởi nhiều nghi thức.
Những lễ nghi đám cưới của người Trung Quốc
Lễ cưới của người Trung Quốc phải trải qua nhiều lễ nghi khác nhau, cụ thể đó là 6 lễ nghi như nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Sáu lễ nghi này đều có một nghi thức khác nhau:
Lễ Nạp Thái: Hay còn gọi là lễ làm mối, tức là nhà trai sẽ mời bà mối đến nhà gái để đề nghị kết thông gia. Nếu như nhà gái đã đồng ý thì nhà trai sẽ tiến hàng chuẩn bị lễ vật đến nhà gái để có thể cầu hôn.
Lễ Vấn Danh: Lễ Vấn Danh tức là xem bát tự, nghi lễ này sẽ được diễn ra bằng việc bà mối sẽ hỏi ngày tháng năm sinh của cô dâu và họ tên của cô dây để có thể xin ngày lành tháng tốt diễn ra đám cưới.
Lễ Nạp Cát: Đây là nghi lễ được diễn ra sau khi nhà trai đã chọn được ngày lành, nhà trai sẽ nhờ người đến báo cho nhà gái về ngày lành tháng tốt sẽ diễn ra đám cưới.
Lễ Nạp Tệ: Đây là nghi lễ nhà trai chọn ngày lành đến nhà gái để tiến hành đính hôn.
Lễ Thỉnh Kỳ: Lễ Thỉnh Kỳ tức là nghi lễ xin ngày giờ để cử hành hôn lễ (lễ cưới).
Lễ Thân Nghinh: Đây là nghi lễ được xem là quan trọng nhất trong sáu lễ, vào ngày diễn ra đám cưới đã định thì chú rể sẽ tự mình đến nhà gái để rước cô dâu về nhà mình. Trong lễ nghi này thì chú rể có thể đi bộ hoặc ngồi kiệu đến rước cô dâu về, thông thường sẽ có tám người khiêng kiệu.
Tham khảo thêm: Có nên đi đám cưới cô dâu có bầu
Chuẩn bị của hồi môn
Trong lễ cưới thì bên nhà trai phải chuẩn bị lễ hồi môn cho nhà gái khi đến rước cô dâu. Lễ vật này có thể do nhà trai tự chuẩn bị hoặc theo yêu cầu của nhà gái. Tu nhiên không chỉ có nhà trai mà nhà gái còn phải chuẩn bị đồ cưới và chuẩn bị của hồi môn cho cô dâu.
Cửa hồi môn được xem như là vật có thể đánh giá được phần nào địa vị cũng như gia thế của cô dâu và sẽ được đưa đến nhà trai muộn nhất là trước một ngày trước khi hôn lễ diễn ra. Của hồi môn mà nhà gái chuẩn bị có thể là quần áo hoặc phụ kện, trang sức.
Chủ yếu đó là các loại đồ dùng tượng trưng mà theo quan điểm của ông cha để lại đó là những đồ vật mang ý nghĩa cho sự may mắn như là kéo tức là buoms cùng nahu bay lượn, giày mang ngụ ý vợ chồng sẽ bệnh nhau đến đầu bạc răng long, bình hóa tức mang ý nghĩa giàu sang phú quý,…
Ngoài ra, của hồi môn của nhà trai hay nhà gái còn đều phụ thuộc vào mỗi vùng miền, ở mỗi vùng miền sẽ có một sự khác nhau trong việc chuẩn bị hồi môn cho cô dâu. Đây là lễ vật quan trọng cho nên cả hai bên nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một cách trân trọng, kĩ lưỡng.
Trang trí căn nhà ngày cưới
Trong lễ cưới của người Trung Quốc thì căn nhà của gia dình hai bên đều sẽ được trang trí một cách cẩn thận, chu đáo và rực rỡ. Khắp nơi trong nhà cho đến ngoài ngõ đều được trang trí bằng những chữ song hỷ đỏ. Chữ song hỷ do hai chữ hỷ hợp thành và đây được xem như mang ý nghĩa cho những chuyện vui gấp đôi với hàm ý sẽ mang lại cho cặp vợ chống mới cưới một cuộc sống luôn hạnh phúc và gặp được nhiều điều may mắn. Trong phòng cưới còn có đậu phộng, hạt sen, nhãn với ngụ ý mong muốn cô dâu và chú rể sẽ sớm sinh quý tử.
Trang phục cưới của người Trung Quốc
Vào ngày đám cưới của người Trung Quốc thì màu sắc đươc đánh giá là tốt nhất đó là màu đỏ. Từ lễ phục cho đến giày cưới, đều mang màu sắc đỏ, với người Trang Quốc thì đây là màu đại diện cho sự may mắn và hạnh phúc. Ngoài ra các loại trang phục cũng đều phải là đồ mới và tránh có túi vì ông bà ta cho rằng trang phục đám cưới nếu như có túi thì sẽ mang hết sự may mắn của nhà gái đi.
Trang phục cưới của Trung Quốc có tên gọi là áo khỏa Trung Quốc, đây là trang phục gắn bó từ xa xưa cho đến nay và theo từng ngày thì nó được cách tân sao cho phù hợp với thời đại. Vừa hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống của người xa xưa.
? Xem và mua trang phục, hỷ phục, áo khỏa trung hoa, cùng xem hơn 100 mẫu tại AoCuoiTrungHoa.Com
Thực hiện nghi lễ
Sau khi đến nhà chồng thì cô dâu sẽ phải bước qua chậu lửa được đặt ngay chính giữa sân nhà, đây là tập tục được xem như là để xóa bỏ những điều xui xẻo trước khi bước vào nhà trai. Sau khi bước vào nhà thì cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau thực hiện các nghi lễ thành hôn như: bài thiên địa (lạy tạ trời đất), bái cao đường (lạy tạ cha mẹ) và phu thê giao bái (nghĩa là vợ chồng lạy tạ nhau).
Trước khi cô dâu và chú rể vào động phòng thì sẽ cùng nhau uống rượu giao bôi. Cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau cắt một nhúm tóc của nhau như là để làm tín vật. Tín vật này được xem như là bằng chứng để chứng tỏ rằng cô dây và chú rể đã cắt tóc se tơ và trở thành vợ chồng của nhau.
Nên Xem: Nơi mua y phục cổ trang Trung quốc tại shop TPHCM
Thời gian kết hôn
Người Trung Quốc không chỉ coi trọng lễ vật cưới hỏi, lễ nghi diễn ra đám cưới mà còn chú ý nhiều đến về thời gian kết hôn. Theo người xưa trước đây quan niệm thì lễ đám cưới sẽ không chọn ngày kết hôn vào ba tháng trong năm đó chính là tháng 3, tháng sáu và tháng 7 âm lịch.
Theo người xưa quan niệm thì những tháng này đều là những tháng không mang lại may mắn cho cô dâu và chú rể. Tháng 3 đồng âm với chia xa, tháng 6 là khoảng thời gian giữa năm và được quan niệm là nếu đám cưới diễn ra vào tháng này thì hôm nhân sẽ rất có thể bị rạn nứt, chia cắt giữa chừng, tháng 7 âm lịch được xem là tháng cô hồn, đây là tháng không may mắn và tốt nhất là không nên tổ chức lễ tiệc gì vào tháng này.
Ngày nay thì văn hóa cưới hỏi của người Trung Quốc đã được lượt bỏ bớt một số nghi lễ rườm rà xưa cũ, tuy nhiên những lễ nghi truyền thống và tập tục quan trọng vẫn được giữ lại. Lễ nghi cưới hỏi của người Trung Quốc cũng không còn quá khắt khe như trước đây nữa mà còn tùy thuộc vào tình hình và phong tục từng vùng miền.
Chưa kể, nhiều người có tư tưởng Tây hóa, biết được nhiều nền văn hóa của các nước phương Tây cho nên nhiều người không muốn tổ chức hôn lễ theo nghi thức truyền thống nữa mà thay vào đó là tổ chức hôn lễ theo kiểu phương Tây hiện đại hoặc cũng có thể kết hợp giữa truyền thống và phương Tây.
Những điều kiêng kỵ trong đám cưới của người Trung Quốc
Lễ cưới hỏi của người Trung Quốc không chỉ thực hiện theo nghĩ thức mà còn cần phải chú ý đến những vấn đề liên quan đến cưới hỏi từ khâu chuẩn bị cho đến lời ăn tiếng nói. Sau đây là một số những điều kiêng kỵ trong đám cưới của người Trung Quốc như sau:
Kiêng ăn bánh hỷ
Trong đám cưới sẽ có bánh hỷ, tuy nhiên cô dâu và chú rể không được ăn bánh hỷ trong ngày vui của mình. Chính vì vậy mà tốt nhất là cô dâu chú rể chỉ nên chia bánh hỷ cho những vị khách, những người bạn, người đi tham dự đám cưới.
Kiêng kỵ việc nói “tạm biệt”
Khi hôn lễ kết thúc thì người thân và bạn bè, khách tham dự lễ cưới sẽ ra về, tuy nhiên cô dâu và chú rể được cho là kiêng kỵ không nên nói “tạm biệt”. Theo quan niệm của người xưa thì hai từ “tạm biệt” này có nghĩa là ly biệt, nó không tốt dành cho những đôi vợ chồng mới cưới. Vì thế khi tiễn khách, cô dâu chú rể chỉ nên nói lời cảm ơn, gật đầu tỏ vẻ đồng ý hoặc vẫy tay chào tạm biệt mà thôi.
Có thể bạn quan tâm: Top 12 hình ảnh cổ trang nam Trung Quốc đẹp nhất
Chú rể không được ngủ một mình trên giường cưới
Tất cả mọi thứ vật dụng có trên giường cưới như chăn mới, gối mới, giường mới đều sẽ được chuẩn bị và trải sạch sẽ trước đêm tân hôn. Và chiế giường tân hôn nầy dành cho cô dâu và chú rể sau khi đã làm lễ cưới, chú rể không nên ngủ một mình trên giường mới. Theo quan niệm của người xưa thì việc chú rể nằm một mình trên giường cưới sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân sau này, hôn nhân nạn nứt, cuộc sống dễ đơn độc. Cho nên tốt nhất là chú rể không nên ngủ một mình trên giường cưới mà nên tìm một chỗ khác ngủ thì tốt hơn.
Phụ nữ đang mang thai không được đưa dâu
Vào ngày lễ cưới hỏi quan trọng của cô dâu và chú rể, khi cô dâu chuẩn bị về nhà chồng thì phụ nữ đang mang thai không nên đi tiễn. Theo quan niệm của người xưa thì phụ nữ mang thai tượng trưng cho máu, chính vì vậy mà sản phụ khi đưa tiễn cô dâu được xem như là sẽ có tai họa sắp đến với cô dâu và chú rể.
Sau khi kết hôn 3 ngày thì cô dâu không được ở lại nhà mẹ đẻ
Theo quan niệm của người xưa thì sau 3 ngày khi kết hôn, chú rể sẽ đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ và đây gọi là nghi lễ lại mặt. Sau đó thì cô dâu và chú rể có thể về thăm cha mẹ vợ, tuy nhiên cần kiêng kỵ việc ở lại qua đêm vì điều này dễ làm nhà vợ gặp xui xẻo. Nếu như vì một nguyên nhân nào đó bắt buộc đôi vợ chồng mới cưới phải ở lại nhà mẹ đẻ thì vợ chồng không nên ngủ cùng giường với nhau.
Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền sẽ có lễ nghi cưới hỏi đặc trưng và riêng biệt, tuy nhiên nói chung đây là một nghi lễ quan trọng của con người cho nên nó luôn được đề cao, chuẩn bị chu đáo và theo nghi thức cưới hỏi. Bài viết đã Tìm hiểu nghi lễ, văn hóa đám cưới bên Trung Quốc một cách chi tiết và cụ thể nhất. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thể hiểu biết thêm về lễ nghi, văn hóa cưới hỏi của người Trung Quốc.
Xem thêm: