Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn Tester mới nhất 2023
Tester là 1 vị trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đây cũng là vị trí không thể thiếu trong các phòng ban để kết hợp với lập trình viên tạo nên sự thành công cho dự án phần mềm. Chính vì thế đây là vị trí cực hấp dẫn với các bạn sinh viên mới ra trường đặc biệt là đối với các bạn muốn theo đổi nghề nghiệp liên quan tới IT nhưng không muốn chuyên sâu về lập trình. Vì tính cạnh tranh ngày càng cao nên quá trình phỏng vấn tuyển dụng với vị trí này cũng khá khắt khe. Hãy cùng tìm hiểu và tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn tester trong bài viết dưới đây nhé!
Câu hỏi phỏng vấn tester cơ bản
Câu hỏi về thông tin cá nhân
Với câu hỏi phỏng vấn kiểu này thì bạn nên nêu ra ngắn gọn những thông tin cơ bản về bản thân như tên, tuổi, học vấn. Ngoài ra bạn có thể mô tả ngắn gọn về kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển, những thành tích đạt được.
Tuy nhiên với bạn nên trả lời trong thời gian 3 – 5 phút cho câu hỏi này bởi đây không phải là thông tin quá quan trọng để đánh giá bạn trong buổi phỏng vấn.
Câu hỏi phỏng vấn Tester trình độ cơ bản
Câu 1: Những yếu tố và kỹ năng cần thiết để trở thành tester? Dựa trên những yếu tố đó bạn hãy đánh giá trình độ hiện tại của bản thân.
Với bản chất công việc ít thay đổi và dựa theo quy trình kiểm thử mẫu. Chính vì vậy yếu tố cần thiết của tester đó là sự chăm chỉ, cẩn thận đến từng chi tiết.
Thêm vào đó là các kỹ năng biết lắng nghe, học hỏi và tiếp nhận kiến thức mới, tinh thần làm việc cầu tiến và sẵn sàng OT để dự án nhanh chóng được hoàn thành.
Bên cạnh đó các có trách nhiệm cao trong công việc, biết phân tích tình huống và có thể xử lý linh hoạt các lỗi xảy ra có liên quan tới lập trình là điểm cộng lớn cho trong việc này.
Còn với câu hỏi còn lại, bạn có thể tự đánh giá trình độ kiến thức hiện tại của bản thân mình dựa vào điểm số được đánh giá trên thang điểm 10.
Câu 2: Bạn hiểu thế nào là kiểm thử phần mềm? Quy trình kiểm thử cơ bản diễn ra như thế nào?
Với câu hỏi phỏng vấn này, bạn nên trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, tránh trường hợp trả lời lan man làm mất thời gian phỏng vấn của cả hai bên.
Bạn cũng có thể trả lời câu hỏi này theo gợi ý sau:
Kiểm thử phần mềm chính là hoạt động để kiểm tra phần mềm bất kỳ, tìm ra các lỗi trong phần mềm. Bên cạnh đó kiểm thử cũng sẽ bao gồm thêm cả hoạt động đánh giá lại nhu cầu và tiêu chí đã phù hợp với mong muốn của khách hàng hay chưa.
Quy trình kiểm thử phần mềm gồm 5 bước:
-
Bước 1: Chạy thử dự án phần mềm
- Bước 2: Chuẩn bị tiến hành kiểm thử
- Bước 3: Thực hiện làm các bài kiểm tra để đánh giá sản phẩm
- Bước 4: Làm các công việc hậu kiểm thử
- Bước 5: Cuối cùng là làm báo cáo về các kết quả đạt được trong quá trình kiểm thử.
Câu 3: Bạn có thể cho biết hiện nay kiểm thử bao gồm mấy phương pháp?
Đây cũng là một trong các câu hỏi phỏng vấn tester cơ bản thường được hỏi nhiều bởi các nhà tuyển dụng. Bạn có thể nêu ra 3 phương pháp kiểm thử phổ biến là:
-
Black Box Testing (Kiểm thử hộp đen): Kiểm tra về chức năng bên ngoài dựa vào dữ liệu yêu cầu của khách hàng.
- White Box Testing (Kiểm thử hộp trắng): Kiểm thử các yếu tố bên trong của dự án phần mềm như kiểm tra về code, cấu trúc mã, hệ thống các lệnh, thuật toán đã sử dụng….
- Grey Box Testing (Kiểm thử hộp xám): Là sự kết hợp giữa Black box và White Box.
Câu 4: Những giai đoạn chính trong quá trình phát triển phần mềm?
Gồm 4 giai đoạn phát triển chính:
-
Giai đoạn 1: Kiểm thử đơn vị – Unit testing
- Giai đoạn 2: Kiểm thử tích hợp – Integration Testing
- Giai đoạn 3: Kiểm thử hệ thống – Systems Testing
-
Giai đoạn 4: Kiểm thử chấp nhận – Acceptance Testing
Câu hỏi phỏng vấn Tester nâng cao
Câu 1: Khi nào quá trình kiểm thử nên dừng lại?
Đây cũng chính là câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp nhất hiện nay. Tùy theo điều kiện của từng dự án để biết chính xác khi nào bộ phận tester nên dừng việc kiểm thử. Thông thường các điều kiện dừng lại sẽ như:
-
Kiểm thử vượt giới hạn thời gian quy định ban đầu.
-
Ngân sách có giới hạn.
-
Tỷ lệ bug và test case đã đạt yêu cầu.
-
Fix thành công các lỗi đã phát hiện ra.
-
Sản phẩm đang hoạt động khá ổn định và tỷ lệ bug thấp.
-
Công việc cần làm đã hoàn thiện xong, mọi tài liệu có liên quan đã được cập nhật đầy đủ.
-
Có thể do quản lý của dự án phần mềm đó thay đổi cách thực hiện do đó tester buộc phải dừng lại.
Câu 2: Bạn đã tham gia dự án nhiều chưa? Với dự án gần nhất vai trò của bạn là gì?
Với câu hỏi này cũng là 1 trong những câu hỏi cho bạn chứng minh kinh nghiệm làm việc của mình. Vì thế hãy nêu tổng quan các dự án bạn đã tham gia với thông tin cơ bản của dự án, về mục đích của dự án và kết quả mà dự án đạt được.
Số năm kinh nghiệm của bạn sẽ tỉ lệ thuận với số dự án bạn tham gia, hiểu đơn giản là bạn càng có nhiều kinh nghiệm thì số dự án phần mềm bạn thực hiện càng nhiều. Do đó bạn hãy chọn dự án thành công nhất và nêu rõ về vai trò và vị trí bạn đảm nhiệm trong dự án đó.
Câu 3: Nêu kinh nghiệm làm việc của bạn với công cụ X.
Phương pháp hiệu quả duy nhất để trả lời cho câu hỏi này đó chính là dựa vào mô hình Star:
-
S – Situation: Hãy nên ngắn gọn công cụ đắc lực mà bạn thường xuyên sử dụng trong quá trình làm việc. Và công cụ đó có tác dụng gì trong việc phát triển dự án.
- T – Tasks: Những công việc mà bạn đã thực hiện với công cụ X đó.
- A – Actions: Cách bạn vận hành và sử dụng công cụ X.
-
R – Results: Kết quả mà công cụ X mang lại sau khi dự án của bạn kết thúc.
Câu 4: Báo cáo kiểm thử bao gồm yếu tố nào?
Thông thường với 1 báo cáo hoàn chỉnh thì sẽ gồm tên của tester đã đảm nhiệm công việc, số lượng test case đã hoàn thành, lượng test case Pass/Fail, tiến độ lỗi đã fix…
Câu 5: Giai đoạn nào các lỗi phần mềm thường xuyên xuất hiện nhất?
Với một dự án phần mềm bất kỳ thì lỗi sẽ xuất hiện khi bộ phận lập trình viên hoàn thành code của dự án đó. Khi dự án được chuyển sang bộ phận tester thì hoạt động tìm kiếm và gỡ lỗi được diễn ra cùng nhau.
Và giai đoạn này chính là giai đoạn lỗi thường xuyên xảy ra nhất.
Câu 6: Kiểm thử hệ thống là gì?
Giống với tên kiểm thử hệ thống thì đây là quá trình kiểm tra toàn bộ hệ thống đó. Dựa vào vị trí sắp xếp của các Module để xác định quá trình làm việc của hệ thống đã đúng theo trình tự hay chưa.
Đây cũng là quá trình không thể thiếu được thực hiện sau giai đoạn Integration Testing, đặc biệt quyết định về chất lượng của sản phẩm phần mềm đó.
Câu hỏi kiểm tra mức độ phù hợp của ứng viên
Bên cạnh những câu hỏi về chuyên môn và thông tin cơ bản về bản thân thì những câu hỏi có liên quan tới gia đình, định hướng hoặc nơi ở cũng là vấn đề khá quan trọng quyết định tới sự thành công của buổi phỏng vấn. Cụ thể như:
Câu hỏi 1: Em đã có gia đình chưa? Kế hoạch trong 1 – 2 năm tới là gì?
Có thể nhiều người đánh giá đây là câu hỏi không liên quan tới công việc nhưng nó lại là câu hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với công việc.
Đặc biệt câu hỏi này thường dành cho các bạn nữ, bởi công ty luôn muốn tìm ứng viên làm việc lâu dài và ổn định. Do đó nếu chưa có kế hoạch kết hôn trong 6 – 1 năm tới luôn được ưu tiên.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng luôn dè chừng với những ứng viên có kế hoạch kết hôn và sinh con trong thời gian tới bởi khi mang thai thì năng suất làm việc thấp. Từ đó có thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Ngoài ra, khi hỏi về gia đình cũng chính là yếu tố kiểm tra về tính cách của bạn, vì gia đình là nơi ảnh hưởng nhiều nhất tới bạn. Nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá được cách sống của bạn thông qua câu hỏi về lý lịch gia đình.
Chính vì thế, câu hỏi về gia đình, hôn nhân hoặc kế hoạch trong 1 năm tới của ứng dụng sẽ không bao giờ thừa bởi nó giúp nhân sự nắm bắt được kế hoạch và lộ trình trong tương lai gần của ứng viên đó và tìm ra được ứng viên phù hợp nhất với công ty.
Câu hỏi 2: Khoảng cách di chuyển có gây khó khăn đến bạn không?
Đây là câu hỏi quan trọng bởi nếu khoảng cách quá xa sẽ gây ảnh hưởng tới thời gian làm việc, hãy trả lời một cách khôn khéo để cho thấy bạn có thể di chuyển hàng tiếng đồng hồ để làm những công việc mình thực sự yêu thích.
Câu hỏi 3: Bạn đã sẵn sàng đi làm chưa? Bao giờ bạn có thể đi làm?
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đang thực sự cần công việc này và luôn sẵn sàng đi làm ngay khi có yêu cầu.
Hoặc nếu bạn đang trong thời gian bàn giao công việc với công ty cũ thì bạn cũng có thể trả lời “ Hiện tại em đang trong thời gian kết thúc hợp đồng và bàn giao lại dự án với công ty cũ, vì thế sau khi công việc này kết thúc em luôn sẵn sàng làm việc tại công ty” và nêu ra thời gian cụ thể bạn có thể bắt đầu tiếp nhận công việc mới.
Ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng những gì?
Bên cạnh những bộ câu hỏi phổ biến từ nhà tuyển dụng thì trước khi đi phỏng vấn bạn nên chuẩn bị 1 bộ câu hỏi riêng để hỏi lại các nhà tuyển dụng. Đây cũng là cách để giúp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực cũng như kinh nghiệm có liên quan của bạn trong lĩnh vực này:
Câu 1: Anh/chị hãy cho em biết sau khi trúng tuyển thì công việc chính mà em đảm nhiệm trong công ty, doanh nghiệp của mình là gì?
Câu 2: Công ty mình có định hướng riêng nào cho nhân viên tester mới vào công ty không ạ?
Câu 3: Trong quá trình làm việc thì những khó khăn mà bộ phận tester của công ty mình thường gặp phải là gì?
Câu 4: Theo em được biết thì thời gian này công ty đang tuyển mới rất nhiều tester, không biết đây là tuyển thêm cho dự án mới hay tuyển nhân viên để bù đắp vị trí còn trống trong công ty ?
Câu 5: Công ty có kế hoạch đào tạo kiến thức cho nhân viên mới không và lộ trình đào tạo cụ thể như thế nào?
Chuẩn bị gì để có 1 buổi phỏng vấn hoàn hảo?
Bên cạnh sự chuẩn bị tốt nhất để trả lời các câu hỏi phỏng vấn tester từ nhà tuyển dụng thì để có 1 buổi phỏng vấn hoàn hảo thì bạn nên chú ý tới 1 vài vấn đề cơ bản sau:
-
Chọn trang phục phù hợp, nên ăn mặc lịch sự, phù hợp với văn hóa công ty.
- Đọc lại những yêu cầu công việc trong JD và xem qua các thông tin về công ty và lĩnh vực hoạt động chính của công ty đang ứng tuyển.
- Xem lại các thông tin đã ghi trong CV .
- Đến đúng giờ hoặc đến trước thời gian phỏng vấn từ 10 – 15 phút để có sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho công việc.
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp về các câu hỏi phỏng vấn tester phổ biến và thường gặp nhất. Tuy nhiên bộ câu hỏi trên chỉ mang tính tham khảo, nhà tuyển dụng có thể hỏi thêm nhiều câu hỏi khác để đánh giá lại kinh nghiệm và chuyên môn có liên quan của bạn đến công việc. Hãy chuẩn bị kiến thức thật tốt và vững vàng để có buổi phỏng vấn thành công nhất nhé!
5/5 – (6 bình chọn)