Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (có đáp án): (mức độ vận dụng)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (có đáp án): (mức độ vận dụng)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (có đáp án): (mức độ vận dụng)

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh nào dưới đây?

A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng

B. Hà Tĩnh và Quảng Bình

C. Quảng Trị và Quảng Bình

D. Thanh Hóa và Nghệ An

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, ta thấy Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Câu 2. Câu Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào?

A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

B. Hà Tĩnh và Quảng Bình.

C. Quảng Trị và Quảng Bình.

D. Thanh Hóa và Nghệ An.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

– B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.

– B2. Căn cứ vào Atlat trang 4 -5 (Bản đồ hành chính), đối chiếu và xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang ⇒ Xác định được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết sông Cả đã bồi đắp nên đồng bằng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng Nghệ An.

C. Đồng bằng Hà Tĩnh.

D. Đồng bằng Thanh Hóa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Hướng dẫn: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, xác định vị trí đồng bằng Nghệ An và tên con sông chảy qua đồng bằng này. Ta thấy, đồng bằng Nghệ An được hình thành do phù sa của sông Cả bồi đắp.

Câu 4. Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào?

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Hướng dẫn: Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng. Vùng Đông Nam Bộ có dạng địa hình bán bình nguyên điển hình với các bậc thềm phù sa cổ,…

Câu 5. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là

A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế

B. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam

C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên

D. Có nhiều khối núi cao, đồ sộ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

– Ý A: đồi núi thấp → Sai, vì Tây Bắc là vùng núi cao.

– Ý B: hướng nghiêng TB – ĐN → Đúng, vì cả hai vùng đều được nâng cao ở phía Bắc và Tây Bắc, đồng bằng ven biển phía ĐN.

– Ý C: nhiều cao nguyên sơn nguyên → Sai , vì ĐBắc không có sơn nguyên.

– Ý D: khối núi cao, đồ sộ → Sai, vì ĐB là vùng núi thấp.

Câu 6. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là

A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.

C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo.

D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đồng bằng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng.

Câu 7. Đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác là

A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.

B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.

C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.

D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình chủ yếu là đồi núí có tác động đến nhiều yếu tố, cụ thể:

– Địa hình đồi núi (hướng địa hình) + gió mùa ⇒ thiên nhiên phân hóa sâu sắc theo độ cao, đông tây, bắc nam. ⇒ phân hóa khí hậu, đất đai, sinh vật giữa các vùng.

– Đồi núi thấp góp phần bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên nước ta.

– Đồi núi chia cắt manh + mưa lớn → làm phong phú thêm mạng lưới sông ngòi.

– Đồi núi cung cấp nhiều tài nguyên: khoáng sản, lâm sản, động thực vật quý,…

Câu 8. Những yếu tố nào của địa hình đồi núi tác động tạo nên sự phân hóa tự nhiên nước ta?

A. độ cao và hướng các dãy núi.

B. độ cao, độ dốc và hướng các dãy núi.

C. độ dốc và hướng các dãy núi.

D. độ cao và độ dốc của các dãy núi.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m chiếm đến 85% diện tích tự nhiên) và các dãy núi có hai hướng chủ yếu là hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng vòng Cung. Chính độ cao địa hình và hướng các dãy núi đã góp phần tạo nên sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao của thiên nhiên nước ta.

Câu 9. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ nên kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta là

A. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi trung du.

B. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi cao.

C. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp.

D. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên các vùng đồng bằng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc đai nhiệt đới gió mùa (giới hạn đến 600 – 700m ở miền Bắc và 800 – 900m ở miền Nam. Nước ta ¾ diện tích là đồi núi, chủ yếu là núi thấp ⇒ cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp chiếm ưu thế.

Câu 10. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn chủ yếu do

A. địa hình nước ta ít hiểm trở.

B. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

C. địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp

D. thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đai nhiệt đới gió mùa có giới hạn đến 600 -700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam ⇒ Vì vậy đia hình 85% là đồi núi thấp (dưới 1000m) giúp bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Câu 11. Giải thích vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta?

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.

D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

– Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc đai nhiệt đới gió mùa (giới hạn đến 600 – 700 m ở miền Bắc và 800 -900 ở miền Nam.

– Nước ta ¾ diện tích là đồi núi, chủ yếu là núi thấp.

⇒ cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa chiếm ưu thế.

Câu 12. Giải thích vì sao địa hình nước ta có sự phân bậc và có nhiều núi trẻ?

A. Phần lớn đồi núi nước ta là đồi núi thấp, có độ cao dưới 2000m.

B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.

D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo. Các vận động tạo núi diễn ra với nhiều đợt, cường độ khác nhau nên vùng núi nước ta trẻ lại và có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

Câu 13. Tại sao thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển?

A. Có 28/63 tỉnh giáp biển, đường bờ biển kéo dài 3260km.

B. Thiên nhiên chịu tác động mạnh mẽ của biển Đông.

C. Đất liền chịu tác động sâu sắc của khí hậu hải dương.

D. Sông ngòi chủ yếu chảy từ đất liền rồi đổ ra biển Đông.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Các đặc điểm của biển Đông (Biển Đông là một biển rộng, là biển tương đối kín và nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa) đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên đất liền và làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền với vùng biển.

Câu 14. Vì sao biển Đông là một trong những “điểm nóng” hiện nay?

A. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, sinh vật và có vị trí chiếm lược.

B. Biển Đông giàu tài nguyên và có nhiều tranh chấp giữa các quốc gia.

C. Biển Đông là vùng biển rộng lớn, nhiều tàu thuyền thường xuyên qua lại.

D. Gần đường hàng hải quốc tế, biển của các nước phát triển và giàu tài nguyên.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Biển Đông là một vùng biển giàu có về tài nguyên khoáng sản (dầu, khí, muối,…), tài nguyên sinh vật (các loài cá, tôm, mực, sinh vật phù su,…) và là một vùng biển có vị trí chiếm lược quan trọng về hàng hải quốc tế, biển chung của nhiều nước nên luôn là nơi tranh chấp của các nước trong khu vực  là một trong những điểm nóng trong những năm gần đây.