Trắc nghiệm sinh học 9 bài 54: Ô nhiễm môi trường

Câu 1: Thế nào là ô nhiễm môi trường?

Câu 2: Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây? 

  • A. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất
  • B. Sự suy giảm sức khỏe và mức sống của con người
  • C. Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 3: Nguồn ô nhiễm nhân tạo gây ra là do

  • A. Hoạt động công nghiệp
  • B. Hoạt động giao thông vận tải
  • C. Đốt cháy nguyên liệu trong sinh hoạt
  • D. Hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, đốt cháy nhiên liệu trong sinh hoạt .

Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì?

  • A. Do hoạt động của con người gây ra
  • B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt …)
  • C. Do con người thải rác ra sông
  • D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên.

Câu 5: Cho các ý sau: 

  1. Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
  2. Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
  3. Các chất phóng xạ
  4. Các chất thải rắn
  5. Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá,…)
  6. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
  7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh

Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là: 

  • A. 1, 2, 3, 4, 6
  • B. 1,2 , 3, 5, 6
  • C. 2, 3, 4,5 ,7
  • D. 1, 3, 4, 6, 7

Câu 6: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như

  • A. Cháy rừng, các phương tiện vận tải
  • B. Cháy rừng, đun nấu trong gia đình
  • C. Phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp
  • D. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất công nghiệp

Câu 7: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất? 

  • A. Than đá
  • B. Dầu mỏ
  • C. Mặt trời
  • D. Khí đốt

Câu 8: Nguyên nhân ô nhiễm không khí là do

  • A. Săn bắt bừa bãi, vô tổ chức
  • B. Các chất thải từ thực vật phân huỷ
  • C. Đốn rừng để lấy đất canh tác
  • D. Các chất thải do đốt cháy nhiên liệu: Gỗ, củi, than đá, dầu mỏ

Câu 9: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của

  • A. Công trường khai thác chất phóng xạ.
  • B. Nhà máy điện nguyên tử
  • C. Thử vũ khí hạt nhân
  • D. Công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, việc thử vũ khí hạt nhân

Câu 10: Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như

  • A. Phân, rác, nước thải sinh hoạt
  • B. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các bệnh viện
  • C. Xác chết của các sinh vật, nước thải từ các bệnh viện
  • D. Phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải từ các bệnh viện

Câu 11: Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu? 

  • A. Đất, nước
  • B. Nước, không khí
  • C. Không khí, đất
  • D. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật

Câu 12: Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào?

  • A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác
  • B. Biện pháp canh tác, bón phân
  • C. Bón phân, biện pháp sinh học
  • D. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí .

Câu 13: Cho những ý sau: 

  1. Hạn chế sự gia tăng nhanh dân số
  2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
  3. Tăng cường có hiệu quả các nguồn tài nguyên
  4. Bảo vệ các loài sinh vật
  5. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
  6. Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao
  7. Tăng cường xây dựng các công trình thủy điện

Các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là: 

  • A. 1, 2,3 ,4, 7
  • B. 1, 2, 4, 5, 6
  • C. 2,3 ,4 ,5, 6
  • D. 1, 3, 4, 5, 7

Câu 14: Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại

  • A. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
  • B. Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây hại
  • C. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm gây hại
  • D. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây hại

Câu 15: Nguyên nhân dẫn đến bệnh tả, lị

  • A. Thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi khuẩn E. Coli
  • B. Thức ăn không rửa sạch
  • C. Môi trường sống không vệ sinh
  • D. Thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi khuẩn E. Coli, thức ăn không rửa sạch, môi trường sống không vệ sinh