Tranh đám cưới chuột dân gian Đông Hồ treo tường truyền thống
Mô tả
Amia xin gửi đến bạn mẫu ranh đám cưới chuột dân gian Đông Hồ treo tường truyền thống là bức tranh vô cùng nổi tiếng trong dòng tranh dân gian Đông Hồ. Bức tranh này có từ khoảng 600 năm trước – Đặc biệt đây là một bức tranh vừa hài hước vừa châm biếm sâu xa.
I – Đôi nét về tranh đám cưới chuột dân gian Đông Hồ treo tường truyền thống
+) Tranh đám cưới chuột dân gian Đông Hồ treo tường truyền thống là dòng tranh dân gian nổi tiếng của làng tranh Đông Hồ. Đám cưới chuột thuộc chủ đề tranh châm biếm hóm hỉnh.
- Trong bức đám cưới chuột có có tổng cộng 16 con vật. Đó là 12 con chuột, 1 con mèo, 1 con gà, 1 con chim, 1 con ngựa.Đám cưới chuột có 5 loài vật: Mèo, chuột, cá, chim, ngựa.
- Có 4 chú chuột quay đầu. Đó là chú rể, chú chuột cầm cờ, hai chú chuột khênh kiệu dâu phía sau.Các chú chuột quay đầu thể hiện sự lo lắng, xem ở phía sau có an toàn không. Sở dĩ có điều này bởi vì trong ngày vui là đám cưới, nhưng họ nhà chuột rất lo sợ mèo sẽ đến phá đám. Do đó dù đã cống nạp cho mèo rồi nhưng trong tâm lý của kẻ yếu thế, chuột vẫn rất sợ.
- Họ nhà chuột cống nạp chim câu và cá cho mèo. Đây là thức ăn mà loài mèo yêu thích nhất.Có 4 chú chuột đi cống nạp cho mèo, toàn là chú chuột có tiếng trong họ nhà chuột.
- Hàng trên có 4 chú chuột đi cống nạp, hàng dưới có 8 chú chuột trong đám cưới: cô dâu chú rể, 4 chú chuột khênh kiệu, 1 cầm cờ, 1 cầm võng lọng.Có 1 chú chuột không đuôi được coi là chú chuột già nhất, có tiếng tăm nhất trong họ nhà chuột. Chú đứng ở hàng trên và là chú đầu tiên cầm chim câu đi cúng nạp cho Mèo.
Các nghệ nhân đã dùng hình tượng Mèo – Chuột để chỉ ra hiện trạng “Hối Lộ” của quan lại thời bấy giờ. Đó chính là châm biếm, dùng hình tượng tranh để phê phán thói nhận hối lộ. Chuột đại diện cho phái yếu là dân nghèo, tầng lớp dưới. Ông Mèo là kẻ mạnh ngôi trên đầu dân ngang nhiên vểnh râu nhận của cái của dân nghèo cống nạp.
+) Tranh khổ lớn đám cưới chuột dân gian Đông Hồ thể hiện tình trạng tham ô, hối lộ như chú mèo mải nhận chim, nhận cá mà quên mất nhiệm vụ của mình là phải bắt chuột. Bên cạnh đó bức tranh cùng thể hiện cảnh sống của người dân thấp cổ bé họng, muốn được bình yên, sống sót thì phải cống nạp cho bọn tham quan, cường hào ác bá. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, bức tranh còn một màu sắc khác, màu sắc mang tính triết học mà giản dị của sự cộng sinh và chính điều này tạo nên những giá trị tư tưởng mang đậm văn hóa Việt.
Ngày nay, vẫn còn những “con mèo” độc ác, tham nhũng vẫn còn tìm cách vơ vét, bóc lột của nhân dân nên bức tranh “Đám cưới chuột” này luôn có ý nghĩa sâu sắc cùng giá trị nhân văn, tính hiện thực và giàu tính chiến đấu.
+) Bức tranh đám cưới chuột sử dụng màu sắc chủ đạo như đỏ, xanh, vàng. Gợi mở ra cho người xem khung cảnh đám cưới rực rỡ, nhộn nhịp. Nhưng lại không hề mất đi sự linh thiêng. Mặt khác với nhân vật mèo, dù chuột có thể là kẻ thù “không đội trời chung” của nó, song mèo vẫn tỏ vẻ hài lòng, tán đồng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng trẻ.
====>>>> Qua tranh, ở phía tích cực bạn có thể nhận thấy một phần bản sắc văn hóa Việt Nam thời xưa. Ứng với các hình ảnh tượng hình, tượng thanh như ô, lọng, khèn, đoàn rước dâu kéo dài… Tranh đám cưới chuột khiến người ta nhớ lại những ngày tháng. Khi đám cưới không còn chỉ là việc riêng của một cá nhân, một gia đình. Mà nó còn là công việc trọng đại của một xóm làng, một xã hội thu nhỏ.
II- Thông tin cơ bản tranh đám cưới chuột dân gian Đông Hồ treo tường truyền thống
♣ Mã tranh: Đám cưới chuột
♣ Kích thước cơ bản: 60m x 80cm . Kích thước có thể thay đổi theo yêu cầu.
♣ Chất liệu :
+ ) Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
+ ) Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu tự nhiên: màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hoa giành giành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt; màu đỏ lấy từ gỗ vang và sỏi son trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô.
+ )Ván khắc in tranh có hai loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực.
+ )Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc. Dụng cụ khắc ván là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30-40 chiếc. Ván in nét được làm bằng gỗ mỡ bởi vì khi phết màu nên để in tranh gỗ mỡ có khả năng giữ màu cao hơn nhiều loại gỗ khác
♣ Liên hệ 0916.225.866 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
♣ Xuất xứ: Siêu thị tranh đẹp AmiA – Công ty TNHH AmiA Việt Nam – nhập từ gốc làng tranh Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Bán tại Hà Nội và gửi hàng đi toàn quốc, nước ngoài
===>>>> Nếu có nhu cầu xem thêm nhiều mẫu tranh truyền thống nữa. Mời bạn click xem thêm tại đây: Tranh Dân Gian Đông Hồ
III- Mua tranh treo tường tại Amia chỉ bằng 1 click
Sau khi chiêm ngưỡng xong những bức tranh chắc chắn bạn sẽ ưng ý một mẫu tranh đẹp. Nhưng do bạn ở xa hoặc chưa có thời gian đến cửa hàng. Bạn có thể mua hàng trực tiếp trên website Amia.com.vn vô cùng đơn giản.
- Bước 1: Bạn vào trang Tranhtreotuongamia.com =>> Tiếp đó vào mục tìm kiếm gõ “mã tranh” hoặc “tên bức tranh”
- Bước 2: Chọn mẫu bạn thích và ưng ý muốn mua và bấm: “THÊM VÀO GIỎ”
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin liên hệ giao tranh, yêu cầu đặt tranh =>> Bấm “Đặt hàng” để hoàn thành bước mua tranh trực tiếp nhanh chóng trên website.
[Mọi chi tiết liên hệ + Bản đồ chỉ đường: Xem phần chân trang]