Tráp ăn hỏi 7 lễ gồm những gì? Chi phí lễ ăn hỏi 7 tráp bao nhiêu tiền

Tráp ăn hỏi 7 lễ gồm những gì? Chi phí lễ ăn hỏi 7 tráp bao nhiêu tiền

Đánh giá

Đánh giá

Ăn hỏi là một trong những phong tục tập quán từ xa xưa của Việt Nam trong dịp cưới hỏi. Trong đó các tráp ăn hỏi được xem là sinh lễ của nhà trai khi đến nhà gái. Vậy lễ ăn hỏi 7 tráp rồng phượng gồm những gì? Bộ tráp ăn hỏi 7 lễ nên chuẩn bị như thế nào? Giá bao nhiêu? Để biết thêm ý nghĩa và các lễ vật trong 7 tráp ăn hỏi đẹp mời các bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Tráp ăn hỏi là gì?

Tráp ăn hỏi hay còn gọi là mâm quả đám hỏi là các mâm bày sính lễ mà nhà trai mang tặng nhà gái trong đám ăn hỏi. Tráp sính lễ ăn hỏi chính là món quà thay cho lời cảm ơn công sức sinh thành dưỡng dục cô dâu bên nhà gái. Tráp ăn hỏi đã trở thành nét văn hóa truyền thống và là yếu tố không thể thiếu để tạo nên sự thành công của một đám cưới. 

Lễ ăn hỏi là gì?

Khi bàn về tráp ăn hỏi nhiều người sẽ thắc mắc về số lượng các tráp cần chuẩn bị. Có những địa phương sẽ chuẩn chị 5 mâm tráp, có nơi lại yêu cầu bộ tráp ăn hỏi 7 lễ, thậm chí có thể lên tới 9 lễ, 11 lễ. Do vậy số lượng tráp lễ trong đám hỏi không hoàn toàn cố định. Nó còn phụ thuộc vào phong tục của địa phương và cả điều kiện kinh tế của gia đình.

Tuy số lượng mâm lễ có thể thay đổi nhưng thông thường là tối thiểu 5 mâm với khoảng 8 loại lễ vật trở lên. Một số điều thú vị trong việc chuẩn bị mâm lễ của 3 miền có thể kể tới:

  • Ở miền Bắc số lượng tráp ăn hỏi phải là các số lẻ tối thiểu là 5 (có thể là 7, 9, 11 tráp). Trong mỗi tráp thì số lượng lễ vật lại phải là số chẵn (thông thường là 80 hoặc 100) với ý nghĩa thể hiện sự có đôi có cặp, có chẵn có lẻ. 

  • Tương tự miền Bắc, khu vực miền Trung cũng làm lẻ các mâm lễ ăn hỏi. Bên cạnh đó các lễ vật trong tráp cũng được xếp theo số chẵn. Trong lễ ăn hỏi của người dân miền Trung có thể có thêm đôi nến tơ hồng để thắp hương trên bàn thờ gia tiên bên họ nhà gái.

  • Ngược lại, miền Nam lại có phong tục làm tráp lễ ăn hỏi là số chẵn (6, 8 hoặc 10 mâm). Quan niệm của người dân Nam Bộ về những số chẵn đó là chúng mang ý nghĩa phát tài, phát lộc, trọn vẹn trong hôn nhân.

7 tráp ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của 7 tráp ăn hỏi

Bộ tráp ăn hỏi 7 lễ là số lượng tráp được nhiều gia đình sử dụng nhất trong đám ăn hỏi. Vậy lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì? Cùng tìm hiểu các lễ vật không thể thiếu trong từng tráp sính lễ ăn hỏi nhé.

Tráp trầu cau

Ông bà ta ngày xưa đã từng nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Đúng vậy, trong lễ cưới hỏi truyền thông không thể nào thiếu được trầu cau. Dù là lễ ăn hỏi ở miền nào, dù là làm mâm lễ 5 tráp, 7, 9 thậm chí 11 thì tráp trầu cau vẫn là tráp lễ quan trọng nhất, không bao giờ thiếu được. Một mâm tráp trầu cau sẽ có 80 hoặc 100 trái cau được kết đẹp mắt, trầu têm rồng phượng tinh tế, kỹ càng. 

Tráp lễ trầu cau

Theo quan niệm, trầu cau sẽ giúp hai bên gia đình dễ mở lời trong giao tiếp, giúp hai bên thân quen nhau hơn. Đồng thời trầu cau chính là hình ảnh tượng trưng cho sự sắt son và bền chặt trong một mối quan hệ. Bên cạnh đó, trầu cau cũng là một nét đẹp văn hóa luôn được người Việt chúng ta giữ gìn cho tới tận ngày nay.

Tráp bánh phu thê và bánh cốm

Nếu làm 9 mâm lễ thì bạn có thể tách hai loại bánh này thành hai tráp khác nhau. Nhưng nếu chỉ 7 có mâm lễ thì sẽ ghép thành 1 tráp. Trong tráp các hộp bánh nhỏ sẽ được gắn chữ hỷ và xếp theo hình tháp, tạo thành các tầng trông đầy đặn và bắt mắt.

Ý nghĩa của tráp bánh: bánh phu thê chắc chắn không thể thiếu trong lễ ăn hỏi. Hai chữ phu thê cũng chính là tượng trưng cho vợ chồng với sự son sắt, thủy chung và ngọt ngào. Chúng mang ý nghĩa rằng cả hai sẽ luôn cùng nhau xây dựng mái ấm, tạo nên một gia đình hạnh phúc viên mãn.

Tráp mứt hạt sen

Nếu chọn 7 mâm lễ ăn hỏi thì hạt sen sẽ được tách riêng ra một tráp so với mâm lễ 5 tráp. Với tráp hạt sen, các bạn sẽ thấy cách tạo hình phổ biến là hình tháp. 

Một tráp bao gồm những gói hạt sen nhỏ 9 hạt được cho riêng và cho vào trong hộp giấy màu vàng. Sau đó, các hộp mứt sen sẽ được tạo hình khéo léo bằng cách sắp xếp theo dạng hình tháp kết hợp dây nơ, ruy băng cùng chữ song hỷ viết bằng giấy đỏ nhằm tạo nên mâm tráp đẹp mắt, đầy đặn và mang đậm ý nghĩa của lễ vật.

Tráp mứt hạt sen 

Về ý nghĩa của mâm lễ hạt sen: Vị của hạt sen là sự kết hợp giữa vị đắng nhẹ và ngọt bùi giống như gia vị trong cuộc sống hôn nhân. Sẽ có lúc cãi vã, có lúc giận hờn nhưng cả hai sẽ cùng nhau nhìn lại lý do của sự yêu thương để cùng nhau cố gắng hoàn thiện mình hơn.

Như vậy tráp lễ hạt sen với ý nghĩa vợ chồng đều phải kiềm chế được “cái tôi” của mình để cùng hòa hợp và bên nhau dài lâu. Đó chính là cốt lõi để cả hai có thể nắm tay và bước cùng nhau đến mãi sau này.

Tráp rượu và thuốc

Tráp rượu thuốc có thể sắp xếp gọn gàng theo kiểu truyền thống hoặc tạo nét hiện đại bằng những phụ kiện trang trí đẹp mắt. Tráp rượu là tượng trưng cho sự say mê nồng nàn của đôi lứa. Điều đó góp phần tạo nên những yêu thương và miền mong muốn được gắn bó với nhau cả đời.

Tráp chè

Lựa chọn chè sen hoặc chè hoa nhài để bày tráp (chủ yếu là dùng chè sen). Các họp chè được đóng vào hộp giấy nhỏ và sắp xếp theo hình tháp và kiểu điển hình nhất khi bày tráp lễ ăn hỏi. Chúng sẽ được xếp khoảng 5,9 hay 11 hàng to nhỏ tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu của gia đình. Thông thường thì mỗi tháp sẽ là 100 hộp chè, hoặc có thể nhiều hơn. 

Ngày nay khi có nhiều mẫu mã đẹp hơn người ta dần thay thế hộp giấy bằng hộp đựng bằng sơn son, thếp vàng rất sang trọng. Lưu ý là số lượng hộp chè trong tráp luôn được xếp theo số chẵn ý tượng trưng cho sự có đôi có cặp.

Tráp hoa quả

Tráp hoa quả lúc nào cũng là tráp to và nặng nhất. Tráp hoa quả được trang trí tỉ mỉ, kỳ công nhất với sự kết hợp là đôi rồng phượng đó thể hiện sự uy quyền, mạnh mẽ, thịnh vượng trong hôn nhân. Có thể trang trí thêm vài bông hoa hồng, hoa ly và cành vạn tuế cùng với hình ảnh đôi nam nữ với chữ hỷ đỏ để tăng thêm vẻ đẹp và ý nghĩa cho tráp lễ.

Tráp hoa quả truyền thống

Bày tráp hoa quả có thể chọn các loại trái cây với nhiều màu sắc như: nho, thanh long, mãng cầu, táo, cam, xoài, dứa, ớt,… Chú ý chỉ chọn những quả tươi ngon, không bị dập nát. 

Tráp heo sữa quay

Hầu hết các đám ăn hỏi truyền thông đều không thể thiếu tráp heo sữa quay. Heo là con vật nuôi gắn bó với cuộc sống của con người, vì thế trong các nghi lễ ăn hỏi truyền thống (thường là ở miền Trung và miền Nam) luôn có sự xuất hiện của mâm heo sữa quay. 

Mâm lễ heo sữa quay với ý nghĩa mang đến sự thịnh vượng, sung túc, là sự may mắn trong công việc. Vì thế trong lễ ăn hỏi tráp heo sữa quay là để tượng trưng có lời chúc đôi vợ chồng  trẻ trong tương lai sẽ làm ăn tấn tới. 

Lễ ăn hỏi ở miền Bắc có thể thay thế tráp heo sữa quay bằng tráp xôi gấc. Xôi gấc đỏ được tạo hình trái tim và hình chữ hỷ tầng tầng lớp lớp với mong muốn về sự ấm no, đủ đầy trong cuộc sống. Đồng thời cũng là lời chúc phúc đến đôi vợ chồng và là tín hiệu báo tin vui cho đám cưới.

Lễ ăn hỏi 7 tráp bao nhiêu tiền?

7 tráp ăn hỏi giá bao nhiêu?

Trên thực tế giá tiền mỗi tráp sẽ tùy vào số lượng và độ “sang” của tráp lễ. Vậy 7 tráp ăn hỏi giá bao nhiêu? Hiện nay giá dao động từ khoảng 1 – 3 triệu đồng cho 1 tráp lễ 7 mâm. Chi phí sẽ rơi vào khoảng 10 -20 triệu cho 7 tráp lễ cơ bản gồm các lễ vật:

  • Tráp trầu cau đẹp trang trí nghệ thuật (80-100 quả)

  • Tráp rượu thuốc trang trí nghệ thuật (3 chai rượu và 3 cây thuốc)

  • Tráp hoa quả nghệ thuật (15-20 quả)

  • Tráp 100 bánh phu thê 

  • Tráp 100 chè sen

  • Tráp 100 mứt hạt sen

  • Tráp xôi gốc và heo sữa quay

Tuy nhiên nếu gia chủ muốn các tráp lễ to và bày biện kỳ công hơn thì chi phí có thể cao hơn mức cơ bản.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về văn hóa tráp lễ ngày ăn hỏi. Qua bài viết mayruaxe.org đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tráp ăn hỏi 7 lễ gồm những gì và ý nghĩa của từng tráp ra sao. Hy vọng nội dung trong bài có thể mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi chọn các mâm lễ bạn nên dựa vào nhu cầu, điều kiện cũng như văn hóa vùng miền tại nơi bạn sống.