Văn Minh Hy Lạp cổ đại (1) – Tải xuống sách | 301-347 Các trang | PubHTML5
Quốc gia của người Aryan Ba Tư là một cái tên được tất cả dân tộc trên thế giới biết đến. Phạm vi thống trị của đế quốc Ba Tư cổ đại cũng tương đương với diện tích của nước Iran ngày nay. Trên thực tế, Ba Tư chỉ là một bộ lạc cường thịnh ở phía tây nam Iran cổ đại. Khi Ba Tư thống trị được các bô lac khác tai Iran, thành lập nên một quốc gia hùng mạnh, mới được các nước lân cận gọi là đế quốc Ba Tư. Sau đó, danh từ “Ba Tư” cũng dần dần được dùng thay thế cho cả vùng đất Iran. Vì vậy, nền văn minh Iran cổ đại cũng được gọi là văn minh Ba Tư. Có điều, người Iran lại có thói quen tự gọi mình là người Aryan. Ý nghĩa của danh từ “Iran” có nghĩa là “đất nước của người Aryan”. So với danh từ “Ba Tư”, cách xưng hô này càng phản ánh được một lịch sử đa dân tộc, đa văn hóa của đất nước Iran.
❖ THAY NHAU BÁ QUYỀN TRONG CUỘC CHIẾN SICILY Sau khi đánh bại đại quân Ba Tư, người Hy Lạp cổ đại không hề được hưởng những tháng ngày yên bình như họ hằng mong ước. Một cuộc tranh giành quyền lực lại nể ra giữa Athens và Sparta, dẫn đến cảnh nồi da xáo thịt, chiến tranh triền miên trong suốt 26 năm trời, đó chính là cuộc chiến tranh Peloponnese. 26 năm là một khoảng thời gian rất dài, nó khiến cho những chiến binh cường tráng ngày nào trở thành những ông già yếu đuối, biến những đứa trẻ ngây thơ ngày nào thành những con người khát máu trên chiến trường. Trong 10 năm đầu của cuộc chiến tranh, hai bên ở thế giằng co bất phân thắng bại. Nhưng rồi những năm tháng tiếp theo, nguy cơ bắt đầu giáng xuống những người Athens, thất bại nôi tiếp thất bại, tai họa bắt đầu từ cuộc chiến tại Sicily.
Để tranh bá quyển, Athens lao vào cuộc chiến Năm 416 TCN, một thành bang đồng minh của Athens trên đảo Sicily là Segesta bước vào cuộc chiến tranh khốc liệt với thành bang Selinus lân cận. Segesta cầu xin sự trợ giúp từ Athens. Về việc có nên xuất binh đến Sicily hay không, đã nổ ra một cuộc tranh luận kịch liệt giữa người đứng đầu phái chủ hòa là Nisias và lãnh tụ của phái chủ chiến là Alcibiades. Nisias khẳng định một cuộc viễn chinh đến Sicily là không cần thiết, ông đã chỉ ra những khó khăn to lớn mà quân đội Athens có thể gặp phải trong cuộc động binh này, đồng thời vạch rõ ý đồ riêng tư của Alcibiades, yêu cầu người Athens phải “đề phòng tên thanh niên xa xỉ này, đừng để cho hắn có cơ hội vì vinh quang của riêng mình mà làm hại đến quốc gia”. Là một người có tài hùng biện, Alcibiades dễ dàng bẻ lại lập luận của đối phương, rằng mình chỉ đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, những lời công kích của đối phương không làm ông phải bận tâm. Ông nói: “Người Sicily chỉ là một nhóm người ô hợp, chinh phục họ dễ như trở bàn tay. Thế lực của thành bang Athens chúng ta đã lớn đến dường này, chúng ta không thể không nghĩ đến chuyện chinh phục các vùng đất mới. Đoạt được vùng đất Sicily rộng lớn ấy, chúng ta sẽ có khả năng giành được bá quyền trên toàn lãnh thổ Hy Lạp”. Kết quả là trong lần Đại hội công dân này, ý kiến của Alcibiades đã chiếm được thế thượng phong. Đại hội quyết định giao cho Nisias, Alcibiades và Lamakashi toàn quyền phụ trách cuộc viễn chinh Sicily. Bản ghi chép cuộc tranh luận trong Đại hội công dân về vấn đề nên hay không nên thực hiện một cuộc viễn chinh đến Sicily.
Tập kết quân đội, xuất binh đến Sicily Đầu mùa hạ năm 415 TCN, công tác chuẩn bị quân lực đã được hoàn tất, thành bang Athens đã tập kết được một đội quân vô cùng hùng hậu gồm 136 chiến thuyền, 5.100 giáp binh, 1.200 bộ binh cơ động và 26.000 tay chèo. Sáng ngày xuất chinh, quân đội Athens cùng với lực lượng đồng minh tập trung tại hải cảng Andean (Piraeus), nhân dân Athens cũng đến đây từ rất sớm để tiễn đưa những người con thân yêu của mình lên đường viễn chinh. Đó là một chuyến đi rất hùng tráng và đầy xúc động trong lịch sử Athens. “Mọi người đều hết sức hăng hái và lạc quan, những người lớn tuổi cho rằng họ sẽ chinh phục được những vùng đất ấy, những người trẻ tuổi hy vọng sẽ có được những kinh nghiệm quý báu trong những năm tháng xông pha trong khói lửa chiến tranh. Hầu hết công dân và binh sĩ đều hy vọng cuộc viễn chinh sẽ đem lại cho đất nước những nguồn lợi to lớn, góp phần vào việc xây dựng một đất nước rộng lớn, hùng mạnh và trường tồn”. Khi đoàn binh cuối cùng đã bước lên thuyền, cùng với tiếng tù và ngân dài, những đoàn thuyền bắt đầu chậm rãi tiến ra khơi, hướng đến một vùng đất xa xôi đầy hiểm nguy bất trắc.
Bóng mây che mờ trước cuộc chiến Trước tiên quân đội viễn chinh Athens hợp nhất với viện quân của đồng minh tại Corsila, sau đó tiếp tục đưa thuyền xuống miền Nam Italia. Vào thời gian này, có hai sự kiện phát sinh đã khiến cho cuộc viễn chinh của quân đội Athens bị phủ lên một đám mây mờ u ám. Sự kiện đầu tiên là, sau khi nhận lời cầu viện của đồng minh Segesta, các chiến binh Hy Lạp mới phát hiện ra một sự thật hết sức thất vọng, rằng Segesta là một đất nước quá nghèo, căn bản không thể chi trả kinh phí cho cuộc viễn chinh của quân đội Athens. Sự kiện thứ hai là thống soái Alcibiades, một trong ba vị thống soái toàn quyền của cuộc viễn chinh đã phản bội, chạy về lực lượng Sparta. vốn dĩ vào cái đêm trước ngày xuất chinh, có kẻ đã hủy hoại gương mặt của tượng thần Hemes, vốn được dùng làm vật chỉ đường tại các con đường của thành bang Athens. Hemes là con trai của thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, người Athens tin tưởng Hemes có thể bảo hộ đường sá và trật tự xã hội. Vì vậy, sự kiện tượng thần Hemes bị hủy hoại đã tạo nên một làn sóng bất an trong toàn bộ kinh thành Athens. Để tìm ra kẻ phá hoại, nhà vua đã cho phép tất cả công dân đều có quyền mật cáo, Alcibiades bị điểm mặt là người có tham dự vào chuyện này. Alcibiades yêu cầu nhà vua phải đưa ra một phán quyết dứt khoát trước khi xuất chinh, rằng ông có bị liên lụy gì vào bản cáo trạng này không. Biết Alcibiades là người rất có uy tín và nhận được sự yêu mến của binh sĩ, nên những kẻ chống đối cũng không dám đả kích ông trước cuộc xuất chinh, phải đợi đến khi đoàn thuyền đã xuất hành, những kẻ này mới nhất loạt tố cáo tội trạng của ông lên vua Athens. Đại hội công dân Athens quyết định triệu hồi Alcibiades về nước thẩm vấn. Alcibiades tự biết những gì đang chờ dơi mình tai Athens, nên đã quyết định đào tẩu trên đường quay trở lại. Đầu tiên, ông tìm đến Aergeshi, sau đó quay lại Sparta, hiến kế tăng viện cho Syracuse, vây khôn thành bang Athens. Vốn biết Alcibiades là một vị tướng tài năng, Sparta vô cùng mừng rỡ và lập tức triển khai kế hoạch theo chiến lược của Alcibiades. Hình ảnh Hermes, con trai thần Zeus.
Chủ soái nhu nhược, cuộc chiến rơi vào thế bế tắc Sau hành động phản bội của Alcibiades, Nisias vẫn tiếp tục thống lĩnh hạm đội tiếp tục tiến về hướng Tây, vừa đến Sicily thì lập tức triển khai một cuộc quyết chiến kịch liệt với quân đội Syracuse. Sau một cuộc hành trình dài mệt mỏi, quân đội Athens chưa kịp khôi phục lại sức lực, thêm vào đó là sự nhu nhược, thiếu quyết đoán của thống soái Nisias, quân đội Athens đã mấy lần để vuột cơ hội giành được chiến thắng đã đến trong tầm tay, cuộc chiến nhanh chóng rơi vào tình thế kìm hãm, giằng co lẫn nhau. Để phá vỡ thế bế tắc, mùa xuân năm 441 TCN, Nisias và Lamakashi quyết định tiến hành một cuộc tấn công với quy mô cực lớn. Đầu tiên, quân đội Athens cố gắng chiếm lĩnh cứ điểm Egypt Bailey nằm bên ngoài kinh thành Syracuse, sau đó xây dựng một hệ thống tường thành bao vây toàn bộ Syracuse. Trong cuộc kịch chiến xây thành và chống xây thành, tướng quân Lamakashi đã tử trận, Nisias trở thành vị thống soái duy nhất của lực lượng viễn chinh Athens. Sau đó, Nisias lại tiếp tục cho hải quân tấn công vào Syracuse, cơ bản hoàn thành kế hoạch hợp vây thủy bộ, chỉ còn lại một đoạn đang thi công ở hướng chính Bắc, cách bờ biển chừng 1km. Chiến trường cổ đương thời, từ di tích này ta có thể thấy được sự thảm khốc của chiến tranh.
Chỉ huy thiếu quyết đoán, Athens chuyển thắng thành bại Trong lúc quân đội Syracuse đã mất hết tinh thần vì thấy kinh thành đã bị vây chặt, quân đội Sparta dưới sự thống lĩnh của Gileabus cũng tức tốc tiến đến Sicily, vượt qua khu vực trống đang xây dựng ở chính Bắc tiến vào Syracuse. Quân đội Sparta nhanh chóng liên lạc được với đội quân đang bị vây khốn của Syracuse và tiến hành một cuộc phản công. Chỉ sau một cuộc giáp chiến kịch liệt, liên quân Sparta và Syracuse không chỉ đánh tan vòng vây của quân đội Athens mà còn chiếm giữ lại được điểm cao Egypt Bailey, công phá luôn cả lá chắn trọng yếu Sepulion. Cùng thời gian ấy, hạm đội của Corinth phá vỡ tuyến phong tỏa trên biển của hải quân Athens, đưa chiến thuyền xâm nhập vào hải cảng Syracuse, tiếp tục hợp sức với lực lượng hải quân Syracuse và tiến hành một cuộc phản công thần tốc vào hạm đội Hy Lạp. Thấy tình thế đã đảo ngược hoàn toàn, Nisias lập tức thu hồi binh lực, giữ thế phòng thủ, đồng thòi phái người tức tốc mang thư về Athens, yêu cầu tăng viện. Sau khi nhận được thư hỏa tốc, Đại hội công dân Athens lập tức phái hai danh tướng là Demoshitini và Jurimeturn thống lĩnh 73 chiến hạm cùng 5.000 bộ binh hậu tuyến và số lượng lớn bộ binh tiền tuyến tức tốc tiến về Sicily, quyết tâm kết thúc cuộc chiến. Y vào Ưu thế binh lực, không lâu sau khi lên bờ, Demoshitini chủ động mở một cuộc tấn công vào điểm cao Egypt Bailey trong một đêm tối. Liên quân Syracuse và Sparta ngoan cường chống trả, 2.000 chiến binh Athens tử trận, kế hoạch chiếm đóng cứ điểm Egypt Bailey thất bại hoàn toàn. Những chiến binh Sparta thiện chiến trên bộ đã đánh tan hoàn toàn đội quân viễn chinh của Athens. Bấy giờ, Demoshitini mới biết tình hình không hề đơn giản như ông vẫn nghĩ, đặc biệt là tinh thần xuống dốc của các binh sĩ, ai ai cũng trông ngóng được trở về quê hương. Thêm vào đó, doanh trại của quân viễn chinh Athens lại đồn trú trên một vùng đầm lầy, số binh sĩ mắc bệnh ngày một tăng, đừng nói đến chuyện giành chiến thắng, đến cả niềm hy vọng bảo toàn mạng sống để về được quê hương cũng hết sức mong manh. Trong tình cảnh ấy, Demoshitini đề nghị Nisias rút quân. Thế nhưng, Nisias sợ phải gánh tránh nhiệm của một kẻ bại tướng, nên kiên quyết duy trì cuộc chiến. Bấy giờ, viện binh của Sparta đã đến được Sicily, Syracuse cũng chiêu mộ được nhiều viện binh mới, ưu thế về mặt quân số của Athens đã không còn nữa. Nisias nhận được tin báo vô cùng hoảng sợ, cuối cùng ông đành phải ra lệnh cho toàn quân nhanh chóng rút lui. Trong lúc quân đội viễn chinh Athens lũ lượt rút lên chiến hạm, chuẩn bị rút về nước thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Vốn là một viên tướng cẩn trọng quá mức, Nisias lập tức hạ lệnh đình chỉ mọi hoạt động, cho gọi thầy chiêm tinh đến bốc quẻ. Lời từ trong quẻ bói là “Phải đợi thêm 27 ngày sau mới có thể động binh”. Thế là kế hoạch rút quân lại được trì hoãn thêm nhiều ngày nữa. Chính trong thời khắc cần sự quyết đoán nhất, Nisias lại không Những chiến binh Sparta thiện chiến trên bộ đã đánh tan hoàn toàn đội quân viễn chinh của Athens. kiên quyết, khiến cho toàn bộ quân đội viễn chinh Athens bị dồn vào đường cùng.
Toàn quân bị diệt, âm mưu bá quyền trên biển tiêu tan Người Syracuse và Sparta không vì nguyệt thực mà tạm ngưng cuộc chiến, họ lại tiếp tục triển khai những cuộc tấn công ác liệt về phía quân đội Athens. Ngày 3 tháng 9, một trận tập kích nổ ra bên trong hải cảng, 76 chiến thuyền của Syracuse đã đánh bại 86 chiến thuyền của Athens, dũng tướng Jurimeturn tử trận. Những chiến thuyền còn sót lại bị đánh lùi về phía sau. Quân đội Syracuse nhân cơ hội này bịt chặt hải cảng, phong tỏa hoàn toàn hải quân Athens. Trước tình hình đó, Nisias không còn màng đến “ý trời” nữa, ông lập tức ra lệnh cho tất cả quân đội – ngoại trừ lực lượng cố thủ – tất cả đều phải lên thuyền, quyết chiến một trận sống mái cùng quân địch. Trong ngày hôm đó, hải cảng Sicily đã diễn ra một trận chiến ác liệt chưa từng thấy. Chiến thuyền của hai bên cuốn vào nhau, tiếng gào thét long trời lở đất. Sau khi các chiến thuyền đã tiếp cân vào nhau, binh lực của hai bên bắt đầu sử dụng những mũi thương dài tấn công lẫn nhau. Cuộc chiến đã diễn ra trong một thời gian rất lâu, cuối cùng thì đội quân viễn chinh Athens đã không thể tiếp tục đứng vững. Không còn phương án nào khác, Nisias đành phải ra lệnh cho lực lượng tàn quân rút vào đất liền. Hải chiến là sở trường của người Athens, trong khi người Sparta lại là những chiến binh bất bại trên đất liền. Dưới sự bao vây và công kích của liên quân Syracuse – Sparta, tàn binh Athens tiếp tục ngã gục hết lớp này tới lớp khác. Đến rạng sáng ngày thứ sáu, lực lượng liên quân đã bao vây toàn bộ 6.000 binh sĩ hộ vệ của Demoshitini, buộc viên tướng này phải đầu hàng, sau đó lại truy kích lực lượng của Nisias. Một cuộc giao chiến nổ ra, lực lượng rệu rã của Athens không còn là đối thủ ngang tầm của các chiến binh Sparta nữa, thống soái Nisias bị bắt làm tù binh, quân đội Athens hoàn toàn bị tiêu diệt. Trận thủy chiến giữa quân đội Athens và Sparta, kết thúc bằng sự thảm bại của đội quân viễn chinh Athens. Sau cuộc chiến, Syracuse và Sparta lại nuốt lời hứa, ra lệnh giết chết Nisias và Demoshitini. Hầu hết tù binh Athens đều bị bán làm nô lệ, chỉ một số rất ít có được may mắn trở về cố hương Athens. Số binh lính Athens bỏ mạng trong cuộc chiến Sicily là gần 5 vạn người, nguồn lực quốc gia bị tổn thất nặng nề. Từ đó về sau, các đồng minh trên biển của Athens lần lượt tan rã, giấc mộng xưng bá Hy Lạp cổ đại của thành bang Athens cũng tan thành mây khói.
“Bãi đất vàng” trên biển Địa Trung Hải Thủ phủ Palermo nằm ở tây bắc đảo Sicily, nước Ý. Đảo Sicily nằm ở tây nam bán đảo Italian, được ví như quả banh nằm trên “chiếc ủng” vươn ra Địa Trung Hải là nước Ý. Sicily là đảo lớn nhất trong vùng biển Địa Trung Hải. Đây là một đảo có đất đai rộng lớn và phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, phong cảnh tươi đẹp, đặc biệt có rất nhiều cam, chanh và ô liu. Do có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Sicily vẫn thường được lịch sử nhắc đến với danh hiệu “bãi đất vàng”.
❖ CHINH PHẠT BA TƯ Tục ngữ có câu “Ba mươi năm sông chảy về đông, ba mươi năm sông chảy về tây”. Có lẽ cả Quốc vương Darius, Xerxes v.v… có nằm mơ cũng không nghĩ tới, một trăm năm sau ngày đại quân Ba Tư tung hoàng ngang dọc trên đất nước Hy Lạp cổ đại, lớp người hậu duệ của đất nước quật cường này lại có thể kề gươm chĩa giáo lên con cháu của mình. Thời gian diễn ra chiến dịch Granicus, cũng chính là thời gian mà con cháu dân tộc Ba Tư hùng cường phải trả lại món nợ ngày nào đã gây ra đối với dân tộc Hy Lạp cổ đại. Nhắc đến chiến dịch Granicus, trước tiên phải nhắc đến vị hoàng đế lừng danh của vương quốc Macedonia là Alexander và phụ thân ông. Vương quốc Macedonia nằm ở phía bắc bán đảo Hy Lạp, với một nền văn minh phát triển tương đối muộn. Trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư, đất nước Macedonia từng một lần rơi vào ách thống trị của Ba Tư. Thời gian nổ ra cuộc chiến Peloponnese để tranh giành quyền lực giữa hai thành bang Athens và Sparta cũng chính là thời kỳ đất nước Macedonia có những bước phát triển nhanh chóng, với cột mốc lịch sử là sự đăng quang của vua Philip II – phụ thân của Alexander Đại đế. Chỉ sau vài năm, Philip II đã thống nhất toàn bộ lãnh thổ Hy Lạp cổ đại, vạch ra kế hoạch chinh phục phương Đông. Thế nhưng, một sự biến bất ngờ đã xảy ra, Philip II bị một thích khách mưu sát. Rất có khả năng thích khách là một người Ba Tư, nhưng đó cũng chỉ là một giả thuyết lịch sử chưa thể chứng thực. Sau cái chết của Philip II, Alexander lập tức trở thành hoàng đế Macedonia. Tượng đầu Philip II, quốc vương Macedonia. Trong lịch sử Macedonia, Alexander được tôn xưng là Alexander III. Từng là học trò của nhà triết học lỗi lạc Aristotle, có thể nói, Alexander là người thấu hiểu cặn kẽ về nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Alexander có nhiều cơ hội đi cùng cha mình trong những cuộc chinh phạt, tham gia vào bộ máy chỉ huy trong chiến dịch Kaluonie. Vì vậy, tuy chỉ là một hoàng đế lên ngôi vào năm 20 tuổi, nhưng ông đã là một con người đầy tài năng và vô cùng tham vọng. Sau cái chết của Philip II, giai cấp quý tộc Macedonia bắt đầu trở mặt làm phản, các bộ lạc ở phương bắc và người Thebes ở phương Nam cũng lần lượt vùng lên khởi nghĩa. Alexander lần lượt có những hành động trấn áp đối với các thế lực phản động. Để răn đe các thành bang còn lại, Alexander đã có những hành động vô cùng tàn khốc đối với thành bang Thebes, thành thị bị san thành bình địa, dân chúng đều bị bán làm nô lệ. Lực lượng bộ binh Macedonia do Philip II lập ra để phòng vệ và tấn công.
Phù điêu mô tả chiến binh Macedonia trên lưng ngựa.
Tham vọng xưng bá, Alexander tấn công Ba Tư Mùa xuân năm 334 TCN, Alexander thông lĩnh đại quân, tức tốc vượt qua eo biển Hellespont (nay là eo biển Dardanelles), tiến vào vùng đất Tiểu Á. Đế quốc Ba Tư tuy có 400 chiến hạm, nhưng lại chưa kịp triển khai kế hoạch phong tỏa eo biển, đánh mất cơ hội tốt nhất để ngăn chặn kẻ địch ngay từ bước đầu. Tương truyền, trong thời gian đưa đoàn chiến hạm vượt qua eo biển, Alexander từng đích thân cầm lái con tàu chỉ huy của mình. Ông còn hiến tế cho hải thần một cái đầu bò, dùng rượu được rót trong chén vàng đổ xuống mặt biển đế hiến tế cho Hải thần nương nương. Ngoài ra, mọi người còn tương truyền rằng, chính ông là người đầu tiên trong đội quân Đông chinh đã đặt chân lên đại lục châu Á. Một đàn tế tại nơi xuất hành và nơi đổ bộ được dựng lên, Alexander ra lệnh cử hành những nghi lễ long trọng để cầu xin sự phù hộ của thần Zeus và nữ thần Athena. Sau buổi lễ tế, Alexander tức tốc đưa quân vượt qua con sông Granicus. Hoàng đế trị vì Ba Tư trong thời gian này là Darius III, nhân được tin báo quân đội Macedonia đã tiến đến dòng sông Granicus, ông đã lập tức ra lệnh cho Tổng đốc các tỉnh của vùng tiểu Á là Meinong làm chỉ huy tiền tuyến, nghênh chiến với quân đội Macedonia. Trong Hội nghị tác chiến, Meinong đề nghị thành lập chiến trường tại Tiểu Á, dụ địch chui vào Ổ mai phục, sau đó phóng hỏa đốt hết lương thực của địch, cắt hết đường rút lui, bao vây cho đến khi kẻ địch tự ngã gục vì đói khát. Thế nhưng kế hoạch của ông không được các vị tổng trấn Tiểu Á tán thành, không ai muốn rời bỏ địa bàn của mình, mà chủ trương chặn đứng quân đội Alexander ngay tại dòng sông Granicus. Hình ảnh một chiến binh Macedonia đang cử hành nghi lễ bái tế hải thần. Hội nghị cuối cùng đã chấp nhận ý kiến của các vị Tổng đốc (toàn quyền). Khi đại quân Macedonia đến gần bờ sông, quân đội Ba Tư đã chờ sẵn trên một địa thế khá cao ở phía đông ngạn, trong đó đội kỵ binh với thế trận hình vuông được bố trí dọc theo bờ sông, tổng cộng có đến trên dưới 2 vạn binh sĩ. Phía sau lực lượng kỵ binh còn có hơn một vạn bộ binh, đa số là những binh lính đánh thuê người Hy Lạp.
Alexander quyết tâm giành chiến thắng tại dòng sông Granicus Ngay khi đạo quân của Alexander chuẩn bị tiến đến con sông Granicus thì nhận được tin báo khẩn cấp từ lực lượng trinh thám rằng quân đội Ba Tư đã dàn sẵn thế trận bên kia bờ sông. Alexander cho quân triển khai đội hình, cẩn thận quan sát động tĩnh của kẻ địch ở phía bên kia. Bộ tướng Parmanus tiến lên bẩm tấu: “Thưa hoàng đế, theo ý kiến của tôi, chúng ta nên lập tức hạ trại bên này sông. Tôi tin rằng, với lực lượng bộ binh ít hơn chúng ta, quân đội Ba Tư sẽ không dám manh động. Vì vậy, chúng ta có thể đợi đến trời sáng rồi hãy qua sông, tránh được những bất trắc có thể xảy ra. Căn cứ vào tình hình trước mắt, tôi cảm thấy, nếu để quân ta lập tức hành động ắt sẽ đối mặt với những nguy cơ rất lớn, chúng ta không thể cùng lúc vượt sông trong một địa hình quá trống trải như thế này. Hơn nữa, ngài hãy nhìn xem, bờ sông thì quá cao, có những chỗ chang khác gì vách núi dựng đứng, nếu quân chúng ta gặp phải sự tấn công của kỵ binh địch thì thật khó lòng chông đỡ. Xuất binh thất thế, đối với tình thế trước mắt, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, đối với toàn cục, sẽ càng nguy hại hơn”. Thế nhưng, Alexander lại dõng dạc trả lời: “Ta không thể để cho con sông này ngăn cản bước đi của ta. Người Ba Tư cứ tưởng họ cũng là những chiến binh dũng cảm giống như người Macedonia chúng ta. Nhưng đó chỉ là vì họ chưa bao giờ phải nếm trải những giây phút kinh hoàng mà thôi. Đây là lúc để cho bọn chúng biết được dũng khí của những chiến binh Macedonia”. Nói xong, Alexander lập tức triệu tập tướng lĩnh, chia binh lực ra làm ba cánh tả, trung và hữu, chuẩn bị vượt sông. Một bức tranh sơn dầu, thể hiện cảnh binh đoàn Macedonia đang xông lên giữa chiến trường với thế trận hình vuông. Trước khi hành động, hai bên đứng ghìm nhau ở hai bờ sông, án binh bất động, thinh lặng như tờ. Đột nhiên, Alexander phóng mình lên ngựa, dương cao ngọn giáo dài, ra lệnh cho mũi tiền phong xuất kích. Tiếp đó, ông đích thân thống lĩnh hai cánh quân tả hữu, kẻ thổi tù và, người người hò hét, cùng nhau vượt sông trong một khí thế hừng hực. Quân đội Ba Tư trông thấy cảnh ấy, lập tức chuẩn bị cung tên và các ngọn lao. Khi một trận mưa tên lập tức trút xuống dòng sông Granicus. Quân đội Macedonia không hề chùn bước, hết lớp này ngã xuống lại có lớp khác xông lên. Alexander dũng mãnh đi trước đoàn quân, ra lệnh cho tất cả binh sĩ lao thẳng về phía quân địch, một số đại tướng Ba Tư đã ngã ngựa, đại quân Macedonia bắt đầu tiến được lên bờ, kỵ binh hai bên lao vào một cuộc chiến vô cùng ác liệt. Cuộc chiến kéo dài suốt mấy giờ, cả con trai và con rể của Darius III đều tử trận trong cuộc hỗn chiến. Quân đội Ba Tư dần dần lùi lại và cuối cùng đã bị đánh vỡ hoàn toàn. Lực lượng bộ binh đánh thuê với thế trận hình vuông quen thuộc của người Hy Lạp vẫn tiếp tục ngoan cường kháng cự. Nhưng trước thế bao vây công kích của quân đội Macedonia, ngoại trừ 2.000 binh sĩ bị bắt làm tù binh, toàn bộ binh lực của Ba Tư đều ngã gục tại chiến trường. Một bức tranh miêu tả khung cảnh thắng trận của đội quân viễn chinh dưới sự chỉ huy của Alexander Đại đế.
Bức tranh sơn dầu “Alexander Đại đế tiếp kiến phái đoàn sứ giả Ấn Độ”. Sau cuộc chiến, Alexander ra lệnh áp giải 2.000 tù binh là lính đánh thuê Hy Lạp trở về Macedonia làm nô lệ. Ngoài ra ông còn cho người đem 300 bộ giáp sắt của quân đội Ba Tư gởi về Athens để làm tế phẩm dâng lên Nữ thần Athena cùng với những lời kính từ sau: “Xin dâng lên những chiến lợi phẩm lấy được từ tay của kẻ thù Ba Tư tại vùng đất Á châu. Con trai của Philip và toàn thể nhân dân Hy Lạp (ngoại trừ người Sparta) là Alexander xin kính dâng”. Chiến thắng đầu tiên trong cuộc Đông chinh đã cổ vũ rất lớn cho sĩ khí của Alexander và đại quân Macedonia. Từ đó về sau, như một lưỡi gươm sắc bén được trao vào tay của một chiến binh thiện nghệ, quân đội viễn chinh nhanh chóng đâm thẳng vào tận tim gan của đế quốc Ba Tư.
Alexander Đại đế Alexander là người sáng lập nên Đế quốc Alexander, hiệu là “Đại đế”. Năm 336 TCN, ông kế thừa vương vị của vua cha là Philip II, trở thành vua Macedonia khi mới tròn 20 tuổi. Bắt đầu từ năm 16 tuổi, Alexander đã được theo cha chinh chiến khắp nơi. Ngay từ thời còn bé, Alexander đã tỏ ra hiếu chiến, ngang ngược bá đạo và luôn nuôi mộng thống trị thế giới của mình. Người ta kể rằng, mỗi khi nghe tin thắng trận của cha mình, Alexander lại vô cùng buồn bã, chỉ lo không còn cơ hội để thực hiện giấc mộng vinh quang, chinh phục thế giới của mình. Alexander là người nhiệt tình đến cuồng bạo, một ý chí sắt đá và một trí tuệ xuất chúng, ngoài ra ông còn có khả năng phán đoán nhạy bén và biết tùy cơ ứng biến trong những tình huống khó khăn nhất. Trong chiến dịch Kaluonie, Alexander được giao quyền chỉ huy đội quân cánh hữu của Macedonia và đã giành được chiến thắng vang dội. Lực lượng bộ binh và kỵ binh Macedonia dưới sự chỉ huy của Alexander.
Chương 9 NHỮNG CÂU ĐỐ THẦN BÍ VỀ NỀN VĂN MINH HY LẠP CỔ ĐẠI So sánh với những dòng sông vĩ đại, những cánh đồng phì nhiêu bát ngát của các quốc gia văn minh phương Đông cổ đại, Hy Lạp cổ đại là một quốc gia có địa hình hiểm trở, đất ít núi nhiều, bờ biển quanh co, cùng với vô số những đảo lớn nhỏ. Có thể dễ dàng nhận thấy, đại dương đã trở thành khí hậu chính của vùng đất này, trong chừng mực nào đó, đã ảnh hưởng đến toàn bộ lịch sử và nền văn hóa của nền văn minh phương Tây cổ đại này. Trong thời kỳ tồn tại của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, trên bán đảo Hy Lạp cổ và các đảo thuộc khu vực biển Aegean, đã có hàng trăm quốc gia thành bang được hình thành, tuy chưa bao giờ đi đến thống nhất về mặt chính trị, nhưng lại tương đối thống nhất với nhau về mặt dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa và phong tục. Sự biến đổi về mặt địa lý cùng với sự biến mất của rất nhiều hiện vật đã biến nền văn minh Hy Lạp cổ trở thành một vùng đất với vô vàn những bí mật không thể giải đáp. Châu Atlantis chìm dưới đáy đại dương, ngựa gỗ khổng lồ thành Troy v.v… đều là những trầm tích của ngàn năm lịch sử, khiến cho nền văn minh Hy Lạp cổ đại càng thêm kỳ ảo, huyền bí.
❖ CHÂU LỤC ATLANTIS THẦN BÍ CÓ PHẢI ĐÃ CHÌM DƯỚI ĐÁY ĐẠI TÂY DƯƠNG? Đầu thập niên 1970, một nhóm nghiên cứu khoa học đã tìm đến vùng biển Đại Tây Dương, tại khu vực gần kề với quần đảo Azores. Họ đã khoan được một mẫu đá ở độ sâu 800m. Kết quả giám định cho thấy, vào khoảng 12.000 năm trước đây, vùng đất này quả thật là một mảng lục địa. Những kết luận được rút ra bằng phương pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật hoàn toàn đồng nhất với những gì mà Platon đã miêu tả trong tác phẩm của mình. Đây có phải là nơi châu lục Atlantis đã chìm xuống? Rất nhiều nhà khoa học đã dốc hết tâm trí vào việc truy tìm tung tích của “trung tâm văn minh” ban sơ này, những mãi đến hôm nay, vẫn chưa thu được một kết quả nào khả quan.
Sự biến mất kỳ lạ của lục địa Atlantis Tương truyền, bên dưới đáy biển sâu thẳm của Đại Tây Dương, có một quốc gia đã bị chìm đắm, đó chính là châu lục Atlantis. Người đầu tiên có những ghi chép về châu lục Atlantis là nhà triết học Platon của Hy Lạp cổ đại. Trong tác phẩm “Kerry” của mình, Platon đã miêu tả châu lục Atlantis là trung tâm văn minh của toàn thế giới. Quốc gia ấy còn rộng lớn hơn cả diện tích của Libia và Tiểu Á cộng lại, thế lực của nó vươn đến Ai Cập và vùng biển Italia. Về sau, Atlantis liên tiếp phát động những cuộc chiến tranh với các quốc gia Ai Cập, Hy Lạp và các dân tộc khác trong vùng biển Địa Trung Hải. Trong cuộc chinh chiến sau cùng với thành bang Athens, vấp phải sự kháng cự vô cùng ngoan cường của lực lượng này, toàn bộ quân đội Atlantis phải rút lui về nước. Không lâu sau đó, một cơn địa chấn khủng khiếp đã nhận chìm Atlantis xuống lòng biển sâu thẳm. Bản đồ lục địa Atlantic được tái hiện vào thế kỷ 17, dựa trên những miêu tả trong tác phẩm của Platon. Người khai phá Atlantis là hải thần Poseidon. Posei-don cưới một cô gái vô cùng xinh đẹp tên là Cleto làm vợ và có được 10 con trai. Poseidon chia Atlantis thành 10 phần và giao cho 10 người con của mình mỗi người nắm quyền một nơi. Đó chính là 10 vị nhiếp chính vương đầu tiên của Atlantis. Họ từng giao ước, các bên sẽ không bao giờ gây chiến với nhau, khi có một bên gặp nạn, các bên còn lại sẽ hết lòng giúp sức. Hải thần Poseidon, vị thần sáng lập Atlantis. Atlantis có bờ biển rất dài, núi cao hùng vĩ, đồng bằng bát ngát, dân chúng chủ yếu sống bằng các nghề trồng trọt, khai thác khoáng sản quý như vàng bạc cùng với nghề chăn nuôi và săn thú. Từ thành thị cho đến nông thôn, nơi đâu cũng ngập tràn hoa tươi, rất nhiều người dân sống bằng nghề chế biến nước hoa. Các thành thị rất đông dân và vô cùng náo nhiệt. Trong thành phố có rất nhiều hoa viên, khắp nơi đều có thể nhìn thấy những công trình kiến trúc quy mô lớn như đền thờ, sân khấu kịch, đấu trường và nhà tắm công cộng, được xây dựng bằng ba loại đá cẩm thạch có màu đỏ, trắng và đen. Trên bến cảng, thương thuyền vào ra tấp nập,
thương nhân từ khắp các nơi trên thế giới đều đổ về đây làm ăn buôn bán. Cùng với sự cường thịnh của đất nước, dã tâm của vương quốc Atlantis cũng ngày càng lớn hơn. Họ quyết tâm phát động những cuộc chiến tranh với quy mô lớn, tham vọng có thể thống trị toàn bộ thế giới. Thế nhưng, sau một trận địa chấn kèm những cơn đại hồng thủy dữ dội, chỉ trong một ngày một đêm, toàn bộ đất nước Atlantis đã bị chôn vùi vĩnh viễn vào trong lòng biển giá lạnh. Với điều kiện thiên nhiên vô cùng ưu đãi, nông dân Atlantis có thể thu hoạch hai mùa trong một năm. Những người Hy Lạp sinh sông vào thời kỳ cực thịnh của nền văn minh dân tộc không hoàn toàn quên mất sự hiện diện của nền văn minh Atlantis, và họ cũng không bao giờ quên đi trận đại họa đã ập xuống dân tộc bất hạnh kia, tất cả những sự kiện ấy đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác dưới hình thực một câu chuyện truyền thuyết. Cũng theo suy đoán của nhà triết học Platon được trình bày trong một tác phẩm khác của ông, thì Atlantis đã bị chìm xuống đáy biển vào khoảng 11.150 năm về trước. Platon từng nhiều lần nhắc lại trong tác phẩm của mình, những sự kiện về đất nước Atlantis mà ông biết được đều là những câu chuyện được truyền khẩu lâu đời trong dân gian, hoàn toàn không phải là chuyện hư cấu, bịa đặt do ông dựng nên. Tương truyền, Platon còn đích thân tìm đến Ai Cập, gặp gỡ các vị tăng lữ danh tiếng để thỉnh giáo về vấn đề này. Người thầy danh tiếng của Platon là Socrates khi nhắc đến Atlantis cũng từng nói: “Hay ở chỗ Atlantis là một câu chuyện có thật, điều này có giá trị lớn hơn nhiều so với những câu chuyện hư cấu\”.
Bí mật về đại lục Atlantis bao giờ sẽ được giải đáp? Nếu như câu chuyện về lục địa Atlantis mà Platon đã nhắc đến là có thực, vậy thì, ngay từ 12.000 năm về trước, đã có một nền văn minh xuất hiện trên thế giới. Nhưng lục địa Atlantis ngày ấy đích xác là ở nơi đâu? Hàng ngàn năm qua, nhân loại vẫn luôn cảm thấy vô cùng hứng thú với câu hỏi này. Mãi đến thập niên 1960, tại vùng biển Bermuda, cùng với các khu vực lân cận của quần đảo Bahamas, bán đảo Florida phía Tây Đại Tây Dương, các nhà khoa học đã liên tiếp phát hiện ra những di chỉ làm chấn động cả thế giới. Một bức bích họa do các họa sĩ đời sau thực hiện, miêu tả một thiếu nữ Atlantis đang chơi nhạc. Vào một ngày đẹp trời năm 1968, mặt biển Đại Tây Dương tại khu vực quần đảo Bahamas trở nên yên lặng như tờ, nước biển trong xanh đến độ có thể trông đến tận đáy. Một nhóm thợ lặn đang trên đường quay trở về đảo Rimini trên một chiếc thuyền nhỏ thì bất chợt có người hét lên: “Dưới đáy biển có một đại lộ”, các thủy thủ khác không hẹn mà cùng cúi nhìn xuống dưới, bên dưới đáy biển trong xanh hiện lên rõ nét một con đường được lát bằng những khối đá rất lớn. Đó là một con đường được lát bằng những khôi đá hình chữ nhật và hình đa giác, có độ dày và lớn nhỏ không đều nhau, nhưng được xếp hết sức ngay ngắn chỉnh tề. Đây có phải là con đường mà các kỵ binh Atlantis đã từng sử dụng? Năm 1974, một chiếc thuyền nghiên cứu Hải dương học của Liên Xô đã chụp được 8 bức hình dưới đáy Đại Tây Dương – kết hợp lại thành một công trình kiến trúc vĩ đại. Có phải đây lại là một công trình kiến trúc do bàn tay trí tuệ của người Atlantis dựng nên? Năm 1979, với những dụng cụ thăm dò và đo đạc tiên tiến nhất, một nhóm các nhà khoa học người Mỹ và Pháp đã tiến hành rà soát và phát hiện được một Kim tự tháp bên dưới đáy biển “Tam giác Bermuda”. Bên dưới Tháp có hai hang động rất lớn, nước biển liên tục ra vào hai hang động này với một tốc độ kinh người. Đây có phải là tòa Kim tự tháp do người Atlantis dựng lên. Quân đội Atlantis từng chinh phục Ai Cập, phải chăng chính người Atlantis đã đem kỹ thuật xây dựng Kim tự tháp đến Ai Cập? Châu Mỹ cũng có những Kim tự tháp khổng lồ, nguồn gốc của chúng là từ Ai Cập, hay đến từ châu lục Atlantis? Năm 1985, hai thủy thủ người Na Uy đã phát hiện được một tòa thành cổ bên dưới khu vực tam giác Bermuda. Dựa vào những tấm hình mà hai thủy thủ này đã chụp được, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một bình nguyên rộng lớn, những con đường chạy ngang dọc, những căn nhà mái tròn, những đấu trường, tu viện v.v… Cả hai đã phát biểu trong một niềm phấn khích tột cùng: “Không còn hoài nghi gì nữa, những gì mà chúng tôi đã phát hiện được chính là thành phố Atlantis. Nó hoàn toàn giống với những gì mà Platon đã miêu tả”. Đó có phải là một sự thật? Đáng tiếc là “tòa kim tự tháp” dưới đáy biển “Bermuda” chỉ là một vật thể được xác định bằng phương pháp đo lường trên mặt biển, đến nay vẫn chưa có một nhà khoa học nào có thể chứng minh nổi, đó có thật sự là một công trình do bàn tay con người xây dựng hay không, bởi
rất có thể, nó chỉ là một ngọn núi hình chóp nằm dưới đáy biển mà thôi. Trước mắt, cũng chưa có ai chứng thực nó là một di chỉ của Atlantis. Sơ đồ cung điện Atlantis được thể hiện lại bằng trí tưởng tượng. Theo khảo chứng của một số nhà khoa học, các cung điện của Atiantis thời đó cũng hùng vĩ không kém gì những đền thờ Hy Lạp cổ đại. Về con đường đá bên dưới vùng biển thuộc đảo Rimini, nghe nói sau này đã có một nhà khoa học lặn xuống đáy biển, lấy được một mẫu đá của con đường này và tiến hành phân tích hóa học. Kết quả cho thấy, con đường bằng đá này có tuổi thọ chưa đến 10.000 năm, mà nếu nó thật sự là một con đường do người Atlantis xây dựng, thì ít nhất nó cũng phải có tuổi đời trên 10.000 năm mới hợp lý. Riêng về những tấm ảnh mà hai thủy thủ người Na Uy đã chụp được, đến nay vẫn không thể xác định được tính chân thật của chúng. Tóm lại, cho đến ngày nay, chúng ta vẫn chỉ có được một kết luận duy nhất mang tính xác thực là có một lục địa đã bị nhận chìm bên dưới đáy biển Đại Tây Dương. Nếu quả thực trên vùng biển Đại Tây Dương đã từng tồn tại nền văn minh Atlantis, rồi bi nhân chìm xuống đáy biển sâu như những gì mà nhà triết học Platon đã miêu tả, thì nhất định sớm muộn chúng ta sẽ tìm được những di chỉ của nền văn minh ấy. Đáng tiếc là cho đến tận hôm nay, vẫn chưa có một nhà khoa học nào tuyên bố mình đã tìm được di chỉ của nền văn minh Atlantis bên dưới đáy biển Đại Tây Dương. Vì vậy, cho đến nay, Atlantis vẫn là một bí mật chưa thể giải đáp.
Truyền thuyết về “Atlantis” Sơ đồ phục chế tòa cổ thành Atlantis dưới đáy biển. Có một truyền thuyết liên quan đến đại lục Atlantis được kể lại như sau: khi các vị thần trên trời tiến hành phân chia lãnh thổ, đại lục Atlantis được trao cho hải thần Poseidon nắm giữ. Poseidon yêu một thiếu nữ xinh đẹp tên là Cleto, rồi cưới nàng làm vợ. Hai người có được năm cặp sinh đôi, tất cả đều là con trai. Đến khi các con đã trưởng thành, Poseidon bèn phân chia lãnh thổ cho 10 anh em cùng nhau cai quản. Đó chính là 10 vị vua đầu tiên của vương quốc Atlantis. Trong đó người anh cả Atlantis được tôn xưng là “vua trong các vua”. Vì vậy, vương quốc này còn được gọi là “Atlantis”. Bức bích họa của người Hy Lạp cổ đại miêu tả cảnh một chiến binh Atlantis chiến đấu cùng mãnh thú. Atlantis có một nền văn minh vô cùng phát triển, xã hội của họ đã được phân thành những giai cấp hết sức rõ ràng; dân số vào khoảng 12 triệu người; phân công nông nghiệp hết sức khoa học; khí hậu thích hợp giúp họ có thể thu hoạch hai mùa nông phẩm trong năm; một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh; đã bắt đầu sử dụng kim loại quý và hợp kim; hoạt động mậu dịch với các vùng đất xa xôi thông qua đường biển củng hết sức phát đạt. Ngoài ra, vương quốc Atlantis còn có một hệ thống công trình công cộng rất đa dạng và hùng vĩ như đền thờ Poseidon, tự miếu, kịch trường mải tròn, đấu trường, nhà tắm công cộng v.v… Tổ chức quân sự của họ củng hết sức hoàn chỉnh, lãnh thổ quốc gia được chia thành 9 vạn khu vực quân sự, mỗi khu vực có một quan chỉ huy, phụ trách 12 binh sĩ, 2 chiến sĩ, 1 chiến xa cùng với những vật dụng cần thiết khác. Đáng tiếc là một đại lục văn minh như thế lại đột ngột biến mất chỉ trong một cơn đại họa. Chính vì vậy, không ít người nghĩ rằng đây chỉ là một câu chuyện hư cấu mà thôi.
❖ CÓ PHẢI ĐẠI ĐẾ ALEXANDER ĐÃ CHẾT VÌ BỊ ĐẦU ĐỘC? Trong thế giới Hy Lạp cổ đai, có rất nhiều hiên vật liên quan đến Alexander Đại đế như tượng, phù điêu, bích họa v.v… Tại Ai Cập, cho đến hôm nay chúng ta vẫn còn được nghe nhắc đến một trong những hải cảng nổi tiếng nhất thế giới mang tên Alexander. Tất cả những di vật ấy đều khiến cho chúng ta liên tưởng đến một con người đầy tham vọng, đã từng rong ruổi trên khắp các vùng đất của châu Âu và châu Á, ôm khát vọng chinh phục thế giới, đó chính là Alexander Đại đế, người xây dựng nên một đế quốc hùng mạnh và vĩ đại. Thế nhưng, Đồng tiền có in hình Alexander Đại đế được sử dụng rộng rãi ở Hy Lạp và các vùng thuộc quyền cai trị của nó. quốc gia hùng cường ấy chỉ tồn tại vỏn vẹn trong 13 năm, nó đã kết thúc nhanh chóng cùng với cái chết bí mật của người đã gây dựng nên nó. Rốt cuộc thì Alexander Đại đế đã chết như thế nào? Rất nhiều chuyên gia đã không ngừng khám phá, hy vọng có thể tìm ra một vài manh mối cho câu hỏi hóc búa trên. Năm 323 TCN, đội quân viễn chinh của Alexander đang nắm giữ thế thượng phong trong cuộc chiến với đế quốc Ba Tư. Ông quyết định sử dụng Babylon làm căn cứ địa, chuẩn bị tấn công bán đảo Ả Rập. Trong kế hoạch chinh phục thế giới vĩ đại của mình, đây rõ ràng là một bước đi vô cùng quan trọng. Mấy ngày trước khi mở cuộc tấn công, Alexander đã cùng với các tướng lĩnh say sưa trong một buổi yến tiệc. Ngay đêm hôm ấy, Alexander đã ngã gục vì bệnh. Và cũng chỉ vỏn vẹn 12 ngày sau đó, Alexander Đại đế đã lìa bỏ trần gian, lìa bỏ giấc mộng bá chủ hoàn cầu của mình. Ai hay điều gì đã giết chết một thiên tài quân sự nhanh chóng đến như vậy? Bức tượng Alexander Đại đế đang tung hoành trên lưng ngựa. John Gulliver là một trong những nhà trinh thám ưu tú nhất của sở cảnh sát Luân Đôn, người phụ trách đội đặc nhiệm chống khủng bố, người đã từng ngăn cản thành công âm mưu đánh bom Luân Đôn của lực lượng quân cộng hòa Ireland, phá vỡ hàng trăm kế hoạch ám sát và đầu độc của các thế lực xã hội đen trong các buổi hội họp hay đại tiệc. Giờ đây, ông muôn tiến hành một cuộc điều tra triệt để về nguyên nhân cái chết của Alexander Đại đế. Trước tiên nên trở về với tuổi thơ của Alexander. Được sinh ra trong một đất nước có địa hình hùng vĩ, uy danh quân sự vang lừng khắp nơi, cậu bé Alexander được tiếp thu những tư tưởng quân sự độc đáo từ người cha vĩ đại của mình, được tiếp thu một nền văn hóa Hy Lạp cổ đại tiên tiến từ người thầy Aristotle lỗi lạc, tư tưởng thống trị thế giới đã bắt đầu manh nha trong cậu từ đấy. Ngay từ khi sinh ra, Alexander đã được bồi dưỡng để trở thành chiến binh gan dạ. Cậu thích săn bắn và uống rượu với bạn bè, cùng nhau thảo luận về chiến tranh. Năm hai mươi tuổi, phụ vương Philip II bị ám sát, Alexander trở thành người lãnh đạo toàn quyền của đế quốc Macedonia. Nhưng điều ấy không thể thỏa mãn được khát vọng to lớn của ông.
Trong trận quyết chiến Ezop, Alexander Đại đế đã đánh bại hoàng đế Darius III, chiếm lĩnh toàn bộ đế quốc Ba Tư. Một lần, vị hoàng đế trẻ tuổi rời bỏ cố hương để tham gia vào một cuộc chiến tranh có quy mô nhỏ. Thế nhưng, vùng đất phì nhiêu bát ngát mở ra trước mắt đã làm bùng cháy một tham vọng bao năm vẫn hằng ấp ủ trong tâm trí ông, đó chính là vương quốc Ba Tư. Ngay lập tức, Alexander huy động binh sĩ, thẳng tiến về đất Ba Tư, rồi lần lượt đánh bại đối thủ từng trận từng trận một. Đất nước tiếp theo phải rơi vào tay của Alexander Đại đế chính là Ai Cập. Lạ lùng thay, người Ai Cập lại sùng bái kẻ chinh phục mình như một vị thần. Những bức tượng bên trong đền thờ Luxor đã nói lên điều này, Alexander trở thành vị pharaoh châu Âu đầu tiên trong lịch sử tồn tại của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Để thống trị toàn bộ thế giới, Alexander thông lĩnh đại quân tiến về phương Đông, tới một vùng đất chưa từng biết đến. Chỉ mới 20 tuổi, Alexander Đại đế đã đánh bại thủ lĩnh của vùng đất Afghanistan. Tiếp đó, ông lại nhanh chóng triển khai những trận chiến kịch liệt với các vương hầu trên bán đảo Ân Độ v.v… Chỉ trong thời gian chưa đầy 10 năm, ông đã xây dựng nên một đế quốc rộng lớn, với diện tích lãnh thổ hơn 3 triệu km², trùm lên cả ba đai lục Á-Âu – Phi. Di chỉ của một thành thị được Đại đế Alexander ra lệnh xây dựng tại vùng Trung Á trong cuộc Đông chinh vĩ đại của mình. Dù là một thiên tài quân sự và là một con người có khả năng thu phục nhân tâm lạ thường, nhưng Alexander cũng là con người thô bạo tàn nhẫn, buồn vui thất thường, hơn nữa ông lại còn là một con sâu rượu. Mối nguy hại vì rượu đối với Alexander ngày càng rõ rệt: càng ngày ông càng trở thành một con người thiếu quyết đoán nhung lại ham thích mạo hiểm. Sau một lần say rượu, ông đã ra lệnh thiêu hủy kinh thành Persepolis của người Ba Tư; trong một cơn tức giận khác, ông đã hạ lệnh giết chết một người bạn thân đã từng liều mạng cứu sống ông trong một cuộc chiến ác liệt. Thám tử Gulliver còn chỉ ra, trong tính cách của Alexander, không hề tồn tại khái niệm “kiềm chế”. Mấy ngày trước khi ngã gục vì bệnh, ông vẫn không ngừng tính toán phương án cho một cuộc chiến mới: chinh phục Á Rập. Không những thế, cũng trong thời gian này, ông còn chuẩn bị một kế hoạch chinh Tây, đánh chiếm Italia và Carth-age. Nếu như ông không đột ngột qua đời ở tuổi 33, những kế hoạch đầy tham vọng đó có lẽ đã làm thay đổi diện mạo lịch sử ngày nay.
Alexander đã chết vì nhiễm bệnh sốt “Tây sông Nile”? “Tây sông Nile”: Nhiễm loại virus màu vàng ở các khu vực châu Phi, Trung Đông, châu Âu và châu Á. Dựa vào những tư liệu đáng tin cậy nhất hiện nay, Alexander Đại đế đã chết vào ngày 11 tháng 6 năm 323 TCN. Trong khi đó, những tư liệu mà thám tử Gulliver có được đều xuất hiện nhiều năm sau cái chết của Alexander, hơn nữa, các tài liệu lại có nhiều mâu thuẫn với nhau. Gulliver quyết định tìm sự trợ giúp từ các chuyên gia. Ông tìm được Rennes Fox – một nhà sử học đã có hơn 35 năm chuyên tâm nghiên cứu về cuộc đời Alexander. Faulkes giải thích: “Đối với những tài liệu lịch sử liên quan đến Alexander, chúng tôi chủ yếu duy trì hai quan điểm. Một quan điểm có liên quan đến thuốc độc. Trong một cuốn sách nói về âm mưu đầu độc Alexander, có những tình tiết hết sức mới mẻ, cuốn sách thậm chí còn tuyên bố rằng, trước khi bắt đầu buổi yến tiệc hôm đó, đã có người biết trước về cái chết của Alexander. Cảnh núi non hùng vĩ ở bắc Ấn Độ. Nơi đây vẫn còn giữ được nét hoang sơ như thời kỳ đội quân Đông chinh Alexander đặt chân đến. Một quan niệm khác đến từ ‘ghi chép hoàng gia’, trong đó nhận định Alexander đã chết vì sốt cao”. Như vậy, quan điểm nào là đáng tin hơn? Bác sĩ người Mỹ John Marl, một chuyên gia nghiên cứu những căn bệnh nhiệt đới tại các vùng trên thế giới đã dựa vào những miêu tả về bệnh chứng của Alexander được ghi lại trong các sử liệu để loại trừ khả năng vị hoàng đế này đã chết vì bệnh sốt rét (đây là một quan điểm được rất nhiều nhà sử học trước đây nhất trí). Sau đó, ông lại tìm hiểu thêm một số tư liệu có liên quan đến Alexander và phát hiện ra một manh mối chưa từng được những người đi trước chú ý đến. Tổng hợp những chứng cứ có được, bác sĩ John Marl đã đưa ra một quan điểm hoàn toàn mới: Alexander rất có khả năng đã chết vì bệnh “sốt Tây sông Nile”. Trong sử liệu có một đoạn ngắn ghi chép lại hành trình tiến vào Babylon của đoàn quân viễn chinh, theo đó thì một điềm xấu đã xuất hiện trên bầu trời khi đoàn quân của Alexander tấn công vào kinh thành. Đoạn sách miêu tả “khi ông (Alexander) ngước mặt lên trời, thì trông thấy một đàn chim đang cắn nhau, sau đó chúng đều rơi xuống đất mà chết”. Sau khi chinh phục Ai Cập, Alexander cũng đã từng ra lệnh xây dựng một Kim tự tháp vô cùng to lớn. Bác sĩ Marl đã liên hệ chi tiết này với một sự kiện xảy ra sau đó hơn 2.300 năm. Đó là một ngày trong năm 1999, trong thành phố New York đột nhiên có rất nhiều chim chóc rơi xuống đất mà chết – toàn bộ số chim này đều chết vì cùng một nguyên nhân duy nhất, đó chính là sốt “Tây sông Nile”. Khoảng 3 tuần sau đó, đã có một số người nhiễm phải căn bệnh này. Sốt Tây sông Nile là một căn bệnh truyền nhiễm độc tố do muỗi gây ra. Cả chim và người đều có thể nhiễm phải chứng bệnh này. Triệu chứng bệnh thường thấy nhất ở người chính là tình trạng sốt cao. Điều này hoàn toàn phù họp với bệnh chứng của Alexander được ghi chép trong ‘nhật ký hoàng gia’. Hơn nữa, những triệu chứng khác của ông cũng rất phù họp với căn bệnh này, ví
dMụarnlhcưhỉtrroõn, bgệmnhấysốntgTàyâycusôốni gcùNnigletrhưoớàcn ktohài nqucaó đthờểi,dnẫửnađtếhnântìndhướtriạcnủgavôiênmg đnããob,ị ảlinệht.hBưáởcnsgĩ rất nặng đến khả năng vận động của cơ thể.
Khả năng bị đầu độc bởi những người trong gia tộc Mặc dầu rất quan tâm đến nhận định của bác sĩ Marl, rằng Alexander có khả năng đã chết vì bệnh sốt Tây sông Nile, nhưng theo nhận xét của thám tử Gulliver thì bản thân nhận định ấy không thể đứng vững. Bởi vì, có không ít nhà sử học đã nhận định, chi tiết sốt cao được miêu tả trong cơn bệnh dẫn đến cái chết của Alexander là hoàn toàn hư cấu, mục đích là muốn bit mắt thiên ha. Hơn nữa, 20 năm sau cái chết của ông, những lời đồn đại về khả năng ông bị hạ độc càng lan truyền rộng rãi trong dân gian. Tư duy nghề nghiệp của Gulliver nhắc nhở rằng, trong quá trình điều tra cần mở rộng suy nghĩ đến tất cả những khả năng khác. Bộ tướng Ptolemy của Alexander Đại đế đã xây dựng tại Ai Cập vương triều Ptolemy. Đây là bức tượng Ptolemy II được các nhà khoa học phát hiện bên dưới đáy biển. Hơn nữa, vào thời ấy, mọi người vốn rất quen thuộc với việc dùng thuốc độc, Alexander Đại đế lại là một con người có nhiều kẻ thù, ắt hẳn họ cũng rất muốn giết hại ông ta. Để điều tra khả năng Alexander đã chết trong một âm mưu đầu độc, Gulliver đã “tìm đến” Olympia – cố hương Macedonia của Alexander Đại đế. Trong câu chuyện mưu sát bằng thuốc độc, có nhắc đến một gia tộc Macedo. Nếu muốn tìm được hung thủ, tất yếu phải hiểu được những người sống chung quanh anh ta, xem người nào có cơ hội tiếp cận và hạ độc anh ta nhất. Sau một thời gian tìm kiếm, Antipatros – vị trưởng quan địa phương của khu vực Macedonia được đưa vào phạm vi tình nghi. Rất có khả năng, ông này chính là người đã vạch ra kế hoạch mưu sát Alexander bằng độc dược. Vào thời gian đó, Antipatros vừa bị Alexander Đại đế cách chức, có lẽ vì lo lắng cho tính mạng bất toàn và lòng căm giận đã thúc đẩy ông ta nghĩ đến phương án hạ độc vị hoàng đế hà khắc của mình. Trinh thám Gulliver suy đoán, Antipatros đã sai một đứa con trai của mình là Casades đem thuốc độc từ Macedonia đến Babylon. Tại Babylon, ông còn có thêm một đứa con trai khác đang hầu cận Alexander Đại đế. Rõ ràng, ông là người có động cơ mạnh nhất và cơ hội tốt nhất để đầu độc Alexander. Thế thì, có thể nào Alexander lại trở thành một tế phẩm cho gia tộc Macedo? cần biết rằng, gia tộc Macedo là một tập đoàn đã nổi lên bằng huyết tanh và bạo lực, đó là một gia tộc chứa đầy cừu hận, một thế giới của mưu sát và bạo lực. Thậm chí có thể nói, huyết tanh là kiểu mẫu thời thượng được gia tộc này hết sức yêu chuộng. Dựa vào manh mối Antipatros, cần phải xác định loại thuốc độc mà hung thủ đã sử dụng là loại nào. Gulliver đã đến một chuyên gia về độc dược, sử dụng những kỹ thuật mô phỏng trong y học để tìm hiểu về những phản ứng trúng độc có thề xuất hiện trong 12 ngày sau cùng của Alexander. Sử liệu ghi chép rằng, trong buổi tiệc hôm đó, Alexander chỉ mới uống được một lát thì đã cảm thấy khó chịu, tiếp theo đó là nôn mửa, cảm thấy đau nhức, nói chuyện khó khăn, thân thể dần dần suy nhược. Một số nhà sử học trong giai đoạn đầu đã cho rằng đó là loại độc dược Strychnine mà những người Hy Lạp đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu độc dược lại không nghĩ vậy. Bởi vì, người trúng độc Strychnine luôn có những triệu chứng điển hình sau đây: cơ bắp co lại, cằm dưới dơ cứng, mắt lồi ra ngoài, lưng sau cong lên. Hơn nữa, chỉ cần 4-5 tiếng, người trúng độc nhất định sẽ tử vong, trong khi Alexander lại chết sau đó hơn 10 ngày. Các chuyên gia đã sàng lọc trong số 25 loại độc dược thường được sử dụng vào thời Hy Lạp cổ đại và chọn ra được 3 loại có tính khả thi nhất ở trường họp này, trong đó
có một loại độc dược thực vật mang tên thỏ quỳ (ô đầu đông, một loại rau có chứa độc tố), mọc rất phổ biến tại quê hương của Alexander Đại đế, thành phần chất độc của loại cây này chỉ tập trung ở rễ. Các chuyên gia độc dược phát hiện, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên diễn ra vào thập niên 1950, đã từng xảy ra một vụ trúng độc thỏ quỳ. Trong món canh của các binh sĩ ngẫu nhiên có bỏ thêm thỏ quỳ, lúc ấy có 14 binh sĩ dùng canh. Kết quả là chỉ sau nửa giờ, các binh sĩ này đều ngã bệnh, triệu chứng cũng rất giống với Alexander.
Tiến hành thí nghiệm thỏ quỳ để tìm chân tướng sự việc Vậy thì triệu chứng của loại độc dược này có phù họp với tình trạng lâm sàng của Alexander trong 12 ngày sau cùng hay không? Các chuyên gia độc dược đã cùng với một nhóm nghiên cứu tiến hành cuộc thí nghiệm trên một cơ thể giả được kiểm soát bằng máy tính. Cơ thể giả cũng có huyết áp, hô hấp và mạch đập. Những tiêu chí sinh lý này sẽ hiển thị những ảnh hưởng của thỏ quỳ đối với cơ thể trong những thời điểm then chốt. Những người chủ trương mưu sát bằng độc dược đều tin rằng, có thể Alexander đã bị đầu độc khá nhiều lần. Chính vì vậy mà các chuyên gia đã tiến hành một loạt các thí nghiệm, bắt đầu với giả thuyết lần hạ độc đầu tiên là trong đêm yến tiệc hôm đó. Trang bị của các binh sĩ thời kỳ Alexander. Các chuyên gia đặt giả thuyết Alexander đã bị trúng độc trong khi uống rượu trong buổi tiệc, có thể giả liền thể hiện những phản ứng tương tự: nhịp tim hạ xuống, huyết áp giảm, hô hấp khó khăn, thân thể trở nên suy nhược. Nhưng một liều thuốc thỏ quỳ không đủ khả năng giết chết một người. Vì chỉ cần 24 giờ sau khi trúng độc, độc tố sẽ bị thải ra ngoài. Như vậy cần phải tính đến lần đầu độc thứ hai. Trong các ghi chép trước đây, có những đoạn gợi ý như sau: Alexander từng nhờ người khác dùng lông chim cào vào cổ họng mình để có thể nôn mửa thức ăn ra ngoài. Đó là một mẹo nhỏ thường được sử dụng vào thời bấy giờ. Rất có thể trong lúc cho lông chim vào trong cổ họng của Alexander, những kẻ chủ mưu đầu độc lại một lần nữa đưa thêm độc dược vào cơ thể ông.
Những dụng cụ ăn uống của Alexander được sử dụng khi ông còn sống. Nhiều người hoài nghi có người đã tẩm độc vào các dụng cụ này để giết hại Alexander. Cuộc thí nghiệm lại được tiếp tục, sau khi liều thuốc độc tiếp theo được đưa vào cơ thể giả, những dấu hiệu phản ứng cho thấy, người trúng độc sẽ không thể bước nổi xuống giường, tình trạng suy nhược có khả năng vẫn còn kéo dài. Nhịp tim giảm xuống dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng khí. Đến lúc này, có lẽ người bệnh cũng khó có thể cất đầu lên được, cơ thể ngày càng suy nhược trầm trọng. Sau 12 ngày cầm cư, liều thuốc độc thứ hai đó sẽ đưa anh ta xuống suối vàng. “Cơ thể già ấy cuối cùng đã ngã quỵ, cơ bắp ngưng hoạt động, quả tim chỉ thỉnh thoảng đập lên một hai nhịp. Nếu đó là một người thực, thì anh ta đã phải chết rồi”. Các chuyên gia độc dược tuyên bố như vậy. Âm mưu đầu độc là một lời giải đáp có tính khả thi nhất về cái chết của Alexander, nhưng khi bắt đầu tiến hành cuộc điều tra, Gulliver tỏ ra hoài nghi với quan điểm này. Ông nhận thấy cái chết của vua Philip II (cha của Alexander, người đã bị giết chết trong một âm mưu ám sát) là do một thích khách dùng kiếm thực hiện, độc dược không phải là một binh khí được người Macedonia ưa chuộng. Ồng nói, “tôi cho rằng sử dụng độc dược không phải là một truyền thống của người Macedonia. Đây là một dân tộc rất xem trọng khí khái nam nhi, nếu có ai đó muốn giết chết kẻ thù của mình, anh ta sẽ dùng kiếm, chứ không dùng độc dược”. Có điều, trong khi nghiên cứu phương pháp trị liệu của các thầy thuốc cổ đại, Gulliver đã có một phát hiện khiến cho mọi người phải kinh ngạc: “Các thầy thuốc thời ấy sử dụng ‘thỏ quỳ’ với một lượng nhỏ trong bài thuốc của mình”. Đó là một bài thuốc tẩy đường ruột và cũng là một phương thuốc xổ giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. Nhưng nếu liều lượng thỏ quỳ trong thang thuốc quá cao, nó sẽ lập tức biến thành một thang thuốc độc. Phát hiện này lại đưa Gulliver tìm đến một phương án mới. Lần này, ông hy vọng có thể tìm thấy những chứng cứ cho thấy Alexander đã dùng thuốc quá liều trong thời gian chữa bệnh. Ngoài những thương tích trên chiến trường, Alexander còn phải chịu đựng những áp lực tinh thần vô cùng nghiêm trọng.
Nữ thần Athena mà Alexander vô cùng sùng bái cũng không thể bảo hộ cho tính mạng của ông. 8 tháng trước khi qua đời, ông đã mất đi người bạn thân thiết nhất của mình là Hephaistion. Nhưng trong khi Gulliver phát hiện được tác dụng trị liệu thần kinh của rễ cây thỏ quỳ, Gùlliver lại vấp phải một vấn đề khó hiểu. Ngay từ thời thiếu niên, Hephaistion đã cùng ăn uống và cùng chiến đấu với Alexander, ông không chỉ là một viên tướng mà còn là một chỗ dựa tinh thần của Alexander. Alexander từng tuyên bố trước mặt mọi người, người mà Hephaistion yêu mến và bảo vệ, không phải là người làm vua của anh ta, mà là người bạn thân thiết của anh ta. Sau cái chết của Hephaistion, Alexander vô cùng đau khố và đã hạ lệnh xây dựng cho người bạn chí thân của mình một lăng mộ năm tầng vô cùng to lớn. Để hiểu rõ những đau khổ tinh thần có thể ảnh hưởng như thế nào đối với Alexander, thám tử Gulliver lại tìm đến các chuyên gia tâm lý. “Alexander cảm thấy đau buồn cực độ, cái chết của người bạn chí thân đã làm ông ta suy sụp. Rất có thể vì sự kiện này mà ông ngày càng xem thường tính mạng của mình và cũng không còn khả năng quyết đoán như ngày trước nữa. Ắt hẳn ông ta sẽ uống rượu ngày càng nhiều hơn, mà điều này càng dễ tạo ra cơ hội cho kẻ thù mưu sát. Ngoài ra, mối quan hệ giữa ông với những người khác cũng nảy sinh vấn đề”. Một chuyên gia tâm thần đã nói với thám tử Gulliver, hệ thông miễn dịch và hành vi của Alexander đều có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những hệ lụy này, và như vậy, Alexander không thể không cần đến sự trợ giúp của các thầy thuốc. Với trình độ y học đương thời, dược thảo sẽ là một trong những phương pháp đối phó với các chứng bệnh tổn thương về mặt tâm thần được các thầy thuốc lựa chọn, trong đó có thỏ quỳ.
Dụng cụ đựng rượu được sử dụng trong hoàng cung của Alexander.
Giả thuyết về cái chết của Alexander theo suy luận của thám tử Gulliver Giả thuyết Alexander đã từng sử dụng thảo dược giúp cho Gulliver đưa ra một giải thích hoàn toàn mới: có thể ông ta đã chết vì dùng thỏ quỳ quá liều. Vì vậy, vấn đề then chốt là ông ta có thể đã chết vì trúng độc, nhưng không hẳn là do người khác chủ mưu đầu độc, mà vì sư sai lầm trong việc định lượng hàm lượng rễ cây thỏ quỳ trong quá trình điều trị của các thầy thuốc. Để chứng minh khả năng Alexander đã chết vì dùng thuốc quá liều, thám tử Gulliver đã nhờ một chuyên gia điều tra liều lượng của loại thảo dược này. Các chuyên gia đã tìm được một vài trường hợp sử dụng thỏ quỳ làm dược thảo của các thầy thuốc cổ đại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, để hỗ trơ việc nôn mửa và bài tiết, các thầy thuốc cổ đại thường xuyên kê ra một liều lượng dẫn đến trúng độc. Hồi thập niên 1950, từng có một vị bác sĩ thử dùng thỏ quỳ để trị bệnh cao huyết áp, nhưng thực tế đã chứng minh, tác dụng phụ do độc tố của nó gây ra cũng nguy hiểm không khác gì 2.300 năm về trước. Các bác sĩ đều nhận định, rất khó khống chế giới hạn trị bệnh và gây hại của loại thảo dược này. Vì vậy, nếu vì nôn nóng muôn được hồi phục sức khỏe nhanh chóng mà Alexander đã sử dụng thỏ quỳ, nguy cơ tử vong là hoàn toàn có thể hiểu được. Chúng ta cần phải nhất trí rằng, Alexander là một con người hết sức bướng bỉnh và nóng nảy, ông ta không thể chấp nhận cảnh nằm dài trên giường hết ngày này đến ngày khác, biết bao kế hoạch và tham vọng đang chờ đợi vị hoàng đế trẻ tuổi này bên ngoài chiến trường. Bấy giờ, nhất định là cả Alexander và các thầy thuốc của ông đều hết sức sốt ruột. Người bất cẩn, kẻ nôn nóng và cuối cùng bi kịch đã ập xuống đầu vị hoàng đế trẻ tuổi. Gulliver suy đoán, ngay cả khi Alexander biết rõ tác dụng phụ của loại thuốc này, nhưng trong tình thế khẩn cấp phải tấn công dồn dập, mong muôn có thể khỏi bệnh càng nhanh càng tốt, chính ông đã ra lệnh cho các thầy thuốc tăng thêm hàm lượng thỏ quỳ vào trong chén thuốc của mình. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tính cách khinh suất, dễ kích động và mạo hiểm của bản thân Alexander. Sau cuộc điều tra kéo dài hơn một năm, thám tử Gulliver tin tưởng mình đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến cái chết đột ngột của Alexander Đại đế. Nếu sự thật đúng là như vậy, thì cái chết của một con người chỉ mất 10 năm để tạo dựng một đế quốc hùng mạnh vĩ đai như Alexander, là một kết cục rất đáng thương. Trong kế hoạch chinh phạt của mình, Alexander còn muốn đưa đại quân của mình tấn công La Mã và cả châu Âu. Nếu ông có thể sống thêm được 10 năm nữa, thật khó tưởng tượng lịch sử châu Âu sẽ thay đổi như thế nào.
Chứng “Sốt Tây sông Nile” (West Nile fever) Sốt Tây sông Nile là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút West Nile (WNV) gây ra thông qua loài muỗi. Sốt Tây sông Nile được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1937 tại khu vực bờ Tây sông Nile, nên được đặt tên là Sốt Tây sông Nile. Bệnh có thể dẫn đến những triệu chứng lâm sàng như viêm não, viêm màng não, viêm tủy sống, và các chứng bệnh thần kinh khác. Trong một số trường hợp đặc biệt, còn thấy xuất hiện bệnh tại các cơ quan khác như viêm tuyến tụy v.v… Con người sau khi bị nhiễm sốt Tây sông Nile không hề lây truyền cho nhau, thông thường chỉ là tình trạng nhiễm bệnh cấp tính. Đối với một người khỏe mạnh, bệnh này sẽ không gây ra những triệu chứng rõ rệt, hoặc chỉ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, kèm theo ban đỏ, mụn ghẻ v.v… Tuy nhiên, đối với những người già cả suy nhược, các em bé sức đề kháng còn yếu, sốt Tây sông Nile có thể dẫn đến tình trạng sốt cao khá nghiêm trọng (nhiệt độ cơ thể lên đến 40°C hoặc hơn nữa), kèm theo là những cơn nhức đầu dữ dội, sung huyết kết mạc và cổ họng, thậm chí còn xuất hiện những triệu chứng bất thường ở trung khu thần kinh. Trong giai đoạn cấp tính, có thể phát sinh chứng viêm màng não, thậm chí dẫn đến tử vong. Tượng phật Ấn Độ được khai quật vào thời Alexander. Tuy đã thống trị được phần lớn châu Á, nhưng Alexander Đại đế cũng đã không có nhiều thời gian tận hưởng được vinh quang chiến thắng.
❖ NGỰA GỖ THÀNH TROY CÓ PHẢI LÀ MỘT TRUYỀN THUYẾT? Vào thế kỷ 19, một thương nhân đồng thời cũng là nhà khảo cổ học người Đức tên là Henry Schliemann đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu tỉ mỉ về tính chân thật của cuộc chiến Thành Troy được miêu tả trong “Sử thi Homer” và đã đạt được những kết quả ngoài sức mong đợi. Đầu tiên, ông phát hiện được di chỉ thành Troy sau khi đã bị tàn phá. Ông cho rằng Thành Troy nằm trên bờ biển Thố Nhĩ Kỳ ngày nay, gần sát với eo biển Dardanelles, đây là một đầu mối giao thông trọng yếu nối liền châu Âu và châu Á. Ngoài ra, ông còn khai quật được rất nhiều trang sức bằng vàng. Tiếp theo đó, ông lại phát hiện được bức tường bằng gạch của kinh thành Troy. Với những phát hiện đó, ông trở thành người đầu tiên chứng minh được tính chân thật của câu chuyện Thành Troy. Cảnh thi nhân mù ngâm sử thi Homer, khi ấy mọi người rất vui vẻ.
Thành Troy – cuộc chiến tranh “nửa thật nửa giả” trong “Sử thi Homer” Tại một thế giới mà giới hạn giữa con người và thần linh đã trở nên quá mơ hồ, tại một thời đại mà con người quá giống thần linh còn thần linh lại khoác lên mình quá nhiều nhân tính, Thành Troy trở thành một chiến trường vĩ đại, nơi diễn ra những cuộc giao tranh không chỉ giữa những con người trần tục mà còn có sự tham gia của chư vị thần linh. Rất nhiều câu chuyện ly kỳ đã phát sinh trong cuộc chiến này. Con trai của Priam quốc vương Thành Troy là Paris đã rước người con gái xinh đẹp nhất trần gian là nàng Hera từ Hy Lạp về đất nước của mình. Để đoạt lại nàng Hera cho con trai, Agamennon, quốc vương Hy Lạp, đã thống lĩnh 10 vạn binh mã cùng hơn 1.000 thuyền hạm, thẳng tiến đến kinh thành Troy. Bức tranh nàng Hero xinh đẹp do các họa sĩ đời sau thực hiện. Một cuộc chiến tranh kịch liệt giữa người Hy Lạp và Thành Troy đã nổ ra. Nhiều trận thư hùng lịch sử đã diễn ra trong cuộc chiến kéo dài này. Bước ngoặt của cuộc chiến là khi Achilles – chiến binh vĩ đại nhất của Hy Lạp, đã giết được anh trai của Paris là Hector. Trong màn cuối cùng của “Sử thi Iliad”, quốc vương Priam thỉnh cầu Achilles trao lại xác con trai của mình và xin được đình chiến. Trong sử thi “Odyssey”, câu chuyện lại không được miêu tả như vậy. Theo đó thì Thành Troy là một thành trì hết sức kiên cố, liên quân Hy Lạp đã vây hãm trong suốt 9 năm trời mà vẫn không thể hạ được thành. Đến năm thứ 10, một vị tướng đầy mưu trí của Hy Lạp là Eutheseus đã nghĩ ra một diệu kế. Buổi sáng hôm ấy thật là kỳ lạ, các chiến thuyền của Hy Lạp đột nhiên giương buồm ra khơi. Chiến trường náo nhiệt hàng ngày bỗng trở nên tĩnh lặng đìu hiu. Người dân thành Troy cho rằng liên quân Hy Lạp đã rút binh về nước, họ hân hoan chạy ra khỏi thành thì phát hiện thấy trên bãi biển có một con ngựa gỗ rất lớn. Người dân Thành Troy ngạc nhiên vây quanh con ngựa gỗ, thắc mắc không biết con ngựa được dựng ở đây để làm gì. Có người muốn kéo con ngựa vào thành, có người lại muốn đốt hoặc quăng nó xuống biển. Có mấy mục đồng vừa bắt được một người Hy Lạp, anh ta bị trói và giải đến trước mặt vua Thành Troy. Người đàn ông Hy Lạp thưa cùng nhà vua, con ngựa gỗ này là lễ vật người Hy Lạp dùng để dâng lên cho Nữ thần Athena của họ. Người Hy Lạp biết thế nào quân đội Thành Troy cũng sẽ thiêu hủy con ngựa, như thế tự họ sẽ xúc phạm đến thần linh. Nhưng nếu người Thành Troy mang nó vào trong kinh thành, quốc dân Thành Troy sẽ nhận được sự phù trợ từ thần linh. Vì vậy người
HvàyoLkạipnhđtãhcàốnhtì.nh đẽo một con ngựa gỗ thật to để cho người Thành Troy không thể mang nó Một bức phù điêu miêu tả lại kế hoạch “Ngựa gỗ thành Troy”. Vua thành Troy không hề nghi ngờ những lời tường trình của người đàn ông Hy Lạp, ông lập tức ra lệnh kéo con ngựa gỗ vào thành. Thầy tư tế của Thành Troy chạy đến ngăn cản, yêu cầu nhà vua ra lệnh đốt ngựa, lấy giáo đâm nát mình ngựa. Bên trong ngựa gỗ bỗng phát ra những âm thanh đáng sợ, cùng lúc ấy, có hai con rắn khổng lồ từ mặt biển vươn đầu lên, lao thẳng đến thầy tư tế và hai người con trai của ông ta. Cha con thầy tư tế cố gắng chống lại hai con rắn khổng lồ, nhưng đã bị chúng quấn chặt cho đến chết. Hai con rắn lại thong dong chui vào bức tượng nữ thần Athena và biến mất. Người đàn ông Hy Lạp lại nói rằng “Bọn họ muốn thiêu hủy lễ vật dâng lên cho nữ thần Athena, nên mới phải lĩnh nhận hình phạt như thế”. Những người Thành Troy đứng đó lập tức kéo ngựa gỗ vào trong thành, nhưng nó còn lớn và cao hơn cả bức tường của người Thành Troy. Không còn cách nào khác, họ đành phải phá vỡ một đoạn tường thành để đưa ngựa gỗ vào. Tối hôm ấy, người Thành Troy mở tiệc mừng chiến thắng, rượu thịt ca hát đến tận khuya rồi lăn ra ngủ. Bấy giờ, người đàn ông Hy Lạp bị bắt ban sáng lại xuất hiên, anh ta thực chất chỉ là một gián điệp của liên quân Hy Lạp được đưa vào kinh thành để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng “Giải thoát chiến binh trong ngựa gỗ”. Khi thấy binh lính Thành Troy đã ngủ say, anh ta nhẹ nhàng bước đến bên cạnh ngựa gỗ và gõ vào đó ba tiếng, đó là một ám hiệu đã được giao hẹn trước, ngay lập tức, các chiến binh Hy Lạp với võ trang đầy đủ lần lượt nhảy ra khỏi ngựa gỗ. Tất cả nhẹ nhàng tiến đến cổng thành, giết chết đội quân giữ cửa đang còn say ngủ, nhanh chóng mở cửa thành rồi phóng hỏa khắp nơi. Các chiến binh Hy Lạp bên trong ngựa gỗ lao ra tấn công thành Troy.
Đại quân Hy Lạp đang ẩn náu bên ngoài kinh thành lập tức tràn vào như nước vỡ bờ, kinh thành Troy nhanh chóng bị đánh bại, cuộc chiến 10 năm cuối cùng đã kết thúc, người Hy Lạp vơ vét mọi thứ có thể lấy được, rồi thiêu rụi kinh thành. Đàn ông bị giết gần hết, đàn bà và trẻ con bị bán làm nô lệ. Nàng Hera cũng bị Meceis đưa về Hy Lạp. Paris quyết định báo thù cho anh mình. Một cuộc huyết chiến diễn ra giữa Paris và người anh hùng Achilles. Nắm được điểm yếu của Achilles, Paris đã dùng mũi giáo đâm mạnh vào gót chân chàng, giết chết người anh hùng vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại. Quân đội Hy Lạp lại một lần nữa tấn công vào thành Thành Troy, hủy diệt hoàn toàn kinh thành này. Thời đại hoàng kim của vương quốc Thành Troy cũng kết thúc từ đó.
Tim hiểu câu chuyện Thành Troy Rất nhiều người tin đây là một câu chuyện lịch sử, đã diễn ra tại vùng đất Hisarlik. Tuy nhiên, từ thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đưa ra nhiều nghi vấn. Rất nhiều người hoài nghi về chuyện tại Thành Troy đã từng phát sinh một cuộc chiến tranh, thậm chí còn có một số người hoài nghi về sự tồn tại của nhà thơ Homer. Con ngựa gỗ cao hơn 10m được dựng lại trên vùng đất Thành Troy ngày nào. Đến nửa đầu thế kỷ 19, chỉ có rất ít học giả tin rằng “Sử thi Homer” là tác phẩm ghi chép lại những sự kiện chân thật trong lịch sử, mà số người tin vào Thành Troy – giả dụ như là nó có thật – được xây dựng tại Hisarlik, thì lại càng ít hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số người tin tưởng một cách chắc chắn về sự tồn tại của Thành Troy, trong đó có cả nhà khảo cổ học nghiệp dư Frank Calvert – Lãnh sự Hoa Kỳ đóng tại khu vực này. Trong thập niên 1860, Calvert đã hợp tác với một nhà khảo cố học nghiệp du’ người Đức là Schliemann tiến hành khai quật tại vùng Hisarlik, phát hiện được một đền thờ Hy Lạp cổ đại và một số công trình kiến trúc quy mô lớn khác. Một người từng là phụ tá của Schliemann là ông William Depubierde tiếp tục công việc mà hai vị này đã bỏ dở. Depubierde đã phát hiện được những dãy phòng ốc thật lớn, một tháp canh và một móng tường thành dài hơn 300m. 40 năm sau, một nhóm thám hiểm người Mỹ dưới sự chỉ huy của Carle Blegen đã tìm đến Hisarlik. Blegen tin rằng không phải những người Hy Lạp cổ xâm lăng đã thiêu hủy Thành Troy, bởi vì một phần móng của bức tường thành đã bị dịch chuyển, trong khi những bộ phận khác lại hầu như bị sụp đổ hoàn toàn. Theo nhận định của ông, con người không thể gây nên một sự tàn phá như vậy, mà rất có thể, đó là kết quả của một cơn địa chấn dữ dội. Người anh hùng Achilles được miêu tả trong “Sử thi Homer”. Như vậy, chiến tranh Thành Troy đã tạo nên “Sử thi Homer” hay “Sử thi Homer” đã tạo nên
clắhniếgnchtrìmanthroTnhgàndhònTgrosôy;ncgumộciêcnhtiếrưnờTnhgàcnủhaTlịrcohyslửà.thật hay là giả, tất cả những điều ấy đều đã
“Tuyển chọn người đẹp” – nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Câu chuyện được bắt đầu từ cuộc thi tuyển chọn người đẹp trên núi Ida. Có thể xem đây là cuộc thi tuyển chọn người đẹp được tổ chức lần đầu tiên trên thế giới. Lọt vào “chung kết” là Nữ thần Hera – vợ của thần Zeus và hai người con gái của thần là Aphrodite và Athena. Thần Zeus đã trao quyền quyết định sau cùng cho con trai của vua Thành Troy là Paris. Để có thể trở thành người đẹp nhất trong cõi trời và đất, cả ba nữ thần đều tìm cách mua chuộc Paris. Trong đó nữ thần Aphrodite đã hứa nếu để thần dành được chiến thắng, thần sẽ giúp cho Paris chiếm được tình yêu của nàng Hera – vợ của Meneis và cũng là người phụ nữ xinh đẹp nhất Hy Lạp. Kết quả là Paris đã quyết định chọn nữ thần Aphrodite là người thắng cuộc, nữ thần cũng giữ đúng lời hứa, bắt nàng Hera đưa về Thành Troy kết duyên cùng Paris. Không thể chịu được nỗi nhục bị cướp vợ, Meneis bèn kêu gọi thành lập một liên minh Hy Lạp, kéo quân đến Anatolia, bao vây Thành Troy. Cuộc chiến đã kéo dài đến 10 năm, thành Thành Troy vẫn chưa bị công phá. Cuối cùng người Hy Lạp đã nghĩ ra một mưu kế: giả vờ rút quân, chỉ để lại một con ngựa gỗ khổng lồ, bên trong là một đội quân tập kích tinh nhuệ. Người Thành Troy bị rơi vào mưu kế của quân địch, hoan hỉ đưa ngựa gỗ vào thành và mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Đêm hôm ấy, trong khi binh lính Thành Troy đã ngủ say, các chiến binh trong ngựa gỗ lập tức xông ra, một cuộc nội công ngoại kích bất ngờ của liên quân Hy Lạp đã đánh bại hoàn toàn binh lực thành Thành Troy. Meneis tìm lại được người vợ của mình rồi cùng nhau quay trở về Hy Lạp. Aphrodite, nữ thần tình yêu và sắc đẹp.
❖ KHÁM PHÁ BÍ MẬT “CUỐN SÁCH DA DÊ CỦA ARCHIMEDES” Một đoạn văn cầu nguyện trong cuốn sách da dê cổ xưa, là những ghi chép sớm nhất trong tác phẩm nổi tiếng của nhà khoa học Hy Lạp cổ đại Archimedes. Câu chuyện trong “Cuốn sách da dê của Archimedes” được lưu truyền qua 2.000 năm như thế nào? Tháng 5 năm 2005, một sự “va chạm” giữa “cổ xưa và hiện đại” đã xảy ra tại Phòng thí nghiệm Stanfords, nước Mỹ. Các nhà khoa học đã sử dụng tia X của thiết bị gia tốc trực tuyến chiếu vào “Cuốn sách da dê Archimedes”, toàn bộ nội dung chìm trong cuốn sách da dê đã được đưa ra ánh sáng. Cuốn sách da dê của nhà khoa học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại này ẩn chứa điều gì đặc biệt? Tại sao các nhà khoa học lại đánh giá cao như vậy?
Bí mật của “Cuốn sách da dê” Archimedes là một nhà toán học và vật lý học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại (thế kỷ 3 TCN), ông có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đối với nền văn minh cổ đại. Do vậy, cùng với Newton, Einstein, Archimedes được tôn xưng là 3 nhà bác học vĩ đại nhất của thế giới. Cố học giả đã khảo chứng rằng, những tác phẩm nổi tiếng của Archimedes viết vào thế kỷ thứ 3 TCN đã bị thất truyền, hiện nay chỉ còn lưu truyền một cuốn sách da dê ghi chép lại những tư liệu về Hy Lạp cổ đại. Cuốn sách da dê này gồm có 174 trang, sau khi ghi chép khoảng 200 năm, một vị tăng lữ đã mang di cảo của Archimedes về cất giấu ở Tu viện, rửa sạch nét mực trong toàn bộ cuốn sách, sau đó viết văn tế phủ lên trên, từ đó “Cuốn sách da dê của Archimedes” được gọi là “Cuốn sách của Archimedes”. Vào thế kỷ 12, giấy làm từ da dê vô cùng đắt đỏ, vị tăng lữ liền đem sách cổ sửa thành văn cầu nguyện, đây có thể là lý do có sức thuyết phục nhất, cộng với cuốn sách của Archimedes lúc đó chưa hề nổi tiếng, cho nên không ai truy cứu chuyện này. Thời đó, những người sao chép dùng dung dịch “Ngũ bội tử” (gallnut) để làm mực. “Ngũ bội tử” là dung dịch hỗn hợp từ cao su, lá cây hồ trăn và chất dạng tròn sinh trưởng trên ngọn, dùng để ức chế côn trùng, chứa nhiều tannin, sau khi nghiền nát trộn với acid sunfuric, cho thêm nước mưa, keo Arabic và một ít giấm, có thể tạo thành một loại mực rất đậm và khó phai màu. Tannin theo nét chữ ngấm sâu vào giấy, làm cho những chữ viết trước mất đi, nhưng dấu vết về mặt vật lý vẫn còn tồn tại. Điều may mắn là, lúc đó vị tăng lữ này không rửa sạch hoàn toàn vết chữ trên tấm di cảo, trên tấm da dê vẫn còn lưu lại những vết rất mờ. Archimedes đang tiến hành nghiên cứu. Newton – nhà vật lý học, thiên văn học cận đại nổi tiếng. Năm 1906, học giả cổ điển người Đan Mạch là John Ludvic Johann đã phát hiện ra nó trong thư viện của một giáo đường tại Istanbul. Lúc đó, ông chú ý tới những nét chữ mờ ảo liên quan tới toán học ở bên dưới lớp chữ của bài văn cầu nguyện, nhờ vào kính lúp có thể nhìn rõ 2/3 di cảo viết bằng tay. Linh mục trong giáo đường không cho phép ông mang tấm da dê đó đi, thế
lsàá,cshacuòknhliạci,hôénpglạdiùmngộnt hsữốnpghmầnả,nôhnggiấnyhờnhmỏộđtánnghưdờấiuthnợhữcnhgụptrahnìnghsábcảhnnđàịay.chụp những trang Johann nhận thấy mực gốc trên “Cuốn sách da dê” đã bị chà rửa, không chỉ khiến cho nội dung do Archimedes viết bị nhòe, mà còn làm mất đi một số nội dung quan trọng. Điều tồi tệ hơn là, cuốn sách da dê của Archimedes còn bị cắt làm hai, đóng thành cuốn sách nhỏ hơn, sau đó dùng nhựa dán hiện đại dán hai nửa của từng trang giấy đã cắt lại với nhau. Khi đóng cuốn sách, người ta cũng không đóng theo thứ tự vốn có của nó, mà sắp xếp rất lộn xộn. Trải qua mấy nghìn năm lưu truyền, cuốn sách này đã bị mốc, sau đó thất truyền trong cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp cổ và Thổ Nhĩ Kỳ. Tới năm 1998, cuốn sách này xuất hiện trên thị trường bán đấu giá, một nhà tỷ phú đã chi 2 triệu đô la để mua nó, và đã gửi tới Bảo tàng Nghệ thuật Waters ở thành phố Baltimore bang Maryland nước Mỹ để phục vụ cho việc nghiên cứu.
Bí mật về “Cuốn sách da dê” đã được các nhà khoa học giải đáp Abigail Kuhnt – Hội trưởng Hội nghiên cứu khoa học bảo vệ những bản thảo cổ xưa thuộc Viện bảo tàng Nghệ thuật Waters là người phụ trách công việc khám phá và bảo vệ “Cuốn sách da dê của Archimedes”. Dưới kính hiển vi, Kuhnt đã dùng thiết bị y học mượn của khoa giải phẫu, cẩn thận bóc lớp dán của cuốn sách, sau đó tẩy sạch lớp sáp, nấm mốc trên bề mặt. Một số chỗ của cuốn sách da dê rất mỏng, Kuhnt phải dùng giấy bóng kính để cố định lại. Sau khi sửa sang bề mặt xong, Kuhnt cùng với Johns – nhà khoa học của trường đại học Hopkins tiến hành chụp một loạt bức ảnh bằng tia tử ngoại và tia hồng ngoại ở từng bước sóng khác nhau, quá trình này được gọi là tạo hình đa quang phổ. Mặc dù nội dung văn bản của Archimedes và những bài văn cầu nguyện sử dụng cùng một loại mực, nhưng do sử dụng cách nhau 200 năm, nên chúng có những dấu tích đặc biệt riêng, ở mỗi bước sóng nhất định có những phản ứng khác nhau. Loại ảnh này được đưa vào máy tính đặc biệt, nhờ phần mềm phân tích ảnh vệ tinh, “Bút tích” của Archimedes bị kích hoạt, từ đó nổi lên những hình ảnh đen trắng. Những đường nét mờ ảo trong cuốn sách da dê. Để nghe được “tiếng nói” của Archimedes, họ đã thử sử dụng một phương pháp khác: Hội tu dưới kính hiển vi, phương pháp này ban đầu dùng để nghiên cứu các tầng lớp tế bào khác nhau trong cơ thể người, có thể nhìn thấy ánh sáng phản xạ lại rất rõ nét. Tháng 5 năm 2005, trong khi đọc một quyển tạp chí, Uwe Bergmann – nhà khoa học của Phòng thực nghiệm tia X-quang đồng bộ Stanfords – biết được trong mực viết của Archimedes và vị tăng lữ có một hàm lượng sắt, ông liền ý thức được rằng, hoàn toàn có thể dùng tia X trong phòng thí nghiệm của ông để đọc “Cuốn sách da dê của Archimedes”. Thế là, 3 trang trong cuốn sách đó đã được gửi đến phòng thí nghiệm ở thành phố Menlo Park bang California. Rare, người quản lý Bảo tàng nghệ thuật Waters và Abigail Kuhnt trịnh trọng đặt bản thảo đó vào thiết bị gia tốc trực tuyến sinh ra tia X-quang. Khắc họa thiết bị chế tạo tàu thuyền của Archimedes. Tia X-quang sử dụng trong phòng thí nghiệm khác với tia X-quang khi tiến hành kiếm tra cơ thế người. Người ta gọi là tia đồng bộ (đều là tia điện từ), nhưng nó có tính Ưu việt mà các tia khác không thể so sánh được, là một công cụ nghiên cứu khoa học tiên tiến không thể thay thế.
Nội dung “Cuốn sách da dê của Archimedes” đã được giải mã Sau khi một phần trong nội dung “Cuốn sách da dê của Archimedes” được phục hồi, các nhà khoa học vô cùng sửng sốt. Trong bài viết: “Phương pháp định lý cơ khí”, Archimedes giải thích ông đã sử dụng công cụ lực học để phát triển lý luận toán học như thế nào; trong bài viết: “Luận phù thể” (vật thể nổi), nội dung ông giảng giải chính là “Nguyên lý lực nổi” nổi tiếng. Noel, người phụ trách chuyên án “Cuốn sách da dê của Archimedes” cho biết: Sự cống hiến của luận văn “Phương pháp định lý cơ khí” của Archimedes nằm ở chỗ: Thứ nhất, đó là sự nghiên cứu tổng hợp cả về mặt vật lý và toán học. Ví dụ, thông qua phân tích những khía cạnh khác nhau của vật thể hình học, ông đã tính toán thành công về diện tích và thể tích của vật thể đó. Thứ hai, ông đã vận dụng khái niệm “số vô cùng”, ví dụ, khi coi thể thích hình cầu là hình tròn vô cùng, nhưng làm thế nào để hình tròn vô cùng này có được một con số xác định, Archimedes đã giải đáp thành công vấn đề này. Toán vi phân, tích phân do Newton phát hiện vào năm 1666 nên giới khoa học trên thế giới đã lấy năm này làm mốc bắt đầu cho vật lý học cận đại. Các nhà khoa học Mỹ không thể nào tin nổi, nhà toán học Hy Lạp cổ đại Archimedes ngay từ thế kỷ thứ 2 TCN đã tiếp cận được nền tảng tri thức của “Vật lý học cận đại”. Nguyên lý cơ khí của Archimedes được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là chiến tranh. Một luận văn khác trong “Cuốn sách da dê của Archimedes” dường như đang miêu tả về một thứ đồ chơi trẻ em, được gọi là: “Phương pháp gợi hỏi nhiều về lịch sử”. Tại sao Archimedes muôn nghiên cứu thứ đồ chơi trẻ em này? Mục đích của ông để giải khuây hay là có ý đồ gì khác? Các học giả cho rằng, có khả năng Archimedes có hứng thú đối với toán học tổng hợp, bộ môn khoa học này là một phần của toán học, là môn khoa học diễn giải tổng hợp và sắp xếp. Khu thí nghiệm đã khôi phục nội đung “Cuốn sách da dê của Archimedes”.
Bí mật về cái chết của Archimedes Theo truyền thuyết, khi quân đội La Mã xâm nhập Hy Lạp cổ, xuất phát từ sự khâm phục tài năng của Archimedes, thông soái Marcellus đã hạ lệnh không được phép làm tổn thương vị hiền tài này. Lúc đó Archimedes dường như không biết thành trì đã bị công phá, vẫn vùi đầu nghiên cứu về toán học. Hình ảnh Archimedes đang dạy học. Bỗng một binh sĩ La Mã xuất hiện trước mặt ông, lệnh cho ông tới chỗ Marcellus, nhưng Archimedes đã dứt khoát từ chối, thế là ông phải bị chết dưới lưỡi kiếm của tên lính đó. Một giả thiết khác là: binh sĩ La Mã xông vào nơi ở của Archimedes, thấy một cụ già đang vùi đầu vẽ hình hình học, một tên lính xé nát tờ giấy, nên Archimedes đã quát tên lính: “Không được phá hỏng hình tròn của ta!”. Tên lính rút kiếm ra, nhà khoa học thiên tài đã bị chết dưới lưỡi kiếm của một tên binh sĩ La Mã. Marcellus vô cùng thương tiếc Archimedes, ông ta đã chém đầu tên lính giết chết nhà vật lý học thiên tài đồng thời xây dựng lăng mộ cho ông ta, trên tấm bia còn khắc di nguyện của Archimedes khi còn sống, đó là một hình hình học – “Hình trụ”. Trải qua bao năm tháng, lăng mộ của Archimedes bị vùi lấp bởi cỏ dại. Sau này, khi các nhà chính trị, triết học của Sicily đi qua Syracuse (năm 106-43 TCN), phát hiện một tấm bia đá có khắc một hình tru, nhân ra đó chính là phần mộ của Archimedes, nên đã cho trùng tu lại. Bức tranh miêu tả lại cái chết của Archimedes. HẾT. Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach