Vietsciences


 Alexander Đại Đế là một ông
vua lừng danh của thời cổ đại, người đã chinh phục nhiều vùng đất từ
Hy Lạp, Ai Cập, đến Á Châu, nhưng lại vắn số khi chết ở vào độ tuổi
32.
Các nhà khoa học ngày nay vẫn thắc mắc về cái chết đầy bí ẩn
của vị vua nổi tiếng này. Theo các tài liệu ghi chép lại,
Alexander sau một đêm uống rượu say mèm đã bị sốt cao, nằm
hôn mê trong suốt 12 ngày
rồi mới chết.
Có phải là Alexander Đ
ại Đế bị đầu độc hay không? Hay do
uống rượu quá nhiều, hoặc do đau đớn vì mất người bạn và
cũng là người tình của ông ta?
Sau hơn 2000 năm, cựu giám đốc cảnh sát người Anh, Grieve,
cố điều tra để lý giải nguyên nhân nào làm Alexander Đại Đế
chết đi, xin mời quý độc giả theo dõi bài lược dịch dưới
đây.

Cái chết đầy nghi vấn của Alexander Đại Đế

Theo tấm đá đặt trong Viện Bảo Tàng Anh Quốc có ghi rằng Đại
Đế Alexander chết vào ngày 11 tháng Sáu, năm 323 trước Công
nguyên.
Cái chết của Đại Đế Alexander được ghi nhận rằng:
“Có những đám mây bao phủ và chẳng mấy chốc sau đó, nhà vua

băng hà”.
Không một ai vào thời đó biết chuyện gì xảy ra cho ông vua
này, họ chỉ biết rằng trước khi chết Alexander Đại Đế đã
uống rượu đến mức say mèm. Tuy nhiên có một câu hỏi được đặt
ra tại sao ông vua này nằm mê man suốt 12 ngày rồi mới chết.
Các nhà khoa học hiện đại cho rằng có một vài nguyên nhân
gây ra cái chết của Alexander Đại Đế, nhưng không phải là vì
rượu. Một trong những nguyên nhân là có thể ông vua lừng
danh này đã bị đầu độc. Đối với thế giới ngày nay, cái chết
bất thường như thế sẽ được cảnh sát điều tra kỹ lưỡng.
John Grieve, cựu phó giám đốc Cảnh sát của Luân Đôn, về hưu
từ tháng Năm năm 2002, từ lâu đã quan tâm đến cái chết bất
thường của vị Đại Đế Alexander lừng danh này.
Grieve cho rằng:
– “Alexander Đại Đế là một anh hùng, một nhà lãnh đạo của
thời cổ”.
Thiên tài của Alexander nằm ở yếu tố: luôn là người dẫn đầu
dù trên chiến trường hay trong các cuộc chè chén.
Các cuộc chinh phục Hy Lạp, Ai Cập, Đế quốc Ba Tư là kết quả
của những chiến thuật tài ba của ông vua nổi tiếng trong
thời cổ này. Dĩ nhiên là Alexander cũng bị nhiều vết thương
trên chân và cơ thể của ông ta.
Trong lứa tuổi 20, Alexander không chỉ là người có quyền lực
nhất trên thế giới mà còn là người nổi tiếng nhất chưa từng
thấy vào thời đó.
Grieve nhận xét:
– “Alexander Đại Đế là người chinh phục thành công nhất
trong lịch sử cổ đại, và có lẽ là người giàu có nhất trên
thế giới.”
Cũng bởi vì có quá nhiều quyền lực và là người giàu có hùng
mạnh nhất trên thế giới, nên Alexander Đại Đế cũng không
tránh khỏi việc có nhiều kẻ thù.
Sau cái chết của Alexander, có nhiều giả thuyết cho rằng ông
vua này bị mưu sát, nhưng các nguồn giả thuyết ấy cũng không
đáng tin cậy bao nhiêu.
Sử gia Robin Lan Fox cho rằng:
– “Những câu chuyện kể Alexander bị đầu độc thật ra cũng có
nhiều sơ hở khó tin cậy.”
Cựu phó giám đốc cảnh sát Grieve thì lý luận rằng:
– “Khi một vị hoàng đế chỉ mới 32 tuổi chết đột ngột như thế
người ta sẽ đặt nhiều nghi vấn, nhất là cha và chú của hoàng
đế ấy lại bị mưu sát. Cả vợ và con trai của ông vua nầy cũng
bị giết chết sau đó. Như vậy cái chết của Alexander thật sự
có nhiều điều khả nghi.”
Điều chúng ta ngày nay biết được là sau những năm chiến trận
gian khổ, Alexander chết ở Babylon, thành phố lớn và quan
trọng của vùng Mesopotamia, hiện nay là nước Iraq, và
Alexander không bị đâm hoặc bị tấn công bởi kẻ thù mà sau
một đêm uống rượu say mèm với những bạn hữu của ông ta, đã
bị sốt cao và nằm mê man như vậy trong suốt 12 ngày rồi mới
chết.
Là do bệnh sốt rét gây ra?
Một câu hỏi được đặt ra là: tại sao Alexander Đại Đế lại bị
sốt cao? Có phải ông ta bị sốt cao là vì một vết thương cũ
nào đó bị nhiễm trùng hay không? Một vết thương từ chiến
trận càng làm cho Alexander được ca tụng nhiều hơn, nhưng
chắc chắn là những vết thương ấy phải được chăm sóc cẩn
thận.
Vậy có phải là do nguyên do bệnh tật tự nhiên nào khác hay
không? Thí dụ như bị sốt rét chẳng hạn.
Tiến sĩ John Marr, giám đốc của Viện Dịch Tễ học, của Nha Y
Tế Richmond, thuộc tiểu bang Virginia, giải thích rằng chỉ
có một dạng bệnh khiến con người chết dễ dàng: đó là bệnh
sốt rét xảy ra trong khu vực. Sốt rét với những phản ứng của
nó mới làm một người chết mau như vậy.
Bệnh nhân sẽ trở nặng sau mỗi ba ngày bởi cơn sốt cao, trong
khi những con ký sinh trùng xâm nhập vào các hồng cầu và hủy
diệt máu trong cơ thể. Kế tiếp tim, não, thận và phổi không
còn hoạt động, nước tiểu cũng trở nên màu đen.
Nhưng các ghi chú về cái chết của Alexander chỉ nói rằng ông
ta bị sốt cao, lại không đề cập đến chuyện nước tiểu có biến
thành màu đen hay không. Thêm vào đó không có một ai chết
trong khoảng thời gian Alexander chết. Vì thế Marr cho rằng
khó thể quyết đoán Alexander bị sốt rét mà chết.
Là một nhà dịch tễ học, Marr nói rằng để đoán Alexander chết
có phải là do bệnh dịch hay không cần phải chú ý đến thời
tiết, môi trường lúc Alexander chết.
Marr cho biết:
– “Tôi nhìn vào thực vật, vào động vật, và vào môi trường
chung quanh để xem nếu có những sự kiện nào đặc biệt xảy ra
hay không?”
Và Marr tìm thấy rằng trong một nguồn tài liệu có ghi chú là
khi Alexander Đại Đế tiến vào Babylon, ông ta đã nhìn thấy
những con quạ đang bay lượn trên bầu trời, nhưng bất thình
lình chúng rơi xuống ngay dưới chân của Alexander và chết
liền.
Đối với nền khoa học hiện đại người ta sẽ không cho đó là
một điềm bất lành như người thời xưa, mà lý giải rằng có thể
có một bệnh dịch nào đó xảy ra.
Việc chim chết cũng từng xảy ra ở Hoa Kỳ. Vào năm 1999,
trong sở thú Bronx những con chim bị nhốt trong chuồng là
loài chim bay lượn bên ngoài, nhất là loài cú, quạ tự nhiên
lăn đùng ra chết.
Chẳng bao lâu sau đó, người dân ở Hoa Kỳ lại bị một loại vi
trùng bí mật tấn công. Các bệnh nhân của loại vi trùng bí
mật này phàn nàn rằng họ bị sốt cao, nhức đầu, đau cổ, nổi
mận đỏ trên người, buồn nôn, tiêu chảy và chóng mặt. Nhiều
bệnh nhân khôi phục rất lẹ, nhưng một số người lớn tuổi lại
bị chết vì không vượt qua khỏi.
Vào lúc người ta tự hỏi rằng có phải con người đã nhiễm cùng
loại vi trùng gây hại những con chim trong sở thú Bronx hay
không. Chẳng bao lâu sau, những con ngựa cũng có cùng những
triệu chứng như vậy và chúng bị bắn chết.
Loại vi trùng ấy được định nghĩa là vi trùng West Nile –
loại vi trùng rất quen thuộc đối với các bác sĩ ở Trung
Đông, nhưng các bác sĩ ở Hoa Kỳ lại chưa biết gì về nó. Và
căn bệnh lan truyền là do muỗi gây ra. Những con muỗi cắn
vào các con chim, thú vật khác ấy rồi dẫn sang con người.
Căn bệnh do muỗi chích ấy bộc phát vào năm 1937 tại khu vực
miền Tây của sông Nile nên được gọi là vi trùng West Nile.
Cái chết của Alexander Đại Đế có thể là bị nhiễm phải một
loại vi trùng West Nile, nhưng có điểm nghi ngờ là trong
vùng đó lại không ghi nhận có những người nào khác bị chết
đột ngột như vị vua này.
Có phải là bị đầu độc bằng độc tố của cây hellebore
Hoàng đế ở thế giới cổ đại thường phải đối diện với những vụ
mưu sát nhắm vào ông ta. Ngay cả Alexander cũng từng ra tay
giết chết những kẻ chống đối hay làm mất lòng ông ta.
Alexander đã ra lệnh giết chết một bác sĩ khi ông này không
thể cứu sống người tình của ông ta là Hephaistion. Trong các
triều đại hùng mạnh bao giờ cũng có sự ganh tị, ước vọng và
trả thù.
Giả thuyết bị mưu sát thường bị loại bỏ bởi không có bằng
chứng nào cho thấy Alexander bị mưu sát cả. Các nhà khoa học
lại đặt ra giả thuyết có khả năng vị Đại Đế này bị đầu độc.
Nếu như bị đầu độc, có loại cây hay thuốc nào vào thời ấy
gây ra những triệu chứng như Alexander chịu đựng trước khi
chết hay không? Có thể là một loại cây độc dược nào đó mà
người Macedonian thường sử dụng đã gây ra cái chết của
Alexander Đại Đế?
Bác sĩ Leo Schep, làm việc trong Trung Tâm Nghiên Cứu Độc
Dược ở Tân Tây Lan đã tìm ra loại cây có độc tố cao: đó là
cây hellebore (cây lê lư). Loại cây mọc ở miền Trung và Nam
Âu Châu, được những người Macedonia cổ đại sử dụng.
Bác sĩ Schep cho biết:
– “Cây hellebore có vẻ hiền lành, nhưng rễ của nó chứa nhiều
độc tố. Nếu như ăn phải những độc tố chứa trong rễ của loại
cây này, nạn nhân sẽ bị sốt cao và nằm hôn mê trong nhiều
ngày rồi mới chết.”
Bác sĩ Schep nói thêm:
– “Chất độc của nó hoạt động rất nhanh, khiến áp huyết tụt
xuống, nhịp tim giảm đột ngột, gây đau đớn và làm bệnh nhân
xuất mồ hôi. Các nạn nhân ăn phải chất độc này trở nên bất
tỉnh, cơ thể yếu dần đi, và cần phải có thuốc chữa trị liền,
bằng không nạn nhân sẽ bị chết.”
Trong cuộc chiến Đại Hàn, đã từng xảy ra chuyện các binh sĩ
tình cờ uống phải chén súp trong đó có cây hellebore được bỏ
thêm vào một cách lầm lẫn. Những binh sĩ này rất may là được
cứu chữa kịp thời. Họ cũng có những triệu chứng như áp huyết
tụt xuống, nhịp tim đập chậm lại và đổ mồ hôi, giống như
những triệu chứng được ghi chép trong trường hợp của
Alexander Đại Đế.
Đó là những bằng chứng có giá trị, nhưng vẫn còn thiếu nhiều
chứng cớ chẳng hạn như việc phải tìm hiểu độc tố của cây
hellebore hoạt động như thế nào. Liệu nó có thể có trong
rượu được hay không?
Có biết công dụng giết người của cây hellebore hay không?
Chuyện độc tố của cây hellebore cũng khơi ra nhiều câu hỏi:
Những người cổ xưa có biết rằng cây hellebore là loại cây có
độc tố hay không? Nó có được sử dụng trong y khoa thời cổ
hay không?
Bác sĩ Robert Arnott, giám đốc của Trung Tâm Lịch Sử thuốc
men thuộc Đại Học Birmingham, là người có thể giải đáp câu
hỏi này:
– “Từ rất sớm vào khoảng năm 1100 trước Công nguyên, cây
hellebore đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc xổ.”
Alexander Đại Đế chắc chắn phải biết và sử dụng cây
hellebore như thuốc xổ, bởi người thầy của Alexander là
Aristotle, một nhà thực vật học và triết gia thời đó.
Những loại cây hellebore này sử dụng với liều lượng lớn, nó
sẽ trở thành chất độc. Và những người dân cổ đại ở thế kỷ
thứ 6 trước Công nguyên đã sử dụng loại độc tố này để đầu
độc nguồn nước của một thành phố thù địch đang bị bao vây.
Ranh giới giữa liều lượng của hellebore sử dụng làm thuốc xổ
và giết người thật khó phân biệt. Chỉ sử dụng quá một chút
là hellebore trở thành loại cây giết người. Chính vì thế mà
các nhà khoa học vào thập niên 1950 đã liệt kê hellebore là
loại cây nguy hiểm.
Có nhiều nhà khoa học lý luận rằng nếu như có người nào đó
đầu độc Alexander Đại Đế bằng loại độc tố của cây hellebore,
ông ta sẽ nhận ra nó ngay lập tức, bởi nó có vị đắng khi
uống vào miệng. Vậy rượu có thể giảm bớt vị đắng của
hellebore hay không?
Bác sĩ Schep trả lời rằng:
– “Vị đắng của hellebore có thể bị giảm bớt khi bỏ trong
rượu hay mật ong. Thêm vào đó, chỉ cần 71,3mg được rút lấy
từ 114 gram độc tố ở rễcu?a hellebore đã đủ làm chết người.
Tức là chỉ cần một muỗng cà phê độc tố của hellebore là đủ
làm chết một người. Nếu nạn nhân là một người uống rượu
nhiều như Alexander, việc đầu độc ông ta dễ như trở bàn
tay.”
Tuy nhiên vào thời đó, nếu như muốn mưu sát một ông vua,
những kẻ đối nghịch thường sử dụng cách thức dùng dao đâm
chết ông ta chứ ít khi sử dụng thuốc độc. Chẳng hạn như cha
của Alexander Đại Đế là Philip đã bị đâm chết trong tiệc
cưới mà ông ta đến tham dự.
Lane Fox cho rằng:
– “Nếu như Alexander chết, sẽ có nhiều biến loạn xảy ra,
những kẻ thù của Alexander Đại Đế chắc cũng nhìn thấy như
vậy nên sẽ không mưu sát ông ta để xảy ra nhiều biến loạn
khó dẹp tắt.”
Và những giả thuyết khác
Cũng có giả thuyết cho rằng Alexander bị tướng lãnh
Antipater đầu độc. Vị tướng lãnh 70 tuổi này đã bị Alexander
bỏ rơi lại ở Macedonia. Có những tin đồn cho rằng Antipater
lo sợ bị mất quyền hành, không còn nhiều thế lực như trước.
Có nguồn tài liệu ghi chép là mẹ của Alexander là Olympias
thường viết thư phàn nàn với con trai rằng tướng Antipater
luôn chống đối bà ta, khiến bà ta phải sang sống ở nơi khác.
Bên cạnh đó, viên tùy tùng và là người chịu trách nhiệm vấn
đề ăn uống của Alexander lại là Iollas, con trai của
Antipater. Cùng lúc đó anh trai của Iollas là Cassander cũng
vừa đến Babylon mang theo một cái rương đựng đầy nước của
con sông Styx mà theo truyền thuyết được xem là con sông tử
thần (theo truyền thuyết người ta đồn đại cái rương ấy chứa
chất độc dược). Thêm nữa, sau khi Alexander chết đi,
Cassander đã giết chết mẹ, vợ và con trai của ông này.
Một giả thuyết khác cho rằng cây hellebore thường bị nhầm
lẫn với cây long đờm – loại cây được sử dụng để làm men nấu
rượu. Vì thế hellebore có thể bị trộn lẫn vào khi người ta
làm rượu mà không ai chú ý đến.
Còn cựu phó giám đốc cảnh sát Grieve lại nhìn vào nội tâm
của Alexander để phân tích cái chết của ông vua này.
Theo Grieve, tám tháng trước đó, người bạn thân nhất và còn
là người tình của Alexander Đại đế là Hephaistion chết đi,
dẫn đến việc Alexander trở nên buồn bã khiến ông này càng
uống dữ hơn.
Bác sĩ Harold Bursztajn ở phân khoa y khoa của Đại học
Havard, cho rằng:
– “Khi Alexander nhìn thấy người bạn và người tình của ông
ta là Hephaistion chết đi mà không thể nào cứu chữa được,
ông ta càng uống rượu nhiều hơn và không còn chú ý đến bản
thân ông ta.”
Bursztajn tin rằng nỗi buồn dã làm cho Alexander trở nên
không còn chú ý đến mọi thứ chung quanh ông ta. Điều đó có
thể làm Alexander Đại đế vô tình uống quá nhiều liều lượng
độc tố của cây hellebore, và có thể làm cho những kẻ có ý
định mưu sát ông ta dễ dàng hành động hơn.
Grieve kết luận rằng:
– “Tôi cho là Alexander Đại đế chết với nhiều nguyên do như
là đau đớn trước cái chết của người bạn và cũng là người
tình, vì uống quá nhiều rượu, vì bị sốt cao, do uống phải
độc tố của cây hellebore.”
Nhưng những điều này cũng bị cho là giả thuyết mà thôi. Còn
sự thật về cái chết của Alexander Đại Đế là như thế nào,
chúng ta khó đoán biết được.