Ý nghĩa của nhẫn cưới theo Phật Giáo và những điều bạn cần biết

Nhẫn cưới được coi là một kỷ vật đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hôn nhân và cuộc đời của mỗi người. Nhưng bạn thực sự đã hiểu được ý nghĩa thực sự của nhẫn cưới chưa? cùng Trang sức kim cương Meez Jewelry khám phá ngay nhé

Nhẫn cưới là nhẫn đeo ngón áp út cho biết người đeo nó đã kết hôn . Nhẫn cưới thường được tạo nên từ kim loại , theo truyền thống là vàng hoặc kim loại quý khác. Nhẫn có nguồn gốc ở La Mã cổ đại trong hôn nhân, mặc dù phong tục hiện đại trao đổi nhẫn trong đám cưới có nguồn gốc Cơ đốc giáo.

Xem thêm các bài viết liên quan:

1. Nguồn gốc của nhẫn cưới

Theo Wikipedia: “Truyền thống nhẫn cưới của phương Tây có thể bắt nguồn từ La Mã và Hy Lạp cổ đại , sau này được gắn với phong tục của hồi môn cũng như lời hứa chung thủy . Việc trao đổi nhẫn hiện đại bắt nguồn từ phong tục của Châu Âu vào thời Trung Cổ như là một phần của các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ” (chưa được kiểm chứng)

Theo các tài liệu khác: 

Khoảng năm 4800 TCN, người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng những loại dây làm từ gai dầu, cói, bấc, sậy…Để xoắn lại thành một vòng tròn nhỏ đeo ở tay như một chiếc nhẫn. Trải qua thời gian, họ bắt đầu sử dụng da, xương, ngà cùng loại chất liệu khác. Nhằm thể hiện sự giàu có của người sở hữu. Tuy nhiên, phong tục đeo nhẫn cưới lại bắt nguồn từ nền văn hóa La Mã giai đoạn 866-1330 SCN. Khi ấy người ta sử dụng nhẫn cưới chế tác bằng vàng và bạc để cô dâu chú rể trao cho nhau trong ngày cưới. Đồng thời những người đàn ông La Mã cũng dùng nhẫn để cầu hôn người phụ nữ mà chàng ta yêu.

Sở dĩ người ta chọn vòng tròn bởi quan niệm cho rằng: vòng tròn có chung điểm đầu và điểm cuối với ý nghĩa, dù các cặp đôi có đi những hành trình dài khác nhau nhưng nếu đã thuộc về nhau thì cuối cùng họ vẫn sẽ là của nhau và hành trình mà họ trải qua, chính là hành trình trong vòng tròn hạnh phúc của tình yêu.

ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới

Nhẫn cưới khi ấy không phải bằng vàng hay kim loại như ngày nay mà nó được làm từ các vật liệu thiên nhiên như: cỏ cây, lau sậy, da thú, xương hoặc ngà voi. Khi ấy chỉ có người phụ nữ đeo nhẫn cưới khi kết hôn chứ không phải cả hai vợ chồng. 

Tuy nhiên khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra và rất nhiều người đàn ông phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ. Đây được coi là một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm. Chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn.

Theo thời gian, nhẫn cưới sẽ được làm từ các chất liệu có giá trị hơn như: đồng, bạc, vàng, kim cương…, Người ta có thể thoải mái lựa chọn nhẫn cưới với nhiều màu sắc, chất liệu, hình dáng khác nhau.

2. Ý nghĩa của nhẫn cưới trong hôn nhân

Ý nghĩa của nhẫn cưới theo quan điểm dân gian

Bạn đã biết ý nghĩa của nhẫn cưới theo quan điểm dân gian? Nhẫn cưới thiêng liêng là vậy. Nên các cặp đôi nên hiểu rõ để hôn nhân của mình trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn. 

Vị trí đeo nhẫn: ngón áp út

Y học cho rằng: ngón áp út có đường mạch máu nối đến tim và là con đường ngắn nhất để kết nối đến trái tim so với những đường mạch máu từ các ngón tay khác. Do đó, việc đeo nhẫn cưới vào ngón áp út tay trái được ví như sợi dây tình yêu, là con đường đi thẳng đến trái tim của đôi bạn trẻ hoặc để cả hai cùng chung một nhịp đập trái tim. 

ý nghĩa chiếc nhẫn cưới

Bằng chứng của hôn nhân

Một người khi đã đeo nhẫn cưới vào ngón áp út thì người ta sẽ mặc định rằng: họ đã lập gia đình. Nhẫn cưới như một báu vật bảo vệ cho hạnh phúc gia đình, một người có gia đình theo pháp luật và đạo đức thì không thể kết đôi thêm với các đối tượng khác giới. 

Nhẫn cưới mang ý nghĩa gắn bó, tin tưởng lẫn nhau và là tượng trưng cho sự chung thủy, lâu bền. Khi cả hai trao nhẫn cưới cho nhau đồng nghĩa với việc họ chính thức làm vợ chồng. Cuộc sống của họ sau này sẽ không còn là sống vì bản thân mình nữa mà sẽ là cuộc sống mới, cuộc sống đồng hành cùng bạn đời của mình.

Chiếc nhẫn cưới trên tay họ giúp cả hai luôn thấy trách nhiệm của mình đối với người bạn đời của mình dù vui buồn, đau khổ, khó khăn hay hạnh phúc thì họ sẽ luôn bên nhau để cùng nhau vượt qua.

Nhẫn cưới là một cặp và thường có hình dáng giống nhau hoặc gần giống, được làm từ nhiều chất liệu đa dạng như vàng, bạch kim, vàng trắng…Dù làm bằng chất liệu gì thì ý nghĩa của chiếc nhẫn cũng không bao giờ thay đổi. Nhẫn của người con trai thường có thiết kế bản to, đơn giản hơn nhẫn cưới của người con gái.

Đây chắc chắn là ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới của gần như tất cả mọi người trên toàn Thế Giới. 

ý nghĩa của nhẫn cưới

Ý nghĩa nhẫn cưới theo quan điểm Phật Giáo

Theo quan điểm của Phật Giáo, ý nghĩa của nhẫn cưới ẩn ý thêm nhiều điều thiêng liêng hơn. 

Chữ “ nhẫn” trong nhẫn cưới

Theo quan điểm của Phật Giáo lại rất coi trọng giá trị của chữ “nhẫn” trong việc gìn giữ một gia đình hạnh phúc. “Nhẫn” ở đây được hiểu là sự nhẫn nại, nhường nhịn lẫn nhau khi có bất đồng hay lúc cơn giận bắt đầu nổi lên, tránh để xảy ra những xung đột không đáng có, làm mất đi hạnh phúc gia đình và tình nghĩa vợ chồng.

Khi hai người hoàn toàn xa lạ, được sống trong hai hoàn cảnh khác nhau, về chung sống với nhau chắc chắn sẽ có lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Những lúc như vậy hãy nhìn cặp nhẫn cưới để nhắc nhở chia sẻ, nhường nhịn và đặt mình vào đối phương để hiểu và để biết được cách xử lý đúng đắn nhất.

Chữ “nhẫn” trong Phật Giáo không phải là cam chịu mà là chịu lùi lại 1 bước để nhìn lại vấn đề đang diễn ra giữa hai bạn sau đó tìm cách cải thiện vấn đề theo hướng tích cực. Cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng và bình yên hơn rất nhiều nếu bạn biết cách nhân nhịn, chẳng phải ông bà ta đã có câu “Một điều nhịn bằng chín điều lành sao?”

ý nghĩa nhẫn cưới

Chất liệu bằng vàng của chiếc nhẫn

Nhẫn thông thường được làm bằng chất liệu vàng. Ngoài vẻ đẹp và giá trị vật chất, vàng còn là biểu tượng của sự son sắt, thủy chung. Bản chất vàng rất cứng và không bị oxy hóa theo thời gian cũng vậy, nhẫn cưới bằng vàng như muốn nhắc nhở người đeo nhẫn về sự chung thủy trong tình yêu dù có nhiều thử thách trong đời sống hôn nhân vẫn phải giữ một lòng son sắt. Cũng có thể hiểu là không được “Có trăng quên đèn” khi người chồng gặp thất bại trong công việc, nhan sắc của người vợ xấu đi theo thời gian.

Ý nghĩa nhẫn cưới kim cương

Nhẫn cưới kim cương đã và đang dần phổ biến hơn hiện nay do vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của kim cương mang đến. Kim cương được biết đến như một đá quý sang trọng và có độ cứng cáp cao, điều này khi kết hợp giữa vàng của nhẫn cưới sẽ tạo ra một ý nghĩa “gắn kết bền chặt” giữa cả hai. 

Ngoài mặt ý nghĩa, nhẫn cưới kim cương cũng là món trang sức không chỉ trong ngày cưới mà còn là một phụ kiện tuyệt vời sử dụng hàng ngày. 

ý nghĩa nhẫn cưới kim cương

3. Cách đeo nhẫn cưới 

Ở mỗi quốc gia sẽ có những phong tục và cách đeo nhẫn cưới khác nhau như:

  • Ở Châu Âu sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón áp út, họ quan niệm rằng đây là ngón tay có mạch máu dẫn đến trái tim – hay mạch máu tình yêu. 

  • Đối với người Hy Lạp đeo nhẫn cưới ở ngón áp út để cả 2 cùng liên kết tĩnh mạch và đập cùng nhịp 

  • Người Trung Quốc quan niệm rằng ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời của mình. 

  • Người Do Thái lựa chọn ngón trỏ để đeo nhẫn cưới – ngón họ chỉ vào kinh Torah

  • Người Thanh Giáo không đeo nhẫn cưới vì nghĩ đây là trang sức phù phiếm

  • Một số nước ở Châu Âu sẽ đeo nhẫn cưới áp út tay trái, ngón áp út tay phải để đeo nhẫn cầu hôn được trao trước đó. 

Tại Việt Nam, nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út tay trái, cũng chưa có nhiều nguồn gốc rõ rệt về cách đeo như thế này. 

ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới

4. Kết luận

Vậy là Meez đã chia sẻ với bạn ý nghĩa của nhẫn cưới theo Phật Giáo và những điều bạn cần biết. Hy vọng các cặp đôi có thêm thông tin và kiến thức hữu ích. Đồng thời hiểu sâu sắc hơn về chiếc nhẫn cưới chuẩn bị được đeo trên tay mình. Trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình. Nếu bạn muốn tham khảo về các mẫu nhẫn cưới hiện đại, sang trọng với giá cạnh tranh tại Hà Nội. Hãy liên hệ ngay cho MEEZ JEWELRY để được đội ngũ nhân viên tư vấn tốt nhất.

Thông tin liên hệ MEEZ JEWELRY:

– Địa chỉ: Số 209 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội

– Phone: 086.780.2860

– Email[email protected]