Ý nghĩa của nhẫn cưới trong hôn nhân? Vì sao phải trao nhẫn cưới

Nhẫn cưới là tín vật định tình, là biểu tượng thiêng liêng của tình yêu đôi lứa. Do đó, ngày nay nghi lễ trao nhẫn của cô dâu và chú rể được xem là một phần không thể thiếu trong mọi đám cưới của các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng bạn đã hiểu hết về ý nghĩa của nhẫn cưới hay chưa? Làm thế nào để đeo nhẫn cưới đúng cách. Cùng Áo cưới Lucky Anh & Em tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!

1. Nguồn gốc của nhẫn cưới

Nhẫn cưới có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ xưa, là một vòng tròn tượng trưng cho một sự tuần hoàn bất diệt, còn khoảng trống bên trong giống như một cánh cửa. Nhẫn hứa hôn được bắt đầu vào thời La Mã, nhưng không được duy trì và sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây cho đến thế kỷ 13.

 

ý nghĩa của nhẫn cưới

 

Nhẫn cưới xuất hiện khá sớm từ thời từ thời Ai Cập cổ đại

 

Theo thông lệ, người đàn ông La Mã sẽ trao cho người con gái mình yêu một chiếc nhẫn, kèm theo một chiếc khóa nhỏ. Người La Mã tin rằng chiếc chìa khóa nhỏ được chạm khắc tỉ mỉ là biểu tượng cho sự bảo vệ và trân trọng trái tim của người chồng. Đồng thời, chiếc chìa khóa cũng tượng trưng cho sự mở khóa giàu có và sung túc sau này.

Với người Hy Lạp cổ, họ tin rằng ngón thứ 4 trên tay trái có mạch máu kết nối với trái tim, nên sẽ được dùng để đeo nhẫn cưới. Vào thế kỉ thứ 2 trước Công nguyên, mọi cô dâu ở Hy Lạp đều sẽ được tặng 2 chiếc nhẫn. Một chiếc nhẫn vàng để đeo tại nơi công cộng, và một chiếc nhẫn sắt để đeo khi hoạt động ở nhà.

2. Ý nghĩa việc đeo nhẫn cưới

2.1. Nhẫn cưới được xem là biểu tượng cho hôn nhân

Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới đầu tiên không thể không nhắc đến đó chính là thể hiện bằng chứng cho hôn nhân của các cặp đôi. 

Một người đeo nhẫn ở ngón áp út thường để khẳng định rằng mình đã là người lập gia đình. Vì vậy, nhẫn cưới như một vật để bảo vệ hạnh phúc hôn nhân của các cặp đôi.

Ngày nay, không chỉ các cô dâu mà chú rể cũng cần đeo nhẫn cưới để khẳng định sự gắn bó trọn đời của mình đối với người vợ. 

 

ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới

 

Nhẫn cưới là biểu tượng cho những người đã lập gia đình

 

Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới luôn đi cùng một cặp. Ngoài là sự gắn bó và tin tưởng, thì nhẫn cưới còn thể hiện cho sự chung thủy, và mối quan hệ lâu bền. Cuộc sống từ đây không đơn giản là của họ nữa mà phải luôn nhắc nhở rằng mình phải có trách nhiệm với người bạn đời của mình. Phải luôn cùng nhau chia sẻ những hạnh phúc lẫn đắng cay, ngọt bùi trong cuộc sống.

Đặc biệt, nhẫn cưới sẽ giúp những người đã lập gia đình thì không thể tự do tìm hiểu và kết đôi thêm với những người khác. Đồng thời, một người con trai hay con gái khác sẽ không nên có tiếp xúc tình cảm với những người đã lập gia đình.

2.2. Chữ “nhẫn” trong từ nhẫn cưới

Mỗi khi có bất đồng xảy ra, vợ chồng chắc chắn rất cần chữ nhẫn. Mỗi khi cơn giận bắt đầu, nếu một trong hai không biết nhường nhịn và nhẫn nại thì rất dễ xảy ra những xung đột không đáng có, mất đi hạnh phúc vợ chồng trong nháy mắt. 

Đeo nhẫn cưới trên tay sẽ không ngừng nhắc nhở bạn rằng hôn nhân là kết tinh của tình yêu, không phải lúc nào cũng dễ dàng  để trao cho một ai đó. Mỗi một người luôn phải học cách thương yêu, nhường nhịn để giữ gìn ngọn lửa hôn nhân của mình.

2.3. Chất liệu vàng của nhẫn cưới

Thông thường, nhẫn cưới sẽ được làm bằng vàng. Ngoài giá trị về vật chất thì chất liệu vàng cũng là biểu tượng cho sự thủy chung và son sắt. Bản chất của vàng là rất cứng, cũng như sẽ không bị oxy hóa theo thời gian. 

 

ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới

 

Nhẫn cưới nhắc nhở các cặp đôi phải luôn chung thủy và son sắt với bạn đời của mình

 

Vì vậy, nhẫn cưới làm bằng vàng chính là muốn nhắc nhở cho người đeo về sự chung thủy trong hôn nhân, cho dù có gặp nhiều thách thức cũng phải luôn giữ một tấm lòng son sắt, không được phản bội nhau.

3. Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới

Nhẫn cưới sẽ gồm 3 loại là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và nhẫn vĩnh cửu. Vậy ý nghĩa của chiếc nhẫn này như thế nào? Liệu rằng ý nghĩa của nhẫn cưới và nhẫn đính hôn có khác nhau hay không? 

Tùy theo từng giai đoạn khác nhau mà người ta sẽ sử dụng các loại nhẫn khác nhau. Vì thế, ý nghĩa của từng chiếc nhẫn ở từng thời điểm cũng sẽ khác nhau.

3.1. Nhẫn đính hôn

Nhẫn đính hôn là chiếc nhẫn mà người con trai sẽ dành tặng riêng cho người con gái mà họ yêu thương. Nếu cô gái đồng ý gắn kết nửa đời sau của mình với chàng trai thì sẽ đeo chiếc nhẫn này. 

 

ý nghĩa của nhẫn cưới và nhẫn đính hôn

 

Nhẫn đính hôn sẽ được cô gái đeo nếu đồng ý cưới chàng trai

 

Nhẫn đính hôn là biểu tượng của sự tin tưởng, và quyết tâm gắn bó với nhau. Thông thường, những mẫu nhẫn đính hôn trên thị trường hiện nay sẽ có một hạt đá hoặc một viên kim cương ở chính giữa. Ý nghĩa đeo nhẫn đính hôn là một tình yêu duy nhất, vĩnh cửu và mãi mãi.

3.2. Nhẫn cưới

Không giống như nhẫn đính hôn, nhẫn cưới là một cặp cho cô dâu và chú rể. Ngoài ý nghĩa gắn bó và tin tưởng lẫn nhau như nhẫn đính hôn, thì nhẫn cưới còn tượng trưng cho tình cảm thủy chung, gắn bó và lâu bền. 

Khi trao nhẫn cưới cho nhau xong thì lúc này cặp đôi sẽ chính thức làm vợ chồng với nhau. Cuộc sống sau này sẽ không còn là vì bản thân của mình nữa mà phải vì nhau.

 

ý nghĩa của chiếc nhẫn

 

Nhẫn cưới là một cặp cho cả cô dâu và chú rể

 

Khi đeo nhẫn cưới trên tay, người vợ, người chồng phải luôn nhắc nhở rằng mình có trách nhiệm với cuộc sống người bạn đời của mình. Vì thế dù vui, hay dù buồn, dù khó khăn hay vui sướng cũng đều phải cùng nhau vượt qua.

3.3. Nhẫn vĩnh cửu

So với nhẫn đính hôn và nhẫn cưới thì nhẫn vĩnh cửu có thể sẽ ít người biết đến hơn. Sau một thời gian chung sống, nhẫn vĩnh cửu sẽ do chú rể dành tặng cho vợ mình trong khi mà họ tổ chức một lễ cưới để kỷ niệm. 

Tùy vào số năm chung sống mà sẽ có đám cưới bạc, đám cưới vàng hay đám cưới kim cương. Nhẫn vĩnh cửu sẽ được thiết kế thêm nhiều viên đá xung quanh. Người ta quan niệm rằng, khi đeo nó vào, tình yêu của bạn sẽ được bền chặt và mãi mãi.

4. Hướng dẫn đeo nhẫn đúng cách

Mỗi nước khác nhau sẽ có cách đeo nhẫn khác nhau, điều này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào phong tục cũng như văn hóa của họ. Tuy nhiên thông thường, nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út.

  • Nhiều nước ở Châu Âu tin rằng bàn tay trái có một mạch máu dẫn đến tim và gọi đó là “mạch máu tình yêu”.
  • Người Hy Lạp sẽ đeo nhẫn ở ngón tay áp út của bàn tay trái, vì họ tin rằng điều này để liên kết tĩnh mạch với nhịp đập trái tim của con người.
  • Người Trung Quốc cũng đeo nhẫn ở ngón áp út bởi họ quan niệm rằng ngón út tượng trưng cho bạn đời của mình.

 

ý nghĩa đeo nhẫn

 

Những nước khác nhau sẽ đeo nhẫn ở những ngón tay khác nhau

 

5. Một số lưu ý khi đeo nhẫn cưới

5.1. Chất liệu nhẫn cưới

Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, nhẫn cưới sẽ được làm bằng sắt để thể hiện sự bền chặt và vững bền cho hôn nhân. Nhưng sau này, vàng và bạc là 2 chất liệu được thay thế để làm nhẫn cưới vì chúng đẹp và bền hơn sắt rất nhiều.

Ngoài ra, nhẫn cưới bằng kim cương cũng là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời của các cặp đôi. Kim cương là vật liệu cứng nhất hành tinh, tượng trưng cho một tình yêu vững bền và vĩnh cửu. Tính chất này của kim cương như để thể hiện hôn nhân bền chặt và không dễ dàng chia lìa.

5.2. Đeo nhẫn cưới tay nào

Hầu hết các cô dâu đều sẽ đeo nhẫn cưới ở bàn tay trái. Tuy nhiên, không ít các cô dâu ở châu Âu sẽ đeo nhẫn cưới bên tay phải. Những người phụ nữ Scadinavia lại đeo đến 3 chiếc nhẫn cùng một lúc là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, và nhẫn khi làm mẹ.

 

ý nghĩa việc đeo nhẫn cưới

 

Đeo nhẫn cưới tay nào sẽ phụ thuộc vào văn hóa của mỗi quốc gia

 

Những cô dâu  Do Thái thì sẽ đeo nhẫn ở ngón tay trỏ bởi đây là ngón tay mà họ chỉ vào kinh Torah.

Ngoài ra, những người Thanh Giáo sẽ không đeo nhẫn cưới, vì họ cho rằng trang sức là đồ vật phù phiếm.

5.3. Đàn ông khi đeo nhẫn cưới

Trước thế kỷ 20, hầu như chỉ có cô dâu là đeo nhẫn cưới. Đây có thể là biểu hiện của việc người phụ nữ đã thuộc về người đàn ông, cũng có thể vì điều này na ná giống tục đeo nhẫn đính hôn.

Mãi đến sau này khi thế chiến thứ 2 nổ ra, rất nhiều người đàn ông phải tham gia chiến trường và bắt buộc phải nói lời chia tay với người vợ của mình. Vì thế, họ bắt đầu đeo nhẫn cưới để gợi nhớ về người bạn đời của mình.

Điều này được xem là một hành động vô cùng lãng mạn, thể hiện tình yêu và trách nhiệm của người đàn ông, nên được tồn tại và gìn giữ đến ngày nay.

 

ý nghĩa việc đeo nhẫn cưới trong hôn nhân

 

Đàn ông đeo nhẫn cưới là tập tục sau này mới xuất hiện

 

Nhẫn cưới không phải là vật vô tri mà nó mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc về cả tình yêu và hôn nhân. Hy vọng qua bài viết của Áo cưới Lucky Anh & Em bạn đã hiểu được ý nghĩa của nhẫn cưới là gì, để thêm trân trọng đính ước định tình này của bạn và bạn đời của mình.

4.0

 
 
 
 
 

1 đánh giá

0% | 0

100% | 1

0% | 0

0% | 0

0% | 0

Có 1 đánh giá

Ý nghĩa của nhẫn cưới trong hôn nhân của vợ chồng

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho bài viết này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

5

4

3

2

1

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình