Bài soạn lớp 6: Lợn cười áo mới | Bài soạn văn 6
Mục lục
Nội dung bài gồm:
Tìm hiểu chung tác phẩm
- Thể loại: Truyện cười
- Tác phẩm:
Có một anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Anh chàng nhanh nhảu hỏi to:
Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?
Nhân cơ hội có người để khoe, anh mặc áo mới vội nói:
Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
- Đại ý: Qua chuyện Lợn cưới, áo mới tác giả dân gian phê phán tính khoe khoang lố bịch của con người.
Câu 1: Em hiểu như thế nào về tính khoe của? …
Em hiểu như thế nào về tính khoe của? Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào? Lẽ ra, anh phải hỏi người ta ra sao?
Trả lời:
Tính khoe của nghĩa là phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của. Đây là một tính xấu không nên học theo.
Sự khoe của của anh tìm lợn:
Đáng lẽ người khoe của trước phải là anh áo mới, nhưng anh ta chưa kịp phản ứng khi có người đi qua thì đã bị anh lợn cưới giành mất.
Anh đi tìm lợn đáng lẽ chỉ cần hỏi người ta: “Anh có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”. Thế nhưng anh lại dùng từ “lợn cưới” là từ không thích hợp để chỉ con lợn bị sổng chuồng.
Câu 2: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào? …
Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta?
Trả lời:
Anh muốn khoe áo đứng hóng ở cửa, đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang đầy thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may – cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì – liền vội khoe ngay: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này…”.
Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để “khoe”.
“Chiếc áo mới” ở đây là một thông tin thừa. Thừa trong cả lời nói và thừa trong cả hành động -> Sự dư thừa ấy có chủ đích tìm cách khoe chiếc áo mới của mình mà anh đã chờ từ sáng đến chiều mới có người để khoe.
Câu 3: Đọc “Lợn cưới, áo mới” vì sao em lại cười?
Trả lời:
Cười vì hành động, ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của. Của chẳng đáng là bao (chiếc áo, con lợn) mà vẫn thích khoe (đây cũng là đặc điểm của loại người này).
Hành động và ngôn ngữ khoe của các nhân vật đều lộ liều, cố ý, lố bịch, đây có thể coi là cuộc đụng đầu thú vị giữa hai cao thủ “khoe khoang” trong một hoàn cảnh đặc biệt.
Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của chuyện “Lợn cưới, áo mới”
Trả lời:
Ý nghĩa của truyện là:
- Truyện lợn cưới áo mới phê phán tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
- Tính xấu ấy đã biến nhân vật thành trò cười cho mọi người.