Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Tester Thường Gặp Giúp Bạn Vượt Qua Ải Interview

Chắc rằng bạn từng nghe qua nghề Tester một trong số những ngành nghề được rất nhiều ứng viên hiện nay ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay. Vậy tester là gì? Nhu cầu tuyển dụng tester như thế nào? Bộ câu hỏi phỏng vấn tester gồm những câu hỏi gì? Hãy dành ít phút cùng Glints khám phá bài viết này nhé. 

Tester là gì?

Tester được hiểu một cách đơn giản là những người kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện ra lỗi, sai sót hay các vấn đề có liên quan đến chất lượng phần mềm. 

Tùy vào từng công ty mà nhu cầu tuyển dụng vị trí tester sẽ có sự khác nhau. Hiện tại tester  được phân loại là thành Manual Tester, Automation Tester và Security Tester. Trong đó:

  • Manual Tester: Được hiểu là những người thực hiện công việc kiểm thử phần mềm theo cách thủ công, vị trí này không đòi hỏi cao về kiến thức liên quan đến lập trình nhưng phải là người có kinh nghiệm, có đam mê và tư duy tốt. 
  • Automation Tester: Còn được gọi là kiểm tra tự động, đối với công việc này tester chỉ cần viết một đoạn mã code hoặc sử dụng các công cụ như Selenium, Test Complete, Jmeter v.v để có thể thực hiện chạy tự động tất cả các bước bao gồm nhập thông tin, kiểm tra kết quả, click, so sánh kết quả với kết quả giả định trước đó. 
  • Security Tester: Sẽ thực hiện quá trình kiểm thử phần mềm nhằm đảm bảo hệ thống của doanh nghiệp hoạt động ổn định, giúp cho các phần mềm trong hệ thống tránh xa các mối đe dọa hay các mối nguy hiểm nào làm ảnh hưởng đến tổn thất của toàn bộ hệ thống. 

Nhu cầu tuyển dụng tester hiện tại 

Hầu hết các bạn trẻ hiện nay đều chọn công nghệ thông tin là ngành nghề chính để theo đuổi, đặc biệt là những công việc liên quan đến lập trình như lập trình viên, tester, v.v. Trong đó, tester là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn, điều này kéo theo nhiều cơ hội việc làm cho ứng viên trong quá trình tham gia ứng tuyển. 

Theo thống kê, nếu ở nước ngoài trên 1 lập trình viên sẽ có từ 3 – 5 tester. Ở Việt Nam, con số này lại ngược lại: trên 3 lập trình viên chỉ có 1 tester. Điều này cho thấy cơ hội việc làm tester tại Việt Nam rất rộng mở đặc biệt là những bạn trẻ, sinh viên mới ra trường, v.v đang tìm kiếm cơ hội trong ngành công nghệ thông tin. 

nhu cầu tuyển dụng testernhu cầu tuyển dụng tester Tester đang là công việc có nhu cầu tuyển dụng cao.

Bộ câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp

Vậy để có được kết quả tốt khi ứng tuyển vào vị trí tester thì một trong những điều mà ứng viên cần làm là tìm hiểu bộ câu hỏi phỏng vấn tester tại các công ty có nhu cầu tuyển dụng vị trí này. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn tester cơ bản mà ứng viên có thể tham khảo, cụ thể: 

Kiểm thử phần mềm bao gồm những bước nào?

Quá trình kiểm thử phần mềm sẽ bao gồm những bước sau đây: 

  • Thực hiện chạy dự án theo yêu cầu của công ty để kiểm thử ứng dụng, phần mềm, web. 
  • Chuẩn bị thử nghiệm dựa trên các thông tin nghiên cứu và kịch bản thử nghiệm trước đó. 
  • Dựa vào công cụ hỗ trợ và các dữ liệu sử dụng để kiểm thử, tiến hành làm các bào kiểm tra thử nghiệm.
  • Hậu kiểm thử, đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng cho các sản phẩm được kiểm thử bằng cách phối hợp với các bộ phận liên quan để làm việc. 

Báo cáo lại kết quả thử nghiệm với cấp trên sau khi đã tiến hành phân tích, theo dõi kết quả thành phẩm nghiêm ngặt. 

Bạn có thể kể tên các phương pháp để thử phần mềm không?

Hiện tại có hai phương pháp để thử phần mềm bao gồm kiểm thử hộp trắng và kiểm thử hộp đen, trong đó:

  • Kiểm thử hộp trắng: Là quá trình mà các tester sẽ thực hiện kiểm tra mã code, thuật toán, cấu trúc chương trình được đưa ra thông qua yêu cầu. 
  • Kiểm thử hộp đen: Công việc không yêu cầu tester phải biết kiến thức lập trình. Khi thực hiện quá trình kiểm thử tester chỉ cần xây dựng các trường hợp test dựa trên nhu cầu của khách hàng đưa ra về chức năng của hệ thống dựa trên bản đặc tả yêu cầu. 

Khi nào thì nên dừng quá trình kiểm thử?

Dựa vào điều kiện dừng của dự án để biết chính xác lúc nào tester nên dừng kiểm thử. Tùy vào từng dự án mà điều kiện dừng sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên thường sẽ bao gồm các điều như:

  • Quá thời gian kiểm thử
  • Hết ngân sách chi trả
  • Đã đạt được yêu cầu về test case và tỷ lệ bug 
  • Các lỗi phát hiện khi kiểm thử đã được fix
  • Sản phẩm ít bug, hoạt động ổn định, tốt
  • Kiểm thử đã hoàn thiện, tài liệu đã được cập nhật đầy đủ
  • Quản lý dự án quyết định dừng kiểm thử

Bạn đã từng tham gia dự án nào và vai trò của bạn trong dự án đó là gì? 

Đối với dạng câu hỏi này ứng viên cần trình bày những thông tin cơ bản về dự án vai trò của bản thân khi thực hiện dự án, chủ đề dự án, mục đích ý nghĩa và kết quả mà dự án đã thực hiện được. 

Thường thì các ứng viên có kinh nghiệm sẽ tham gia rất nhiều dự án khác nhau, tuy nhiên hãy cân nhắc và đưa ra một dự án mà mình thấy tâm đắc nhất. Đối với dự án đó, bạn cần nêu rõ các chuyên môn kỹ thuật về kiểm thử của mình.

Hãy chia sẻ trải nghiệm của bạn với công cụ X

Để có thể chia sẻ chi tiết những trải nghiệm của bạn đối với công cụ X mà bạn đã sử dụng để thực hiện kiểm thử, cách duy nhất và hiệu quả nhất là dựa vào mô hình STAR, cụ thể:

  • Situation: Nêu mô tả ngắn gọn công cụ mà bạn đang sử dụng để làm việc và quá trình phát triển dự án dựa trên công cụ đó.
  • Tasks: Nêu rõ những công việc mà bạn đã làm đối với công cụ X. 
  • Actions: Chỉ ra chi tiết cách bạn làm khi sử dụng công cụ X.
  • Results: Kết quả của dự án và thời gian mà bạn đã thực hiện dự án khi sử dụng công cụ X như thế nào.

Theo bạn, một tester cần đến các kỹ năng nào?

Để trở thành một tester thực thụ thì cần phải có những kỹ năng cơ bản, cụ thể như:

  • Cẩn thận, chăm chỉ, tỉ mỉ và có trách nhiệm đối với đầu việc được giao 
  • Có khả năng phân tích dự án, biết xử lý và giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. 
  • Luôn biết lắng nghe, học hỏi và tiếp thu các kiến thức cần thiết trong quá trình làm việc. 
  • Phải là người có tinh thần cầu tiến trong công việc, sẵn sàng làm thêm ngoài giờ khi được cấp trên yêu cầu.

câu hỏi phỏng vấn testercâu hỏi phỏng vấn testerHãy chuẩn bị tốt trước khi bạn đến phỏng vấn tester nhé.

Các câu hỏi phỏng vấn tester khác

Ngoài những câu hỏi trên, ứng viên cần tham khảo thêm các câu hỏi phỏng vấn tester sau đây khi tham gia ứng tuyển vào vị trí tester trong các doanh nghiệp:

  • Để có kết quả chính xác khi test thì tester cần bao nhiêu thử nghiệm phần mềm?
  • Trong chu kỳ phát triển phần mềm sẽ có những lỗi nào thường xuất hiện?
  • Báo cáo về Test Report bao gồm những phần nào?
  • Giải thích tại sao chi phí sửa lỗi càng cao là do thời gian phát hiện lỗi muộn?
  • Nêu khái niệm kiểm thử hệ thống là gì?
  • Định nghĩa thăm dò thử nghiệm? Khi nào cần thực hiện thăm dò thử nghiệm?
  • Verification và validation khác nhau như thế nào?
  • Bạn hiểu như thế nào là bug life cycle?
  • Trường hợp nào không nền dùng test automation?
  • Bạn sẽ làm gì khi đã thực hiện đúng quy trình test và kết quả test đã ok nhưng khách hàng vẫn phàn nàn về chất lượng phần mềm?

Đọc thêm: Bộ 25 Câu Hỏi Phỏng Vấn Lập Trình Viên Thường Gặp Khi Xin Việc

Một số câu hỏi ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng

Ngoài các câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên thì bạn cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng. Đây là cách thể hiện sự hiểu biết và cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt. 

  • Mô tả chi tiết các công việc mà tester sẽ thực hiện khi làm việc tại doanh nghiệp là gì?
  • Định hướng cụ thể cho vị trí tester khi làm việc tại doanh nghiệp như thế nào?
  • Khó khăn lớn nhất của nhân viên khi làm việc tại vị trí tester trong doanh nghiệp là gì?
  • Doanh nghiệp đang cần tuyển dụng vị trí tester mới hay cần bổ sung nhân sự để bù đắp chỗ trống đang thiếu trong doanh nghiệp?
  • Tôi sẽ có được những kỹ năng gì khi ứng tuyển vào vị trí này?

Lời kết 

Trên đây là tổng hợp của Glints về những câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp mà ứng viên nên tham khảo. Để tìm kiếm được những thông tin tuyển dụng mới nhất của vị trí tester bạn đừng quên truy cập vào website Glints Việt Nam để có được những thông tin tuyển dụng mới nhất cho vị trí này nhé. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.9 / 5. Lượt đánh giá: 10

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả