Bộ Nội vụ có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện công tác dân chủ, dân vận? Trong hợp tác quốc tế, Bộ Nội vụ có những quyền hạn và nhiệm vụ gì?


Cho tôi hỏi: Bộ Nội vụ có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện công tác dân chủ, dân vận?
Mong được tư vấn.

Bộ Nội vụ có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện công tác dân chủ, dân vận?

Khoản 17 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Bộ Nội vụ trong việc thực hiện công tác dân chủ, dân vận như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn

17. Về thực hiện công tác dân chủ, dân vận:

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn việc thực hiện công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp theo quy định của Đảng và của pháp luật.

18. Về hợp tác quốc tế:

a) Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hợp tác với các nước ASEAN về lĩnh vực công vụ, công chức;

c) Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ký kết và tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật; tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ.

Theo quy định nêu trên, trong việc thực hiện công tác dân chủ, dân vận, Bộ Nội vụ có các nhiệm vụ sau:

– Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;

– Hướng dẫn việc thực hiện công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp theo quy định của Đảng và của pháp luật.

Bộ Nội vụ có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện công tác dân chủ, dân vận? Trong hợp tác quốc tế, Bộ Nội vụ có những quyền hạn và nhiệm vụ gì?

Bộ Nội vụ có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện công tác dân chủ, dân vận? Trong hợp tác quốc tế, Bộ Nội vụ có những quyền hạn và nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)

Trong hợp tác quốc tế, Bộ Nội vụ có những quyền hạn và nhiệm vụ gì?

Khoản 18 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Bộ Nội vụ trong việc hợp tác quốc tế như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn

17. Về thực hiện công tác dân chủ, dân vận:

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn việc thực hiện công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp theo quy định của Đảng và của pháp luật.

18. Về hợp tác quốc tế:

a) Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hợp tác với các nước ASEAN về lĩnh vực công vụ, công chức;

c) Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ký kết và tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật; tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ.

Theo đó, các nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ trong hợp tác quốc tế gồm:

– Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hợp tác với các nước ASEAN về lĩnh vực công vụ, công chức;

– Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Ký kết và tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật;

– Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo?

Khoản 14 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Bộ Nội vụ về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn

14. Về tín ngưỡng, tôn giáo:

a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

b) Làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền;

c) Thực hiện và hướng dẫn các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý thống nhất về xuất bản các ấn phẩm, sách kinh, tác phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hóa phẩm thuần túy tín ngưỡng, tôn giáo của các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;

đ) Khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng và áp dụng chế độ, chính sách đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

15. Về văn thư, lưu trữ nhà nước:

a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Quản lý tài liệu Phông Lưu trữ Nhà nước Việt Nam và hoạt động nghiệp vụ lưu trữ;

c) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động dịch vụ lưu trữ; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật về văn thư, lưu trữ;

Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo gồm:

– Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

– Làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền;

– Thực hiện và hướng dẫn các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật;

– Quản lý thống nhất về xuất bản các ấn phẩm, sách kinh, tác phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hóa phẩm thuần túy tín ngưỡng, tôn giáo của các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;

– Khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng và áp dụng chế độ, chính sách đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Trân trọng!