Boris Johnson: Ông là ai?

“Ông có muốn thành Thủ tướng không?”.

“Tôi nghĩ là Thủ tướng là công việc rất khó khăn. Rõ ràng nếu cơ hội đến, mà nó sẽ không đến đâu, dĩ nhiên đó sẽ là một điều vĩ đại khi có một cơ hội, thế nhưng nó sẽ không diễn ra đâu”, Boris Johnson.

Đó là ông Boris Johnson hồi năm 2013, khi thú nhận với đài BBC về tham vọng từ lâu của mình.

Chào đời tại New York với cha mẹ là người Anh vào ngày 19 tháng 6 năm 1964, ông được rửa tội với tên đầy đủ là Alexander Boris de Pfeffel Johnson.

Gia đình ông sau đó trở lại Anh, nơi cậu bé Boris theo học các trường trung học nổi tiếng ở Anh.

Tại trường Eton, ông gặp cựu Thủ tướng David Cameron và sau đó theo học đại học Oxford về môn văn chương cổ điển và trở thành hội viên của câu lạc bộ Bullingdon, vốn là một câu lạc bộ nam giới của các sinh viên con nhà hết sức giàu có.

Vào năm 2008, trong chương trình có tên là

‘Anh Nghĩ Mình Là Ai

?’ của đài BBC, chương trình tiết lộ ông có họ hàng xa với Nữ hoàng.

Trước khi hoạt động chính trị, ông trải qua thời gian là thông tín viên và ký giả phụ trách một cột báo nhưng sau đó bị báo the Times sa thải khi trích thuật sai lầm, sau đó là thông tín viên tại Brussels cho tờ Daily Telegraph, mang lại chuyện cười của Liên Âu và cũng tạo ra các tranh luận qua các câu chuyện của ông.

Sau khi bị sa thải do một chuyện ngoại tình, ông trở lại chính trường vào năm 2005.

Với sự giúp đỡ của chiến thuật gia bầu cử người Úc là Lynton Crosby, ông được bầu làm Thị trưởng Luân đôn vào năm 2008.

Ông hướng dẫn thành phố, qua việc tổ chức thành công Thế vận Hội Luân đôn năm 2012 và giới thiệu kế hoạch dùng chung xe đạp, được gọi là

‘Boris Bikes’

.

Lần đầu tiên ông tìm cách trở thành Thủ tướng nước Anh vào năm 2016, khi ông David Cameron từ chức về vụ Brexit.

Bà Theresa May đã bổ nhiệm ông làm Ngoại trưởng, thế nhưng ông từ chức vào tháng 7 năm 2018, khi kể ra những bất đồng trong kế hoạch Brexit với bà May.

“Chúng tôi tin tưởng mãnh liệt rằng, đó thuộc về quyền lợi hổ tương của chúng ta”.

“Chúng ta sẽ không ra khỏi EU, chúng ta hiện gỡ rối khỏi các hiệp ước của Liên Âu, thế nhưng chúng ta có thể vẫn cam kết với Âu châu, qua một mối quan hệ mới, mà bà ta mô tả trong khi vẫn tiến tới, với bản sắc là một nước Anh toàn cầu”, Boris Johnson.

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông Boris 55 tuổi được biết đến với những trò đùa công khai, bao gồm cả việc bị mắc kẹt trên dây kéo, trong một lễ hội năm 2012 ở Luân đôn và làm ngã một cậu bé 10 tuổi, khi ném một quả bóng bầu dục vào năm 2015.

Một trong những chuyện nghiêm trọng hơn là vào năm 2017, với tư cách là Ngoại trưởng, ông nói rằng một phụ nữ Anh bị bắt giữ tại Iran, là người đã được huấn luyện để trở thành ký giả trong vùng.

“Tôi muốn có một cái hộp mà trước đây được dùng đựng hai chai rượu vang, rồi tôi sẽ biến chúng thành một chiếc xe buýt có hành khách nữa. Tôi sơn màu các hành khách và thú vị với chuyện nầy”, Boris Johnson.

Lời bình luận của ông khiến cho bà nầy bị đưa ra trước tòa án tại Iran và được biết tội trạng của bà có thể tăng gấp đôi và ông phải lên tiếng xin lỗi.

“Chính phủ Anh không nghi ngờ gì là bà Zaghari Ratcliffe đã ở Iran trong kỳ nghỉ hè và đó là mục đích duy nhất trong chuyến viếng thăm của bà ta”.

“Như tôi nói tại Quốc hội hồi tuần qua, các nhận xét của tôi về chuyện nầy trước Ủy ban Ngoại giao Quốc hội, là nên được rõ ràng hơn”.

“Tôi cũng hiểu rằng những lời lẽ tôi xử dụng, dễ dàng bị hiểu sai và tôi xin lỗi”.

“Tôi cũng xin lỗi đến bà ta và gia đình bà, nếu tôi vô tình khiến cho họ buồn phiền thêm nữa”, Boris Johnson.

Hổi tháng 8 năm rồi, ông bị bà May khiển trách khi so sánh phụ nữ mặc burqa và niqabs, giống như các ‘

hộp thư

di động

’ và là ‘

những kẻ cướp ngân hàng

’.

Hồi đầu năm nay, ông đã thóa mạ những nạn nhân sống sót trong các vụ lạm dụng tình dục trẻ em, khi nói rằng tiền của chính phủ chi tiêu vào các cuộc điều tra trong quá khứ là lãng phí, thế nhưng ông dùng một từ ngữ ngụ ý về tình dục để bênh vực cho ý kiến của mình.

Ông cũng có lần mô tả lục địa Phi châu là ‘quốc gia đó’ và xúc phạm Cao Ủy Papua tân Guine tại Luân đôn, bằng cách so sánh với đảng Lao động Anh quốc.

Năm 2016, ông thắng giải thơ 5 câu của một tạp chí tại Anh, liên quan đến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, yến mạch hoang dã và một con dê.

Ông so sánh World Cup tại Nga với Thế vận Hội Berlin năm 1936, do Đức Quốc Xã tổ chức.

Trong những ngày gần đây, ông bị chỉ trích khi nói rằng thế giới Hồi giáo ‘tụt hậu hàng thế kỷ sau Tây phương’.

Tuy nhiên, ông chẳng hề ân hận về mọi chuyện xảy ra.

“Tôi sợ rằng có một số từ ngữ trong tự điển hiện nay về những điều mà tôi đã nói trước đây, bằng cách nầy hay cách khác tôi không rõ, một số bị hiểu sai và chuyện nầy thực sự khiến tôi dính líu lâu dài về những lần xin lỗi đến các bên liên hệ”, Boris Johnson.

Vào ngày Australia Day năm 2014, ông được vinh danh do công lao giúp đỡ cho kiều dân Úc tại Luân đôn.

Ông từng tuyên bố rằng, ông muốn mang hệ thống visa dựa trên điểm theo kiểu Úc, để quản lý vấn đề di trú tại

“Do chúng ta trải qua tiến trình giải kết với Liên Âu, chúng ta sẽ mở rộng chân trời và cộng tác chặt chẽ hơn”.

“Ngày nay chúng ta tái xác định mục tiêu, về việc bao gồm một thỏa ước tự do mậu dịch càng sớm càng tốt, sau khi chúng ta rời khỏi Liên Âu”, Boris Johnson.

Kể từ lúc làm Thị trưởng Luân đôn, ông Boris Johnson cỗ vũ cho ý kiến về một khu vực du lịch chung của Anh và Úc.

Ý kiến của ông được phản hồi tử Canberra, giữa lúc có các quan ngại là con số người Anh có thể tìm cách đến Úc nhiều hơn.

Một ý tưởng khác của ông là thành lập một thỏa ước tự do mậu dịch và sát nhập Hải quân Úc, Canada, Tân tây Lan và Anh quốc, để thành lập một ‘

hạm đội Ấn độ Thái bình Dương

’, việc nầy nhận được hồi đáp ủng hộ từ các viên chức chính phủ tại Canberra.

Thế nhưng làm thế nào để vãn hồi niềm tin của đảng viên Bảo thủ, thì vẫn còn là một điều bí ẩn.

Trong cố gắng vận động cho việc ứng cử chức vụ Thủ tướng Anh, ông có cuộc phỏng vấn gây ngạc nhiên cho ‘talkRADIO’ với chủ biên chính trị là ông Ross Kempsell, về những gì ông tiêu qua thời gian nhàn rỗi.

“Ông chế tạo các kiểu mẫu xe buýt phải không?” 

“Vâng tôi làm các kiểu xe buýt khác nhau”.

“Vì vậy, chúng sẽ chạy đến đường Downing, là dinh Thủ tướng phải không?”

“Những gì tôi làm.. là tôi cũng không biết, khi đẽo gọi gỗ rồi sơn chúng, tôi có 2 chiếc rồi”.

“Tôi muốn có một cái hộp mà trước đây được dùng đựng hai chai rượu vang, rồi tôi sẽ biến chúng thành một chiếc xe buýt có hành khách nữa. Tôi sơn màu các hành khách và thú vị với chuyện nầy”, Boris Johnson.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

SBS Vietnamese Facebook

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

sbs.com.au/Vietnamese