Bưng quả đám cưới, đám hỏi là gì? Bưng quả mất duyên không?
Một trong những nghi thức không thể thiếu ở những đám cưới truyền thống của người Việt đó chính là bưng quả. Nếu tuân thủ theo phong tục đám cưới truyền thống thì bất kì cặp đôi nào cũng phải cần tuân thủ theo quy tắc của nó. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nhiệm vụ và những vấn đề về công việc bưng quả. Dưới bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem bưng quả là gì? Bưng quả có mất duyên không? Và sẽ có những lưu ý như thế nào trong bưng quả? Hãy cùng nhau khám phá những điều thú vị này nhé.
Bưng quả là gì?
Bưng quả là một nghi thức mà rất nhiều địa phương còn gọi bê tráp, bưng lễ. Đội ngũ bưng mâm thường là những người đều được lựa chọn từ nhà trai lẫn nhà gái tuỳ thuộc vào 2 bên gia đình mà đưa ra những số lượng hợp lý để thực hiện nghi lễ trao quả và nhận quả trong cưới hỏi.
Bưng quả mất duyên – đúng hay sai?
Theo quan niệm của dân gian xưa thì việc bê tráp bị mất duyên là hoàn toàn sai lầm. Việc bưng lễ không liên quan gì đến cạn duyên hay mất duyên đến người bưng lễ và đặc biệt là nó không hề ảnh hưởng đến tình duyên của các ban bưng lễ.
Thực tế đã cho thấy, vẫn có rất nhiều cô gái tìm được người thương yêu và nên duyên với người đó mặc dù đã tham gia bưng quả trong các lễ cưới hỏi. Theo lẽ thông thường thì đội bưng quả của cả nhà trai và nhà cái đều phải độc thân theo phong tục của địa phương. Vì vậy việc này được xem là một dịp tốt để các bạn độc thân có thể làm quen và tìm hiểu nhau của cả nhà trai lẫn nhà gái.
Tục trao duyên trong bưng quả
Trong nghi lễ bưng quả còn có một tạp tục đó là trao duyên, là nhà trai lẫn nhà gái đều chuẩn bị phong bao lì xì cho cả 2 bên nhà đội bê tráp bên nhà trai sẽ trao phong bao cho nhà gái và ngược lại. Chúng ta có thể xem đây là nghi thức trả duyên cho đội bê tráp, việc nhận lì xì là để giữ duyên cho đội ngũ.
Mặc dù giá trị hiện kim không nhiều nhưng cũng được xem là lời cảm ơn của cô dâu chú rể. Nó có thể mang lại ý nghĩa to lớn về cuộc hôn nhân của những chàng trai cô gái sau này.
Nhiệm vụ của đội bưng quả
Đội bưng quả bên nhà gái có nhiệm vụ là đón nhận những lễ vật trong những mâm ngũ quả mà bên nhà trai trao cho. Và đặc biệt là trang phục phải giống nhau về màu sắc của 2 bên nhà như kiểu dáng, màu sắc và đặc biệt áo dài luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
Cách lựa chọn đội bưng quả
Vóc dáng và chiều cao và
Điều quan trọng nhất trong đội hình bưng quả là chiều cao. Phải có sự tương đồng chiều cao của nhà trai và nhà gái. Nên lựa chọn dàn bưng quả thấp hơn cô dâu và chú rể để có thể tạo được sự hài hoà khi lên hình, làm nổi bật được nhân vật chính trong lễ đám hỏi
Số lượng đội hình bưng quả
Thông thường thì lễ vật đều sẽ chọn theo từng vùng miền như miền Bắc thì chọn theo số lẻ, miền Nam thì sẽ chọn theo số chẵn với ý nghĩa các cặp đôi sẽ không bao giờ bị chia rẽ. Số 6 và 8 là 2 con số phổ biến nhất tại miền Nam vì nó được coi là sự may mắn của tài lộc. Chính vì vậy mà sính lễ được mang theo phải có sự thoả thuận của cả hai bên.
Quy trình bưng quả đám cưới, đám hỏi
Quy trình bưng mâm đám cưới thường theo các thủ tục như sau:
Chuẩn bị đội hình bưng quả
Nhà trai và nhà gái sẽ trao đổi, bàn bạc và thống nhất số lượng của mâm quả. Nhà trai sẽ chuẩn bị đội bê tráp cho đám cưới và nhà gái chuẩn bị đội đỡ tráp cho nhà trai. Và sau khi đến giờ đã điểm thì đại diện nhà trai sẽ lên đường bưng quả tới nhà gái.
Đến lượt cô dâu ra mắt gia đình hai bên
Gia đình cô dâu sẽ cho chú rể được lên phòng đón cô dâu xuống để chào hỏi bên nhà trai, hoặc là mẹ của cô dâu dẫn ra để chào hỏi và một đặc biệt phải lưu ý đó là trước khi mà chú rể lên đón thì cô dâu không được phép xuất hiện trong lễ đám hỏi. Cô dâu sẽ đi xuống ra mắt, chào hỏi và dâng nước mời gia đình chú rể và chú rể sẽ rót lại nước để mời gia đình nhà gái.
Bàn bạc về lễ cưới
Hoàn tất lễ nghi cúng tổ tiên ông bà xong, cha mẹ của hai bên nhà trai, nhà gái thống nhất ngày giờ để đón cô dâu và trao nhận lễ cưới.
Trong lúc đó, cô dâu lẫn chú rể sẽ đi một vòng chào hỏi, mời nước những quan khách và cùng nhau chụp hình làm kỉ niệm với mọi người.
Thủ tục trả lễ đám hỏi
Bên đằng gái sẽ chia quả cho lại nhà trai và những mâm quả. Một lưu ý, trong lúc chia quả không được sử dụng kéo để cắt mà phải dùng tay để xé, thông thường đồ lại quả đều phải là số chẵn cụ thể là 10 món vật, với hàm ý là mọi thứ đều phải có đôi có cặp và khi trả thì nắp tráp phải được nằm ngửa.
Nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.
Bưng quả trong đám cưới tưởng như là đơn giản nhưng thực ra cũng rất cầu kỳ, nếu như không hiểu được các thủ tục cưới ở các vùng miền thì rất dễ xảy ra những sai sót. Nên các cặp đôi phải nhớ lưu ý không được quên chuẩn bị thật kỹ lưỡng, chu đáo tất cả những khâu quan trọng này nhé
Nên chọn người nhà bưng quả hay thuê ngoài?
Tùy vào từng vùng miền mà sẽ có những nghi thức khác nhau. Ở một số nơi, đội bưng quả nhà gái sẽ nhận bao từ nhà trai trước. Sau đó thì cả hai bên sẽ tiến hành trao mâm quả cho nhau. Hoặc một số nơi khác, cô dâu chú rể sẽ là đại diện trao bao lì xì. Ở những làng quê, thì mỗi khi có đám cưới là sẽ nhờ những người thân,hàng xóm, bạn bè để đi bê tráp.
Và thường thì họ sẽ chọn những nam thanh nữ tú còn độc thân, còn đang là thanh niên, có chiều cao và ngoại hình ưa nhìn để cho đẹp đều đội hình.
Còn ở những đám cưới hiện đại, họ thường chỉ tập trung vào những giá trị thực tế. Đôi khi để tìm được một đội hình bưng quả đẹp cũng không hề dễ dàng. Vậy nên nếu như nhờ được bạn bè người thân, bưng quả cho ngày vui đã là điều vô cùng ý nghĩa với tất cả cặp đôi. Còn nếu không, thì họ phải tự thuê dịch vụ bưng quả của những đơn vị cho thuê các dịch vụ tiệc cưới. Miễn sao cho thấy được sự đồng đều trong đội hình bưng quả.
Thực tế cũng cho thấy rằng, chẳng có một hôn nhân nào mà không hạnh phúc là tại vì đội bưng quả đã có người đã lập gia đình. Đó chỉ là quan niệm dân gian ngày xưa nên quyết định chọn người thân hay người ngoài để bưng mâm là quyết định của các bạn.
Qua bài viết có thể cho thấy phong tục bưng quả không chỉ mang truyền thống ý nghĩa tốt đẹp mà còn mang ý nghĩa chúc phúc cầu may mắn cho các cặp đôi. Chính vì vậy mà hãy chuẩn bị những nghi thức để trọn vẹn ngày vui nhé.