Cách chào hỏi của người Nhật – JES
Trước khi muốn ghé thăm đất nước xứ hoa anh đào thì một trong những điều đầu tiên mọi người cần biết đó là cách chào hỏi của họ. Để có thể hòa nhập vào những văn hóa, lễ nghi và đời sống của con người đất nước này thì chào hỏi đúng cách là điều cần làm. Cách chào hỏi của người Nhật có nhiều kiểu khác nhau. Tùy theo từng trường hợp và thời điểm mà mọi người cũng cần linh hoạt trong cách chào hỏi để được đánh giá là một người hiểu biết cũng như khiến cho họ có được sự thiện cảm ngay từ lần gặp đầu tiên. Cùng đi tìm hiểu những cách chào của người Nhật để có được những trải nghiệm tốt nhất khi đến đất nước này.
Mục lục
1. Cúi chào – cách chào hỏi của người Nhật
Trong văn hóa của người Nhật Bản thì việc cúi chào sẽ thể hiện sự kính trọng, cảm kích của người cúi với người được chào. Mọi người sẽ phải cúi về phía trước từ phần eo trở lên. Đây là cách chào phổ biến nhất tại Nhật. Và đi kèm theo với việc cúi đầu thì người chào sẽ nói thêm câu chào như “Konnichi wa”, “Ohayo gozaimasu”. Hoặc những câu khác thể hiện sự tạ lỗi hay biết ơn tùy theo từng hoàn cảnh. Có tổng cộng tất cả 3 kiểu cúi chào khác nhau tùy theo độ thấp của cái cúi đầu.
Các kiểu cúi chào của người Nhật
Trong số đó thì kiểu chào “Eshaku” là kiểu chào phổ biến nhất. Người chào sẽ phải cúi phần mông đến đầu một góc khoảng 15 độ. Thông thường, người Nhật sẽ sử dụng kiểu chào này khi tình cờ gặp nhau hoặc những khi gặp cấp trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì mọi người sẽ có thể chỉ cần dùng lời nói là đủ. Nhưng nếu như sử dụng hình thức chào theo kiểu “Eshaku” kèm theo đó là một câu cảm ơn “Arigatou” dành cho những người đã giúp đỡ mình; thì chắc chắn sự biết ơn của mọi người sẽ được biểu hiện một cách rõ rệt và lời cảm ơn đó cũng sẽ có thêm được nhiều sự chân thành.
Kiểu chào thứ 2 là kiểu “Keirei” thì sẽ được người Nhật sử dụng trong những buổi họp quan trọng trong việc kinh doanh. Ở kiểu chào này thì người chào sẽ phải cúi thấp hơn và chính xác thì là 30 độ. Khi vào phòng gặp gỡ những khách hàng hay lúc rời khỏi phòng thì kiểu chào này sẽ được sử dụng. Và cuối cùng kiểu chào quan trọng nhất đó chính là kiểu “Saikeirei”. Đây là kiểu chào trang trọng nhất và người chào sẽ phải cúi mình một góc 45 độ. Mọi người sẽ chỉ thấy được kiểu chào này đối với những trường hợp biết lỗi hoặc cảm kích sâu sắc.
2. Chắp hai tay vào nhau
Kiểu chào “Gassho” là người chào sẽ phải áp sát hai lòng bàn tay lại với nhau và đặt tại vị trí trước ngực của chính mình. Đạo phật chính là nguồn gốc của kiểu chào này nhưng hình thức này hiện nay được người Nhật sử dụng thường xuyên trước và sau các bữa ăn.
Trước mỗi bữa ăn thì người Nhật có một tục lệ rất riêng của dân tộc đó là nói “ltadakimasu” đồng thời hành động “Gassho” . Trong đó, “ltadakimasu” là một loại kính ngữ với nghĩa là “được” hoặc “nhận”. Điều này bày tỏ sự biết ơn đối với những người chuẩn bị bữa ăn và món ăn đó.
3. Chào tạm biệt
Từ chào tạm biệt trong tiếng Nhật là “Sayonara” nhưng mọi người còn hay nói là “bye – bye” để giúp cho việc nói ít trang trọng hơn. Thông thường từ này sẽ được sử dụng đối với trẻ em và những người bạn chia tay nhau.
Nếu như ở các nước bên phương Tây thì người ta sẽ thường nói “bye – bye” cùng việc đưa tay lên. Lòng của bàn tay hướng ra phía bên ngoài và đóng mở lòng bàn tay liên tục. Nhưng ở nước Nhật thì việc này cũng có đôi chút khác biệt, họ cũng hướng lòng bàn tay ra hướng bên ngoài. Nhưng thay vì đóng mở lòng bàn tay liên tục thì họ sẽ vẫy liên tục lòng bàn tay qua bên trái và bên phải. Nếu như chào những người ở một vị trí cách xa thì người Nhật sẽ đưa tay cao lên trên và cũng vẫy qua trái và phải. Và chắc mọi người cũng sẽ dễ dàng thấy được cách chào ở Nhật được sử dụng phổ biến hơn.
4. Những lưu ý trong cách chào hỏi
- Giao tiếp bằng mắt: Tránh nhìn vào mắt đối phương. Trong văn hóa Nhật Bản điều này thể hiện sự mất lịch sự, không tôn trọng người đối diện.
- Không nói quá nhiều: Người Nhật thường lắng nghe nhiều hơn là nói trong các cuộc hội thoại. Họ không nói quá nhiều.
- Người Nhật thường nói giảm nói tránh, họ ít khi phản bác thẳng thắn
- Cách vẫy tay: Tại Nhật khi bạn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, bạn nên để bàn tay thẳng. Và các đốt ngón tay chạm vào nhau. Nếu không bạn sẽ bị cho là vô lễ, kém lịch sự với đối phương.
- Biếu quà: Người Nhật khi mới chuyển đến sinh sống tại nơi ở mới cũng thường chuẩn bị món quà nhỏ như cafe, bột giặt, bánh quy… Để biếu hàng xóm xung quanh, như một cách chào hỏi làm quen.
5. Trang phục trong giao tiếp
Trang phục được coi là yếu tố quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang phục phù hợp khác nhau. Tuy nhiên họ luôn đề cao sự tế nhị, kín đáo trong trang phục. Đặc biệt là giữ trang phục luôn sạch sẽ và không nhàu nát
- Nơi làm việc: những bộ quần áo mang dáng vẻ hiện đại nhưng vẫn kín đáo sẽ luôn là lựa chọn tốt nhất.
- Bữa tiệc xã giao: Nam thường mặc một bộ vest đen đi kèm với cravat có màu sắc tinh tế. Nữ nên mặc váy, quần tây kèm áo sơ mi và mang giày cao gót.
Học cách chào hỏi của người Nhật là một việc cần làm trước khi đến đất nước này để có thể hòa nhập cùng mọi người và có được cảm tình của họ một cách dễ dàng. Bởi chào là một việc cơ bản mà mọi người cần làm khi gặp mặt và chia tay những người khác. Trong tùy từng trường hợp mà mọi người sẽ cần phải sử dụng những kiểu chào khác nhau để cho phù hợp với hoàn cảnh đó. Tìm hiểu để có thêm được những thông tin hữu ích giúp cho mọi người giao tiếp được tốt nhất, khiến cho những người khác thấy được sự tôn trọng, tình cảm, hối lỗi,… mà bản thân muốn thổ lộ.
Xem thêm: Cách nói “xin chào” trong tiếng Nhật
5/5 – (100 bình chọn)