Cách dán chữ hỷ – Chữ song hỷ đám cưới đơn giản – Lucky Anh & Em

Trong lễ cưới, không ít gia đình chọn chữ Hỷ hoặc song Hỷ để dán lên các vật dụng và cửa ra vào. Vậy ý nghĩa của chữ Hỷ và chữ Song Hỷ là gì? Nguồn gốc của hai dòng chữ này thế nào? Đồng thời, những hướng dẫn cách dán chữ hỷ và chữ song hỷ tại gia trong đám cưới tốt nhất, cũng sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Áo cưới Lucky Anh & Em. Đừng bỏ lỡ nhé!

 

cách dán chữ hỷ

 

Cách dán chữ hỷ đám cưới đúng cách sẽ được hướng dẫn dưới đây!

 

 

>> Tham khảo ngay các gói chụp ảnh cưới , chụp ảnh cưới phim trường tại Lucky Anh & Em hoặc đăng ký nhận tư vấn để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn có giới hạn theo link bên dưới nhé:

1. Ý nghĩa của chữ Hỷ

Thực chất, Hỷ là một từ tiếng Việt, được mượn âm từ tiếng Hoa. Hỷ – có nghĩa là chuyện vui. Nhà có Hỷ tức là nhà có chuyện vui. Cùng với sự hội nhập về văn hóa, ngày nay từ Hỷ được sử dụng khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở những dịp cưới hỏi.

 

cách dán chữ song hỷ

 

Chữ Hỷ không còn xa lạ gì ở các đám cưới ở nước ta

 

Không chỉ vậy, từ Hỷ cũng rất thường được dùng để đặt tên cho các thương hiệu, tên công ty hay tên con cái trong gia đình. Nếu bạn ở quận 5 của Sài Gòn thì chắc chắn cũng từng một lần nghe đến Hỷ Lâm Môn – một cửa tiệm bánh vô cùng nổi tiếng ở đây. Còn nếu bạn là người thích xem phim Hồng Kông thì chắc cũng biết đến Vương Hỷ, diễn viên nổi tiếng hay đóng những vai cảnh sát.

Ở nước ta, không có để bạn bắt gặp hoặc nghe những từ đại loại như “nhà có hỷ sự”, “Cung Hỷ Cung Hỷ” hay “Cung Hỷ Phát Tài” vào nhiều dịp tết. Hỷ – 喜, được phát âm là Xi. Trong tiếng Quảng thì từ này vẫn được phát âm là Hỷ.

2. Song Hỷ là chữ gì? – Ý nghĩa của từ Song Hỷ?

Song Hỷ – 2 chữ Hỷ, được viết là 囍. Trong tiếng Quang Thoại, Song Hỷ phát âm là Shuang xi, còn tiếng Quảng Đông là Shuang Hỷ. Song Hỷ có nghĩa là có 2 chuyện vui cùng đến với gia đình cùng một lúc.

 

cách dán chữ hỷ trên xe

 

Song Hỷ với nghĩa đơn giản là 2 chuyện vui

 

Thông thường, các gia đình có dán chữ Song Hỷ ở cửa ra vào, là để báo hiệu rằng, nhà đang có chuyện vui. Trên thực tế, phong tục dán từ Song Hỷ được bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó dần ảnh hưởng đến lối sống của người Việt.

3. Nguồn gốc của chữ Song Hỷ

Tương truyền rằng, tục lệ dán chữ Song Hỷ bắt đầu từ thời nhà Tống, bởi Vương An Thạch – một nhà chính trị lớn lúc bấy giờ. Chuyện kể lại rằng lúc Vương An Thạch còn trẻ, trên đường đi lên kinh thành để thi, ông có đi ngang qua một trấn tên là Mã Gia Trấn. Tại đây, có một gia đình họ Mã, trước cửa nhà người này có treo một cây đèn kéo quân. Bên trên còn viết mấy chữ “Tẩu Mã Đăng, Đăng Mã Tẩu, Đăng Tức Mã Đình Bộ”. 

Cây đèn kéo quân này vô cùng bắt mắt, và nó cũng thành công làm Vương An Thạch ghi nhớ. Vài ngày sau, tại trường thi, ông cũng là người hoàn thành bài thi đầu tiên và nộp bài sớm nhất. Quan coi thi vì thấy ông làm bài nhanh như vậy nên muốn thử tài nghệ. Bèn lấy hình ảnh cờ thêu hình con hổ treo trước cửa để ra câu đố “Phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, kì quyền hổ tàng thân”. 

Vương An Thạch bèn nhớ lại câu được khắc trên đèn kéo quân và dùng nó để đối lại với quan “Tẩu Mã Đăng, Đăng Mã Tẩu, Đăng Tức Mã Đình Bộ”.  Quan trông thi thấy ông có thể thần tốc mà đối thơ lại với mình thì càng thêm hài lòng và hết sức khen ngợi. 

 

cách dán chữ hỷ trên tường

 

Song Hỷ là từ bắt nguồn từ Trung Quốc 

 

Sau khi thi xong, Vương An Thạch cũng đi ngang qua trấn Mã Gia Trấn. Hỏi ra thì mới biết là gia đình này có một cô con gái xinh đẹp, chưa chồng. Nên gia chủ dùng câu đố này để ra bài thi đối với những trai muốn làm rể. 

Lúc này, Vương An Thạch lại dùng chính câu đối của quan coi thi để đối lại với câu đối được khắc trên cây đèn. Ông dùng bút viết câu đối của mình lên giấy, rồi để gia nhân đem vào cho ông chủ họ Mã. Gia chủ sau khi thấy câu đối của ông vô cùng mừng rỡ, và lập tức gả con gái của mình. 

Không lâu sau, Vương An Thạch cũng làm lễ thành hôn với con gái của ông chủ họ Mã. Đúng lúc này, quan lính vào nhà và thông báo “Vương đại nhân thi đỗ rồi”. Bản thân Vương An Thạch tin rằng nhờ vào câu đối mà mình lấy được vợ đã là chuyện vui. Nay lại được đỗ trạng thì lại thêm một chuyện vui mừng nữa.

Vì vậy ông nhanh chóng viết hai chữ Hỷ gần nhau, và gọi rằng đây là từ Song Hỷ – 囍. Nghĩa là có 2 chuyện vui được đến cùng một lúc.

4. Vai trò của chữ Song Hỷ trong đám cưới tại Việt Nam

Vì không có từ nào có thể diễn tả hết niềm vui và không khí rộn ràng của đám cưới như Song Hỷ. Vì vậy cho nên, không ít gia đình chọn dán chữ Song Hỷ lên các vật dụng trong nhà như cửa, xe, hay thậm chí là lễ vật, trong ngày quan trọng này.

 

dán chữ hỷ đúng cách

 

Chữ Song Hỷ có vai trò quan trọng trong đám cưới ở nước ta

 

Người Việt Nam dán chữ Song Hỷ và chữ Hỷ trong đám cưới, với mong muốn rằng ngoài chuyện vui là ngày thành đôi của con trẻ, thì hai bên gia đình có thể tiếp đón thêm một niềm vui khác nữa. Nghĩa là có 2 niềm vui sẽ đến cùng một lúc. Ví dụ như cô dâu, chú rể sẽ sớm sinh quý tử hay cặp đôi mới được làm ăn phát đạt, sung túc.

5. Dán chữ Song Hỷ ở đâu?

Trước khi tìm hiểu cách dán chữ song hỷ, thì bạn nên biết những vị trí có thể dán 2 từ này ở trong nhà, để có thể dán chữ hỷ đúng cách nhất. Trên thực tế, không có một quy định rõ ràng nào là nên dán chữ Hỷ ở đâu mới là đúng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thoải mái dán chúng ở khắp mọi nơi trong nhà, miễn sao thấy đẹp mắt nhất.

 

cách dán chữ song hỷ đám cưới

 

Chữ song hỷ có thể dán ở khắp nơi trong nhà

 

Trong các lễ cưới, dường như chữ Hỷ được dán khắp mọi nơi, trên cửa, trên tường, trên xe, trong phòng cô dâu, chú rể hay thậm chí là trên các lễ vật cưới. 

6. Cách dán chữ hỷ khi tổ chức lễ cưới

Như đã nói ở trên, chữ Hỷ có thể được dán ở mọi nơi trong gia đình. Thậm chí, nếu hàng xóm của nhà bạn vừa mới tổ chức đám cưới xong, thì bạn vẫn có thể dán chữ hỷ ở ngay bên cạnh mà không cần tháo chữ cũ xuống. Để giúp mang ý nghĩa “hỷ lại thêm hỷ”. Bạn có thể dán chữ Hỷ ở cửa nhà, trên cửa sổ, ở những nơi bắt mắt nhất, để mọi người dễ dàng nhìn thấy.

Cách dán chữ hỷ trên xe, hay cách dán chữ hỷ trên tường cũng sẽ tương tự nhau, bạn chỉ cần dán đúng chiều của từ là được. Hoặc nếu là chữ song hỷ có họa tiết thì cách dán chữ song hỷ đám cưới sẽ có hơi phức tạp một chút. Với những chữ song hỷ có hình long phượng thì cần dán lên kiếng, còn những chữ song hỷ có hình 2 con phượng bay thì phải dán lên đồ trang sức của cô dâu.

 

cách dán chữ hỷ đám cưới

 

Cách dán chữ hỷ đám cưới đúng tương đối đơn giản

 

Những chữ hỷ trái tim phải dán lên đèn cây, đèn điện. Chữ hỷ có viền hỷ thước thì tivi, đài… sẽ là vị trí hợp lý. Chữ Hỷ có hình em bé sẽ dán ở đầu giường. Và chữ hỷ có hình đuôi cá thì nên chọn lò vi sóng hay tủ lạnh để dán.

Qua bài viết dưới đây bạn đã biết cách dán chữ hỷ đúng hay chưa? Hy vọng rằng, sau những hướng dẫn cách dán chữ hỷ của Áo cưới Lucky Anh & Em, bạn đã biết ý nghĩa và nguồn gốc của từ Hoa này. Đồng thời, cũng biết được nên dán chữ Song hỷ ở đâu ở nhà là đúng nhất. Chúc bạn sẽ có một hôn lễ trọn vẹn và hạnh phúc cùng gia đình của mình.

0.0

 
 
 
 
 

0 đánh giá

0% | 0

0% | 0

0% | 0

0% | 0

0% | 0

Có 0 đánh giá

Cách dán chữ hỷ - Chữ song hỷ tại gia trong đám cưới đúng cách

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho bài viết này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

5

4

3

2

1

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

Đăng ký tư vấn