Cách dạy trẻ mầm non cách chào hỏi lễ phép

Phép tắc chào hỏi vô cùng quan trọng, đặc biệt, trẻ em nên được học tập điều này từ sớm để hình thành thói quen chào hỏi người khác. Sau đây chúng tôi sẽ lý giải nguyên nhân tại sao trẻ em không chào hỏi lễ phép và làm thế nào để trẻ luyện được cách chào hỏi lễ phép. 

Nguyên nhân trẻ không chào hỏi lễ phép

Từ khi còn nhỏ, trẻ con luôn được dạy phải lễ phép đối với người lớn, khi gặp người khác phải chào hỏi đàng hoàng. Tuy nhiên một số bạn nhỏ lại bướng bỉnh, tỏ ra khó chịu khi chào hỏi người khác, thậm chí không chào dù bố mẹ đã nhắc nhở. Điều này sẽ tạo ấn tượng xấu đối với bố mẹ và bé, khiến bé dễ bị mặc cảm và để lại hình ảnh không được tốt đẹp trong mắt những người xung quanh. Một số nguyên nhân khiến bé từ chối việc chào hỏi người lớn có thể là: 

  • Bé bị mệt mỏi, bị tâm lý, đang giận dỗi với bố mẹ 

  • Bé thấy hoảng sợ khi phải tiếp xúc với người lạ 

  • Bé chỉ muốn thể hiện bản thân mình, chỉ chào hỏi người khác khi nào mình muốn 

  • Bé có tính cách nhút nhát, không muốn phải đối diện với người khác

  • Tính cách bé ương bướng, khó chiều, không chịu nghe lời do bố mẹ nuông chiều 

Nguyên nhân trẻ không chào hỏi lễ phép

Tại sao trẻ cần học cách chào hỏi?

Câu chào làm nên giá trị 

Chào hỏi là một phép tắc đã ăn sâu vào truyền thống của người Việt bao đời nay. Người Việt chúng ta luôn coi trọng lễ nghĩa, do đó lời chào hỏi vô cùng quan trọng trong giao tiếp thường ngày. Mỗi ngày chúng ta đều gặp những lời chào thâm mật như: “Anh/Chị/Bạn đi đâu đấy?”. Những câu hỏi khi gặp mặt, những lời chào xã giao đều thể hiện một mối quan hệ thân thiết, thể hiện sự quan tâm, thân thiện của bản thân đối với những người xung quanh và đặc biệt, những lời chào đều có thể giúp một người nào đó vui vẻ hơn. Hành động lịch sự này có thể sưởi ấm trái tim người khác. 

Cách nhân diện bản thân 

Lời chào là cách để trẻ em bắt đầu việc giới thiệu bản thân đối với những người xung quanh, tăng khả năng nhận diện. Khi chào hỏi người lớn và bạn bè, trẻ sẽ nhận được sự tôn trọng, yêu quý từ những người xung quanh, khiến trẻ tự tin thể hiện bản thân hơn. Lời chào cũng là một cơ sở thiết yếu để bắt đầu một mối quan hệ bạn bè khi còn nhỏ. 

Tại sao trẻ cần học cách chào hỏi?

Cách giúp trẻ tự tin chào hỏi người khác

Giải thích cho bé ý nghĩa của lời chào 

Cha mẹ nên dành thời gian cho con dạy con ý nghĩa mà lời chào mang lại, để con thấu hiểu được tầm quan trọng của việc chào hỏi người lớn. Ở độ tuổi mầm non, trẻ em khó có thể hiểu hết ý nghĩa của lời chào, phụ huynh nên dạy cho con một cách dễ hiểu nhất để con dễ tiếp nhận. 

Để trẻ tự nhiên, không thúc ép 

Nhiều phụ huynh thường có xu hướng gắt gỏng khi trẻ không chủ động chào hỏi người lớn và có hành động thúc ép còn phải chào hỏi. Điều này sẽ tạo cho con áp lực, khiến con cảm thấy xấu hổ trước người khác. Nếu bé bị ảnh hưởng tâm lý thì sẽ rụt rè, căng thẳng, không muốn giao tiếp với người khác. 

Bố mẹ làm gương cho bé 

Cha mẹ luôn là tấm gương sáng để con cái noi theo. Do đó, bố mẹ hãy luôn chào hỏi những người xung quanh, chào hỏi con cái mỗi khi chúng đi chơi, đi học về để các bé có thể học theo. Luôn giữ thái độ vui vẻ, tích cực khi chào hỏi, nếu không sẽ ảnh hưởng đến thói quen của bé. 

Cách giúp trẻ tự tin chào hỏi người khác

Trường mầm non Smiling Fingers Montessori

Trường mầm non Smiling Fingers là một cơ sở giáo dụng áp dụng phương pháp giáo dục khoa học Montessori, phương pháp nuôi dưỡng sự phát triển của từng trẻ, là môi trường học tập phù hợp trẻ phát triển theo tốc độ của bản thân. Chúng tôi sở hữu đội ngũ giáo viên thân thiện, nhiệt tình, yêu trẻ nên luôn mang lại những cảm giác tích cực cho trẻ. Đến với Smiling Fingers, các con sẽ được nhận nền giáo dục hiệu quả, đong đầy tình yêu thương. Để được tư vấn vui lòng liên hệ qua: 

  • +84 907.970.768

  • [email protected]

  • CS1: Số 31 Đoàn Thị Điểm, P.1, Q. PN, Tp HCM. CS2: Số 1 Nguyễn Thế Truyện, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, Tp HCM