Câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp mà bạn nên biết
Bộ câu hỏi phỏng vấn tester sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua “ải tuyển dụng”, có được việc làm phù hợp và mức lương ưng ý. Trong bài viết này, NIIT-ICT Hà Nội sẽ chia sẻ 10 câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp và gợi ý để bạn tham khảo.
Cơ hội việc làm và thu nhập của tester ngày càng tăng lên, số lượng ứng viên nhiều, theo đó, yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng khắt khe hơn. Để có thể lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng, bạn nên biết những câu hỏi phỏng vấn tester thông dụng, chuẩn bị câu trả lời đầy đủ, rõ ràng và ấn tượng.
Mục lục
Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu đôi điều về bản thân?
Đây là câu hỏi mà bất cứ ứng viên nào cũng sẽ gặp khi đi phỏng vấn tester. Nó thường được đặt ra vào đầu mỗi buổi phỏng vấn để hiểu khái quát về ứng viên và dẫn dắt sang câu hỏi khác.
Gợi ý: Bạn nên giới thiệu đôi điều về bản thân nhưng đảm bảo rõ ràng, để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy cho họ biết bạn là ai, quê quán ở đâu, học chuyên ngành gì và trường nào, kinh nghiệm làm việc của bạn ra sao. Bạn cũng có thể nói thêm về điểm mạnh của bản thân.
Câu 2: Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Đây là câu hỏi quan trọng và không thể “vắng mặt” khi phỏng vấn tester. Câu hỏi này thường được đặt sau câu hỏi giới thiệu về bản thân. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được mức độ quan tâm của bạn về công ty của họ.
Gợi ý: Bạn nên tìm hiểu rõ về công ty mà mình sẽ ứng tuyển để có được câu trả lời đầy đủ, rõ ràng và thông minh. Bởi vì, thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ thấy được thái độ nghiêm túc của bạn với công việc và công ty.
Câu hỏi 3: Tại sao bạn chọn công việc tester?
Đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về định hướng tương lai của bạn, xác định xem bạn có định hướng rõ ràng và nghiêm túc với nghề hay không. Nghe có vẻ đơn giản nhưng không ít bạn vẫn tỏ ra lúng túng, trả lời không đúng trọng tâm, làm cho nhà tuyển dụng chưa thực sự hài lòng.
Gợi ý: Hãy nói rõ lý do bạn thích và lựa chọn công việc tester. Bạn nên nói đến những yếu tố và kỹ năng của bản thân mà bạn thấy phù hợp với công việc này. Đừng quên nói về những ý nghĩa mà công việc này mang đến cho bạn.
Câu hỏi 4: Kể tên một số dự án và vai trò của bạn trong dự án đó
Để làm rõ về chuyên môn và kinh nghiệm của bạn, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi này. Đây cũng có thể là những thông tin bạn để trong CV và nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin đó.
Gợi ý: Bạn nên trình bày khái quát về những dự án mà mình từng tham gia. Mặc dù đã tham gia vào rất nhiều dự án nhưng bạn chỉ nên nhắc đến dự án lớn, thể hiện rõ nhất chuyên môn. Hãy trình bày rõ ràng với nhà tuyển dụng về vai trò của bạn trong từng dự án và kết quả đạt được.
Câu hỏi 5: Tại sao nên kiểm tra sớm trong giai đoạn phát triển phần mềm?
Đây là câu hỏi phỏng vấn tester phổ biến. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra hiểu biết của ứng viên về công việc kiểm thử phần mềm. Bạn có thể trả lời bằng những kiến thức có sẵn hoặc theo gợi ý dưới đây.
Gợi ý: Kiểm thử sớm sẽ giúp cho các mục tiêu của quá trình phát triển phần mềm được tập trung tối đa. Nếu phát hiện lỗi sẽ kịp thời fix lỗi, từ đó có được sản phẩm chất lượng, tạo được niềm tin với khách hàng, giúp giảm thiểu tối đa chi phí bảo trì.
Ngược lại, kiểm thử muộn có thể sẽ rất khó khăn để phát hiện và sửa lỗi. Theo đó, sản phẩm giao cho khách hàng sẽ không đảm bảo chất lượng, có thể không đúng thời hạn, gây lãng phí chi phí, mất niềm tin với khách hàng và giảm uy tín của công ty.
Câu hỏi 6: Có bao nhiêu phương pháp kiểm thử phần mềm?
Đây cũng là câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn kiểm tra chuyên môn của ứng viên. Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo gợi ý bên dưới.
Gợi ý: Nếu đang ứng tuyển vị trí Manual Test, bạn có thể kể phương pháp kiểm thử hộp đen, trong đó có: phương pháp phân vùng tương đương, phân tích giá trị biên, use case, chuyển trạng thái, bảng quyết định,…
Câu hỏi 7: Tester cần có những kỹ năng gì?
Để thực hiện tốt công việc kiểm thử phần mềm, tester cần có rất rất nhiều kỹ năng. Trong đó, những kỹ năng quan trọng không thể không nhắc đến gồm: kỹ năng sử dụng DevOps và Agile, kiểm thử tự động, SDLC, lập kế hoạch kiểm thử, báo cáo kiểm thử, giao tiếp, sáng tạo, làm việc độc lập, sử dụng mạng xã hội.
Gợi ý: Bạn có thể trả lời, tester đại diện cho những người tỉ mỉ, cần mẫn, kiên trì, phân tích logic. Ngoài ra, tester chuyên nghiệp cần có khả năng tập trung cao, trách nhiệm, không cẩu thả và trung thực.
Câu hỏi 8: Test case gồm những thành phần nào?
Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng kiểm tra chuyên môn của bạn. Khi nhà tuyển dụng đặt nhiều câu hỏi về chuyên môn tức là vị trí này thực sự quan trọng đối với họ. Cho nên, họ muốn tuyển dụng người giỏi chuyên môn, đủ bản lĩnh để đảm nhận vị trí đó.
Gợi ý: Các test case không giống nhau hoàn toàn. Một số thành phần cố định luôn có của test case là tester, tên test case, ID, function, tên điều kiện, ngày test, các bước triển khai, kết quả mong muốn, kết quả thực tế, ghi chú,…
Câu hỏi 9: Kiểm thử hệ thống là gì?
Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn tester hướng về chuyên môn. Hãy bình tĩnh, tự tin trả lời theo hiểu biết của mình hoặc có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
Gợi ý: Kiểm thử hệ thống (System Testing) là kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau khi tích hợp. Loại kiểm thử này giúp xác định hệ thống đã đủ các tiêu chuẩn đặt ra như ban đầu hay chưa. Kiểm thử hệ thống thường đề cập đến kiểm thử hộp đen (kiểm thử chức năng và phi chức năng).
Câu hỏi 10: Khi nào nên dừng quá trình kiểm thử?
Đây là câu hỏi thường xuất hiện khi phỏng vấn tester. Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời ngắn gọn, rõ ràng như sau:
Gợi ý: Để xác định được thời điểm dừng kiểm thử, tester sẽ dựa vào điều kiện dừng dự án. Mỗi dự án sẽ có điều kiện dừng khác nhau, trong đó một số điều kiện phổ biến gồm:
- Quá thời gian kiểm thử
- Cạn kiệt ngân sách chi trả
- Đảm bảo yêu cầu về test case, tỷ lệ bug
- Các bug phát hiện khi kiểm thử đã được fix
- Phần mềm ít bug, hoạt động tốt và ổn định
- Hoàn thành kiểm thử, tài liệu đã được cập nhật đầy đủ
- Quản lý dự án quyết định dừng kiểm thử phần mềm đó
Một số câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng tester mà ứng viên nên hỏi
Bạn nên cho nhà tuyển dụng biết về mức độ quan tâm của mình với công việc cũng như công ty. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng, tự tin đặt một số câu hỏi cho nhà tuyển dụng và vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Câu hỏi 1: Ngoài mô tả công việc của tester, có yêu cầu nào khác không?
Lý do đặt câu hỏi: Đây là câu hỏi thể hiện sự quan tâm của bạn đối với vị trí mà đang ứng tuyển. Ngoài ra, câu hỏi này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, những công việc mà mình sẽ làm khi trở thành nhân viên chính thức; phù hợp với khả năng và bạn có thể đáp ứng được hay không.
Câu hỏi 2: Những khó khăn lớn nhất của vị trí này trong công ty là gì?
Lý do đặt câu hỏi: Câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty, nhất là những khó khăn, thử thách, từ đó bạn sẽ định hướng được những việc cần làm để khắc phục những khó khăn đó; xem xét, cân nhắc mình đủ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm để vượt qua khó khăn hay không.
Câu hỏi 3: Định hướng cụ thể cho vị trí tester của công ty như thế nào?
Lý do đặt câu hỏi: Câu hỏi này sẽ giúp bạn biết được tầm quan trọng cũng như lộ trình thăng tiến của vị trí tester tại công ty như thế nào. Từ đây, bạn sẽ biết được mình cần nỗ lực ra sao, trau dồi kiến thức, kỹ năng gì để có thể đến được vị trí đó.
Kết luận: Trên đây là tổng hợp câu hỏi phỏng vấn tester thông dụng mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị kỹ lưỡng, tạo được ấn tượng và chinh phục nhà tuyển dụng về cả chuyên môn, kỹ năng và thái độ.
Bài viết nên đọc:
Bạn nên cho nhà tuyển dụng biết về mức độ quan tâm của mình với công việc cũng như công ty. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng, tự tin đặt một số câu hỏi cho nhà tuyển dụng và vị trí mà bạn đang ứng tuyển.