Chi phí đám cưới bao nhiêu là đủ?

Chuẩn bị đám cưới thường mất nhiều thời gian. Nếu dự định kết hôn vào năm sau, đây là lúc thích hợp để hai bạn lên kế hoạch.

Nửa kia của bạn vừa ngỏ lời và bạn đã đồng ý. Chúc mừng hai bạn có một đêm hạnh phúc. Phần việc tiếp theo là lên kế hoạch và tài chính cho ngày vui sắp đến.

Kết hôn có thể một trong những thời điểm ly kỳ nhất trong cuộc đời mỗi người, phụ thuộc rất lớn vào thái độ của các đôi và gia đình. Đó là lý do bạn cần có sự chuẩn bị từ sớm. Khi đã có lịch trình cụ thể, bạn sẽ hạn chế những tình huống “không kịp trở tay”.


Tổ chức đám cưới cần bao nhiêu tiền?

Thời điểm tôi và chồng kết hôn, cả hai còn eo hẹp tài chính. Do đó, chúng tôi quyết định ký giấy tờ và chỉ tổ chức tiệc cưới khi dành dụm đủ tiền, tức là 7 năm sau.

Lời khuyên đầu tiên của tôi? Đừng vay nợ. Quá trình tổ chức đám cưới đã đủ căng thẳng. Chúng ta không cần gây thêm áp lực tinh thần cho mình.

chi phi to chuc dam cuoi anh 1chi phi to chuc dam cuoi anh 2

Bây giờ là câu trả lời bạn mong chờ: Chi phí kết hôn không hề nhỏ, thậm chí khá tốn kém. Trung bình một đám cưới ở Việt Nam có thể cần 150 triệu đồng. Con số này dao động tùy vào danh sách khách mời của bạn, hoặc bạn muốn đám cưới cao cấp ra sao.

Với số tiền lớn và tương đối đa dạng, nhiều đôi vợ chồng trẻ mâu thuẫn ngay cả khi chưa “về một nhà”.

Tuy nhiên, khi mỗi người một phần việc và chia sẻ tài chính với nhau, chi phí có thể được cắt giảm mà niềm vui vẫn không thay đổi.


Tiết kiệm chi phí ở những khoản nào?

Sau đây là một số yếu tố quyết định chi phí tiệc cưới cao hay thấp:

  • Địa điểm tổ chức đám cưới. Bạn muốn làm ngay ở thành phố mình sống hay ở quê? Tổ chức tại nhà hay đặt bàn ở nhà hàng? Tiệc cưới có kết hợp du lịch không?
  • Ngày tổ chức. Chi phí cho ngày lễ hay cuối tuần thường cao hơn, còn đãi tiệc buổi trưa sẽ tiết kiệm hơn so với buổi tối.
  • Trang phục, đặc biệt là váy cô dâu. Bạn dự định thuê, mua hay đặt may?
  • Hoa cưới. Bạn có cần dịch vụ trang trí làm điều này? Tự cắm hoa là cách hay để tiết kiệm chi phí.
  • Thiệp mời. Bạn có thể tự làm hoặc nhờ ai đó giúp thiết kế, in ấn không?
  • Chụp ảnh cưới. Địa điểm chụp ở đâu? Hai bạn muốn concept như thế nào?
  • Gói free flow cho rượu. Đừng chọn nếu không thật sự cần thiết vì chi phí cao.
  • Hàng khuyến mãi. Trong 6-12 tháng chuẩn bị đám cưới, bạn có thể dành dụm tiền bằng cách mua đồ trang trí, khám sức khỏe, đặt nhẫn,… vào các đợt ưu đãi.

Tổ chức tiệc cưới là việc “mỗi nhà mỗi kiểu”. Do đó, cả hai cần ngồi lại với nhau, đặt mục tiêu tài chính và kế hoạch đạt được. Bạn có thể sử dụng tiền mừng của khách dự tiệc cho quỹ dự phòng chung khi bước vào hôn nhân. Ngoài ra, đừng phụ thuộc vào số tiền này trước đám cưới.

Có một số lời khuyên cho rằng vợ chồng trẻ nên tận dụng thẻ tín dụng, khấu chi từ ngân hàng để “tạm ứng” cho đám cưới. Như tôi đã đề cập ở đầu bài, vì áp lực nợ nần có thể phá hỏng thời gian vui vẻ, nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi vay. Nếu bạn đủ khả năng và kế hoạch chi trả, thì đây cũng là một hướng. Lựa chọn nằm ở bạn và bạn đời.


Làm thế nào để thống nhất tài chính với nhau?

Nhìn chung, khi đã quyết định kết hôn, hai bạn có thể bắt đầu trò chuyện về các chủ đề:

  • Kiểu đám cưới bạn muốn.
  • Danh sách khách mời.
  • Tìm wedding planner hoặc tự làm các khâu.
  • Đồ trang sức và của hồi môn.
  • Tuần trăng mật.

Cùng nhau vẽ ra viễn cảnh ngày trọng đại có thể giúp bạn tính toán và sẵn sàng ngân sách từ sớm.

Giả sử, sau khi ước lượng mình cần 150 triệu đồng như trên, bạn và nửa kia có thể cam kết chuyển 30% lương mỗi người vào quỹ đám cưới trong một thời gian nhất định.

30% đến từ phương pháp phân bổ tiền 50/30/20, trong đó, bạn dành ra 30% thu nhập tháng cho tiêu dùng cá nhân. Khi quyết định kết hôn, bạn có thể giảm chi phí giải trí, mua sắm để dành dụm cho đám cưới.

chi phi to chuc dam cuoi anh 3chi phi to chuc dam cuoi anh 4

Ở Singapore, trung bình các đôi mất 1-3 năm để chuẩn bị tài chính. Nếu tổng thu nhập của hai bạn là 30 triệu đồng/tháng, thì với 9 triệu đồng tích lũy hàng tháng, hai bạn mất khoảng 17 tháng để có 150 triệu đồng.

Nếu một trong hai gia đình quyết định trả giúp chi phí, hoặc bạn và bạn đời chỉ cần một bữa tiệc thân mật, thì thời gian chờ đợi sẽ được rút ngắn.

3 cách để tìm “tiếng nói chung”:

  • Trao đổi thẳng thắn. Hãy bày tỏ điều mình muốn và tiếp nhận ý kiến của đối phương.
  • Phân chia vai trò. Ai sẽ lo làm việc với nhà hàng? Ai sẽ quản lý trang trí, khách mời? Mỗi người làm tốt vai trò của mình góp phần giúp mọi thứ đi vào quỹ đạo.
  • Tự nhủ đám cưới diễn ra một ngày, nhưng hôn nhân lại là hành trình cả đời. Ai cũng muốn ngày trọng đại phải thật hoàn hảo, nhưng cuối cùng, điều quan trọng nhất là hai bạn đồng hành với nhau.

Bên cạnh đó, có thể bạn cần học cách từ chối áp lực bởi bất cứ điều gì và bất cứ ai, kể cả bố mẹ hai bên.

Tất nhiên, tôn trọng lời góp ý và truyền thống là điều nên làm. Nhưng, đám cưới cũng cần nằm trong khuôn khổ tài chính cho phép và nguyện vọng cá nhân. Đây là ngày vui của hai người. Hãy ăn mừng và tạo thật nhiều kỷ niệm đẹp.