Chu Thiên – Wikipedia tiếng Việt

Đối với cố Bộ trưởng cùng tên thật, xem Hoàng Minh Giám Chu Thiên ( 1913 – 1992 )

Chu Thiên (2 tháng 9 năm 1913 – 1 tháng 6 năm 1992) là nhà văn, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam.

Ông tên thật Hoàng Minh Giám, còn có bút danh khác là Dương Hoàng, sinh năm 1913 tại thôn Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong dòng họ Hoàng nhiều người yêu nước như cụ Hoàng Văn Tuấn lãnh đạo nhân dân đánh Pháp ở vùng sông Đáy. Có anh họ là Hoàng Nhượng Tống
Trước Cách mạng tháng 8, ông dạy học tư và viết văn, tiểu thuyết ở Hà Nội. Những tác phẩm của ông thời kì tập trung về tiểu thuyết lịch sử, dã sử và nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là tập Bút nghiên (1942). Kháng chiến chống Pháp, ông cùng gia đình tản cư vào Thanh Hóa, vừa dạy học tại trường cấp III Cù Chính Lan của Liên khu III, vừa viết cho các báo Nam Định, Kháng chiến, báo Cứu quốc Thủ đô, và Cứu quốc. Hòa bình lập lại (1954), ông lần lượt đảm nhận các công viêc như Hiệu trưởng trường Trung học thị xã Phủ Lý, Tổ trưởng Tổ phiên dịch trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giảng viện lịch sử cận hiện đại và cổ trung đại Việt Nam tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông còn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ông viết bộ sách Bóng nước Hồ Gươm (gồm 2 tập, 1970), phản ánh tinh thần yêu nước của người Hà Nội trong những năm đầu thực dân Pháp chiếm đóng thủ đô. Ngoài ra ông còn viết nhiều giáo trình, bài báo và sách nghiên cứu về lịch sử và văn học.

Ông mất vào 1 tháng 6 năm 1992, hưởng thọ 80 tuổi. Tên của ông đã được đặt cho một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh .

Văn – tiểu thuyết lịch sử dân tộc[sửa|sửa mã nguồn]

  • Lê Thái Tổ (1941)
  • Bà Quận Mỹ (1942)
  • Chày cung Chương võ (1942)
  • Thoát cung vua Mạc (1942)
  • Trúc Mai sum họp (1942)
  • Mợ Tú Tần (1942)
  • Bút Nghiên (1942)
  • Nhà nho (1943)
  • Biến đổi (1944)
  • Bóng nước Hồ Gươm (1970)

Sách điều tra và nghiên cứu văn học và lịch sử dân tộc[sửa|sửa mã nguồn]

Bài báo khoa học[sửa|sửa mã nguồn]