Cổ nhân chỉ: Kiêng kỵ khi chọn nhẫn cưới giúp hôn nhân hạnh phúc, quên điều này bảo sao hôn nhân dễ đổ vỡ

 Nhẫn cưới là vật biểu trưng cho tình yêu đôi lứa nên việc lựa chọn nhẫn cưới ưng ý cho ngày trọng đại rất ý nghĩa. Chính vì thế, hãy xem ngay những lưu ý để chọn nhẫn cưới hợp phong thủy ngay dưới đây nhé! 

1. Kiêng kỵ khi chọn nhẫn cưới

Không nên chọn nhẫn gắn 3 viên đá

Theo phương diện phong thủy, không nên chọn nhẫn cưới có 3 viên đá dù trông hình thức nó rất đẹp. Nhẫn cưới có gắn 3 viên đá khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh “người thứ 3” gây bất lợi cho hôn nhân. Không chỉ vậy, mỗi viên đá còn tượng trưng cho: Hiện tại, quá khứ, tương lai. Nếu mất đi 1 hoặc nhiều viên sẽ là điềm báo cho chuyện chẳng lành. 

Ngoài ra, hiện nay rất nhiều bạn trẻ khi mua nhẫn cưới đều thích chọn những chiếc nhẫn có nhiều đá bắt mắt mới đẹp. Tuy nhiên, nhẫn cưới không giống những món đồ trang sức thông thường chúng không nên gắn đá hoặc nếu có thì thật ít đá quý. Bởi nếu gắn nhiều hạt đá sẽ gây bất tiện khi làm việc, sinh hoạt hằng ngày. Không những thế, càng nhiều hạt đá thì càng có nguy cơ dễ rơi, bị xước… tạo nên những khoảng trống gây mất thẩm mỹ.

Theo truyền thống, một chiếc nhẫn cưới lý tưởng nhất là chỉ nên gắn một viên kim cương, dù to hay nhỏ thì chúng cũng có ý nghĩa là “một”, là “duy nhất”. Bên cạnh đó, năng lượng chứa đựng trong một viên đá lớn sẽ dồi dào hơn nhiều viên nhỏ.

Nhẫn cưới là tín vật tượng trưng cho tình yêu đôi lứa.

Nhẫn cưới là tín vật tượng trưng cho tình yêu đôi lứa.

Lưu ý về kích thước khi mua nhẫn cưới

Theo phong thủy, kích thước của nhẫn cùng vô cùng quan trọng vì sự vừa vặn sẽ mang lại sự thoải mái tốt nhất. Nhẫn chật hay lỏng cũng đều gây nên bất tiện cho việc đeo nhẫn và mang ý nghĩa không tốt trong phong thủy.

– Khi nhẫn quá chật: Được xem là dự báo của cuộc hôn nhân ngột ngạt, khó chịu cho người trong cuộc. Dễ xuất hiện nhiều mâu thuẫn gây rạn nứt, hôn nhân khó bền chặt.

– Khi nhẫn quá lỏng: Dự báo cuộc hôn nhân không mấy giàng buộc người trong cuộc. Tình cảm vợ chồng lạnh nhạt, xa cách không có tiếng nói chung. Nếu không cẩn thận một trong hai sẽ ngoại tình, lừa dối.

Tránh thử nhẫn vào buổi sáng

Ngón tay vào buổi sáng thường to hơn bình thường do vậy nhẫn sẽ dễ bị lỏng điều này theo phong thủy sẽ không tốt cho cuộc hôn nhân của bạn.

Không chọn nhẫn cưới đính ngọc trai

Bạn có thể thấy ngọc trai sẽ không được dùng trang trí nhẫn cưới vì theo truyền thuyết ngọc trai là nước mắt nàng tiên cá. Điều này đồng nghĩa với việc khi cô dâu đeo nhẫn thường xuyên dự báo cuộc hôn nhân không hạnh phúc, khiến cô dâu hay khóc vì buồn tủi. Có thể nói, ngọc trai được xem là một biểu tượng không may mắn trong hôn nhân.

Không những vậy, theo phong thủy ngọc trai – hay còn gọi là ngọc lục bảo có chứa nhiều tạp chất, do đó sẽ kích thích lòng tham, sự hứng thú và ham muốn quá độ. Điều này điềm báo người đeo nhẫn thường có xu hướng ngoại tình, không tốt cho lứa đôi.

Còn nếu xét về khía cạnh thực tế, ngọc trai có độ cứng rất hạn chế, dễ hỏng, xước, việc sửa chữa bảo hành tốn kém. Vì vậy kể cả về mặt phong thủy lẫn yếu tố thẩm mỹ thực tế người ta cũng không dùng ngọc trai trang trí nhẫn cưới.

2. Kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới

Không chỉ kiêng kỵ khi chọn nhẫn cưới mà đeo nhẫn cưới chuẩn phong thủy các cặp đôi cũng nên lưu tâm: 

Không nên đeo nhẫn trước lễ cưới

Trên thực tế các cặp đôi sẽ chọn nhẫn cưới trước khi tổ chức đám cưới, có thể chọn trước 2 tháng cũng có thể hơn. Tuy nhiên chuyên gia phong thủy cho hay bạn không nên đeo nhẫn luôn. Bởi theo quan niệm dân gian, việc cưới hỏi rất quan trọng, phải có tôn ti trận tự. Do đó, khi chưa được hai bên gia đình công nhận thì không nên vội vàng đeo nhẫn cưới. Hãy chờ đến khi thắp nhang hành lễ, hai bên họ hàng chứng kiến mới nên đeo nhẫn. Có như vậy thì tình cảm đôi lứa mới được thuận buồm xuôi gió, gia đình không bị xáo trộn, hạnh phúc trọn vẹn.  

Không nên đeo nhẫn cưới ở ngón tay khác ngoài ngón áp út trái

Ngón áp út bàn tay trái được coi là vị trí chuẩn mực để đeo nhẫn cưới.

Ngón áp út bàn tay trái được coi là vị trí chuẩn mực để đeo nhẫn cưới.

Nhẫn cưới được xem là tín vật tình yêu nên vị trí đeo nhẫn cũng có sự liên kết đến trái tim. Lý giải theo khoa học thì do tĩnh mạch từ ngón áp út trên bàn tay trái chảy trực tiếp về trái tim và đó cũng là lý do ngón này được coi là vị trí chuẩn mực để đeo nhẫn cưới.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp do nhẫn bị rộng hoặc bị chật mà đổi nhẫn cưới sang ngón tay khác đeo. Tuy nhiên, trong phong thủy điều này được cho là phạm đại kỵ, là nguyên nhân khiến vợ chồng chia cắt, tình cảm nhạt dần.

Không chỉ ở Việt Nam, quan niệm đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út trên bàn tay trái cũng thể hiện rất rõ ở các quốc gia khác trên thế giới.

Theo người Châu Âu, người ta tin vào sự kết nối giữa ngón áp út tay trái với trái tim, gọi là “Vena Amoris” – Tĩnh mạch của tình yêu. Điều này có nghĩa là khi đeo nhẫn ở tại vị trí này thì đôi lứa có thể ở bên nhau trọn đời.

Còn người Trung Quốc lại có quan niệm: ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa tượng trưng cho bản thân, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời còn ngón út tượng trưng cho con cái.

Không cố tình để nhẫn cưới bị gãy

Nhẫn cưới là minh chứng cho tình yêu, vì vậy bạn không nên vì bất cứ nóng giận nào mà cố tình bẻ gãy, chặt đứt, vứt nhẫn cưới…khiến chúng bị gãy, trầy xước, sứt mẻ…Điều này cho thấy cuộc hôn nhân đã không được coi trọng, người bạn đời cảm thấy bị tổn thương, khó hàn gắn. 

Bán hoặc làm mất nhẫn cưới

Ông bà xưa quan niệm rằng: Nhẫn cưới là biểu tượng thiêng liêng gắn kết giữa hai vợ chồng. Vì vậy nếu đánh mất nhẫn cưới chính là dự báo một cuộc hôn nhân nhiều sóng gió. Do đó phải luôn giữ gìn nhẫn cưới cẩn thận.

Ngoài ra, dù túng thiếu đến đâu bạn cũng không nên bán nhẫn cưới vì đó là tín vật duy nhất chứng giám của ông bà tổ tiên và quan viên hai họ. Do đóm, nếu bán đi thì hạnh phúc của hai người cũng bị ảnh hưởng.

Hình thức nhẫn không nên quá khác xa nhau

Chọn nhẫn cưới tuy không cần giống nhau hoàn toàn nhưng cũng phải có sự tương đồng nhất định thì mới gọi là nhẫn đôi. Phải đảm bảo được điều này thì mới thấy được vợ chồng đồng sức, đồng lòng. Nếu khác nhau quá cho thấy cái tôi của mỗi người quá lớn, điều này gây hại cho đời sống gia đình, tương lai vợ chồng dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi.