Da nhạy cảm có nên dùng serum hay các sản phẩm đặc trị?
Nồng độ cao của các thành phần hoạt tính có trong serum hay các sản phẩm đặc trị sẽ giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề của da tuy nhiên đây cũng là trở ngại cho những bạn có làn da nhạy cảm khi quyết định sử dụng serum hay các sản phẩm đặc trị. Vậy da nhạy cảm có nên dùng những sản phẩm này không, và nếu có thể thì cần lưu ý điều gì khi sử dụng?
Serum hay các sản phẩm đặc trị nói chung đều là những sản phẩm chăm sóc và giải quyết chuyên sâu các vấn đề của da, do đó chứa nồng độ cao các thành phần hoạt tính có khả năng thấm sâu vào da. Đây là những sản phẩm có khả năng giải quyết các vấn đề nghiêm trọng của da như da sạm đen, thâm nám, mụn, lão hóa … và đem lại hiệu quả nhanh hơn so với những sản phẩm chăm sóc da cơ bản. Chính vì những tác dụng “thần thánh” này mà chúng mình ai cũng muốn “update” quy trình chăm sóc da từ cơ bản lên nâng cao bằng cách thêm serum hay sản phẩm đặc trị vào routine.
Đây là điều không mấy khó khăn với những bạn may mắn có làn da khỏe, tuy nhiên, với những bạn có làn da nhạy cảm và dễ kích ứng với nhiều thành phần và đặc biệt là các thành phần hoạt tính (active ingredients) trong serum hay các sản phẩm đặc trị thì vẫn có thể sử dụng tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của làn da. Có nghĩa là bạn phải cân nhắc kỹ 4 điều sau:
-
Mức độ nhạy cảm của da
-
Nồng độ các thành phần có trong sản phẩm
-
Loại thành phần trong sản phẩm
-
Liều lượng và cách sử dụng hợp lý
Đối với những bạn có làn da nhạy cảm nhẹ
Da nhạy cảm ở mức độ nhẹ hay đang trong tình trạng ổn định vẫn có thể đưa serum hay các sản phẩm đặc trị như vitamin C, AHA, BHA hay retinoids… vào quy trình chăm sóc da của mình, tuy nhiên, bạn phải bắt đầu với nồng độ nhẹ và dùng cách ngày để da quen dần hơn với các sản phẩm này.
Với Vitamin C, thay vì sử dụng Vitamin C ở sạng LAA (L-ascorbic Acid – Dạng nguyên thủy của vitamin C, được sử dụng ở pH thấp, tính ổn định kém nhưng đem lại hiệu quả nhất trong các dạng Vitamin C, do đó có khả năng kích ứng cao đối với da nhạy cảm), bạn có thể sử dụng các phái sinh khác của nó, các phái sinh này có tính ổn định tốt hơn và có thể hoạt động ổn định ở pH cao hơn (5.5 – 7) do đó sẽ hạn chế kích ứng cho da. Với những bạn có làn da nhạy cảm nhẹ, bạn có thể dùng C ở dạng MAP (Magnesium Ascorbyl Phosphate) hoặc Tetrahexyldecyl Ascorbate, nồng độ dưới 10% và có thể tăng dần lên 15% khi da đã quen được với C.
Với các thành phần tẩy da chết hóa học như AHA hay BHA, bạn cũng nên test trước 1 phần nhỏ trước khi sử dụng, dùng cách ngày và bắt đầu với nồng độ thấp. Với AHA, da nhạy cảm có thể sử dụng ở dạng Lactic Acid (thay vì Glycolic Acid hay Mandelic Acid) để tránh gây kích ứng, khi mới sử dụng, tốt nhất chỉ nên dùng AHA ở nồng độ dưới 5%. Với BHA, về cách dùng cũng tương tự như AHA, nhưng bạn lưu ý nên sử dụng BHA có kết cấu phù hợp với tính chất da của mình (gel, cream, lotion…), và da nhạy cảm khi mới sử dụng BHA tuyệt đối chỉ nên bắt đầu ở nồng độ 1%.
Về các sản phẩm có chứa Retinoids, nếu da bạn không quá nhạy cảm và muốn dùng nó như một treatment để chống lại các dấu hiệu lão hóa, thì nên sử dụng Retinoids ở dạng Retinol và ở nồng độ 0,025%, dùng với tần suất 3-4 ngày/lần. Nhớ test 1 vùng nhỏ trước khi sử dụng để đảm bảo chắc chắn là da không bị kích ứng nhé.
Với những bạn có làn da nhạy cảm nặng, nhạy cảm do tổn thương vì nhiễm corticoid (sử dụng kem làm trắng cấp tốc)
Vào thời điểm này, da của bạn đang hết sức nhạy cảm, bạn cần ngưng sử dụng ngay các sản phẩm dưỡng da hiện tại và chú trọng vào việc cải thiện chức năng của da, do đó, bạn cần ngưng sử dụng các sản phẩm serum và đặc trị trong thời gian này. Thay vào đó, bạn nên làm sạch và tập trung dưỡng ẩm, phục hồi lớp màng hydrolipid bằng các sản phẩm chuyên biệt dành cho da bị tổn thương.
Với các trường hợp quá nặng và da không thể tiếp nhận bất kỳ mỹ phẩm nào, bạn nên đến ngay bệnh viện da liễu để khám và được kê đơn thuốc thích hợp với tình trạng tổn thương hiện tại của da.
Da nhạy cảm do tổn thương sau điều trị lăn kim, laser …
Sau các đợt laser, lăn kim, da trở nên yếu đi và nhạy cảm do bị khô và mất nước. Bề mặt da và hàng rào bảo vệ da hoạt động kém hơn. Do đó, trong giai đoạn này, da cần được bảo vệ để phục hồi độ ẩm tự nhiên và quy trình dưỡng da lúc này cần được tối giản, chỉ tập trung vào sản phẩm làm sạch dịu nhẹ và các sản phẩm cấp ẩm tốt cho da.
Hyaluronic Acid, Panthenol (vitamin B5), Squalane, Ceramides, Glycerin … là những loại serum mà bạn nên sử dụng trong giai đoạn này vì đây là những chất chống viêm, hạn chế nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình tạo tế bào mới, giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành các tổn thương trên da.
Với AHA, BHA hay Retinoids…, bạn tạm thời cần ngưng sử dụng những thành phần này vì nếu sử dụng sẽ khiến da bị khô và mất ẩm nghiêm trọng hơn, hãy đợi khi da trở về trạng thái ổn định thì mới tiếp tục sử dụng nhé.
Lưu ý về tình trạng của da để có những điều chỉnh và phương pháp chăm sóc da thích hợp sẽ giúp da nhạy cảm luôn khỏe, xinh đẹp và ổn định hơn. Lưu ý những gợi ý trên để quá trình chăm sóc da nhạy cảm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhé các nàng ơi!
— Nguồn: EPOMi —
Các sản phẩm phù hợp cho da nhạy cảm/ da vừa trị liệu mạnh:
Sữa rửa mặt cho da nhạy cảm dầu Purify Facial Cleanser
Kem rửa mặt cho da nhạy cảm khô Olive Soothing Cream Cleanser
Tinh chất chống lão hóa và dưỡng ẩm cho da nhạy cảm khô Olive Skin Serum
Tinh chất chống lão hóa và sáng da cho da nhạy cảm dầu Acai Berry Serum
Dưỡng ẩm cho da nhạy cảm dầu Boost Balancing Moisturiser
Dưỡng ẩm cho da nhạy cảm khô Olive Repair Cream Moisturiser
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mọi thắc mắc xin liên hệ
Showroom Dược mỹ phẩm hữu cơ Botani
Địa chỉ: 77 Phan Đình Phùng, phường 17, quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Hotline: (028) 399 00216 – 0902 466 438
Email: [email protected] – Skype: Botani Skincare
Facebook: Botani Skincare Việt Nam