Kỳ III: Giải pháp nâng cao chất lượng dân số

t1-1627706784

31-1627706795

(baophutho.vn) – Quy mô dân số của Phú Thọ còn ở mức cao, đứng thứ 20/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng tỷ suất sinh (số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) đang ở mức trên 2,5 con, trong khi cả nước là 2,1 con. Số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng sẽ trực tiếp tác động tới mức sinh, tạo áp lực lên mục tiêu giảm sinh toàn tỉnh, đòi hỏi có giải pháp phù hợp với thực tế địa phương.

>>> Kỳ II: Điểm sáng khu dân cư không có người sinh con thứ ba
>>> Kỳ I: Nửa thế kỷ thay đổi chính sách “sinh đẻ có kế hoạch”

ds-1627720840
Phú Thọ giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng góp phần nâng cao chất lượng dân số.

32-1627706803

Những năm qua, bài toán giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên và giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh luôn khiến những người làm công tác DS-KHHGĐ tỉnh phải đau đầu. Năm 2020, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên chiếm 16,97% tổng số trẻ sinh ra toàn tỉnh (tăng 2,21% so với cùng kỳ năm 2019). Các huyện có tỷ lệ sinh con thứ ba tăng là: Thị xã Phú Thọ, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy…

Theo Quyết định 588, ngày 28/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Mức sinh được chia theo ba vùng, Phú Thọ đang nằm trong số các tỉnh, thành phố thuộc vùng 2 gồm 33 địa phương có mức sinh cao, tức trung bình trên hai con. Điều này gây ảnh hưởng đến quy mô dân số, nguồn lực về lao động, làm cơ sở để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

Theo khảo sát, Phú Thọ có quy mô dân số lớn tốc độ gia tăng dân số hàng năm vẫn ở mức cao. Mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng lan rộng, tâm lý muốn có nhiều con, ưa thích con trai, định kiến giới vẫn còn sâu sắc. Tỷ số giới tính khi sinh dự ước năm 2020 còn ở mức cao với 111,2 nam/100 nữ. Tốc độ già hóa dân số nhanh trong khi các điều kiện kinh tế, xã hội chưa được chuẩn bị tốt để kịp thích ứng. Tuổi thọ bình quân cao nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp; tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em và suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi tuy đã giảm nhưng còn ở mức cao. 

Cùng với đó, nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động truyền thông cộng đồng. Hiện nay, ngân sách địa phương hỗ trợ cho hoạt động chương trình Dân số và Phát triển còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ (mức hỗ trợ bình quân trên 36 triệu đồng/huyện và 1,8 triệu đồng/xã).

ds2-1627720875
Các cặp vợ chồng trên địa bàn xã Đại Phạm, huyện Hạ Hoà ký cam kết thực hiện chính sách DS- KHHGĐ.

Các chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm công tác dân số cơ sở còn nhiều bất cập; công tác xử lý các trường hợp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ chưa đủ răn đe. Việc thực hiện các quy ước, hương ước thôn bản chưa được triển khai mạnh mẽ, nhiều địa phương có đưa nội dung KHHGĐ vào hương ước, quy ước thôn bản nhưng khi cần xử lý lại không nghiêm.

33-1627706811

Tuy có những khó khăn, thách thức trong thực hiện công tác dân số, song với sự nỗ lực của ngành Y tế cùng các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, công tác dân số trong tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. 

box1-1627707782

Có được kết quả đó là nhờ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Bà Hồ Thị Kim Xuân – Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Tân Sơn cho biết: Nhiều buổi truyền thông đã tiếp cận tới những chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, đó là kênh tuyên truyền, vận động hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo trong thực hiện mục tiêu dân số. Các nội dung truyền thông được lồng ghép vào sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt văn hóa dân gian; đưa các tiêu chí về dân số và phát triển vào hương ước, quy ước khu dân cư, trở thành tiêu chuẩn xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa.

boxtin-1627378072
Là một đảng viên làm cộng tác viên dân số đã 20 năm, chị Trần Thị Liên – Khu 21, xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba chia sẻ: Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động thì cần đẩy mạnh tư vấn phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ theo hướng đa dạng hóa, mở rộng các kênh cung ứng, đảm bảo kịp thời, an toàn và thuận lợi. 

ds3-1627720915
Học sinh Trường THPT Yển Khê, xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba được tìm hiểu các kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, hạn chế tình trạng kết hôn sớm, mang thai ngoài ý muốn… góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Thấy rõ tầm quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ, ngành Y tế đã thành lập đội truyền thông, dịch vụ lưu động để tổ chức chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại 110 xã thuộc vùng khó khăn và vùng có mức sinh cao thuộc 13 huyện, thành, thị và đề nghị UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo, hỗ trợ ngân sách địa phương để triển khai chiến dịch trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. 

Ông Nguyễn Việt Phương – Chi cục trưởng Chi cục Dân số – KHHGĐ (Sở Y tế) cho biết: Để nâng cao chất lượng dân số, Phú Thọ tập trung thực hiện năm nhóm giải pháp, trong đó tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; tranh thủ nguồn lực đầu tư từ Trung ương, tăng mức đầu tư từ ngân sách địa phương, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân, bảo đảm kinh phí thực hiện công tác dân số và phát triển. Ưu tiên triển khai các chương trình, dự án nâng cao chất lượng cuộc sống đối với các vùng đông dân có mức sinh cao, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Quan tâm nâng cao năng lực và nhiệt tình của đội ngũ cộng tác viên ở khu dân cư; có chính sách thoả đáng về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ này.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục, chuyển đổi hành vi; đặc biệt, đưa nội dung tuyên truyền phù hợp đến từng nhóm đối tượng, trong đó ưu tiên tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc thù, miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó tiếp cận. Mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục DS/SKSS/KHHGĐ trong và ngoài nhà trường cho vị thành niên và thanh niên. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương, đơn vị và cộng đồng dân cư.

Mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ, đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn, thuận tiện và phù hợp với nhu cầu của người dân. Tổ chức chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao. Đa dạng hóa kênh cung ứng hàng hóa SKSS và phương tiện tránh thai. Đẩy mạnh tiếp thị xã hội và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ/SKSS đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân. Đẩy mạnh thực hiện các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số. Tăng cường phối hợp liên ngành, đặc biệt giữa Sở Y tế, Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Lao động thương binh xã hội và Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch để nâng cao toàn diện thể chất, trí tuệ, tinh thần tạo tiền đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Áp dụng chính sách khuyến khích, thi đua khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ, tạo động lực để cả cộng đồng cùng hướng đến xây dựng xã hội văn minh, phát triển bền vững.