skkn rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 – Tài liệu text

skkn rèn nề nếp cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.89 KB, 25 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí chủ nhiệm lớp: Nề nếp của học sinh lớp 1
3. Tác giả :
Họ và tên: Hoàng Thị Hương
Ngày tháng năm sinh: 01/ 10/1983
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sao Đỏ 1.
Điện thoại: 0983 537 523
4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Sao Đỏ 1.
Địa chỉ: Phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Sao Đỏ 1.
Địa chỉ: Phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 1 và Giáo viên giảng dạy lớp 1.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến: Tôi áp dụng sáng kiến này trong năm học 2013 –
2014 tại trường mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

(Ký tên)

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Hoàng Thị Hương

1

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Học sinh tiểu học đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 1, các em còn mang tính
hiếu động, thích bắt chước, tự do, chưa có ý thức, khó làm chủ bản thân. Bên cạnh
đó do sự nuông chiều từ phía một số gia đình nên dẫn đến ở một số em rơi vào
tình trạng học tập tự do và không có ý thức kỉ luật. Nhận lớp qua một thời gian,
tôi nhận thấy các hoạt động của lớp thiếu đồng bộ, nhịp nhàng, các em còn tùy
tiện trong mọi hoạt động học tập nên đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giờ
dạy.
Để có một lớp học với nề nếp tốt, kết quả học tập cao thì thầy cô giáo phải làm
gì? Làm như thế nào cho có hiệu quả? Chính những trăn trở này đã thôi thúc tôi
nghiên cứu, tìm tòi đưa ra “Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1.”một trong những công tác chủ nhiệm hết sức quan trọng của người giáo viên.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
a. Điều kiện :
– Về giáo viên : Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng,
dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn
để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc
giảng dạy. Ngoài ra, trường có đội ngũ giáo viên có tay nghề vững lâu năm trong
công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và
sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những
khó khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh
kiểm.
– Về học sinh : Đa số học sinh lớp tôi đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo.
Các em có nhận thức tương đối đồng đều và có ý thức chấp hành kỉ luật cao.
– Về phụ huynh : Phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm đến con em và tích cực
tham gia các phong trào do trường, lớp,… phát động.
b. Thời gian áp dụng sáng kiến : Năm học 2013 – 2014 tại lớp tôi giảng dạy.
c. Đối tượng áp dụng sáng kiến : Học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh tiểu học

nói chung.
3. Nội dung sáng kiến :
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến :
Trong quá trình giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy các thầy cô đã vận
dụng nhiều biện pháp như nhắc nhở, nêu gương, xây dựng ban cán bộ lớp, kết
hợp vơí phụ huynh… để duy trì nề nếp nhưng còn mang tính nhất thời, áp đặt,
2

chưa sâu sát, coi trọng việc giảng dạy kiến thúc hơn việc rèn nề nếp cho học sinh
nên kết quả chưa mang tính khả thi cao. Việc tổ chức cho học sinh tự nhận xét,
đánh giá hành vi, việc làm của mình trước tập thể chưa được chú trọng hết mức.
Việc kết hợp của giáo viên với phụ huynh chưa thường xuyên, liên tục. Sáng kiến
của tôi đã đưa ra những biện pháp tích cực cụ thể, sát thực, mềm dẻo trong việc
rèn nề nếp cho học sinh như sau : rèn nề nếp cho học sinh bằng cách kết hợp với
phụ huynh, rèn nề nếp cho học sinh bằng cách kết hợp với giáo viên bộ môn, rèn
nề nếp cho học sinh thông qua khen thưởng kỉ luật, rèn nề nếp thông qua đội ngũ
cán bộ lớp. Sáng kiến có thể áp dụng một cách rộng rãi, đơn giản, mà giáo viên
nào cũng có thể thực hiện được. Chỉ cần giáo viên cố gắng phát huy cái mà học
sinh đang có, tránh nói hộ, làm hộ học sinh. Việc phát huy tính chủ động, sáng
tạo, tính tự quản của học sinh rất phù hợp với mục đích của Thông tư 30/BGD –
ĐT.
3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
– Vận dụng cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng.
3.2. Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện góp phần hình thành tính tự giác, ý thức kỉ
luật, tinh thần tập thể cho học sinh. Từ đó có thể góp phần nâng cao chất lượng
học tập cho học sinh. Đồng thời cũng giúp tạo quan hệ thân thiện giữa học sinh
với giáo viên và giữa học sinh với nhau.
Việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cũng là rèn kĩ năng sống cho học sinh,

giúp các em biết điều chỉnh hành vi để thích nghi trong cuộc sống sau này.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của kinh nghiệm:
Qua một quá trình thực hiện theo những định hướng rèn nề nếp cho học sinh
bằng cách áp dụng những biện pháp đã triển khai, tôi thấy lớp tôi đã chuyển biến
rõ rệt cả về nề nếp và kết quả học tập của học sinh(nêu ở Mục 5- Kết quả). Bản
thân giáo viên, nhờ sự tiến bộ của các em mà cô giáo thấy say sưa, hứng thú trong
giảng dạy. Từ đó tạo điều kiện học tốt để phát triển các phong trào hoạt động

giáo dục khác.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng kinh nghiệm: Để
kinh nghiệm được áp dụng và mở rộng tôi có một số kiến nghị đề xuất như sau:
– BGH nên tổ chức chuyên đề về: rèn nề nếp cho học sinh, về tiết sinh hoạt lớp,
… để giáo viên nghiên cứu vận dụng.
– Giáo viên chủ nhiệm lớp cần kết hợp với giáo viên dạy các bộ môn coi việc duy
trì nề nếp học sinh là việc đầu tiên.
3

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến :
Chúng ta đã và đang bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, thế kỷ của những con người năng động sáng tạo, thông minh, giàu nghị
lực và đặc biệt phải luôn đón nhận những cái mới và biến những cái đó thành
động lực phát triển của chính mình. Để đất nước thành công trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải có những con người phát triển toàn diện cả
về đức và tài.
Nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục học sinh phát triển toàn diện về các
mặt giáo dục. Để có được một con người, một nhân cách toàn diện thì chúng ta
phải bắt đầu rèn luyện con người ấy từ những cái nhỏ bé và sơ đẳng nhất trong
toàn bộ quá trình giáo dục. Phải có nền tảng vững chắc mới mong đạt được hiệu

quả cao.
Là một giáo viên giảng dạy đã nhiều năm, hơn ai hết bản thân tôi thấy được
trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Đối tượng học sinh của chúng
tôi là học sinh lớp 1 mà giai đoạn học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng

trong đời sống của trẻ. Làm sao cho trẻ yêu thích học tập cũng như hăng hái
tham gia các hoạt động tập thể, sao cho các em cảm thấy trường học là ngôi nhà
thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường của các em thực sự là một ngày vui.
Để có được điều đó thì cần hình thành ở các em từ những cái đơn giản đến
phức tạp trong mọi hoạt động ở lớp, từ nề nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ
giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội… rất nhiều điều cần
quan tâm mà học tập là một vấn đề lớn trong giai đoạn các em đang ngồi trên ghế
nhà trường. Do bản thân chưa có định hướng cụ thể nên các em có rất nhiều sai
sót mà không hề nhận ra. Chính vì vậy, muốn cho các em có nề nếp trong học tập
cũng như trong sinh hoạt, biết gọn gàng, ngăn nắp, khoa học trong từng hoạt
động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân
vào ngưỡng cửa nhà trường. Bởi vậy việc hình thành nề nếp cho học sinh hằng
4

ngày là việc làm không thể thiếu. Đặc biệt là học sinh lớp 1 đang độ tuổi hình
thành những phẩm chất nhân cách quan trọng nhất. Đó cũng là lí do tôi chọn sáng
kiến này : “ Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1” .
2. Cơ sở lý luận

2.1. Cơ sở tâm lí học
– Giai đoạn học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ.
Từ đây tâm sinh lí của trẻ có nhiều thay đổi lớn :
Thứ nhất, chú ý có chủ định (tức chú ý có ý thức, chú ý vào việc học tập)
của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn

này chú ý không chủ định (chú ý tự do) chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Việc
tập trung của trẻ vào một vấn đề còn yếu và thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán
bởi những sự kiện, âm thanh khác ngoài nội dung học tập. Trẻ thường có thói
quen quan tâm chú ý đến những giờ học, môn học có đồ dùng trực quan sinh
động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo trẻ trung, xinh đẹp, dịu
dàng,…
Thứ hai, tri giác các em mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính
không ổn định, tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan.
Thứ ba, tưởng tượng của học sinh lớp 1 đã phát triển phong phú hơn so với
trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng nhiều. Tuy
nhiên, tưởng tượng của các em vẫn còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi.
Thứ tư, trong giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt
và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Đa số học sinh chưa biết tổ chức
việc ghi nhớ có chủ định, chưa biết cách khái quát hóa vấn đề để ghi nhớ tài liệu,
chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ.
Thứ năm, ở học sinh lớp 1, trẻ thường thực hiện hành vi theo yêu cầu của
người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để
được ông cho tiền,…). Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực hiện hành vi

5

ở các em còn hạn chế. Đặc biệt khi gặp khó khăn các em không có nghị lực, ý chí
để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.
Nói tóm lại, 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường học
tập thay đổi một cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ
30 – 35 phút. Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu
biết, hứng thú khám phá. Trẻ bắt đầu phải kiềm chế dần tính bột phát, tính hiếu
động để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Sức bền
vững, tính khéo léo của các thao tác khi đôi bàn tay tập viết được phát triển

nhanh. Tất cả những điều đó đều là thử thách đối với trẻ, muốn trẻ vượt qua được
tốt những thử thách đó thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà
trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.

2.2. Cơ sở ngôn ngữ học
Đa số học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói tương đối thành thạo. Giai đoạn
trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ
có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản
thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Vai trò của ngôn ngữ là hết sức
quan trọng đối với quá trình nhận thức lý tính và cảm tính của trẻ, nhờ có ngôn
ngữ mà tri giác, cảm giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được
biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết. Ta có thể đánh giá được trí tuệ
của trẻ thông qua ngôn ngữ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng nên
các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ và hướng dẫn các em sử dụng ngôn
ngữ thật tốt trong ứng xử giao tiếp.
Học sinh lớp 1 là đối tượng học sinh bé nhất của cấp học đầu tiên, lớp học
tạo nên nền móng tốt cho những năm học sau. Kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy
nếu giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác xây dựng và rèn luyện ý thức tự giác
tích cực, tự giác thực hiện tốt các nề nếp tốt và có ý thức tự quản tốt thì sẽ có tác
dụng rất lớn cho việc thực hiện các chỉ tiêu giáo dục, góp phần quan trọng vào
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
6

3. Thực trạng của vấn đề:
Năm học 2013 – 2014 tôi được nhà trường tiếp tục tin tưởng và phân công
giảng dạy lớp 1. Với số lượng học sinh khá đông, việc duy trì tốt mọi nề nếp quả
là một bài toán khó. Qua một thời gian tìm hiểu tôi thấy thực trạng lớp tôi có một
số ưu điểm và hạn chế sau :
3.1. Ưu điểm :

Lớp 1H có tổng số 36 em, trong đó 13 em nữ. Tất cả đều chung một độ tuổi sinh
năm 2007.
a. Về cơ sở vật chất:
– Nhà trường và phụ huynh đã đầu tư phòng học thoáng mát về mùa hè, ấm, đủ
ánh sáng về mùa đông. Cơ sở vật chất đầy đủ như bàn ghế hai chỗ ngồi đóng mới
100% đúng quy cách, đảm bảo chất lượng, có tủ để chăn màn, sách vở, đồ dùng
học tập,…
b. Học sinh :
Các em có chung một độ tuổi nên đặc điểm tâm sinh lí của các em có nhiều điểm
giống nhau, nhận thức của các em khá đồng đều.
Các em ngoan ngoãn, lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo, chấp hành tốt nội quy
của trường của lớp đề ra. Một số em có ý thức trong lao động, biết tự phục vụ và
bước đầu có khả năng tự quản tương đối tốt.
c. Phụ huynh:
Các em học sinh trong lớp đều được gia đình quan tâm về mọi mặt, có nhiều phụ
huynh có ý thức, nhiệt tình chăm lo đến sự nghiệp giáo dục: nhiệt tình trong các
hoạt động của lớp và nhà trường, tích cực tham gia các phong trào do nhà trường
và liên đội tổ chức,…
3.2. Hạn chế :
Do tình hình chung của nhà trường, biên chế lớp học tăng, sĩ số học sinh
trong một lớp đông, hơn nữa do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh nên khâu tổ
chức và ổn định nề nếp lớp của khối lớp 1 còn gặp nhiều khó khăn, vất vả :
7

– Biểu hiện về chấp hành nội quy của trường, lớp :
+ Giờ giấc : Còn nhiều học sinh đi học muộn, nghỉ học.
+ Đồ dùng học tập : Học sinh còn quên đồ dùng ở nhà như : sách, vở, bút,….. và
chưa có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập còn hay làm hỏng, đánh mất,…
+ Trang phục : Trang phục của các em chưa gọn gàng, mặc trang phục chưa phù

hợp khi đến trường. Ví dụ : Một số em còn mặc quần đùi, áo ba lỗ,… đến trường.
+ Vệ sinh : Các em chưa biết cách giữ gìn vệ sinh trường, lớp như còn mang quà
đến trường ăn rồi vứt rác bừa bãi, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ ở một số em
+ Hoạt động giữa giờ : Lớp còn nhiều học sinh chưa biết cách xếp hàng khi tập
thể dục, còn nói chuyện, nô đùa trong buổi tập.
+ Một số quy định khác : Các em chưa có ý thức xếp hàng khi về, rải rác vẫn
còn học sinh mua quà cổng trường gây ách tắc giao thông,….
– Biểu hiện về nề nếp học tập : Các em chưa có thói quen tập trung vào học tập,
ngồi trong lớp còn chưa chú ý nghe giảng, hay làm việc riêng. Khi lấy đồ dùng
còn lúng túng, chưa nhanh nhẹn làm kéo dài thời gian tiết học.
– Biểu hiện về ứng xử đơn giản : Còn học sinh nói năng chưa lễ phép với thầy cô
giáo, xưng hô với bạn bè chưa lịch sự.
Sau đây là kết quả theo dõi việc thực hiện các nề nếp của lớp tôi qua hai tuần
học đầu tiên :
Nề nếp

Số HS thực hiện tốt nề nếp

Số học sinh vi phạm

Giờ giấc
Đồ dùng học tập
Trang phục
Vệ sinh
Hoạt động giữa giờ
Một số quy định khác

28
8
25

11
27
9
20
16
15
21
17
19
Học tập
20
16
Giao tiếp ứng xử
19
17
Nhìn vào bảng theo dõi trên tôi thấy nề nếp lớp tôi vẫn còn rất nhiều em vi
Chấp hành nội qui

phạm nội qui trường lớp, nề nếp học tập chưa ngoan, giao tiếp chưa tốt đặc biệt
tập trung ở một số học sinh: Nguyễn Trung Anh, Phạm Đức Duy, Hà Trung
Quyết, Phạm Tuấn Ngọc, Nguyễn Đức Hiếu, Đinh Danh Chí Dũng, Lê Thị Ngọc
8

Phương,…. Những hạn chế trên thể hiện rất rõ trên bảng theo dõi, cụ thể là : có 8
em đến lớp không đúng giờ; 11 em quên đồ dùng ở nhà hoặc đánh gãy, làm rách,
nát, đánh mất đồ dùng ở trên lớp; 9 em trang phục chưa sạch đẹp có em còn mặc
váy ngủ, quần đùi áo ba lỗ đến lớp; 16 em chưa biết tự vệ sinh cá nhân như chưa
biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, không biết tự vệ sinh khi đi đại tiện;
21 em xếp hàng chưa qui củ; 16 em còn vi phạm nề nếp học tập; 17 em chưa biết

ứng xử, giao tiếp đủ câu đủ ý,…..
Nguyên nhân của việc vi phạm trên là do các em được gia đình chiều chuộng.
Từ bé các em quen với cách nói tự do, ăn, uống, ngủ, nghỉ không có qui củ. Ngoài
ra một số em do bố mẹ đi làm xa phải ở nhà với ông bà, chú, bác,… nên sự dạy dỗ
chưa được chu đáo, sát sao.
Tóm lại qua một thời gian theo dõi lớp và qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy,
nề nếp của học sinh trong lớp còn rất nhiều hạn chế, nhất là khi yêu cầu các em áp
dụng vào thực hành. Các em còn thiếu tập trung trong học tập, còn vi phạm nề
nếp: quên sách, quên vở, quên đồ dùng, đi học không đúng giờ,….Đó cũng là điều
dễ hiểu. Chính vì vậy muốn rèn giũa các em theo một guồng nề nếp nhất định thì
giáo viên phải biết lựa chọn những phương pháp và hình thức tổ chức rèn luyện
sao cho phù hợp để các em luôn hứng thú tự rèn luyện để hoàn thiện bản thân mà
không cảm thấy bị áp đặt, bị bắt buộc. Có như vậy người giáo viên mới có thể làm
tốt công tác chủ nhiệm lớp.
4. Các biện pháp thực hiện
4.1. Biện pháp 1: Rèn nề nếp cho học sinh bằng cách kết hợp với phụ huynh:
Buổi họp phụ huynh đầu năm là buổi họp hết sức quan trọng. Trong buổi họp
này giáo viên không những có cơ hội làm quen, tìm hiểu tình hình gia đình, tính
cách của từng em trong lớp chủ nhiệm mà còn giúp giáo viên kết hợp với phụ
huynh rèn nề nếp cho các em. Cụ thể, giáo viên cần nhắc nhở phụ huynh làm tốt
các công việc sau:

9

– Phụ huynh cần kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của con trước khi đến lớp.
Dần dần tạo cho các em thói quen biết tự làm việc đó theo thời khóa biểu của lớp
mà không cần đến bố mẹ.
– Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
– Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa

học vừa chơi vừa nói chuyện sẽ ảnh hưởng đến việc học tập
– Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực tiếp,
điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp ở
lớp cũng như ở nhà.
4.2. Biện pháp 2: Rèn nề nếp cho học sinh bằng cách kết hợp với giáo viên
bộ môn:
Khác với lớp mầm non, các em chỉ tiếp xúc với một cô giáo. Bước vào lớp một,
ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn khác
như: Âm nhạc, Tiếng Anh, Mĩ thuật, Thể dục, Tin học… nên việc rèn nếp cho học
sinh cần phải có sự thống nhất. Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm để cho nề
nếp của lớp tốt, tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình lớp,
những hạn chế, ưu điểm của lớp, những em học sinh cá biệt…. để các thầy cô kịp
thời nắm bắt để cùng rèn nếp cho học sinh từ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát
biểu…Nề nếp này phải được rèn luyện thường xuyên và liên tục để các em tạo
thói quen và trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học tập ở những lớp trên.
4.2.1. Nền nếp học tập trên lớp.
Khi bắt đầu cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nền
nếp trong học tập, thói quen chưa tốt lời nói chưa rõ ràng, các em không diễn đạt
đủ ý, trả lời chưa đầy đủ câu văn, còn lúng túng khi giơ tay phát biểu ý kiến, việc
xếp hàng ra vào lớp chưa có quy củ…Đó là hạn chế mà hầu hết các em học sinh
hay mắc phải. Vì vậy giáo viên ngay từ đầu phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, uốn nắn
lời nói của học sinh cho đầy đủ câu văn từ những câu trả lời đơn giản nhất. Không
cần quá rập khuôn nhưng sửa ngay từ đầu rất dễ đối với lứa tuổi này và dần dần
10

sẽ trở thành kỹ năng của học sinh. Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm
học sinh tham đóng kịch, xử lí tình huống,….để các em có cơ hội học tập nhiều
hơn trong giao tiếp ứng xử.
4.2.1.1. Tư thế ngồi, cách cầm bút :

Ở lớp 1 các em bắt đầu được làm quen với hoạt động học. Ngoài mục tiêu
trọng tâm là làm thế nào để học sinh đọc đúng, viết đúng, viết đẹp, tính toán tốt
thì một kĩ năng không thể thiếu đối với học sinh lớp 1 là rèn tư thế ngồi, cách cầm
bút cho các em. Nếu tư thế ngồi không đúng sẽ làm cho chữ viết không đẹp, viết
không được nhanh hơn nữa sẽ gây tổn hại cho sức khỏe như cong vẹo cột sống,
mắt cận,….Chính vì vậy giáo viên cần rèn luyện nghiêm túc và tỉ mỉ nề nếp này.
Trước tiên giáo viên cần làm mẫu cách cầm bút, cách di chuyển bút trên
không để cổ tay khi viết thật mềm mại, uyển chuyển. Hướng dẫn học sinh tư thế
ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25- 30 cm; nên
cầm bút bằng tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch;
hai chân để song song, thoải mái. Hướng dẫn học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay
( ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa ) với độ chắc vừa phải ( không cầm bút chặt quá
hay lỏng quá ): khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang
phải, cán bút nghiêng về bên phải; cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo,
mềm mại, thoải mái. Có hai kiểu chữ viết đó là chữ đứng và chữ nghiêng. Khi
hướng dẫn học sinh viết chữ đứng, giáo viên cần hướng dẫn các em để vở ngay
ngắn trước mặt. Còn khi tập viết chữ nghiêng cần nhắc các em để vở hơi nghiêng
sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi
viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn tạo thành một góc vuông 90 độ.
Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn phải
đúng mẫu và đẹp. Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết; viết theo
yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặc viết chòi
ra mép vở không có dòng kẻ li; khi viết sai chữ không được tẩy xóa mà cần để
cách một khoảng ngắn rồi viết lại.
11

Bằng cách hướng dẫn tỉ mỉ như trên tôi thấy lớp tôi không có hiện tượng
học sinh cong xẹo cột sống, mắt cận mà chữ viết của các em trong lớp luôn sạch
đẹp và đều nét.

4.2.1.2.Cách trình bày câu trả lời :
Nhiều học sinh lớp 1 lời nói chưa rõ ràng, các em không diễn đạt đủ ý, trả
lời chưa đầy đủ câu văn còn lúng túng khi giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu giáo viên
ngay từ đầu không rèn luyện tốt nề nếp này sẽ tạo cho học sinh thói quen xấu sau
này. Chính vì vậy, dạy lớp 1 chúng ta phải thật kiên trì, phải coi học sinh như con,
phải uốn nắn học sinh từ lời ăn tiếng nói ban đầu. Học sinh nào chưa làm được thì
chúng ta cho học sinh tập đi tập lại nhiều lần bao giờ các em làm tốt thì thôi.
Không nên nóng giận, quát mắng. Điều đó sẽ làm cho học sinh mất bình tĩnh
không diễn đạt được thành lời mà thầy cô phải thật gần gũi, nhẹ nhàng và gợi
mở để học sinh từng bước trả lời được câu hỏi từ dễ đến khó. Có như vậy tiết học
mới trở nên hấp dẫn đối với học sinh
4.2.1.3. Cách sắp xếp và sử dụng sách vở đồ dùng học tập:
Quan sát trong quá trình học tập, tôi thấy học sinh còn lúng túng trong việc
sử dụng sách vở, đồ dùng học tập của từng môn học, cách giơ tay, giơ bảng chưa
đi vào nề nếp. Chính vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách lấy đồ dùng
học tập, cách mở sách giáo khoa đọc bài, cách mở vở viết bài, …. một cách tỉ mỉ
và có hệ thống. Việc sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập nên hướng dẫn học sinh
thực hiện vào giờ truy bài. Những buổi học đầu tiên giáo viên cần hết sức nghiêm
túc trực tiếp kiểm tra nề nếp này. Sau một thời gian, khi học sinh đã tạo thành thói
quen trong nề nếp thì giáo viên cần phân công cho các em tự kiểm tra lẫn nhau để
hình thành cho các em tính tự quản tốt.
4.2.1.4. Một số kí hiệu trong tiết học: Trong giờ học tôi thường quy ước một số
kí hiệu để các em thực hiện thành thói quen.
12

Ví dụ : Kí hiệu lấy sách : S
Kí hiệu lấy vở :
Kí hiệu lấy bảng – phấn :
Kí hiệu khoanh tay :

Kí hiệu lấy que tính :
Ngoài ra có thể dùng thêm một số kí hiệu khác như lấy thước, lấy bút,….để
trong tiết học giáo viên luôn là người hướng dẫn và học sinh luôn chủ động tiếp
thu kiến thức.
Ví dụ: Mở sách vở: Để sách vở ngay ngắn lên bàn bộ đồ dùng để trên cùng,
quyển vở ở dưới và cuối cùng là bảng con.
Khi có hiệu lệnh lấy bảng một tay rút bảng, một tay giữ sách bên trên, tư thế
thoải mái, nhẹ nhàng. Viết bảng xong cần cất đúng vị trí cũ. Do các em chưa học
số nên khi đọc xong bài giáo viên hướng dẫn học sinh kẹp que tính vào trang bài
vừa học rồi gập lại đến khi giáo viên yêu cầu mở sách thì lúc này học sinh có thể
nhanh chóng mở được bài mà thầy cô yêu cầu không phải mất nhiều thời gian,
gây tiếng động ồn ào cho lớp. Trong giờ học vần cũng vậy, tôi đưa ra các quy
định rõ ràng, cụ thể cho học sinh về cách phát âm, đánh vần, đọc trơn, phân tích
tiếng hay luyện nói,…
– Khi đánh vần, đọc trơn, giáo viên chỉ từng chữ ghi âm hay cả tiếng, từ.
– Khi phân tích, giáo viên đặt ngang thước dưới tiếng hay từ cần phân tích. Học
sinh thực hành theo dãy, theo nhóm v.v…
Tất cả những việc ấy đều cần có một nề nếp tốt nếu không sẽ ảnh hưởng tới
chất lượng học tập của một giờ học
4.2.1.5. Rèn ý thức tự giác học tập
Rèn cho học sinh có ý thức tự học là một phần rất quan trọng trong vấn đề hình
thành nề nếp học tập cho học sinh lớp một. Hiện nay học sinh đều được học 2
buổi/ngày nên toàn bộ bài học được giáo viên hướng dẫn và học sinh hoàn thành
ngay trên lớp. Ngoài việc rèn cho các em nề nếp học tập ngoan ngoãn, chú ý nghe
13

giảng, hăng hái phát biểu ở trên lớp thì cần rèn cho các em có nền nếp học tập
buổi tối ở nhà với sự hướng dẫn của bố mẹ như: biết tự soạn sách vở, đồ dùng
học tập, đọc trước bài, …. cho ngày hôm sau. Bên cạnh đó việc ban cán sự của

lớp kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của từng bạn để báo cáo cô
giáo kịp thời nhắc nhở những bạn còn vi phạm, thiếu đồ dùng học tập hay chưa
chuẩn bị tốt bài là rất cần thiết. Lâu dần các em sẽ có thói quen về nền nếp học tập
ở nhà và sang học kỳ 2 các em có thể tự giác ngồi vào bàn học không cần sự nhắc
nhở của bố mẹ cũng như tự soạn lấy sách vở và đồ dùng học tập cho mình. Như
vậy ý thức tự giác và nền nếp học ở nhà rất cần thiết và có lợi cho các em khi học
ở các lớp sau này.
4.2.2.Nề nếp về chấp hành nội qui, qui định của trường, lớp.
4.2.2.1.Giờ giấc : Cần rèn cho học sinh lớp 1 nề nếp đi học đúng giờ, đặc biệt là
những hôm thời tiết rét. Giáo viên cần cử một đội tự quản luân phiên theo dõi
những bạn đi học đầy đủ, đúng giờ rồi ghi vào bảng theo dõi sĩ số của lớp được
đính trên tường( Bảng theo dõi sĩ số đính kèm ở phần phụ lục). Nhìn vào bảng
theo dõi sĩ số này, giáo viên và học sinh sẽ theo dõi được cụ thể những bạn học
sinh đi học muộn( đánh dấu x), những bạn nghỉ học( ghi thành số: nghỉ 1 buổi có
phép kí hiệu là 1P, nghỉ 1 buổi không phép kí hiệu là 1KP). Cuối tuần trong giờ
sinh hoạt giáo viên tích cực tuyên dương những bạn đi học đầy đủ, đúng giờ và
phê bình những bạn thường xuyên đi học muộn, nghỉ học không lí do, không xin
phép. Nếu học sinh vi phạm nhiều lần mà không có sự thay đổi tôi sẽ gặp trực tiếp
phụ huynh hoặc trao đổi qua điện thoại, sổ liên lạc để gia đình nhắc nhở, sắp xếp
cho con mình có một kế hoạch giờ giấc hợp lí, khoa học. Với cách làm này tôi
thấy sau một thời gian lớp tôi không còn tình trạng học sinh đi học muộn và giảm
hẳn số học sinh nghỉ học.
4.2.2.2. Rèn nền nếp giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
Ngoài các nề nếp nêu trên thì nếp nếp giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cũng
là một nội dung quan trọng trong việc dạy dỗ các em. Thói quen sắp xếp đồ dùng
14

ngăn nắp cũng là yếu tố giúp học sinh học tập nghiêm túc hơn. Tôi hướng dẫn
các em cách lấy sách vở trong cặp nhanh không gây tiếng động, thực hiện được

theo các ký hiệu của giáo viên yêu cầu, ví dụ:

:lấy bảng; STV: sách Tiếng

Việt… Em nào đã sắp xếp sách vở một cách khoa học thì lấy vở nhanh, tôi cho
các em thi đua xem em nào, tổ nào làm nhanh (trong thời gian đầu) khi cô nói và
viết tên môn học trên bảng là lúc các em lấy sách vở của môn đó ra. Giữa giáo
viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng.
Trong giờ học vần khi gọi các em đọc bài sách giáo khoa tôi thường hướng dẫn
các em tôi thường hướng dẫn các em cầm sách thật ngay ngắn, cầm làm sao để
quyển sách không bị bẻ gáy, quăn mép; hướng dẫn cách đứng, cách lấy hơi, cách
ngắt nghỉ để làm sao các em đọc được to, rõ ràng. Khi hết tiết học hoặc kết thúc
buổi học tôi nhắc nhở học sinh cất sách vở, đồ dùng, …. thật gọn gàng, ngăn nắp
để đồ dùng không bị rơi, bị gãy, bị mất,…
Làm được như vậy, học sinh không những giữ gìn được sách vở, đồ dùng học
tập mà khi vào tiết học giáo viên không mất thời gian để giải quyết những việc
bên ngoài tiết học( như việc học sinh lấy lẫn đồ của nhau, mất đồ dùng,…).Tôi
thấy tiết học rất nhẹ nhàng và đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt động học tập.
4.2.2.3. Vệ sinh
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học cũng là một nề nếp đáng quan tâm đối với các
thầy cô. Có vệ sinh sạch sẽ, học sinh mới có sức khỏe tốt để đến trường, giáo viên
mới có thêm sự hứng thú trong công việc. Để học sinh có thói quen, biết cách vệ
sinh cá nhân hằng ngày thì trước tiên giáo viên cần nhắc nhở các em trước khi đến
lớp phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng đồng thời nhắc nhở các em hằng ngày phải rửa
tay trước khi ăn cơm, sau khi dùng bảng phấn, sau khi đi vệ sinh…Nếu em nào
tay chân bẩn thì cho đi rửa ngay và nhắc nhở phê bình trước lớp. Ngoài việc vệ
sinh cá nhân, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách vệ sinh trường lớp sạch sẽ
bằng cách quán triệt học sinh vứt rác đúng nơi quy định, phân ra các nhóm học
sinh luân phiên nhau trực nhật lớp( quét nhà, lau bảng,…). Đến cuối tuần có phần
15

thưởng động viên khuyến khích cho những học sinh sạch sẽ, gọn gàng trong cả
tuần và phê bình những học sinh chưa sạch sẽ. Nếu giáo viên hướng dấn học sinh
làm những công việc trên thường xuyên, liên tục thì các em sẽ luôn được hưởng
một môi trường học tập trong lành, sạch sẽ.
4.2.2.4. An toàn cổng trường :
Vì trường tôi ở gần đường quốc lộ, xe cộ đi lại rấ tấp nập. Trường lại có duy
nhất một cổng chính, với số lượng học sinh gần 1000 em và gần 1000 phụ huynh
đưa đón nên giờ đưa và đón học sinh việc đi lại rất khó khăn. Tôi thường nhắc
nhở tuyên truyền học sinh của lớp mình không nên mua quà, mua đồ dùng tại
khu vực cổng trường để tránh việc ách tắc giao thông và tai nạn giao thông. Đồng
thời kết hợp với phụ huynh làm tốt công tác này ngay từ buổi họp phụ huynh đầu
năm.
4.2.3. Rèn nề nếp giao tiếp ứng xử:
Từ xưa đến nay, việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh luôn được
các nhà giáo dục quan tâm, thực hiện. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết
để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có đức độ, tài năng nhằm phục
vụ đất nước trong tương lai. Người xưa có câu :
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
chính là rất coi trọng vấn đề này. Nó không chỉ tạo dựng mối quan hệ với người
xung quanh mà còn thể hiện tư cách, phẩm chất của cá nhân. Đối với lứa tuổi học
sinh, các em phải làm gì khi giao tiếp với người xung quanh để xứng đáng là con
ngoan, trò giỏi và trở thành một công dân văn minh, lịch sự, có văn hóa sau này.
Xuất phát từ mục đích ý nghĩa đó, qua thực tế công tác, chúng tôi trình bày một
vài suy nghĩ về việc xây dựng các mối quan hệ thân thiện trong nhà trường như
sau:
4.2.3.1. Giao tiếp với thầy cô: Hơn ai hết cách ứng xử của người thầy phải có tính
giáo dục. Đứng trên bục giảng, người thầy không chỉ truyền dạy kiến thức cho

16

học sinh mà còn là tấm gương để các em noi theo: từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ đến
hành động…Vậy người thầy phải nói như thế nào? Phải ứng xử như thế nào? Phải
luôn cân nhắc lời ăn tiếng nói cũng như cử chỉ, hành động, phải ứng xử như thế
nào? để học sinh kính trọng, nếu không, khó có thể dạy được các em. Bản thân
thầy cô giáo là một tấm gương song phải luôn tích cực nhắc nhở các em làm tốt
các nghi thức giao tiếp như :
– Khi gặp thầy cô phải chào hỏi niềm nở, đúng tư thế.
– Khi giao tiếp với thầy cô phải luôn giữ lễ phép.
– Luôn vâng lời dạy bảo, tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô .
– Khi lầm lỗi, được thầy cô chỉ bảo, hãy thành khẩn nhận lỗi và sửa chữa, điều
chỉnh hành vi của mình.
-Trường hợp bị oan, đến gặp thầy cô lễ phép giải bày không nên về báo phụ
huynh đến đôi co làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa gia đình và nhà trường.
– Khi thầy cô vào hay rời lớp, hãy đứng dậy trong tư thế nghiêm trang để chào.
4.2.3.2. Giao tiếp với mọi người: Trong các giờ giải lao, giờ sinh hoạt lớp, sinh
hoạt ngoại khóa, tiết học đạo đức… giáo viên có thể nêu một số tình huống giao
tiếp hoặc cho học sinh quan sát một số đoạn video có tình huống giao tiếp,… Học
sinh thảo luận tìm ra phương án ứng xử đúng. Thông qua những tình huống đó
giáo viên giáo dục học sinh ý thức giao tiếp lịch sự với mọi người.
4.2.3.3. Giao tiếp với bạn bè: Bản thân tôi thường quan sát học sinh trong tiết học
hoặc trong giờ ra chơi giao tiếp ứng xử với nhau. Ngoài ra khuyến khích học sinh
tự quan sát nhau rồi thông báo cho cô giáo. Giáo viên cần tuyên dương những em
có hành vi giao tiếp tốt với bạn bè và nhắc nhở phê bình những em giao tiếp chưa
tốt, chưa lịch sự và nhắc nhở các em luôn ôn hoà, nhã nhặn, đoàn kết tương thân
tương trợ khi có bất hoà hãy dùng lời nói để giải quyết, không dùng hành vi bạo
lực khiến sự việc càng thêm mâu thuẫn; Cùng nhau chia sẻ, giải quyết những trở
ngại trong cuộc sống, trong học tập; Tránh sự đố kị, đặt điều nói xấu nhau, chia bè

kéo cánh.
17

Qua các biện pháp đã thực hiện, tôi nhận thấy muốn cho học sinh có nền nếp
tốt phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ, từ việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học
tập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyển tiết, nếp giơ tay phát biểu, chú ý
nghe giảng, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, làm bài, viết bài sao cho theo kịp
các bạn, đảm bảo thời gian học….. Thầy, cô giáo phải thực sự là người cha, người
mẹ thứ hai của các em ở trường. Qua một thời gian thực hiện các biện pháp trên
tôi thấy học sinh lớp mình có sự chuyển biến rõ rệt về nền nếp cũng như chất
lượng học tập và các em tiếp thu bài tốt, không khí học tập sôi nổi, thực sự tiết
học trở thành niềm vui, niềm khao khát tìm tòi cái mới. Các em rất hứng thú say
mê trong học tập. Như vậy rõ ràng việc rèn nếp học tập cho học sinh lớp một
không những làm cho các em luôn có thói quen chuẩn bị tốt, đầy đủ đồ dùng học
tập, có ý thức nề nếp trong từng môn học mà còn giúp các em chủ động sáng
tạo hơn học tập.
Nói tóm lại, đối với học sinh thời gian đầu tôi trực tiếp kiểm tra mọi nề nếp
của các em, sau một thời gian các em đã hình thành được thói quen tôi giao việc
kiểm tra theo dõi cho ban cán sự lớp. Tôi hướng dẫn các em tổ trưởng ghi lại kết
quả theo dõi của mình vào một quyển sổ tay riêng( mẫu do giáo viên cung cấp).
Cuối tuần nộp cho bạn lớp trưởng và bạn lớp trưởng tổng kết lại nêu nhận xét
trước lớp. Tổ nào, cá nhân nào thực hiện tốt mọi nề nếp sẽ được khen và nhận
phần thưởng. Còn em nào chưa thực hiện tốt nề nếp tôi đã phê bình và nhắc nhở
trước lớp. Trường hợp học sinh vi phạm nề nếp nhiều lần tôi sẽ kết hợp trao đổi
với phụ huynh bằng gọi điện thoại hoặc trao đổi qua sổ liên lạc để khắc phục tình
trạng của học sinh.
Bản thân tôi cùng các thầy giáo, cô giáo bộ môn cũng rất vui và hài lòng
khi các em đã thật sự vào nề nếp. Lúc này giáo viên chỉ việc giảng dạy mà không
mất nhiều thời gian ổn định nề nếp của lớp.

4.3. Biện pháp 3 : Rèn nề nếp cho học sinh thông qua khen thưởng, kỉ luật

18

Tâm lí của học sinh tiểu học là thích được khen, thích được động viên. Nắm
được tâm lí đó nên ngay từ đầu năm tôi đã bàn bạc với phụ huynh lập cho lớp 1
bảng thi đua. Trong bảng thi đua ghi rõ nội dung vi phạm, nội dung khen
thưởng .Trong một tuần, nếu học sinh được khen 4 nội dùng thì sẽ được dán hoa
đỏ, 3 nội dung sẽ được dán hoa vàng, 2 nội dung sẽ được dán hoa xanh vào mục
Khen thưởng( Có ở bảng mẫu sau).
Tuần

Thứ

……

2

Họ và tên

ND vi phạm

Họ và tên

ND khen

Khen
thưởng

Hoàng Văn B

Đi học muộn, quên
bút chì, …

Trần Văn N

Chăm chỉ, ngoan
ngoãn, ….

3
4
5
6

Với hình thức thi đua này sẽ giúp cho các em luôn phấn khởi và tích cực thi
đua rèn luyện nề nếp.
4.4. Biện pháp 4: Rèn nề nếp lớp thông qua đội ngũ cán bộ lớp(Hội đồng tự
quản)
Trong một lớp việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan trọng và cần
thiết. Xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp tốt sẽ giúp cho giáo viên thực hiện
tốt kế hoạch rèn luyện nề nếp cho toàn lớp. Chính vì vậy giáo viên nên chọn
những học sinh gương mẫu về mọi mặt làm trọng trách cán sự lớp.
Năm học 2013 – 2014, được sự quan tâm của Phòng giáo dục, giáo viên tiểu
học chúng tôi được tham gia dự lớp bồi dưỡng hè tập huấn về mô hình trường
trường tiểu học mới Việt Nam ( gọi tắt là VNEN) tại trường Tiểu học Bến Tắm.
Sau khi được học tập bồi dưỡng, tôi đã mạnh dạn vận dụng nội dung tổ chức hoạt
động giáo dục theo mô hình VNEN để rèn nề nếp cho học sinh lớp mình. Trong
đó xây dựng được một hội đồng tự quản tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển về đạo đức,
tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua kinh nghiệm hoạt động thực tế

của các em trong trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh;
đảm bảo cho các em được tham gia một cách dân chủ, tích cực vào đời sống học
19

đường; tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt
động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần
hợp tác và đoàn kết của học sinh; tổ chức HĐTQ là do các em học sinh tự tổ chức
thực hiện. Chính vì vậy giáo viên cùng với học sinh cả lớp nên chọn những học
sinh gương mẫu về mọi mặt để bầu vào Ban tự quản. Mô hình ban cán sự lớp của
lớp tôi như sau :
CTHĐTQ
Nguyễn Bá Vinh

PCTHĐTQ
Ng. Đức Minh

Ban
học tập

Ban sức khỏe
– vệ sinh

Ban đối
ngoại

PCTHĐTQ
Bùi Huy Phong

Ban thư

viện

Ban
TDTT

Ban AT cổng
trường

Mỗi ban được giao một nhiệm vụ riêng, hàng ngày, hàng tuần các ban thực hiện
nhiệm vụ của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cuối tuần trưởng ban sẽ báo
cáo lại kết quả theo dõi của mình cho giáo viên. Lúc này giáo viên là người động
viên, khuyến khích,tuyên dương khen thưởng những học sinh làm tốt và nhắc nhở
phê bình những học sinh chưa tốt để làm gương cho tất cả học sinh trong lớp. Nói
tóm lại để lớp học có nề nếp tốt, chất lượng học tập cao giáo viên không chỉ kết
hợp với phụ huynh, kết hợp với giáo viên bộ môn thống nhất các hình thức rèn
luyện, kết hợp với các biện pháp nêu gương, kết hợp với hội đồng tự quản của lớp
,… mà một yếu tố không thể thiếu là người giáo viên phải thật sự nghiêm khắc,
phải luôn luôn sát sao với mọi hoạt động, phong trào của lớp, phải chú trọng việc

20

cho học sinh tự đánh giá, nhận xét hành vi, việc làm của bản thân mình, của bạn
trước tập thể.
5. Kết quả đạt được
Từ việc áp dụng các biện pháp rèn luyện nề nếp cho học sinh lớp 1 đã nêu
ở trên. Tôi đã đạt được kết quả rất khả quan trong việc nâng cao mọi nề nếp của
lớp mình trong năm học 2013 – 2014( với 36 học sinh) như sau:
Học lực
Giỏi

SL
%

Khá
SL
%

TB
SL

%

Yếu
SL
%

Đầu năm
Cuối HK1
Cuối HK2

Hạnh kiểm
THĐĐ
THCĐĐ
SL
%
SL
%

15 41,7 11 30,5
7

19,4
3
8,4
30
20 55,6 11 30,5
4
11,2
1
2,7
32
25 70,1 10 27,2
1
2,7
0
0
36
Nhìn vào bảng thống kê 2 mặt giáo dục và văn hóa tôi thấy:

83,3
88,8
100

6
4
0

16,7
11,2
0

* Chất lượng học tập chuyển biến tích cực cụ thể như sau :
Về học tập : Học sinh giỏi: Đã có ở bảng trên.
Chất lượng mũi nhọn: Hội thi giải toán trên mạng: 1 học sinh đạt giải nhì, 1
học sinh đạt gỉai ba, 4 học sinh đạt giải khuyến khích.
Hội thi viết chữ đẹp: 1 học sinh đạt giải ba, 2 học sinh đạt giải khuyến khích
Phong trào văn hóa văn nghệ: Đạt giải khuyến khích hội thi văn nghệ, đạt giải
khuyến khích hội thi Lãnh đạo trẻ tương lai.
Danh hiệu thi đua lớp: Lớp xuất sắc.
* Học sinh biết tự điều chỉnh mình cũng như nhắc nhở nhau để giữ nề nếp
lớp. Lớp trở thành lớp tự quản tốt, đặc biệt công tác vệ sinh trực nhật cũng như
sinh hoạt 15 phút đầu buổi.
* Việc phê và tự phê trong học sinh cũng đã trở thành thói quen, em nào
cũng cố gắng sửa đổi để được tuyên dương trước lớp.

21

* Các hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp đã nhịp nhàng; trật tự, thể hiện
tốt ở các giờ tự học. Giáo viên đã thấy nhẹ nhàng hơn trong các giờ dạy. Không
khí lớp học vui hơn, gần gũi thân thiện hơn.
Sau một thời gian kiên trì nghiên cứu và giáo dục các em bằng nhiều biện
pháp, một số học sinh chậm tiến ở lớp tôi chủ nhiệm không còn. Số học sinh
ngoan, đạo đức tốt, học giỏi nhiều hơn, điều đó chứng tỏ một số biện pháp giáo
dục theo các nội dung được đề cập trong đề tài đã thành công.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
– Bản thân tôi chỉ dừng lại nghiên cứu tìm ra “Một số kinh nghiệm rèn nề nếp cho
học sinh lớp 1”. Đối tượng nghiên cứu còn hạn hẹp. Sau này có điều kiện tôi sẽ
tiếp tục nghiên cứu tìm ra “ Một số kinh nghiệm rèn nề nếp cho học sinh ở lớp
2,3,…” để nâng cao nề nếp cho học sinh trong toàn trường.

22

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trước thực trạng của lớp còn rất nhiều hạn chế nêu trên. Qua một thời gian áp
dụng những giải pháp thiết thực và sâu sát kết hợp với việc quan sát, hướng dẫn,
kiểm tra học sinh đồng thời tổ chức cho học sinh biết cách tự đánh giá. Tôi thấy
lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc duy trì mọi nề nếp như: nề nếp học tập,
nề nếp chấp hành nội qui, qui định của trường lớp, nề nếp ứng xử giao tiếp,…Lớp
được thầy cô bộ môn, thầy cô trong ban giám hiệu đánh giá là một lớp có nề nếp
tốt.
Kinh nghiệm: “ Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1” một lần nữa
khẳng định việc hình thành cho học sinh tính tự giác trong học tập, tính kỉ luật và
tinh thần đoàn kết trong tập thể cho học sinh không những ở lớp 1 mà còn là nền
tảng cho các lớp học trên.
2. Khuyến nghị : Hướng dẫn học sinh lớp 1 rèn nề nếp là một vấn đề cần thiết
trong các nhà trường tiểu học hiện nay. Để đạt được kết quả mong muốn không
thể thiếu sự quan tâm của nhà trường, gia đình, đoàn thể, các cấp, các ngành.
2.1.Học sinh:
– Có đầy đủ đồ dùng học tập.
– Có ý thức tự giác trong học tập
– Có ý thức chấp hành nội quy, quy định của nhà trường.
2.2. Giáo viên:
– Khi hướng dẫn học sinh rèn nề nếp, giáo viên cần coi trọng khâu thực hành của
học sinh, phải sát sao với học sinh, rèn cho học sinh thực hiện được mục tiêu mới
thôi, tránh kiểu nói xong để đấy rồi mặc cho học sinh muốn làm gì thì làm.
– Chúng ta cần phải thực sự quan tâm yêu thương, gần gũi và tạo không khí vui
tươi, phấn khởi trong các buổi học để giúp các em ham học, yêu thích môn học
và tích cực rèn luyện để hoàn thiện mình.

23

– Mỗi giáo viên cần thận trọng giao tiếp trước lớp và không ngừng tu dưỡng, rèn
luyện bản thân để trở thành tấm gương sáng để các em noi theo.
2.3. Nhà trường:
– Cần tổ chức các chuyên đề về rèn nề nếp cho học sinh.
2.4. Phòng giáo dục:
– Nên mở các hội thi kể chuyện về những tấm gương có ý thức học tập, có ý thức
kỉ luật cao. Để qua đó học sinh học tập được nhiều hơn những tấm gương người
tốt việc tốt và là động lực để các em phấn đấu, rèn luyện mình.
– Cần tổ chức chuyên đề phổ biến kinh nghiệm rèn nề nếp cho học sinh đặc biệt là
học sinh lớp 1.
Trên đây là một số biện pháp trong sáng kiến “ Một số biện pháp rèn nề nếp
cho học sinh lớp 1” của tôi. Đó là những biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và đúc
rút được qua những năm dạy học tuy chưa phải là lớn nhưng tôi đã, đang làm và
thu được kết quả tương đối cao. Song để kinh nghiệm của tôi đầy đủ hơn nữa. Tôi
mong được sự tham gia góp ý của tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường,
phòng giáo dục và bạn bè đồng nghiệp để tôi xây dựng được một kinh nghiệm
đầy đủ và đạt hiệu quả tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

24

PHỤ LỤC
Nội dung
PHẦN 1 – THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
PHẦN 2 – TÓM TẮT SÁNG KIẾN

PHẦN 3 – MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
2. Cơ sở lý luận:

2.1. Cơ sở tâm lí học
2.2. Cơ sở ngôn ngữ học
3. Thực trạng của vấn đề
4. Các biện pháp thực hiện:
4.1. Rèn nề nếp cho học sinh bằng cách kết hợp với phụ huynh
4.2. Rèn nề nếp cho học sinh bằng cách kết hợp với giáo viên bộ môn

Trang
1
2
4
4
5
5
6
7
9
9
10

4.3. Rèn nề nếp cho học sinh thông qua khen thưởng, kỉ luật

18

4.4. Rèn nề nếp thông qua đội ngũ cán bộ lớp

19

5. Kết quả đạt được
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
PHẦN 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

21
22
23
23
23

25

TÓM TẮT SÁNG KIẾN1. Hoàn cảnh phát sinh ý tưởng sáng tạo : Học sinh tiểu học đặc biệt quan trọng là đối tượng người dùng học sinh lớp 1, những em còn mang tínhhiếu động, thích bắt chước, tự do, chưa có ý thức, khó làm chủ bản thân. Bên cạnhđó do sự nuông chiều từ phía một số ít mái ấm gia đình nên dẫn đến ở 1 số ít em rơi vàotình trạng học tập tự do và không có ý thức kỉ luật. Nhận lớp qua một thời hạn, tôi nhận thấy những hoạt động giải trí của lớp thiếu đồng điệu, uyển chuyển, những em còn tùytiện trong mọi hoạt động giải trí học tập nên đã ảnh hưởng tác động không tốt đến chất lượng giờdạy. Để có một lớp học với nề nếp tốt, hiệu quả học tập cao thì thầy cô giáo phải làmgì ? Làm như thế nào cho có hiệu suất cao ? Chính những trăn trở này đã thôi thúc tôinghiên cứu, tìm tòi đưa ra “ Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1. ” một trong những công tác làm việc chủ nhiệm rất là quan trọng của người giáo viên. 2. Điều kiện, thời hạn, đối tượng người tiêu dùng vận dụng sáng tạo độc đáo : a. Điều kiện : – Về giáo viên : Được sự trợ giúp của Ban Giám Hiệu trường : tổ chức triển khai thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức triển khai những buổi học chuyên đề tranh luận về chuyên mônđể rút ra những quan điểm hay, những yêu cầu kinh nghiệm tay nghề tốt vận dụng trong việcgiảng dạy. Ngoài ra, trường có đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm tay nghề vững lâu năm trongcông tác, có nhiều kinh nghiệm tay nghề, có ý thức tốt về nghĩa vụ và trách nhiệm người giáo viên vàsẵn sàng trợ giúp đồng nghiệp về trình độ cũng như giúp nhau tháo gỡ nhữngkhó khăn hay giải quyết và xử lý những trường hợp học sinh riêng biệt về học tập cũng như hạnhkiểm. – Về học sinh : Đa số học sinh lớp tôi đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo. Các em có nhận thức tương đối đồng đều và có ý thức chấp hành kỉ luật cao. – Về cha mẹ : Phụ huynh của lớp nhiệt tình, chăm sóc đến con trẻ và tích cựctham gia những trào lưu do trường, lớp, … phát động. b. Thời gian vận dụng sáng tạo độc đáo : Năm học 2013 – 2014 tại lớp tôi giảng dạy. c. Đối tượng vận dụng sáng tạo độc đáo : Học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh tiểu họcnói chung. 3. Nội dung ý tưởng sáng tạo : 3.1. Tính mới, tính phát minh sáng tạo của ý tưởng sáng tạo : Trong quy trình giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy những thầy cô đã vậndụng nhiều giải pháp như nhắc nhở, nêu gương, kiến thiết xây dựng ban cán bộ lớp, kếthợp vơí cha mẹ … để duy trì nề nếp nhưng còn mang tính nhất thời, áp đặt, chưa sâu xa, coi trọng việc giảng dạy kiến thúc hơn việc rèn nề nếp cho học sinhnên tác dụng chưa mang tính khả thi cao. Việc tổ chức triển khai cho học sinh tự nhận xét, nhìn nhận hành vi, việc làm của mình trước tập thể chưa được chú trọng hết mức. Việc tích hợp của giáo viên với cha mẹ chưa tiếp tục, liên tục. Sáng kiếncủa tôi đã đưa ra những giải pháp tích cực đơn cử, sát thực, mềm dẻo trong việcrèn nề nếp cho học sinh như sau : rèn nề nếp cho học sinh bằng cách phối hợp vớiphụ huynh, rèn nề nếp cho học sinh bằng cách tích hợp với giáo viên bộ môn, rènnề nếp cho học sinh trải qua khen thưởng kỉ luật, rèn nề nếp trải qua đội ngũcán bộ lớp. Sáng kiến hoàn toàn có thể vận dụng một cách thoáng đãng, đơn thuần, mà giáo viênnào cũng hoàn toàn có thể triển khai được. Chỉ cần giáo viên nỗ lực phát huy cái mà họcsinh đang có, tránh nói hộ, làm hộ học sinh. Việc phát huy tính dữ thế chủ động, sángtạo, tính tự quản của học sinh rất tương thích với mục tiêu của Thông tư 30 / BGD – ĐT. 3.2. Khả năng vận dụng của sáng tạo độc đáo : – Vận dụng cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. 3.2. Lợi ích thiết thực của ý tưởng sáng tạo : Sáng kiến kinh nghiệm tay nghề triển khai góp thêm phần hình thành tính tự giác, ý thức kỉluật, niềm tin tập thể cho học sinh. Từ đó hoàn toàn có thể góp thêm phần nâng cao chất lượnghọc tập cho học sinh. Đồng thời cũng giúp tạo quan hệ thân thiện giữa học sinhvới giáo viên và giữa học sinh với nhau. Việc triển khai sáng tạo độc đáo kinh nghiệm tay nghề cũng là rèn kĩ năng sống cho học sinh, giúp những em biết kiểm soát và điều chỉnh hành vi để thích nghi trong đời sống sau này. 4. Khẳng định giá trị, hiệu quả đạt được của kinh nghiệm tay nghề : Qua một quy trình triển khai theo những khuynh hướng rèn nề nếp cho học sinhbằng cách vận dụng những giải pháp đã tiến hành, tôi thấy lớp tôi đã chuyển biếnrõ rệt cả về nề nếp và hiệu quả học tập của học sinh ( nêu ở Mục 5 – Kết quả ). Bảnthân giáo viên, nhờ sự văn minh của những em mà cô giáo thấy say sưa, hứng thú tronggiảng dạy. Từ đó tạo điều kiện kèm theo học tốt để tăng trưởng những trào lưu hoạt độnggiáo dục khác. 5. Đề xuất đề xuất kiến nghị để thực thi vận dụng hoặc lan rộng ra kinh nghiệm tay nghề : Đểkinh nghiệm được vận dụng và lan rộng ra tôi có 1 số ít yêu cầu đề xuất kiến nghị như sau : – BGH nên tổ chức triển khai chuyên đề về : rèn nề nếp cho học sinh, về tiết hoạt động và sinh hoạt lớp, … để giáo viên điều tra và nghiên cứu vận dụng. – Giáo viên chủ nhiệm lớp cần phối hợp với giáo viên dạy những bộ môn coi việc duytrì nề nếp học sinh là việc tiên phong. MÔ TẢ SÁNG KIẾN1. Hoàn cảnh phát sinh ý tưởng sáng tạo : Chúng ta đã và đang bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ của công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, thế kỷ của những con người năng động phát minh sáng tạo, mưu trí, giàu nghịlực và đặc biệt quan trọng phải luôn tiếp đón những cái mới và biến những cái đó thànhđộng lực tăng trưởng của chính mình. Để quốc gia thành công xuất sắc trong công cuộc côngnghiệp hóa, tân tiến hóa quốc gia phải có những con người tăng trưởng tổng lực cảvề đức và tài. Nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục học sinh tăng trưởng tổng lực về cácmặt giáo dục. Để có được một con người, một nhân cách tổng lực thì chúng taphải khởi đầu rèn luyện con người ấy từ những cái nhỏ bé và sơ đẳng nhất trongtoàn bộ quy trình giáo dục. Phải có nền tảng vững chãi mới mong đạt được hiệuquả cao. Là một giáo viên giảng dạy đã nhiều năm, hơn ai hết bản thân tôi thấy đượctrọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Đối tượng học sinh của chúngtôi là học sinh lớp 1 mà tiến trình học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọngtrong đời sống của trẻ. Làm sao cho trẻ thương mến học tập cũng như hăng háitham gia những hoạt động giải trí tập thể, sao cho những em cảm thấy trường học là ngôi nhàthứ hai của mình và mỗi ngày đến trường của những em thực sự là một ngày vui. Để có được điều đó thì cần hình thành ở những em từ những cái đơn thuần đếnphức tạp trong mọi hoạt động giải trí ở lớp, từ nề nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độgiao tiếp với thầy cô, bè bạn, trong mái ấm gia đình và ngoài xã hội … rất nhiều điều cầnquan tâm mà học tập là một yếu tố lớn trong quá trình những em đang ngồi trên ghếnhà trường. Do bản thân chưa có khuynh hướng đơn cử nên những em có rất nhiều saisót mà không hề nhận ra. Chính thế cho nên, muốn cho những em có nề nếp trong học tậpcũng như trong hoạt động và sinh hoạt, biết ngăn nắp, ngăn nắp, khoa học trong từng hoạtđộng, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho những em ngay từ khi bước chânvào ngưỡng cửa nhà trường. Bởi vậy việc hình thành nề nếp cho học sinh hằngngày là việc làm không hề thiếu. Đặc biệt là học sinh lớp 1 đang độ tuổi hìnhthành những phẩm chất nhân cách quan trọng nhất. Đó cũng là lí do tôi chọn sángkiến này : “ Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 ”. 2. Cơ sở lý luận2. 1. Cơ sở tâm lí học – Giai đoạn học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Từ đây tâm sinh lí của trẻ có nhiều biến hóa lớn : Thứ nhất, quan tâm có chủ định ( tức chú ý quan tâm có ý thức, quan tâm vào việc học tập ) của trẻ còn yếu, năng lực trấn áp, điều khiển và tinh chỉnh chú ý quan tâm còn hạn chế. Ở giai đoạnnày quan tâm không chủ định ( chú ý quan tâm tự do ) chiếm lợi thế hơn quan tâm có chủ định. Việctập trung của trẻ vào một yếu tố còn yếu và thiếu tính vững chắc, dễ bị phân tánbởi những sự kiện, âm thanh khác ngoài nội dung học tập. Trẻ thường có thóiquen chăm sóc quan tâm đến những giờ học, môn học có vật dụng trực quan sinhđộng, mê hoặc có nhiều tranh vẽ, game show hoặc có cô giáo tươi tắn, xinh đẹp, dịudàng, … Thứ hai, tri giác những em mang tính đại thể, ít đi vào cụ thể và mang tínhkhông không thay đổi, tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan. Thứ ba, tưởng tượng của học sinh lớp 1 đã tăng trưởng đa dạng chủng loại hơn so vớitrẻ mần nin thiếu nhi nhờ có bộ não tăng trưởng và vốn kinh nghiệm tay nghề ngày càng nhiều. Tuynhiên, tưởng tượng của những em vẫn còn đơn thuần, chưa vững chắc và dễ đổi khác. Thứ tư, trong quá trình lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc tăng trưởng tương đối tốtvà chiếm lợi thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Đa số học sinh chưa biết tổ chứcviệc ghi nhớ có chủ định, chưa biết cách khái quát hóa yếu tố để ghi nhớ tài liệu, chưa biết dựa vào những điểm tựa để ghi nhớ. Thứ năm, ở học sinh lớp 1, trẻ thường thực thi hành vi theo nhu yếu củangười lớn ( học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà đểđược ông cho tiền, … ). Khi đó, sự kiểm soát và điều chỉnh ý chí so với việc thực hiện hành viở những em còn hạn chế. Đặc biệt khi gặp khó khăn vất vả những em không có nghị lực, ý chíđể thực thi đến cùng mục tiêu đã đề ra. Nói tóm lại, 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường họctập đổi khác một cách cơ bản : trẻ phải tập trung chuyên sâu chú ý quan tâm trong thời hạn liên tục từ30 – 35 phút. Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểubiết, hứng thú tò mò. Trẻ khởi đầu phải kiềm chế dần tính tự phát, tính hiếuđộng để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Sức bềnvững, tính khôn khéo của những thao tác khi đôi bàn tay tập viết được phát triểnnhanh. Tất cả những điều đó đều là thử thách so với trẻ, muốn trẻ vượt qua đượctốt những thử thách đó thì phải cần có sự chăm sóc giúp sức của mái ấm gia đình, nhàtrường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học. 2.2. Cơ sở ngôn từ họcĐa số học sinh tiểu học có ngôn từ nói tương đối thành thạo. Giai đoạntrẻ vào lớp 1 khởi đầu Open ngôn từ viết. Nhờ có ngôn từ tăng trưởng mà trẻcó năng lực tự đọc, tự học, tự nhận thức quốc tế xung quanh và tự mày mò bảnthân trải qua những kênh thông tin khác nhau. Vai trò của ngôn từ là hết sứcquan trọng so với quy trình nhận thức lý tính và cảm tính của trẻ, nhờ có ngônngữ mà tri giác, cảm xúc, tư duy, tưởng tượng của trẻ tăng trưởng thuận tiện và đượcbiểu hiện đơn cử trải qua ngôn từ nói và viết. Ta hoàn toàn có thể nhìn nhận được trí tuệcủa trẻ trải qua ngôn từ. Như vậy ngôn từ có vai trò rất là quan trọng nêncác nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn từ và hướng dẫn những em sử dụng ngônngữ thật tốt trong ứng xử tiếp xúc. Học sinh lớp 1 là đối tượng người dùng học sinh bé nhất của cấp học tiên phong, lớp họctạo nên nền móng tốt cho những năm học sau. Kinh nghiệm bản thân tôi cho thấynếu giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác làm việc thiết kế xây dựng và rèn luyện ý thức tự giáctích cực, tự giác triển khai tốt những nề nếp tốt và có ý thức tự quản tốt thì sẽ có tácdụng rất lớn cho việc triển khai những chỉ tiêu giáo dục, góp thêm phần quan trọng vàoviệc nâng cao chất lượng giáo dục tổng lực cho học sinh. 3. Thực trạng của yếu tố : Năm học 2013 – năm trước tôi được nhà trường liên tục tin cậy và phân cônggiảng dạy lớp 1. Với số lượng học sinh khá đông, việc duy trì tốt mọi nề nếp quảlà một bài toán khó. Qua một thời hạn tìm hiểu và khám phá tôi thấy tình hình lớp tôi có mộtsố ưu điểm và hạn chế sau : 3.1. Ưu điểm : Lớp 1H có tổng số 36 em, trong đó 13 em nữ. Tất cả đều chung một độ tuổi sinhnăm 2007. a. Về cơ sở vật chất : – Nhà trường và cha mẹ đã góp vốn đầu tư phòng học thoáng mát về mùa hè, ấm, đủánh sáng về mùa đông. Cơ sở vật chất rất đầy đủ như bàn và ghế hai chỗ ngồi đóng mới100 % đúng quy cách, bảo vệ chất lượng, có tủ để chăn màn, sách vở, đồ dùnghọc tập, … b. Học sinh : Các em có chung một độ tuổi nên đặc điểm tâm sinh lí của những em có nhiều điểmgiống nhau, nhận thức của những em khá đồng đều. Các em ngoan ngoãn, lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo, chấp hành tốt nội quycủa trường của lớp đề ra. Một số em có ý thức trong lao động, biết tự Giao hàng vàbước đầu có năng lực tự quản tương đối tốt. c. Phụ huynh : Các em học sinh trong lớp đều được mái ấm gia đình chăm sóc về mọi mặt, có nhiều phụhuynh có ý thức, nhiệt tình chăm sóc đến sự nghiệp giáo dục : nhiệt tình trong cáchoạt động của lớp và nhà trường, tích cực tham gia những trào lưu do nhà trườngvà liên đội tổ chức triển khai, … 3.2. Hạn chế : Do tình hình chung của nhà trường, biên chế lớp học tăng, sĩ số học sinhtrong một lớp đông, không chỉ có vậy do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh nên khâu tổchức và không thay đổi nề nếp lớp của khối lớp 1 còn gặp nhiều khó khăn vất vả, khó khăn vất vả : – Biểu hiện về chấp hành nội quy của trường, lớp : + Giờ giấc : Còn nhiều học sinh đi học muộn, nghỉ học. + Đồ dùng học tập : Học sinh còn quên đồ dùng ở nhà như : sách, vở, bút, … .. vàchưa có ý thức giữ gìn vật dụng học tập còn hay làm hỏng, đánh mất, … + Trang phục : Trang phục của những em chưa ngăn nắp, mặc phục trang chưa phùhợp khi đến trường. Ví dụ : Một số em còn mặc quần đùi, áo ba lỗ, … đến trường. + Vệ sinh : Các em chưa biết cách giữ gìn vệ sinh trường, lớp như còn mang quàđến trường ăn rồi vứt rác bừa bãi, vệ sinh cá thể chưa thật sạch ở một số ít em + Hoạt động giữa giờ : Lớp còn nhiều học sinh chưa biết cách xếp hàng khi tậpthể dục, còn chuyện trò, nô đùa trong buổi tập. + Một số pháp luật khác : Các em chưa có ý thức xếp hàng khi về, rải rác vẫncòn học sinh mua quà cổng trường gây ách tắc giao thông vận tải, …. – Biểu hiện về nề nếp học tập : Các em chưa có thói quen tập trung chuyên sâu vào học tập, ngồi trong lớp còn chưa chú ý quan tâm nghe giảng, hay thao tác riêng. Khi lấy đồ dùngcòn lúng túng, chưa nhanh gọn làm lê dài thời hạn tiết học. – Biểu hiện về ứng xử đơn thuần : Còn học sinh nói năng chưa lễ phép với thầy côgiáo, xưng hô với bạn hữu chưa nhã nhặn. Sau đây là hiệu quả theo dõi việc triển khai những nề nếp của lớp tôi qua hai tuầnhọc tiên phong : Nề nếpSố HS thực thi tốt nề nếpSố học sinh vi phạmGiờ giấcĐồ dùng học tậpTrang phụcVệ sinhHoạt động giữa giờMột số lao lý khác28251127201615211719Học tập2016Giao tiếp ứng xử1917Nhìn vào bảng theo dõi trên tôi thấy nề nếp lớp tôi vẫn còn rất nhiều em viChấp hành nội quiphạm nội qui trường học, nề nếp học tập chưa ngoan, tiếp xúc chưa tốt đặc biệttập trung ở một số ít học sinh : Nguyễn Trung Anh, Phạm Đức Duy, Hà TrungQuyết, Phạm Tuấn Ngọc, Nguyễn Đức Hiếu, Đinh Danh Chí Dũng, Lê Thị NgọcPhương, …. Những hạn chế trên biểu lộ rất rõ trên bảng theo dõi, đơn cử là : có 8 em đến lớp không đúng giờ ; 11 em quên đồ dùng ở nhà hoặc đánh gãy, làm rách nát, nát, đánh mất vật dụng ở trên lớp ; 9 em phục trang chưa sạch sẽ và đẹp mắt có em còn mặcváy ngủ, quần đùi áo ba lỗ đến lớp ; 16 em chưa biết tự vệ sinh cá thể như chưabiết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, không biết tự vệ sinh khi đi đại tiện ; 21 em xếp hàng chưa qui củ ; 16 em còn vi phạm nề nếp học tập ; 17 em chưa biếtứng xử, tiếp xúc đủ câu đủ ý, ….. Nguyên nhân của việc vi phạm trên là do những em được mái ấm gia đình chiều chuộng. Từ bé những em quen với cách nói tự do, ăn, uống, ngủ, nghỉ không có qui củ. Ngoàira một số ít em do cha mẹ đi làm xa phải ở nhà với ông bà, chú, bác, … nên sự dạy dỗchưa được chu đáo, sát sao. Tóm lại qua một thời hạn theo dõi lớp và qua trong thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy, nề nếp của học sinh trong lớp còn rất nhiều hạn chế, nhất là khi nhu yếu những em ápdụng vào thực hành thực tế. Các em còn thiếu tập trung chuyên sâu trong học tập, còn vi phạm nềnếp : quên sách, quên vở, quên vật dụng, đi học không đúng giờ, …. Đó cũng là điềudễ hiểu. Chính vì thế muốn rèn giũa những em theo một guồng nề nếp nhất định thìgiáo viên phải biết lựa chọn những chiêu thức và hình thức tổ chức triển khai rèn luyệnsao cho tương thích để những em luôn hứng thú tự rèn luyện để triển khai xong bản thân màkhông cảm thấy bị áp đặt, bị bắt buộc. Có như vậy người giáo viên mới hoàn toàn có thể làmtốt công tác làm việc chủ nhiệm lớp. 4. Các giải pháp thực hiện4. 1. Biện pháp 1 : Rèn nề nếp cho học sinh bằng cách phối hợp với cha mẹ : Buổi họp cha mẹ đầu năm là buổi họp rất là quan trọng. Trong buổi họpnày giáo viên không những có thời cơ làm quen, khám phá tình hình mái ấm gia đình, tínhcách của từng em trong lớp chủ nhiệm mà còn giúp giáo viên phối hợp với phụhuynh rèn nề nếp cho những em. Cụ thể, giáo viên cần nhắc nhở cha mẹ làm tốtcác việc làm sau : – Phụ huynh cần kiểm tra sách vở, vật dụng học tập của con trước khi đến lớp. Dần dần tạo cho những em thói quen biết tự thao tác đó theo thời khóa biểu của lớpmà không cần đến cha mẹ. – Giáo dục đào tạo con ý thức ngăn nắp, ngăn nắp khi học tập, đi dạo. – Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh thực trạng vừahọc vừa chơi vừa trò chuyện sẽ tác động ảnh hưởng đến việc học tập – Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại cảm ứng hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp ởlớp cũng như ở nhà. 4.2. Biện pháp 2 : Rèn nề nếp cho học sinh bằng cách tích hợp với giáo viênbộ môn : Khác với lớp mần nin thiếu nhi, những em chỉ tiếp xúc với một cô giáo. Bước vào lớp một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, những em còn được học những thầy, cô giáo bộ môn khácnhư : Âm nhạc, Tiếng Anh, Mĩ thuật, Thể dục, Tin học … nên việc rèn nếp cho họcsinh cần phải có sự thống nhất. Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm để cho nềnếp của lớp tốt, tôi tiếp tục trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình lớp, những hạn chế, ưu điểm của lớp, những em học sinh riêng biệt …. để những thầy cô kịpthời chớp lấy để cùng rèn nếp cho học sinh từ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phátbiểu … Nề nếp này phải được rèn luyện liên tục và liên tục để những em tạothói quen và trở thành điều kiện kèm theo thuận tiện cho việc học tập ở những lớp trên. 4.2.1. Nền nếp học tập trên lớp. Khi mở màn cắp sách đến trường, hầu hết những em đều chưa có ý thức về nềnnếp trong học tập, thói quen chưa tốt lời nói chưa rõ ràng, những em không diễn đạtđủ ý, vấn đáp chưa rất đầy đủ câu văn, còn lúng túng khi giơ tay phát biểu quan điểm, việcxếp hàng ra vào lớp chưa có quy củ … Đó là hạn chế mà hầu hết những em học sinhhay mắc phải. Vì vậy giáo viên ngay từ đầu phải hướng dẫn đơn cử, tỉ mỉ, uốn nắnlời nói của học sinh cho vừa đủ câu văn từ những câu vấn đáp đơn thuần nhất. Khôngcần quá rập khuôn nhưng sửa ngay từ đầu rất dễ so với lứa tuổi này và dần dần10sẽ trở thành kiến thức và kỹ năng của học sinh. Ngoài ra giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức triển khai cho những nhómhọc sinh tham đóng kịch, xử lí trường hợp, …. để những em có thời cơ học tập nhiềuhơn trong giao tiếp ứng xử. 4.2.1. 1. Tư thế ngồi, cách cầm bút : Ở lớp 1 những em mở màn được làm quen với hoạt động học. Ngoài mục tiêutrọng tâm là làm thế nào để học sinh đọc đúng, viết đúng, viết đẹp, giám sát tốtthì một kĩ năng không hề thiếu so với học sinh lớp 1 là rèn tư thế ngồi, cách cầmbút cho những em. Nếu tư thế ngồi không đúng sẽ làm cho chữ viết không đẹp, viếtkhông được nhanh hơn nữa sẽ gây tổn hại cho sức khỏe thể chất như cong vẹo cột sống, mắt cận, …. Chính thế cho nên giáo viên cần rèn luyện trang nghiêm và tỉ mỉ nề nếp này. Trước tiên giáo viên cần làm mẫu cách cầm bút, cách chuyển dời bút trênkhông để cổ tay khi viết thật thướt tha, uyển chuyển. Hướng dẫn học sinh tư thếngồi thẳng sống lưng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 – 30 cm ; nêncầm bút bằng tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch ; hai chân để song song, tự do. Hướng dẫn học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay ( ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa ) với độ chắc vừa phải ( không cầm bút chặt quáhay lỏng quá ) : khi viết dùng 3 ngón tay chuyển dời bút nhẹ nhàng, từ trái sangphải, cán bút nghiêng về bên phải ; cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo, thướt tha, tự do. Có hai kiểu chữ viết đó là chữ đứng và chữ nghiêng. Khihướng dẫn học sinh viết chữ đứng, giáo viên cần hướng dẫn những em để vở ngayngắn trước mặt. Còn khi tập viết chữ nghiêng cần nhắc những em để vở hơi nghiêngsao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng chừng 15 độ. Khiviết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn tạo thành một góc vuông 90 độ. Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn phảiđúng mẫu và đẹp. Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết ; viết theoyêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặc viết chòira mép vở không có dòng kẻ li ; khi viết sai chữ không được tẩy xóa mà cần đểcách một khoảng chừng ngắn rồi viết lại. 11B ằng cách hướng dẫn tỉ mỉ như trên tôi thấy lớp tôi không có hiện tượnghọc sinh cong xẹo cột sống, mắt cận mà chữ viết của những em trong lớp luôn sạchđẹp và đều nét. 4.2.1. 2. Cách trình diễn câu vấn đáp : Nhiều học sinh lớp 1 lời nói chưa rõ ràng, những em không diễn đạt đủ ý, trảlời chưa vừa đủ câu văn còn lúng túng khi giơ tay phát biểu quan điểm. Nếu giáo viênngay từ đầu không rèn luyện tốt nề nếp này sẽ tạo cho học sinh thói quen xấu saunày. Chính vì thế, dạy lớp 1 tất cả chúng ta phải thật kiên trì, phải coi học sinh như con, phải uốn nắn học sinh từ lời ăn lời nói khởi đầu. Học sinh nào chưa làm được thìchúng ta cho học sinh tập đi tập lại nhiều lần khi nào những em làm tốt thì thôi. Không nên nóng giận, quát mắng. Điều đó sẽ làm cho học sinh mất bình tĩnhkhông diễn đạt được thành lời mà thầy cô phải thật thân thiện, nhẹ nhàng và gợimở để học sinh từng bước vấn đáp được câu hỏi từ dễ đến khó. Có như vậy tiết họcmới trở nên mê hoặc so với học sinh4. 2.1.3. Cách sắp xếp và sử dụng sách vở vật dụng học tập : Quan sát trong quy trình học tập, tôi thấy học sinh còn lúng túng trong việcsử dụng sách vở, vật dụng học tập của từng môn học, cách giơ tay, giơ bảng chưađi vào nề nếp. Chính vì thế, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách lấy đồ dùnghọc tập, cách mở sách giáo khoa đọc bài, cách mở vở viết bài, …. một cách tỉ mỉvà có mạng lưới hệ thống. Việc sắp xếp sách vở, vật dụng học tập nên hướng dẫn học sinhthực hiện vào giờ truy bài. Những buổi học tiên phong giáo viên cần rất là nghiêmtúc trực tiếp kiểm tra nề nếp này. Sau một thời hạn, khi học sinh đã tạo thành thóiquen trong nề nếp thì giáo viên cần phân công cho những em tự kiểm tra lẫn nhau đểhình thành cho những em tính tự quản tốt. 4.2.1. 4. Một số kí hiệu trong tiết học : Trong giờ học tôi thường quy ước một sốkí hiệu để những em triển khai thành thói quen. 12V í dụ : Kí hiệu lấy sách : SKí hiệu lấy vở : Kí hiệu lấy bảng – phấn : Kí hiệu khoanh tay : Kí hiệu lấy que tính : Ngoài ra hoàn toàn có thể dùng thêm 1 số ít kí hiệu khác như lấy thước, lấy bút, …. đểtrong tiết học giáo viên luôn là người hướng dẫn và học sinh luôn dữ thế chủ động tiếpthu kỹ năng và kiến thức. Ví dụ : Mở sách vở : Để sách vở ngay ngắn lên bàn bộ đồ dùng để trên cùng, quyển vở ở dưới và sau cuối là bảng con. Khi có tín hiệu lệnh lấy bảng một tay rút bảng, một tay giữ sách bên trên, tư thếthoải mái, nhẹ nhàng. Viết bảng xong cần cất đúng vị trí cũ. Do những em chưa họcsố nên khi đọc xong bài giáo viên hướng dẫn học sinh kẹp que tính vào trang bàivừa học rồi gập lại đến khi giáo viên nhu yếu mở sách thì lúc này học sinh có thểnhanh chóng mở được bài mà thầy cô nhu yếu không phải mất nhiều thời hạn, gây tiếng động ồn ào cho lớp. Trong giờ học vần cũng vậy, tôi đưa ra những quyđịnh rõ ràng, đơn cử cho học sinh về cách phát âm, đánh vần, đọc trơn, phân tíchtiếng hay luyện nói, … – Khi đánh vần, đọc trơn, giáo viên chỉ từng chữ ghi âm hay cả tiếng, từ. – Khi nghiên cứu và phân tích, giáo viên đặt ngang thước dưới tiếng hay từ cần nghiên cứu và phân tích. Họcsinh thực hành thực tế theo dãy, theo nhóm v.v… Tất cả những việc ấy đều cần có một nề nếp tốt nếu không sẽ tác động ảnh hưởng tớichất lượng học tập của một giờ học4. 2.1.5. Rèn ý thức tự giác học tậpRèn cho học sinh có ý thức tự học là một phần rất quan trọng trong yếu tố hìnhthành nề nếp học tập cho học sinh lớp một. Hiện nay học sinh đều được học 2 buổi / ngày nên hàng loạt bài học kinh nghiệm được giáo viên hướng dẫn và học sinh hoàn thànhngay trên lớp. Ngoài việc rèn cho những em nề nếp học tập ngoan ngoãn, chú ý quan tâm nghe13giảng, nhiệt huyết phát biểu ở trên lớp thì cần rèn cho những em có nền nếp học tậpbuổi tối ở nhà với sự hướng dẫn của cha mẹ như : biết tự soạn sách vở, đồ dùnghọc tập, đọc trước bài, …. cho ngày hôm sau. Bên cạnh đó việc ban cán sự củalớp kiểm tra sự chuẩn bị sẵn sàng sách vở, vật dụng học tập của từng bạn để báo cáo giải trình côgiáo kịp thời nhắc nhở những bạn còn vi phạm, thiếu vật dụng học tập hay chưachuẩn bị tốt bài là rất thiết yếu. Lâu dần những em sẽ có thói quen về nền nếp học tậpở nhà và sang học kỳ 2 những em hoàn toàn có thể tự giác ngồi vào bàn học không cần sự nhắcnhở của cha mẹ cũng như tự soạn lấy sách vở và vật dụng học tập cho mình. Nhưvậy ý thức tự giác và nền nếp học ở nhà rất thiết yếu và có lợi cho những em khi họcở những lớp sau này. 4.2.2. Nề nếp về chấp hành nội qui, qui định của trường, lớp. 4.2.2. 1. Giờ giấc : Cần rèn cho học sinh lớp 1 nề nếp đi học đúng giờ, đặc biệt quan trọng lànhững hôm thời tiết rét. Giáo viên cần cử một đội tự quản luân phiên theo dõinhững bạn đi học không thiếu, đúng giờ rồi ghi vào bảng theo dõi sĩ số của lớp đượcđính trên tường ( Bảng theo dõi sĩ số đính kèm ở phần phụ lục ). Nhìn vào bảngtheo dõi sĩ số này, giáo viên và học sinh sẽ theo dõi được đơn cử những bạn họcsinh đi học muộn ( lưu lại x ), những bạn nghỉ học ( ghi thành số : nghỉ 1 buổi cóphép kí hiệu là 1P, nghỉ 1 buổi không phép kí hiệu là 1KP ). Cuối tuần trong giờsinh hoạt giáo viên tích cực tuyên dương những bạn đi học vừa đủ, đúng giờ vàphê bình những bạn liên tục đi học muộn, nghỉ học không lí do, không xinphép. Nếu học sinh vi phạm nhiều lần mà không có sự đổi khác tôi sẽ gặp trực tiếpphụ huynh hoặc trao đổi qua điện thoại thông minh, sổ liên lạc để mái ấm gia đình nhắc nhở, sắp xếpcho con mình có một kế hoạch giờ giấc phải chăng, khoa học. Với cách làm này tôithấy sau một thời hạn lớp tôi không còn thực trạng học sinh đi học muộn và giảmhẳn số học sinh nghỉ học. 4.2.2. 2. Rèn nền nếp giữ gìn sách vở vật dụng học tập. Ngoài những nề nếp nêu trên thì nếp nếp giữ gìn sách vở và vật dụng học tập cũnglà một nội dung quan trọng trong việc dạy dỗ những em. Thói quen sắp xếp đồ dùng14ngăn nắp cũng là yếu tố giúp học sinh học tập trang nghiêm hơn. Tôi hướng dẫncác em cách lấy sách vở trong cặp nhanh không gây tiếng động, thực thi đượctheo những ký hiệu của giáo viên nhu yếu, ví dụ :: lấy bảng ; STV : sách TiếngViệt … Em nào đã sắp xếp sách vở một cách khoa học thì lấy vở nhanh, tôi chocác em thi đua xem em nào, tổ nào làm nhanh ( trong thời hạn đầu ) khi cô nói vàviết tên môn học trên bảng là lúc những em lấy sách vở của môn đó ra. Giữa giáoviên và học sinh có sự phối hợp uyển chuyển. Trong giờ học vần khi gọi những em đọc bài sách giáo khoa tôi thường hướng dẫncác em tôi thường hướng dẫn những em cầm sách thật ngay ngắn, cầm làm thế nào đểquyển sách không bị bẻ gáy, quăn mép ; hướng dẫn cách đứng, cách lấy hơi, cáchngắt nghỉ để làm thế nào những em đọc được to, rõ ràng. Khi hết tiết học hoặc kết thúcbuổi học tôi nhắc nhở học sinh cất sách vở, vật dụng, …. thật ngăn nắp, ngăn nắpđể vật dụng không bị rơi, bị gãy, bị mất, … Làm được như vậy, học sinh không những giữ gìn được sách vở, vật dụng họctập mà khi vào tiết học giáo viên không mất thời hạn để xử lý những việcbên ngoài tiết học ( như việc học sinh lấy lẫn đồ của nhau, mất vật dụng, … ). Tôithấy tiết học rất nhẹ nhàng và bảo vệ đủ thời hạn cho những hoạt động giải trí học tập. 4.2.2. 3. Vệ sinhVệ sinh cá thể, vệ sinh lớp học cũng là một nề nếp đáng chăm sóc so với cácthầy cô. Có vệ sinh thật sạch, học sinh mới có sức khỏe thể chất tốt để đến trường, giáo viênmới có thêm sự hứng thú trong việc làm. Để học sinh có thói quen, biết cách vệsinh cá thể hằng ngày thì thứ nhất giáo viên cần nhắc nhở những em trước khi đếnlớp phải ăn mặc thật sạch, ngăn nắp đồng thời nhắc nhở những em hằng ngày phải rửatay trước khi ăn cơm, sau khi dùng bảng phấn, sau khi đi vệ sinh … Nếu em nàotay chân bẩn thì cho đi rửa ngay và nhắc nhở phê bình trước lớp. Ngoài việc vệsinh cá thể, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách vệ sinh trường học sạch sẽbằng cách không cho học sinh vứt rác đúng nơi lao lý, phân ra những nhóm họcsinh luân phiên nhau trực nhật lớp ( quét nhà, lau bảng, … ). Đến cuối tuần có phần15thưởng động viên khuyến khích cho những học sinh thật sạch, ngăn nắp trong cảtuần và phê bình những học sinh chưa thật sạch. Nếu giáo viên hướng dấn học sinhlàm những việc làm trên liên tục, liên tục thì những em sẽ luôn được hưởngmột môi trường học tập trong lành, thật sạch. 4.2.2. 4. An toàn cổng trường : Vì trường tôi ở gần đường quốc lộ, xe cộ đi lại rấ sinh động. Trường lại có duynhất một cổng chính, với số lượng học sinh gần 1000 em và gần 1000 phụ huynhđưa đón nên giờ đưa và đón học sinh việc đi lại rất khó khăn vất vả. Tôi thường nhắcnhở tuyên truyền học sinh của lớp mình không nên mua quà, mua vật dụng tạikhu vực cổng trường để tránh việc ách tắc giao thông vận tải và tai nạn thương tâm giao thông vận tải. Đồngthời tích hợp với cha mẹ làm tốt công tác làm việc này ngay từ buổi họp cha mẹ đầunăm. 4.2.3. Rèn nề nếp giao tiếp ứng xử : Từ xưa đến nay, việc kiến thiết xây dựng thiên nhiên và môi trường giáo dục lành mạnh luôn đượccác nhà giáo dục chăm sóc, thực thi. Đó là một trong những điều kiện kèm theo tiên quyếtđể huấn luyện và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có đức độ, kĩ năng nhằm mục đích phụcvụ quốc gia trong tương lai. Người xưa có câu : “ Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho thỏa mãn nhu cầu nhau ” chính là rất coi trọng yếu tố này. Nó không riêng gì tạo dựng mối quan hệ với ngườixung quanh mà còn bộc lộ tư cách, phẩm chất của cá thể. Đối với lứa tuổi họcsinh, những em phải làm gì khi tiếp xúc với người xung quanh để xứng danh là conngoan, trò giỏi và trở thành một công dân văn minh, nhã nhặn, có văn hóa truyền thống sau này. Xuất phát từ mục tiêu ý nghĩa đó, qua trong thực tiễn công tác làm việc, chúng tôi trình diễn mộtvài tâm lý về việc kiến thiết xây dựng những mối quan hệ thân thiện trong nhà trường nhưsau : 4.2.3. 1. Giao tiếp với thầy cô : Hơn ai hết cách ứng xử của người thầy phải có tínhgiáo dục. Đứng trên bục giảng, người thầy không chỉ truyền dạy kiến thức và kỹ năng cho16học sinh mà còn là tấm gương để những em noi theo : từ lời ăn, lời nói, cử chỉ đếnhành động … Vậy người thầy phải nói như thế nào ? Phải ứng xử như thế nào ? Phảiluôn xem xét lời ăn lời nói cũng như cử chỉ, hành vi, phải ứng xử như thếnào ? để học sinh kính trọng, nếu không, khó hoàn toàn có thể dạy được những em. Bản thânthầy cô giáo là một tấm gương tuy nhiên phải luôn tích cực nhắc nhở những em làm tốtcác nghi thức tiếp xúc như : – Khi gặp thầy cô phải chào hỏi niềm nở, đúng tư thế. – Khi tiếp xúc với thầy cô phải luôn giữ lễ phép. – Luôn vâng lời dạy bảo, tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô. – Khi lầm lỗi, được thầy cô chỉ bảo, hãy thành khẩn nhận lỗi và sửa chữa thay thế, điềuchỉnh hành vi của mình. – Trường hợp bị oan, đến gặp thầy cô lễ phép giải bày không nên về báo phụhuynh đến đôi co làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa mái ấm gia đình và nhà trường. – Khi thầy cô vào hay rời lớp, hãy đứng dậy trong tư thế nghiêm trang để chào. 4.2.3. 2. Giao tiếp với mọi người : Trong những giờ giải lao, giờ hoạt động và sinh hoạt lớp, sinhhoạt ngoại khóa, tiết học đạo đức … giáo viên hoàn toàn có thể nêu 1 số ít trường hợp giaotiếp hoặc cho học sinh quan sát một số ít đoạn video có trường hợp tiếp xúc, … Họcsinh tranh luận tìm ra giải pháp ứng xử đúng. Thông qua những trường hợp đógiáo viên giáo dục học sinh ý thức tiếp xúc nhã nhặn với mọi người. 4.2.3. 3. Giao tiếp với bè bạn : Bản thân tôi thường quan sát học sinh trong tiết họchoặc trong giờ ra chơi giao tiếp ứng xử với nhau. Ngoài ra khuyến khích học sinhtự quan sát nhau rồi thông tin cho cô giáo. Giáo viên cần tuyên dương những emcó hành vi tiếp xúc tốt với bè bạn và nhắc nhở phê bình những em tiếp xúc chưatốt, chưa nhã nhặn và nhắc nhở những em luôn ôn hoà, nhã nhặn, đoàn kết tương thântương trợ khi có bất hoà hãy dùng lời nói để xử lý, không dùng hành vi bạolực khiến vấn đề càng thêm xích míc ; Cùng nhau san sẻ, xử lý những trởngại trong đời sống, trong học tập ; Tránh sự đố kị, đặt điều nói xấu nhau, chia bèkéo cánh. 17Q ua những giải pháp đã triển khai, tôi nhận thấy muốn cho học sinh có nền nếptốt phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ, từ việc sẵn sàng chuẩn bị sách vở vật dụng họctập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyển tiết, nếp giơ tay phát biểu, chú ýnghe giảng, giữ gìn sách vở vật dụng học tập, làm bài, viết bài sao cho theo kịpcác bạn, bảo vệ thời hạn học … .. Thầy, cô giáo phải thực sự là người cha, ngườimẹ thứ hai của những em ở trường. Qua một thời hạn triển khai những giải pháp trêntôi thấy học sinh lớp mình có sự chuyển biến rõ ràng về nền nếp cũng như chấtlượng học tập và những em tiếp thu bài tốt, không khí học tập sôi sục, thực sự tiếthọc trở thành niềm vui, niềm khao khát tìm tòi cái mới. Các em rất hứng thú saymê trong học tập. Như vậy rõ ràng việc rèn nếp học tập cho học sinh lớp mộtkhông những làm cho những em luôn có thói quen sẵn sàng chuẩn bị tốt, rất đầy đủ vật dụng họctập, có ý thức nề nếp trong từng môn học mà còn giúp những em dữ thế chủ động sángtạo hơn học tập. Nói tóm lại, so với học sinh thời hạn đầu tôi trực tiếp kiểm tra mọi nề nếpcủa những em, sau một thời hạn những em đã hình thành được thói quen tôi giao việckiểm tra theo dõi cho ban cán sự lớp. Tôi hướng dẫn những em tổ trưởng ghi lại kếtquả theo dõi của mình vào một quyển sổ tay riêng ( mẫu do giáo viên phân phối ). Cuối tuần nộp cho bạn lớp trưởng và bạn lớp trưởng tổng kết lại nêu nhận xéttrước lớp. Tổ nào, cá thể nào triển khai tốt mọi nề nếp sẽ được khen và nhậnphần thưởng. Còn em nào chưa thực thi tốt nề nếp tôi đã phê bình và nhắc nhởtrước lớp. Trường hợp học sinh vi phạm nề nếp nhiều lần tôi sẽ phối hợp trao đổivới cha mẹ bằng gọi điện thoại thông minh hoặc trao đổi qua sổ liên lạc để khắc phục tìnhtrạng của học sinh. Bản thân tôi cùng những thầy giáo, cô giáo bộ môn cũng rất vui và hài lòngkhi những em đã thật sự vào nề nếp. Lúc này giáo viên chỉ việc giảng dạy mà khôngmất nhiều thời hạn không thay đổi nề nếp của lớp. 4.3. Biện pháp 3 : Rèn nề nếp cho học sinh trải qua khen thưởng, kỉ luật18Tâm lí của học sinh tiểu học là thích được khen, thích được động viên. Nắmđược tâm lí đó nên ngay từ đầu năm tôi đã luận bàn với cha mẹ lập cho lớp 1 bảng thi đua. Trong bảng thi đua ghi rõ nội dung vi phạm, nội dung khenthưởng. Trong một tuần, nếu học sinh được khen 4 nội dùng thì sẽ được dán hoađỏ, 3 nội dung sẽ được dán hoa vàng, 2 nội dung sẽ được dán hoa xanh vào mụcKhen thưởng ( Có ở bảng mẫu sau ). TuầnThứ … … Họ và tênND vi phạmHọ và tênND khenKhenthưởngHoàng Văn BĐi học muộn, quênbút chì, … Trần Văn NChăm chỉ, ngoanngoãn, …. Với hình thức thi đua này sẽ giúp cho những em luôn phấn khởi và tích cực thiđua rèn luyện nề nếp. 4.4. Biện pháp 4 : Rèn nề nếp lớp trải qua đội ngũ cán bộ lớp ( Hội đồng tựquản ) Trong một lớp việc kiến thiết xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là rất là quan trọng và cầnthiết. Xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp tốt sẽ giúp cho giáo viên thực hiệntốt kế hoạch rèn luyện nề nếp cho toàn lớp. Chính vì thế giáo viên nên chọnnhững học sinh gương mẫu về mọi mặt làm trách nhiệm cán sự lớp. Năm học 2013 – năm trước, được sự chăm sóc của Phòng giáo dục, giáo viên tiểuhọc chúng tôi được tham gia dự lớp tu dưỡng hè tập huấn về quy mô trườngtrường tiểu học mới Nước Ta ( gọi tắt là VNEN ) tại trường Tiểu học Bến Tắm. Sau khi được học tập tu dưỡng, tôi đã mạnh dạn vận dụng nội dung tổ chức triển khai hoạtđộng giáo dục theo quy mô VNEN để rèn nề nếp cho học sinh lớp mình. Trongđó kiến thiết xây dựng được một hội đồng tự quản tốt sẽ thôi thúc sự tăng trưởng về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh trải qua kinh nghiệm tay nghề hoạt động giải trí thực tếcủa những em trong trường và mối quan hệ của những em với những người xung quanh ; bảo vệ cho những em được tham gia một cách dân chủ, tích cực vào đời sống học19đường ; tạo chính sách khuyến khích những em tham gia một cách tổng lực vào những hoạtđộng của nhà trường và tăng trưởng tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thầnhợp tác và đoàn kết của học sinh ; tổ chức triển khai HĐTQ là do những em học sinh tự tổ chứcthực hiện. Chính thế cho nên giáo viên cùng với học sinh cả lớp nên chọn những họcsinh gương mẫu về mọi mặt để bầu vào Ban tự quản. Mô hình ban cán sự lớp củalớp tôi như sau : CTHĐTQNguyễn Bá VinhPCTHĐTQNg. Đức MinhBanhọc tậpBan sức khỏe thể chất – vệ sinhBan đốingoạiPCTHĐTQBùi Huy PhongBan thưviệnBanTDTTBan AT cổngtrườngMỗi ban được giao một trách nhiệm riêng, hàng ngày, hàng tuần những ban thực hiệnnhiệm vụ của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cuối tuần trưởng ban sẽ báocáo lại tác dụng theo dõi của mình cho giáo viên. Lúc này giáo viên là người độngviên, khuyến khích, tuyên dương khen thưởng những học sinh làm tốt và nhắc nhởphê bình những học sinh chưa tốt để làm gương cho toàn bộ học sinh trong lớp. Nóitóm lại để lớp học có nề nếp tốt, chất lượng học tập cao giáo viên không chỉ kếthợp với cha mẹ, phối hợp với giáo viên bộ môn thống nhất những hình thức rènluyện, phối hợp với những giải pháp nêu gương, phối hợp với hội đồng tự quản của lớp, … mà một yếu tố không hề thiếu là người giáo viên phải thật sự nghiêm khắc, phải luôn luôn sát sao với mọi hoạt động giải trí, trào lưu của lớp, phải chú trọng việc20cho học sinh tự nhìn nhận, nhận xét hành vi, việc làm của bản thân mình, của bạntrước tập thể. 5. Kết quả đạt đượcTừ việc vận dụng những giải pháp rèn luyện nề nếp cho học sinh lớp 1 đã nêuở trên. Tôi đã đạt được tác dụng rất khả quan trong việc nâng cao mọi nề nếp củalớp mình trong năm học 2013 – năm trước ( với 36 học sinh ) như sau : Học lựcGiỏiSLKháSLTBSLYếuSLĐầu nămCuối HK1Cuối HK2Hạnh kiểmTHĐĐTHCĐĐSLSL15 41,7 11 30,519,48,43020 55,6 11 30,511,22,73225 70,1 10 27,22,736 Nhìn vào bảng thống kê 2 mặt giáo dục và văn hóa truyền thống tôi thấy : 83,388,810016,711,2 * Chất lượng học tập chuyển biến tích cực đơn cử như sau : Về học tập : Học sinh giỏi : Đã có ở bảng trên. Chất lượng mũi nhọn : Hội thi giải toán trên mạng : 1 học sinh đạt giải nhì, 1 học sinh đạt gỉai ba, 4 học sinh đạt giải khuyến khích. Hội thi viết chữ đẹp : 1 học sinh đạt giải ba, 2 học sinh đạt giải khuyến khíchPhong trào văn hóa truyền thống văn nghệ : Đạt giải khuyến khích hội thi văn nghệ, đạt giảikhuyến khích hội thi Lãnh đạo trẻ tương lai. Danh hiệu thi đua lớp : Lớp xuất sắc. * Học sinh biết tự kiểm soát và điều chỉnh mình cũng như nhắc nhở nhau để giữ nề nếplớp. Lớp trở thành lớp tự quản tốt, đặc biệt quan trọng công tác làm việc vệ sinh trực nhật cũng nhưsinh hoạt 15 phút đầu buổi. * Việc phê và tự phê trong học sinh cũng đã trở thành thói quen, em nàocũng nỗ lực sửa đổi để được tuyên dương trước lớp. 21 * Các hoạt động giải trí học tập, hoạt động và sinh hoạt của lớp đã uyển chuyển ; trật tự, thể hiệntốt ở những giờ tự học. Giáo viên đã thấy nhẹ nhàng hơn trong những giờ dạy. Khôngkhí lớp học vui hơn, thân thiện thân thiện hơn. Sau một thời hạn kiên trì điều tra và nghiên cứu và giáo dục những em bằng nhiều biệnpháp, 1 số ít học sinh chậm tiến ở lớp tôi chủ nhiệm không còn. Số học sinhngoan, đạo đức tốt, học giỏi nhiều hơn, điều đó chứng tỏ một số ít giải pháp giáodục theo những nội dung được đề cập trong đề tài đã thành công xuất sắc. 6. Điều kiện để sáng tạo độc đáo được nhân rộng : – Bản thân tôi chỉ dừng lại điều tra và nghiên cứu tìm ra “ Một số kinh nghiệm tay nghề rèn nề nếp chohọc sinh lớp 1 ”. Đối tượng nghiên cứu và điều tra còn hạn hẹp. Sau này có điều kiện kèm theo tôi sẽtiếp tục điều tra và nghiên cứu tìm ra “ Một số kinh nghiệm tay nghề rèn nề nếp cho học sinh ở lớp2, 3, … ” để nâng cao nề nếp cho học sinh trong toàn trường. 22K ẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luậnTrước tình hình của lớp còn rất nhiều hạn chế nêu trên. Qua một thời hạn ápdụng những giải pháp thiết thực và sâu xa tích hợp với việc quan sát, hướng dẫn, kiểm tra học sinh đồng thời tổ chức triển khai cho học sinh biết cách tự nhìn nhận. Tôi thấylớp tôi đã có sự văn minh rõ ràng trong việc duy trì mọi nề nếp như : nề nếp học tập, nề nếp chấp hành nội qui, qui định của trường học, nề nếp ứng xử tiếp xúc, … Lớpđược thầy cô bộ môn, thầy cô trong BGH nhìn nhận là một lớp có nề nếptốt. Kinh nghiệm : “ Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 ” một lần nữakhẳng định việc hình thành cho học sinh tính tự giác trong học tập, tính kỉ luật vàtinh thần đoàn kết trong tập thể cho học sinh không những ở lớp 1 mà còn là nềntảng cho những lớp học trên. 2. Khuyến nghị : Hướng dẫn học sinh lớp 1 rèn nề nếp là một yếu tố cần thiếttrong những nhà trường tiểu học lúc bấy giờ. Để đạt được hiệu quả mong ước khôngthể thiếu sự chăm sóc của nhà trường, mái ấm gia đình, đoàn thể, những cấp, những ngành. 2.1. Học sinh : – Có không thiếu vật dụng học tập. – Có ý thức tự giác trong học tập – Có ý thức chấp hành nội quy, lao lý của nhà trường. 2.2. Giáo viên : – Khi hướng dẫn học sinh rèn nề nếp, giáo viên cần coi trọng khâu thực hành thực tế củahọc sinh, phải sát sao với học sinh, rèn cho học sinh triển khai được tiềm năng mớithôi, tránh kiểu nói xong để đấy rồi mặc cho học sinh muốn làm gì thì làm. – Chúng ta cần phải thực sự chăm sóc yêu thương, thân mật và tạo không khí vuitươi, phấn khởi trong những buổi học để giúp những em ham học, yêu dấu môn họcvà tích cực rèn luyện để hoàn thành xong mình. 23 – Mỗi giáo viên cần thận trọng tiếp xúc trước lớp và không ngừng tu dưỡng, rènluyện bản thân để trở thành tấm gương sáng để những em noi theo. 2.3. Nhà trường : – Cần tổ chức triển khai những chuyên đề về rèn nề nếp cho học sinh. 2.4. Phòng giáo dục : – Nên mở những hội thi kể chuyện về những tấm gương có ý thức học tập, có ý thứckỉ luật cao. Để qua đó học sinh học tập được nhiều hơn những tấm gương ngườitốt việc tốt và là động lực để những em phấn đấu, rèn luyện mình. – Cần tổ chức triển khai chuyên đề thông dụng kinh nghiệm tay nghề rèn nề nếp cho học sinh đặc biệt quan trọng làhọc sinh lớp 1. Trên đây là một số ít giải pháp trong sáng tạo độc đáo “ Một số giải pháp rèn nề nếpcho học sinh lớp 1 ” của tôi. Đó là những giải pháp mà tôi đã điều tra và nghiên cứu và đúcrút được qua những năm dạy học tuy chưa phải là lớn nhưng tôi đã, đang làm vàthu được hiệu quả tương đối cao. Song để kinh nghiệm tay nghề của tôi khá đầy đủ hơn nữa. Tôimong được sự tham gia góp ý của tổ trình độ, BGH nhà trường, phòng giáo dục và bè bạn đồng nghiệp để tôi kiến thiết xây dựng được một kinh nghiệmđầy đủ và đạt hiệu suất cao tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 24PH Ụ LỤCNội dungPHẦN 1 – THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾNPHẦN 2 – TÓM TẮT SÁNG KIẾNPHẦN 3 – MÔ TẢ SÁNG KIẾN1. Hoàn cảnh phát sinh sáng kiến2. Cơ sở lý luận : 2.1. Cơ sở tâm lí học2. 2. Cơ sở ngôn từ học3. Thực trạng của vấn đề4. Các giải pháp thực thi : 4.1. Rèn nề nếp cho học sinh bằng cách tích hợp với phụ huynh4. 2. Rèn nề nếp cho học sinh bằng cách phối hợp với giáo viên bộ mônTrang104. 3. Rèn nề nếp cho học sinh trải qua khen thưởng, kỉ luật184. 4. Rèn nề nếp trải qua đội ngũ cán bộ lớp195. Kết quả đạt được6. Điều kiện để ý tưởng sáng tạo được nhân rộngPHẦN 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận2. Khuyến nghị212223232325