Khi người khác hỏi vay tiền, có 3 việc nhất định phải nhớ để không bao giờ rơi vào cảnh “quỳ xuống đòi nợ”
Khi người khác hỏi vay tiền, có 3 việc nhất định phải nhớ để không bao giờ rơi vào cảnh “quỳ xuống đòi nợ”. Đây là 3 việc quan trọng mà bất cứ ai cũng nên tham khảo, phòng có lúc cần dùng đến.
Điều tối kỵ nhất giữa những người bạn với nhau là gì? Nếu như bạn hỏi 10 người thì cả 10 người họ nhất định sẽ trả lời bạn rằng đó là câu chuyện vay mượn tiền muôn thuở.
Người xưa có câu: Nói đến chuyện tiền bạc có thể làm ảnh hưởng tới tình cảm, nếu như nói chuyện tình cảm thì tốt nhất đừng nói tới chuyện tiền bạc.
Có nhiều người vì chuyện mượn tiền mà gây mâu thuẫn, xích mích với bạn, thậm chí còn không muốn nhìn mặt nhau, cắt đứt quan hệ bạn bè.
Người Do Thái là những người giỏi về quản lí tài sản nhất, họ lưu truyền một câu nói chí lý như thế này:
Đừng bao giờ cho bạn bè mượn tiền, cho một người mượn cũng đồng nghĩa với việc bớt đi một người bạn.
Khi cho vay tiền thì có thương lượng, bàn bạc đàng hoàng, tử tế, khi trả lại tiền thì rất có thể không cần tới thể diện, mặt mũi.
Mượn tiền cũng phải xem hoàn cảnh ra làm sao, vào những lúc đối phương thật sự cấp bách, túng thiếu, bạn có thể cho mượn, cho vay, còn đôi khi đối phương vay tiền chỉ để mua một ngôi nhà, một cái xe đắt tiền hoặc đầu tư kiếm lợi thì cần phải xem xét lại việc nên hay không nên cho vay tiền.
Câu chuyện tình huống
Tiểu Trương nghe đồn rằng bây giờ là thời cơ tốt để mua nhà, phòng trong nhà cũng hơi nhỏ, anh liền ấp ủ suy nghĩ muốn mua một căn nhà to hơn.
Nhưng ngặt nỗi anh không có đủ tiền, liền nghĩ tới việc mượn người bạn tốt Tiểu Lý.
Tiểu Trương hỏi bạn: “Người anh em, bây giờ tôi đang cần tiền gấp, cậu cho tôi mượn một khoản được không?”.
Tiểu Lý vừa nghe đã thấy hoang mang, liền hỏi: “Cậu muốn mượn bao nhiêu?” Tiểu Trương đáp: “Cũng không nhiều đâu, chỉ 50 nghìn nhân dân tệ thôi, chút tiền này đối với cậu cũng chẳng đáng là bao.”
Tiểu Lý liền nói: “Thực ra bây giờ tôi cũng không có nhiều tiền mặt, giờ trong lúc gấp gáp, tôi cho cậu mượn 10 nghìn tệ, không cần tính lãi.”
Tiểu Trương đáp lại: “Không phải chứ, cậu giàu có như vậy, chẳng lẽ chỉ có chút tiền đó thôi sao. 10 nghìn nhân dân tệ thì không đủ, tôi đang cần mua một căn nhà nữa.”
Tiểu Lý nói: “Không phải tôi cũng chỉ có một căn nhà thôi sao, tôi cũng muốn dành dụm một ít tiền để mua thêm một căn nữa nên tôi chỉ có thể cho cậu mượn chừng đấy thôi.”
Tiểu Trương cầm 10 nghìn tệ đi, trong lòng tức giận: Ngày thường thì anh em tốt bao nhiêu, tới khi mình cần giúp đỡ, lại không nể mặt đến như vậy, lẽ nào tình bạn giữa chúng ta chỉ đáng giá 10 nghìn tệ thôi sao?”
Tiền của Tiểu Lý cũng mượn được rồi, nhưng sao trong lòng Tiểu Trương vẫn cảm thấy ấm ức.
Giải pháp để từ chối những lời đề nghị vay tiền
Mượn tiền cũng là một môn học, người đi vay tiền cần phải tự đánh giá lại vấn đề, không thể chỉ quan tâm tiền nhiều hay ít, mà còn phải chú ý tới mục đích sử dụng số tiền đi mượn đó.
Như người ta thường nói giúp đỡ lúc túng thiếu, cấp bách nhưng không thể giúp đỡ thoát khỏi cảnh nghèo khó, càng không thể ép bản thân nghèo khó để nương nhờ sự giàu có của người khác.
Bạn bè mượn tiền, bạn liền hỏi luôn “mượn bao nhiêu”, như vậy thì bạn đã thất bại rồi, những người khôn ngoan họ sẽ từ chối như thế này:
Thứ nhất: Nếu như không phải với mục đích cấp bách, về nguyên tắc là không nên cho mượn.
Những người bạn thân thiết mượn tiền, chúng ta không nên lập tức đã hỏi ngay là mượn bao nhiêu tiền.
Nếu như dùng tiền với mục đích không hợp lẽ phải, một đồng cũng không thể cho mượn, dùng với mục đích cứu người hoặc vào lúc cấp bách, như vậy cho người đó mượn tiền mới đúng nghĩa là giúp đỡ người đó.
Ví dụ như một người ngày nào cũng ăn không ngồi rồi, không làm gì, trong nhà nghèo khổ tới mức không còn gạo để ăn, muốn mượn tiền bạn để kiếm bát cơm ăn, nếu như cho người đó mượn tiền tức là bạn đang hại người đó.
Bởi khi mượn được tiền, họ lại càng trở nên ỷ lại, không động chân động tay làm việc, thứ gì cũng muốn mua, không có ý thức tiết kiệm.
Còn có những người bạn mượn bạn tiền để đầu tư vào những phi vụ làm ăn nguy hiểm, muốn kiếm được nhiều tiền hơn, nếu như người đó đầu tư thành công sinh lời sẽ trả lại bạn tiền, còn không nếu như thua lỗ, thất bại, phải bồi thường tiền thì cũng không còn dư dả gì.
Như vậy, tốt nhất là không nên cho mượn, cho dù người đó hứa với bạn cho bạn bao nhiêu lợi ích đi chăng nữa cũng không thể cho mượn.
Tuy nhiên, với một người bạn kinh doanh cần dùng tiền để quay vòng đồng vốn, bạn biết rằng người đó làm ăn chân chính, sau khi quay vòng kết thúc người đó sẽ trả lại bạn ngay lập tức, như vậy bạn có thể cho người đó mượn.
Một ví dụ khác, một người nhà của bạn bị bệnh cần dùng tiền gấp, sinh mạng là quan trọng nhất, nếu như trong phạm vi năng lực bản thân cho phép bạn có thể giúp một tay. Câu chuyện mượn tiền, trước tiên đừng suy nghĩ tới chuyện số tiền nhiều hay ít mà phải xem xét tới động cơ mượn tiền của đối phương.
Thứ hai, khi cho mượn tiền cần phải xem xét tới độ tin cậy của đối phương, tổn thất bạn có thể gánh vác được nhiều nhất là bao nhiêu.
Mỗi một người tìm tới bạn để mượn tiền, mối quan hệ thân thiết với là không giống nhau, cũng như độ tin cậy của người đó trong lòng bạn là bao nhiêu cũng không giống nhau, điều này quyết định tới việc bạn có thể cho người đó mượn bao nhiêu tiền.
Có những người bạn chỉ là mối quan hệ bạn bè xã giao, người đó cần tiền gấp nên mượn bạn một khoản nhỏ, vậy thì cứ cho người ta mượn, cho dù người đó về sau biến mất không dấu vết, không trả lại bạn tiền thì đành thôi. Tình bạn giữa hai người có thể cũng chỉ đáng giá vài đồng mà thôi.
Còn với những người bạn tốt thực sự, họ mượn bạn một khoản tương đối nhưng không quá nhiều, bản thân họ cũng biết rằng tình bạn giữa hai người không thể chỉ đáng giá chừng đó, họ nhất định sẽ nghĩ mọi cách, bằng mọi giá để trả lại bạn tiền.
Trong phạm vi mà bản thân có chấp nhận được, hãy đưa ra tính toán nhanh trong tình huống tệ nhất để xem xem bản thân bạn có thể chấp nhận mất được hay không. Nếu chấp nhận được thì hãy cho mượn, còn không thì thôi đừng làm vậy.
Thứ ba, học cách khéo léo từ chối, đừng lo lắng tới việc sẽ ảnh hưởng tới tình cảm.
Từ chối lời mượn tiền không hợp lý của người khác cũng cần phải có học vấn, bởi vì chúng ta đánh giá được sự không hợp lý, không thỏa đáng cho nên không thể cho mượn, những lúc cần phải từ chối thì nên từ chối, đừng lo lắng tới việc sẽ gây tổn hại tới mối quan hệ tình cảm.
Cho bạn mượn tiền là tình cảm, còn không cho bạn mượn tiền là bổn phận, nếu như một người bạn chỉ vì chúng ta không cho mượn tiền mà lựa chọn cắt đứt mối quan hệ, tuyệt giao, vậy thì đó không phải là lỗi của chúng ta.
Nhưng từ chối cũng cần phải khéo léo, khiến cho đối phương hiểu rằng bạn không muốn làm họ mất thể diện.
Chẳng hạn như đối phương muốn mượn tiền để mua thêm một căn nhà khác, bạn có thể nói: Thực ra tôi cũng đang tiết kiệm tiền để trả khoản nợ của tôi, bây giờ vẫn đang còn thiếu một chút.”
Như thế người đó cũng có thể hiểu ra vấn đề và không tiếp tục ý định vay tiền nữa.
Tóm lại, người quân tử thật sự sẽ không nói điều gì trong khi say, đại trượng phu tiền bạc phân minh, rõ ràng, dứt khoát.
Mặc dù tiền bạc là thứ gì đó bên ngoài nhưng lại có sự liên quan, gắn kết mật thiết đối với công việc và cuộc sống của chúng ta.
Có tiền và biết cách kiểm soát nó sẽ khiến cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, có tiền mà không thể kiểm soát, nó sẽ hủy hoại cuộc sống của bạn mà thôi.
Vay tiền là một chuyện tương đối nan giải, xử lý ổn thỏa rồi, nó có thể khiến danh tiếng của bạn tốt hơn, xử lý chưa ổn thỏa, đi tới đâu cũng khiến người ta ghét bỏ, ruồng bỏ.
Hãy đặt ra nguyên tắc cho bản thân và kiên định với nguyên tắc đó, đôi khi không cần phải giữ thể diện, đối phương có thể trở mặt với bạn vì chuyện vay tiền nhưng cũng đừng quá bận tâm.
Khi người ta đã không cần mối quan hệ này, giải tán cũng là một cách hay.
Nguồn: Pháp luật và Bạn đọc