Hiệp hội da giày báo cáo tổng kết ngành da giày năm 2018 và dự báo năm 2019

Hiệp hội da, giày, túi xách Việt Nam vừa đưa ra Báo cáo tổng kết ngành da giày năm 2018, trong đó nêu rõ tình hình sản xuất, xuất – nhập khẩu của ngành da giày trong năm 2018 và dự báo năm 2019.Theo đó, trong 11 tháng đầu năm 2018, Chỉ số SXCN của ngành Da-Giày tăng 11,1% và Chỉ số sử dụng lao động tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2017.

+ Về xuất khẩu Xuất khẩu giày dép Việt Nam trong thời gian này đạt 14,61 tỷ USD, tăng 10,9% và xuất khẩu valy-túi-cặp các loại đạt 3,07 tỷ USD, tăng 3%, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 17,68 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, các doanh nghiệp FDI xuất khẩu 11,63 tỷ USD giày dép và 2,34 tỷ USD túi-ví-cặp, chiếm 79,4% về giày dép và 76,2% về túi-ví-cặp.

Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới trên 100 nước, trong đó 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu da giầy lớn nhất đạt 6.449 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 36,5% tổng KNXK da – giày. Trong đó giầy dép đạt 5.225 triệu USD tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 35,8% tổng KNXK giày dép của Việt Nam.

Thị trường EU đứng thứ hai đạt 5.027 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 28,4% tổng KNXK da – giày của Việt Nam. Trong đó giày dép đạt 4.184 triệu USD, tăng 0,8% với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 28,6% tổng KNXK giày dép của Việt Nam.

Thị trường Trung Quốc đạt 1,502 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm tỷ trọng 8,5%. Trong đó giày dép đạt 1.352 triệu USD tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm tỷ trọng 9,2% tổng KNXK giày dép của Việt Nam.  

Nhật Bản đạt 1105 triệu USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 6.2%. Trong đó giày dép đạt 766 triệu USD tăng 13,3% với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 5.2%.

Hàn Quốc đạt 569 triệu USD, tăng 20,6% so cùng kỳ 2017 và chiếm 3.2%. Trong đó giày dép đạt 449 triệu USD tăng 26,1% so cùng kỳ 2017 và chiếm 3,1%.

Tổng cộng 5 thị trường trên chiếm 82.3 % tổng KNXK giày dép của Việt Nam. Trong đó thị trườngMỹ tăng trên 10% và thị trường EU chỉ tăng rất ít so với năm 2017, còn thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản có mức tăng cao trên 20%, đây là nhờ các FTA giữa ASEAN-Trung quốc, Việt Nam- Hàn Quốc có thuế quan 0% và FTA Việt Nam –Nhật Bản trong giai đoạn cắt giảm sâu thuế quan. 

Về xuất khẩu túi-cặp, Hoa Kỳ đứng đầu thị trường xuất khẩu túi-cặp đạt 1194 triệu USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 38,9% tổng KNXK túi-cặp các loại của Việt Nam.

Thị trường EU đạt 834 triệu USD, tăng 4,6% và chiếm 27,2%; Nhật Bản đạt 339 triệu USD tăng 5,6% và chiếm 11.0%; Trung Quốc đạt 149 triệu USD, tăng 9,6% và chiếm 4.9%; Hàn Quốc đạt 120 triệu USD tăng 3,7% và chiếm 3.9%.

Tông cộng 5 thị trường này chiếm 85,9% tổng KNXK valy-túi cặp của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu sản phẩm valy-túi-ví-cặp có xu hướng đạt thấp và giảm do cạnh tranh mạnh với các nước xuất khẩu.

+ Về nhập khẩu,Việt Nam chủ yếunhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da giày. Trong 11 tháng, nhập khẩu các sản phẩm này đạt 5,3 tỷ USD, tăng 6,2% so cùng kỳ năm 2017.

Dự báo nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn tốt. Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao, nên các đơn hàng gia công giầy dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam chờ cơ hội CPTPP có hiệu lực từ 31/12/2018 và EVFTA dự kiến ký kết và có hiệu lực trong năm 2019.

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng bắt đầu tác động đến xuất/nhập khẩu của Việt Nam và thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực da giày tăng lên trong năm 2018-2009 tránh tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đón đầu các FTA có hiệu lực trong năm 2019, xuất khẩu da giày của Việt Nam năm 2019 tiếp tục tăng nhờ xuất khẩu của khối FDI tăng.

Mời các doanh nghiệp xem chi tiết báo cáo tại đây:

Nguồn: Lefaso.org.vn

Hiệp hội da, giày, túi xách Việt Nam vừa đưa ra Báo cáo tổng kết ngành da giày năm 2018, trong đó nêu rõ tình hình sản xuất, xuất – nhập khẩu của ngành da giày trong năm 2018 và dự báo năm 2019.Theo đó, trong 11 tháng đầu năm 2018, Chỉ số SXCN của ngành Da-Giày tăng 11,1% và Chỉ số sử dụng lao động tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2017.Xuất khẩuViệt Nam trong thời gian này đạt 14,61 tỷ USD, tăng 10,9% và xuất khẩu valy-túi-cặp các loại đạt 3,07 tỷ USD, tăng 3%, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 17,68 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, các doanh nghiệp FDI xuất khẩu 11,63 tỷ USD giày dép và 2,34 tỷ USD túi-ví-cặp, chiếm 79,4% về giày dép và 76,2% về túi-ví-cặp.Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới trên 100 nước, trong đó 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD.Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu da giầy lớn nhất đạt 6.449 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 36,5% tổng KNXK da – giày. Trong đó giầy dép đạt 5.225 triệu USD tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 35,8% tổng KNXK giày dép của Việt Nam.Thị trường EU đứng thứ hai đạt 5.027 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 28,4% tổng KNXK da – giày của Việt Nam. Trong đó giày dép đạt 4.184 triệu USD, tăng 0,8% với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 28,6% tổng KNXK giày dép của Việt Nam.Thị trường Trung Quốc đạt 1,502 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm tỷ trọng 8,5%. Trong đó giày dép đạt 1.352 triệu USD tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm tỷ trọng 9,2% tổng KNXK giày dép của Việt Nam.Nhật Bản đạt 1105 triệu USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 6.2%. Trong đó giày dép đạt 766 triệu USD tăng 13,3% với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 5.2%.Hàn Quốc đạt 569 triệu USD, tăng 20,6% so cùng kỳ 2017 và chiếm 3.2%. Trong đó giày dép đạt 449 triệu USD tăng 26,1% so cùng kỳ 2017 và chiếm 3,1%.Tổng cộng 5 thị trường trên chiếm 82.3 % tổng KNXK giày dép của Việt Nam. Trong đó thị trườngMỹ tăng trên 10% và thị trường EU chỉ tăng rất ít so với năm 2017, còn thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản có mức tăng cao trên 20%, đây là nhờ các FTA giữa ASEAN-Trung quốc, Việt Nam- Hàn Quốc có thuế quan 0% và FTA Việt Nam –Nhật Bản trong giai đoạn cắt giảm sâu thuế quan.Về xuất khẩuHoa Kỳ đứng đầu thị trường xuất khẩu túi-cặp đạt 1194 triệu USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 38,9% tổng KNXK túi-cặp các loại của Việt Nam.Thị trường EU đạt 834 triệu USD, tăng 4,6% và chiếm 27,2%; Nhật Bản đạt 339 triệu USD tăng 5,6% và chiếm 11.0%; Trung Quốc đạt 149 triệu USD, tăng 9,6% và chiếm 4.9%; Hàn Quốc đạt 120 triệu USD tăng 3,7% và chiếm 3.9%.Tông cộng 5 thị trường này chiếm 85,9% tổng KNXK valy-túi cặp của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu sản phẩm valy-túi-ví-cặp có xu hướng đạt thấp và giảm do cạnh tranh mạnh với các nước xuất khẩu.Việt Nam chủ yếunhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da giày. Trong 11 tháng, nhập khẩu các sản phẩm này đạt 5,3 tỷ USD, tăng 6,2% so cùng kỳ năm 2017.nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn tốt. Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao, nên các đơn hàng gia công giầy dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam chờ cơ hội CPTPP có hiệu lực từ 31/12/2018 và EVFTA dự kiến ký kết và có hiệu lực trong năm 2019.Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng bắt đầu tác động đến xuất/nhập khẩu của Việt Nam và thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực da giày tăng lên trong năm 2018-2009 tránh tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đón đầu các FTA có hiệu lực trong năm 2019, xuất khẩu da giày của Việt Nam năm 2019 tiếp tục tăng nhờ xuất khẩu của khối FDI tăng.Mời các doanh nghiệp xem chi tiết báo cáo tại đây: Báo cáo ngành da giày 2018 và dự kiến 2019. Nguồn: Lefaso.org.vn