Lễ ăn hỏi là gì? Thủ tục và những điều cần phân biệt
“Lễ ăn hỏi là gì?”, Lễ ăn hỏi mặc gì? và Thủ tục lễ ăn hỏi như thế nào?” vẫn đang là băn khoăn của rất nhiều người. Dù lễ ăn hỏi là phong tục truyền thống rất quen thuộc trong văn hóa cưới hỏi người Việt nhưng vẫn tồn tại nhầm lẫn giữa dạm ngõ và ăn hỏi. Hiểu được điều đó, bài viết này sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trong bài viết này.
Mục lục
1. Lễ ăn hỏi là gì và những điều gây nhầm lẫn
Lễ ăn hỏi (lễ đính hôn) là một nghi thức rất quan trọng trong phong tục hôn nhân và ngày càng được các gia đình đầu tư. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.
Sau khi được sự chấp thuận của nhà gái từ lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ đi xem ngày và thông báo với nhà gái ngày giờ và thời gian cho lễ ăn hỏi. Chàng trai và gia đình sẽ mang lễ vật đến nhà gái và chính thức xin được nhận làm rể và bắt đầu gọi bố mẹ xưng con. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai và chàng trai trở thành “chồng sắp cưới” của cô gái.
Ngày nay, lễ ăn hỏi được tổ chức rất linh đình, mời đông đảo bạn bè và người thân tham gia, thậm chí còn lựa chọn quay phim để lưu giữ những giây phút thiêng liêng trong những ngày trọng đại của đời mình. Đến đây, câu trả lời cho lễ ăn hỏi là gì quá rõ ràng rồi đúng chứ? Câu hỏi tiếp theo là lễ ăn hỏi và lễ dạm nghõ khác nhau như thế nào? Cùng Linh Nga Bridal tiếp tục giải đáp nhé
Lễ dạm ngõ (lễ chạm ngõ) là một phần không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Đây được xem là buổi lễ gặp mặt đầu tiên của gia đình 2 bên, khởi đầu cho một chặng đường mới trong mối quan hệ. Lễ dạm ngõ là nghi lễ mà nhà trai sang nhà gái chào hỏi, đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữa được kết duyên với nhau và xin phép cho hai nhà qua lại. Một lời xin phép nhau trước khi tiến hành hôn nhân.
Về bản chất, thông qua lễ dạm ngõ này, hai gia đình có cơ hội biết nhau cụ thể hơn (về gia cảnh, gia phong), tăng mức độ thân thiết từ đó có thể quyết định có nên cho đôi trai gái tiến tới hôn nhân hay không.
Nhiều gia đình xem trước ngày giờ hoặc có thể tùy vào thời gian rảnh của cả hai bên mà tổ chức buổi lễ dạm ngõ. Trong thực tế hiện nay, thường thì cô dâu chú rể và hai bên gia đình đã có cơ hội gặp gỡ nhau nhiều lần. Vì vậy, lễ dạm ngõ chỉ mang hình thức như một nghi lễ bắt buộc. Nó được tổ chức một cách đơn giản, mang yếu tố thân mật là chính.
1.1. Phân biệt dạm ngõ và ăn hỏi
Ngoài việc nắm rõ lễ ăn hỏi là gì thì hiểu được lễ ăn hỏi phức tạp và cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng như thế nào cũng cực kỳ quan trọng. Nhìn chung lễ dạm ngõ và ăn hỏi sẽ khác nhau ở một số điểm về: lễ vật, thành phần tham gia, trang phục và thủ tục.
Lễ vật – Đặc điểm phân biệt lễ dạm ngõ và ăn hỏi
Với lễ dạm ngõ thì gần như nhà trai chỉ cần chuẩn bị trầu cau, thuốc lá, bánh, kẹo, … khá đơn thuần và không tốn kém. Nhưng ở lễ ăn hỏi thì lễ vật cầu kỳ, cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Thường lễ ăn hỏi sẽ có tráp: trầu cau, bánh cốm, kẹo, rượu, hoa quả, tiền dẫn cưới, …
Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện kèm theo của từng nhà gái mà tráp ăn hỏi có thể gồm có những sính lễ khác nhau với số lượng khác nhau.
Thành phần tham gia – Đặc điểm phân biệt lễ dạm ngõ và ăn hỏi
Đây là điểm độc lạ rất rõ giữa lễ dạm ngõ và ăn hỏi.
Vì lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt thân thiện của hai gia đình nên gần như chỉ có những người thân trong gia đình cô dâu như cha mẹ, đôi bạn trẻ, ông bà, anh chị em hoặc đại diện của 2 bên gia đình … Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt thân mật giữa 2 gia đình nên không cần sự tham gia quá nhiều người .
Với lễ ăn hỏi, thành phần đông hơn rất nhiều. Ngoài những người thân trong gia đình còn có thêm của cô chú, bạn bè, hàng xóm láng giềng gần kề thân cận, họ hàng xa thân thiết với hai gia đình,…
Trang phục của cô dâu chú rể – Đặc điểm phân biệt lễ dạm ngõ và ăn hỏi
Thực tế, lễ dạm ngõ chỉ mang tính hình thức nên ngày càng được đơn giản hóa. Vì đây là buổi gặp mặt khá giản dị, làm quen giữa 2 bên gia đình, nên tùy thuộc vào thời tiết, hoàn cảnh mà có những trang phục phù hợp. Nam nữ chỉ cần ăn mặc đẹp, lịch sự, trang nhã sao cho cảm thấy thoải mái nhất như váy hay áo sơ mi, quần âu là được, không bắt buộc về phục trang.
Trong khi đó trang phục đính hôn lại có quy định rõ ràng hơn. Cô dâu phải mặc áo dài trong lúc làm lễ gia tiên, chú rể có thể mặc áo dài hoặc lựa chọn comple.
1.2. Ăn hỏi và dẫn cưới – Tại sao lễ dẫn cưới lại đặt vào lễ ăn hỏi ?
Lễ dẫn cưới thể hiện sự kính trọng của họ nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. Người xưa cho rằng nhà trai sau lễ cưới thì có thêm người, còn nhà gái thì ngược lại. Không chỉ vậy, lễ dẫn cưới còn là sự quý mến, trân trọng cô dâu chuẩn bị đến với gia đình mới.
Lễ dẫn cưới là lễ được gộp vào với lễ ăn hỏi gồm những phong bao lì xì chứa một số tiền, còn được gọi là lễ thách cưới hay lễ đen. Tuỳ vào kinh tế của nhà trai mà số tiền đó có thể lớn hoặc nhỏ. Đây còn là chi phí mà nhà trai gửi cho nhà gái để trang trải cho các nghi lễ sắp tới. Ngoài ra nó còn là lời đáp ứng từ nhà chú rể đến với nhà cô dâu (số tiền mà nhà gái thách cưới). Một số nơi người dân hay gọi là “tiền chợ”.
Tại sao lễ dẫn cưới lại đặt vào lễ ăn hỏi ?
Ngày xưa, lễ dẫn cưới hay còn gọi là lễ nạp tài được trao tại một buổi lễ riêng chứ không phải được gộp vào lễ ăn hỏi như ngày nay. Trước kia khi mà các nghi lễ vẫn còn nhiều thủ tục thì lễ dẫn cưới cũng được thực hiện trang trọng như một buổi lễ chính như đám hỏi, đám cưới. Ngoài những lễ vật thông thường trong lễ ăn hỏi như trầu cau, chè, rượu,… Thì lễ dẫn cưới bao gồm những vật dụng có giá trị như tiền mặt, dây chuyền, nhẫn, vàng miếng, lắc tay, trang sức có giá trị…
Ngày nay, để đơn giản, thuận tiện và đỡ cho nhà gái trong khâu chuẩn bị mà thủ tục ăn hỏi nạp tài được gộp chung vào lễ ăn hỏi.
2. Thủ tục lễ ăn hỏi và xin dâu
Lễ ăn hỏi và xin dâu được tổ chức trong cùng một ngày. Gia đình nhà trai sẽ cử những người đại diện (thường là mẹ, chú rể, cô dì, bác đại diện) sẽ mang lễ vật đến nhà gái để thắp hương gia tiên để báo và xin giờ rước dâu.
Việc xin dâu là để hôn lễ sẽ được diễn ra suôn sẻ cũng như nói lên sự tự nguyện có được sự đồng ý của cả hai bên cô dâu chú rể, nhà trai nhà gái. Các thủ tục trong nghi lễ ăn hỏi cũng khá đơn giản gồm:
– Chuẩn bị trước ngày ăn hỏi
– Chào hỏi và trao tráp, mâm quả
– Mời nước, trò chuyện
– Cô dâu bước ra và ra mắt gia đình nhà trai
– Cô dâu chú rể cùng thắp hương thờ gia tiên nhà gái
– Bàn bạc về lễ cưới
– Nhà gái lại quả cho nhà trai
– Lễ xin dâu
3. Tráp ăn hỏi là gì
Lễ vật trong đám hỏi đều mang ý niệm về hạnh phúc, sự đủ đầy, đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn của nhà trai đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. Vì vậy các tráp ăn hỏi cần được trang trí, sắp xếp lịch sự, gọn gàng, đẹp mắt.
Số lượng tráp ăn hỏi và các lễ vật cụ thể thường do nhà gái đưa ra yêu cầu. Nhưng tùy thuộc vào từng gia đình và phong tục tập quán của từng vùng miền như miền Bắc, Trung, Nam lại có sự khác nhau.
Quan niệm này bắt nguồn từ dân gian khi số lẻ tượng trưng cho sự phát triển; sinh sôi nảy nở có dư có thừa; còn số chẵn là tượng trưng cho việc có đôi có cặp của đôi bạn trẻ luôn sát cánh bên nhau.
Tráp ăn hỏi gồm những gì
Số lượng lễ vật được thống nhất với sự đồng tình, vui vẻ của hai bên gia đình.
Đối với người miền Bắc, số lượng tráp là số lẻ và số lễ vật trên một tráp phải là một số chẵn. Đảm bảo tiêu chí trong chẵn ngoài lẻ. Ví dụ: tráp cau phải là 100 quả hay tráp bánh phải là 100 chiếc.
Theo quan niệm người xưa, số chẵn tượng trưng cho việc có đôi có cặp, số lẻ tượng trưng cho sự phát triển. Vì vậy, cuối cùng ý nghĩa của số tráp ăn hỏi là sự cầu chúc, mong muốn cho vợ chồng hạnh phúc, con đàn cháu đống, cuộc sống đầy đủ, gắn bó bên nhau tới khi đầu bạc răng long.
Tráp ăn hỏi là gì sẽ gồm các mâm tráp lễ vật: Tráp trầu cau; rượu trà, bánh phu thê/cốm, hoa quả,…Số lượng mâm tráp sẽ do thống nhất của gia đình hai bên. từ: 3, 5, 7, 9 đến 11, 13,…
Tráp 5 ăn hỏi là gì và ý nghĩa trong phong tục truyền thống
Lễ ăn hỏi 5 tráp có ý nghĩa chúc cô dâu chú rể “trăm năm hạnh phúc”.
Theo truyền thống, 5 tráp ăn hỏi sẽ bao gồm có tráp: trầu cau; rượu – trà; bánh phu thê; hoa quả và tráp chè – hạt mứt sen/gà và xôi/lợn sữa quay. Mỗi tráp lại mang một ý nghĩa, 1 tượng trưng riêng biệt trong hạnh phúc đôi lứa theo quan niệm của người xưa.
Tráp trầu cau
Từ ngàn xưa, trầu cau là biểu tượng cho sự sắt son và bền lâu trong nghĩa vợ chồng, đây cũng là điều mà bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng muốn hướng đến. Ngoài ra, “Miếng trầu là đầu câu chuyện” dùng để chỉ cho sự bắt đầu buổi lễ ăn hỏi diễn ra suôn sẻ, đi đến được thống nhất cuối cùng.
Để làm một tráp ăn hỏi trầu cau, người ta chọn những quả cau tròn trịa mang ý nghĩa đủ đầy và những lá trầu tươi đẹp nhất. Mỗi quả cau lại dán chữ hỷ, đặt lên mâm lễ đỏ và trang trí nơ đỏ mang đến sự may mắn cho cuộc sống vợ chồng sắp tới của cặp đôi.
Tráp hoa quả
Tráp hoa quả là một trong những lễ vật được trang trí cầu kỳ và công phu nhất. Mâm hoa quả trong lễ ăn hỏi thường mang ngụ ý mong cho tình yêu và cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sẽ luôn ngọt ngào, tươi mới, sớm đâm hoa kết trái. Ông bà ta còn có câu “hoa thơm quả ngọt”, chính vì thế mà mâm quả này còn được xem như là mong ước cho một cuộc sống hôn nhân cặp đôi có nhiều hương vị ngọt, thơm, tất cả đều được trải qua cùng nhau.
Vì thế, điều đặc biệt khi lựa tráp quả này thì cần chú ý nên chọn những loại có vị ngọt, tươi, không được chọn những trái cây có vị đắng, chát.
Tráp rượu
Tráp rượu sẽ dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên nhà gái với ngụ ý mong tổ tiên chứng giám lòng thành của nhà trai, cũng như xin phép tổ tiên cho phép 2 bạn trẻ được nên vợ chồng. Đồng thời cũng mang ý nghĩa về một câu chúc gia đình sớm có con cái ngoan ngoãn, hiếu thuận với mẹ cha.
Tráp bánh cốm/bánh phu thê
Bánh cốm hay bánh phu thê đều là những loại bánh có giai thoại về những câu chuyện tình yêu đẹp. Mong ước về cuộc sống vợ chồng chung thủy và hòa hợp, nó còn thể hiện sự ngọt ngào trong tình yêu sau hôn nhân mãi tươi đẹp.
Tùy theo từng vùng miền lại trưng bày lên mâm tráp những loại bánh khác nhau. Thông thường, miền Bắc sẽ sử dụng bánh cốm xanh, trong khi các tỉnh miền Nam trở vào thì dùng bánh phu thê, còn các tỉnh miền Tây Nam Bộ lại thay thế bằng bánh pía.
Điểm đặc biệt là tráp bánh thường sẽ được sắp xếp một cách khéo léo theo hình tháp mang 1 ý nghĩa “xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững nhất”.
Tráp chè (trà)
Tùy theo mong muốn, cũng như yêu cầu của mỗi gia đình bên nhà gái mà nhà trai sẽ tùy chọn lễ vật cho tráp thứ 5. Nhưng đa số các gia đình sẽ chọn lựa lễ vật là chè hoặc mứt sen bởi theo phong tục của người Việt ta thì chè là thức uống cực hòa quyện để kết hợp ăn với ăn trầu. Đây là lễ vật thể hiện lòng hiếu kính của con cái đối với những người bề trên.
Tráp 7 ăn hỏi là gì và ý nghĩa trong phong tục truyền thống
Theo quan niệm người xưa, số 7 là con số may mắn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự phát triển, sáng tạo không ngừng vươn lên. Sử dụng 7 tráp ăn hỏi mang ý nghĩa như lời chúc phúc cho cặp đôi vợ chồng trẻ về một tương lai tốt đẹp, ngày càng hạnh phúc, sung túc.
] Tráp 7 cũng tương tự như tráp 5 nhưng có thêm 2 tráp. Nói chung, chỉ có tráp trầu cau, chè và rượu -thuốc là nhất định phải có. Còn những tráp còn lại sẽ được tùy biến sao cho phù hợp với hai bên gia đình. Miễn sao đảm bảo đủ số lượng tráp và những ý nghĩa của 7 tráp ăn hỏi. Thường sẽ là thêm tráp hạt sen và tráp nước (nếu 5 tráp còn lại chưa có loại này). Trong đó, tráp mứt hạt sen kết hợp với chè tân cương được xếp hình tháp nhằm tạo nên mâm lễ đẹp, bắt mắt nhất.
Lễ ăn hỏi 9 tráp là gì và ý nghĩa trong phong tục truyền thống
Theo phong thủy, số 9 là số cao nhất trong dãy số tự nhiên tượng trưng cho đỉnh cao của sự phát triển dư thừa sung túc. Có thể nói con số 9 là con số của may mắn, đỉnh cao của sự phát triển không ngừng nghỉ, con số của sự vẹn toàn, sự viên mãn.
9 tráp ăn hỏi bao gồm tráp 7 cộng thêm 2 tráp lợn sữa và mâm xôi.
Tráp lợn sữa quay
Khi nhìn hình ảnh lợn sữa, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến sự sung sướng, không suy nghĩ nhiều, cuộc sống nhàn hạ. Chính vì vậy mà lợn sữa quay được sử dụng trong lễ ăn hỏi như 1 lời chúc của 2 họ đến đôi bạn trẻ bình yên, dù có gặp bất kỳ khó khăn vất vả nào cũng đều vượt qua 1 cách dễ dàng.
Không những thế tráp lợn sữa quay còn tượng trưng cho sự dư dả, sung túc và tài lộc. Ngoài ra còn có quan niệm đây là lời chúc mong cho cô dâu chú rể sớm có em bé và mau phát tài.
Tráp mâm xôi gấc
Màu đỏ của xôi gấc đem đến sự may mắn cho cuộc sống hôn nhân vợ chồng sau này. Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Đây là lễ vật làm đem lại may mắn, sự sung túc trong quan niệm của nhiều người
Mâm xôi gấc thường được đồ kỹ càng kết hợp nhân đậu xanh và đóng khuân hình chữ hỉ trang trí đẹp mắt và hấp dẫn. Tình yêu cô dâu chú rể được gắn kết bền chặt với nhau tự như xôi gấc và nhân đỗ xanh nén chặt với nhau không rời.
4. Lễ ăn hỏi mặc gì
Lễ ăn hỏi nên mặc gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Không chỉ cô dâu cần xinh đẹp, nổi bật trong ngày đính hôn, mà cả chú rể và cha mẹ 2 bên cũng cần có sự chỉnh chu.
Cô dâu
Trong ngày lễ ăn hỏi, những chiếc áo dài luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các cô dâu xinh đẹp. Các nàng có thể cân nhắc mặc áo dài truyền thống hay áo dài cách tân tùy theo truyền thống gia đình hai bên cũng như sở thích của bản thân. Khi chọn áo dài ăn hỏi, cô dâu nên chọn loại vải có độ co giãn, độ rủ và mềm mại vì đây là yếu tố quan trọng, quyết định dáng áo thướt tha.
Ngoài chiếc áo dài thướt tha thì đầm hiện đại dài chấm gót cũng được các cô dâu ưa chuộng. Với thiết kế như một chiếc đầm dạ hội, các cô dâu có thể mặc trong buổi lễ của mình. Vừa thoải mái lại tạo nên một vẻ đẹp của một cô dâu hiện đại.
Các màu thích hợp với đám hỏi là màu trắng, đỏ, hồng phấn, xanh da trời, vàng… Có thể kết hợp áo dài với chiếc quần cùng màu hoặc màu khác biệt hoàn toàn.
Chú rể
Trong lễ ăn hỏi, chú rể nên mặc áo dài hoặc đồ vest.
Nếu chọn áo dài thì chú rể nên diện áo dài đôi với vợ chưa cưới trong ngày ăn hỏi. Thường thì cả 2 sẽ chọn trang phục cùng màu, cùng họa tiết để thể hiện sự kết đôi. Trong đó áo dài màu đỏ và trắng được nhiều người ưu tiên.
Ngoài áo dài, vest và giày tây cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho các chú rể tương lai. Vest được may theo form đứng, cứng cáp nên sẽ tôn lên sự chững chạc, lịch lãm cho người mặc. Bạn có thể lựa chọn một số màu sau đây: trắng, đen, xanh,…
Cha mẹ cô dâu, chú rể
Áo dài vẫn được xem là trang phục phổ biến nhất dành cho mẹ của cô dâu, chú rể trong đám cưới bởi tính chất sang trọng, lịch sự hợp với vóc dáng và truyền thống của người Việt. Thường những chiếc áo dài thêu nổi bật, sang trọng sẽ được ưu tiên lựa chọn.
Chất liệu để may những chiếc áo dài này cũng rất đa dạng, từ những chất liệu dành cho người lớn tuổi như gấm, nhung đến những chất liệu trẻ trung hơn như ren, lụa, voa… Tùy theo vóc dáng, sở thích và độ tuổi của mình, các bà mẹ có thể chọn áo dài ăn hỏi kiểu có cổ hoặc kiểu cổ thuyền, cổ tròn cách điệu,…
Trong khi đó, đơn giản hơn mẹ, cha cô dâu chú rể chỉ cần mặc vest và giày tây với tông màu đen hoặc đen xám.
Trên đây là tổng hợp những gì liên quan tới lễ ăn hỏi từ những điều cơ bản như “Lễ ăn hỏi là gì?” cho đến “Các thủ tục lễ ăn hỏi ra sao?” hay về mâm lễ tráp, cũng như trang phục ăn hỏi để giúp bạn nắm rõ hơn những điều cần làm trong quy trình tìm hiểu về lễ ăn hỏi của mình. Ngay khi đọc xong bài viết vày, quy trình chuẩn bị và tiến hành vô cùng quan trọng đang chờ đợi các cặp đôi thực hiện.