MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP – Tài liệu text

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.55 KB, 19 trang )


1. TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1. Tầm quan trọng của đề tài:
Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người
giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng kinh qua công tác
này. Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này
đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày
nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế,… rộng rãi
như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ
nhiệm là vấn đề không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ
nhiệm tích luỹ được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục
đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin
tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em
trở thành những con người lao động “vừa hồng, vừa chuyên”, sống hoàn thiện,
có ích trong tương lai. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học
của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên
đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện
đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường THCS, vai trò của người giáo
viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường
quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân
cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường
và xã hội.
2.2. Tóm tắt thực trạng liên quan đến đề tài:
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế – xã hội đã mang lại không
ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu
tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm

bảo cho việc dạy và học. Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã
tạo thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, sự
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt
nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích
cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt
động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ
chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ. Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp
không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và
kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho
nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học
sinh: xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn
1


viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những
vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách,
đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm
trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều công nghệ kinh doanh chỉ chú ý đến lợi
nhuận. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi bạo lực
thu hút học sinh. Vì thế, hiện tượng trốn tiết, giấu tiền học phí để chơi game là
điều không tránh khỏi. Không những thế, hậu quả do những tác động của
những trò chơi nguy hiểm này dẫn đến các hành vi bạo lực khôn lường.
Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành
cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã
hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ
huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với GVCN trong 3 buổi họp phụ huynh trong một

năm học. còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần
thiết. Trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi
cuốn sa ngã. Một số em do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên
nảy sinh tính ích kỉ, ương bướng, khó bảo. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ
yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào
cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN thực sự có năng lực, làm chủ
nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong
nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết trên
tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn
đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chương
trình giảng dạy còn nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành cho giáo dục
công dân, giáo dục đạo đức học sinh còn quá ít, trong khi xã hội ngày càng
phát triển.
Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các
em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu,
đua đòi, thích sự khẳng định mình, trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự
hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện
tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều.
2.3. Lý do chọn đề tài:
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui
ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại chua cay cũng không phải là hiếm.
Bởi lẽ, một buổi tập thể lớp nó có đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế
này, có lớp như thế khác: nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là
học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi…
Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là
lười học, mất đạo đức. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, tự
lo cho bản thân mình, xây dựng tập thể lớp để tập thể lớp tiến kịp với các bạn,
để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra.
2


Thực tiễn là như vậy đó, cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương
pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của
một giáo viên thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình
hơn, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự
dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát
triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học
sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc
giáo dục con cái cho nhà trường.Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá
nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ nhiệm lớp mình. Qua thực tiễn công
tác, học tập tìm tòi và học hỏi nhiều ở các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn trình bày
đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp” đúc kết kinh
nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa
qua, đặc biệt là năm 2010 – 2011.
2.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Tập thể học sinh trường THCS Phù Đổng.
3. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có
mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và
người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo
dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình
thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn
trong xã hội. Giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến
đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một
nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng
thiện.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người
không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng,

toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách
hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con
người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc
vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại
công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần
thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn
tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là
trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo
dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp–người trực tiếp và thường
xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với
các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của
các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em
xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm.
3


Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là
những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin,
năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho
xã hội.
4. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức
của người dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “no cơm ấm áo” dần dần
tiến tới “ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn. Điều đó
đã tác động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta. Cho
nên ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn,
sáng tạo và hiểu biết hơn. Tuy nhiên ta không thể không bàn tới mặt trái của
nền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng

ta. Nó làm lu mờ lí trí, bôi đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo
dục, các bậc phụ huynh phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy đạo
đức học sinh đang trên đà đi xuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
dường như bị xem nhẹ. Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường,
vô lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình ….mà đằng sau đó là
một sự bao che dung túng của gia đình. Thực trạng này luôn là rào cản, gây
khó khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viên
chủ nhiệm đâu chỉ là quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm
về mặt học tập, đạo đức của các em. Tôi thường nói với các em rằng: Các em
là những cái cây còn non, còn người giáo viên chủ nhiệm – thay mặt nhà
trường (cùng với cha mẹ các em) là người uốn nắn, định hướng cái cây ấy để
cây được lớn lên thẳng thớm, đủ độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh để chống
chọi lại vô vàn thử thách, bão táp của cuộc đời. Do đó, chủ nhiệm lớp là một
công việc khó khăn nhưng vô cùng nghiêm túc. Bên cạnh thực trạng trên còn
có những thuận lợi và thách thức cho công tác chủ nhiệm lớp
* Thuận lợi:
Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của chi bộ
Đảng, của Ban Giám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của
tất cả các ban ngành trong nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo là người trực
tiếp giảng dạy môn Toán nên thời gian tiếp xúc với lớp chủ nhiệm rất nhiều (4
tiết/ 1 tuần)
Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao,
chuyên môn vững vàng.
Hầu hêt các phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học của các em.
Đội ngũ cán sự lớp tập trung những thành viên khá tích cực, ham hoạt
động.
* Khó khăn:
Đầu năm học 2010 – 2011 tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân
công chủ nhiệm lớp 7/2. Đây là lớp 6/2 của năm học 2009 – 2010 có nhiều em

4


lười học, ham chơi game, thường hay trốn học ảnh hưởng đến kết quả thi đua
của lớp.
Trình độ học sinh trong lớp chủ yếu ở mức trung bình (TS: 37)
– Giỏi: 2.
– Khá: 11.
– Trung Bình: 20.
– Yếu: 04.
– Kém: 0.
Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn phải phụ giúp gia đình, nhà xa, ít dành thời
gian cho việc học.
Đa số học sinh chưa ý thức học tập còn ham chơi.
Một số phụ huynh học sinh phải bươn chải cuộc sống, ít có điều kiện để quan
tâm chăm sóc con cái ( như đi làm nương rẩy một tháng về nhà vài lần…)
Trước khuôn viên nhà trường đường giao thông quốc lộ 14B, có nhiều quán
Internet, quán bida
Lớp có 2 học sinh cá biệt và 2 em học yếu
– Lê Thành Vương (Chậm, trầm, thụ động, gia đình buông lỏng).
– Lê Đình Trâm ( Trốn tiết, chơi game, uể oải trong học tập).
– Trương Văn Vỹ ( diện thi lại lên lớp, học yếu)
– Võ Thị Yến Nhi( diện thi lại lên lớp, học yếu)
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Như chúng ta đã biết điều quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm là
phải có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu
quả.Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân
minh, kịp thời, công bằng đối với tất cả học sinh không được phép trù úm, ghẻ
lạnh, phân biệt đối xử với học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho

công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và
phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công. Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ,
nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học
sinh. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể
hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng
ngày.Chỉ có như thế ta mới đáp ứng và thực hiện tốt yêu cầu mà xã hội đã tín
nhiệm giao phó.
5.1. GVCN phải là người nắm rõ tình hình lớp chủ nhiệm:
Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng
của các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường
tận? Theo tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc
gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở
thích… của các em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học
sinh qua các mặt.
Thành phần gia đình:
• Con thương binh, liệt sĩ: 0.
5


• Con mồ côi cha (mẹ): 01 ( Võ Thị Yến Nhi)
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế:
• Võ Thị Huệ: Gia đình thuộc diện nghèo, khó khăn.
• Lê Nhân Đức : Mẹ một mình đi làm mướn nuôi con ăn học.
Học lực và hạnh kiểm năm học 2010 – 2011
• Học lực: Giỏi: 2; Khá: 11; Trung Bình: 20; Yếu: 4.
• Hạnh Kiểm: Tốt: 16; Khá: 18; Trung Bình: 2; Yếu: 1
Năng khiếu :
• Hát múa: 5 em
Để để tìm hiểu và nắm bắt được các nội dung trên tôi tiến hành làm các công

việc sau:
Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu
tiên của năm học mới. ( Phụ lục 1)
Bước 2: Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập
được qua phiếu điều tra tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau
như từ bạn bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số
học sinh,… Qua đó sẽ hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các
em. Từ đó tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp
với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh
đó tôi còn trò chuyện với GVCN của năm trước, liên hệ các GVBM trong lớp
để có thêm những thông tin chính xác về các em.
Bước 3: Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn. Tôi cung
cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia
đình học sinh qua điện thoại, sổ liên lạc. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại
giữa nhà trường với gia đình, giữa GVCN với PHHS. Bằng các hình thức liên
hệ đó tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em từ
đó có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnh
phương pháp giáo dục cho phù hợp với từng học sinh.
* Tiến hành làm sổ chủ nhiệm:
Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp. Nó ghi lại kết quả học tập,
những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì vậy khi làm sổ chủ nhiệm
tôi thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu: Trong đó tôi chú ý nhất
là:
– Sơ đồ chỗ ngồi. (Phụ lục 2)
– Danh sách cán bộ lớp.
– Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ – số điện thoại).
– Nội quy trường lớp.
– Theo dõi kết quả thi đua.
– Theo dõi học sinh cá biệt.
– Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ.

– Kiểm diện phụ huynh đi họp.
5.2. Ổn định nề nếp, xây dựng lớp tự quản tích cực:
6


Ở lứa tuổi THCS, thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản,
phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ,
tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê
bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
cùng tiến bộ ở mỗi học sinh.
Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì
cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó
bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh
nào cũng đảm nhiệm được.
Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau:
* Bầu ban cán sự lớp: Lớp trưởng; Lớp Phó học tập; Lớp phó Kỉ luật;
Lớp phó Lao động; Lớp phó Văn thể mỹ; Thủ quỹ.
* Đội cờ đỏ gồm hai học sinh
* Bầu tổ trưởng:
* Bầu Ban Cán sự phụ trách bộ môn: Văn, Toán, Anh
* Phân công nhiệm vụ cụ thể:
 Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh
hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng
tuần, hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.
 Lớp phó HT: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc
của các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn
lên, bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp
hàng tuần, hàng tháng.
 Lớp phó Lao động – Kỉ luật: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh

của lớp, phân công trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động và
báo cáo kết quả cho GVCN.
 Lớp phó Văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Tổng phụ trách Đội, do trường tổ chức.
 Nhiệm vụ của thủ quỹ: Thu và chi quỹ lớp và xây dựng kế hoạch khen
thưởng, báo cáo thu chi cho lớp trưởng và cho GVCN.
 Cờ đỏ: Giám sát việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như của lớp
mình, báo cáo kết quả cho thầy Tổng phụ trách Đội, cho GVCN về tình hình
của lớp.
 Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của
từng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp.
* Sắp xếp chỗ ngồi:
 Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt (HS cận thị: Phan Nhã Phương.)
 Chú ý tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực (Thấp ngồi trước, cao
ngồi sau; nam – nữ xen kẽ; HS Giỏi – Yếu, Khá – Trung bình ngồi cùng bàn; Tỉ
lệ Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ở các tổ đều nhau).
 Chú ý những em có cùng khuyết điểm.
Ví dụ: Em Trương Văn Vỹ là một học sinh chậm, trầm, học yếu, thụ
động trong mọi hoạt động. Ở lớp 6 nhiều thầy cô đã phàn nàn về em. Thế nên
7


sang lớp 7, tôi chú ý đến em nhiều hơn. Trong các giờ học em hay uể oải, nằm
dài trên bàn, không chú ý, không ghi bài, không chịu phát biểu ý kiến xây dựng
bài. Các bài kiểm tra đều là điểm yếu kém. Giáo viên bộ môn tâm sự với tôi:
“Em thường xuyên không học bài, không làm bài tập”. Cũng đã nhiều lần tôi
gặp riêng em để tìm hiểu lí do cũng như tôi biết được trước đó là do em học
yếu từ đầu cấp, kiến thức bị hỏng nhiều nên không thể theo kịp bạn bè đâm ra
chán nản, lười học. Tôi đã xếp em ngồi cạnh em Thuận (là lớp trưởng, đồng

thời là một học sinh có trách nhiệm và có học lực rất khá của lớp) kèm cặp và
giao trách nhiệm cho em Thuận làm sao phải giúp bạn tiến bộ. Vì vậy, bằng
khả năng và trách nhiệm của mình em Thuận đã từ từ giúp em Vỹ tiến bộ dần
lên. Tất nhiên tôi cũng luôn động viên em bằng những câu hỏi vừa tầm kèm
theo điểm khuyến khích. Nhờ đó, trong học kì I vừa qua học lực của em Vỹ
được xếp loại: Trung bình, hạnh kiểm: Khá.
* Một số yêu cầu khác:
 Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp.
 Các em chép nội quy nhà trường và về nhà theo dõi xin ý kiến của
PHHS.
 Qui định về thưởng phạt: Cuối mỗi học kì, bất kì HS nào có ý thức vươn
lên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất có thể được khen
thưởng 3 cuốn vở/ HS.(Trích từ quỹ lớp, GVCN hỗ trợ thêm,…).
 Chú ý: Những qui định này được đặt ra trên tinh thần dân chủ, phải lấy ý
kiến của số đông tránh việc áp đặt. Khi đặt ra những qui định nội quy của lớp
thì phải cố gắng thực hiện tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Và khi có sự
thay đổi cũng phải lấy ý kiến của học sinh.
 Trao đổi với phụ huynh học sinh qua lần họp phụ huynh học sinh đầu năm.
Nếu như ở trường các em là học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì ở nhà các
em là thành viên của một gia đình là con của cha mẹ. Cả giáo viên chủ nhiệm
và cha mẹ các em đều là những người chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục
của học sinh. Tôi thiết nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì phụ huynh và
giáo viên chủ nhiệm phải đồng cảm, hiểu nhau. Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắc
nhở, dạy bảo động viên con em mình, ở trường thầy cô tận tình chỉ dạy thì
chắc chắn học sinh ấy sẽ tiến bộ, vâng lời.
Trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi yêu cầu toàn thể phụ huynh đều
có mặt bằng cách gửi thư mời trước một tuần. Nếu ngày đó phụ huynh nào
không có đến được thì sáng ngày hôm sau phải đến gặp giáo viên chủ nhiệm
tại trường. Tôi yêu cầu như thế bởi một lí do thật đơn giản. Phụ huynh không
biết người chịu trách nhiệm dạy dỗ con em mình là ai? Người đó như thế nào?

Thì làm sao nắm được kết quả học tập của con em mình?
Thông qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau:
• Thông qua nội quy nhà trường.
• Thông qua nội quy của lớp học, xin ý kiến của phụ huynh học sinh.
• Thông báo về các khoản thu đầu năm (Tránh việc học sinh lợi dụng
lấy tiền của cha mẹ để đi chơi ).
8


• HS nộp các khoản thu bao nhiêu thì đều được gởi giấy báo về gia
đình.
• Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: Nhiệt tình – có thời gian để
giúp giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học.
• Lấy số điện thoại của phụ huynh để liên lạc và lấy chữ kí mẫu để
tránh các trường hợp học sinh thay mặt cha mẹ tự tiện làm đơn nghỉ học.
 Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tiến hành tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết
5 sáng thứ 6. Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời gian giáo viên chủ
nhiệm tiếp xúc, gần gũi nhất, nhiều hơn với lớp. Theo tôi, Giáo viên chủ nhiệm
là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp các khó khăn trong quá trình học
tập cũng như trong cuộc sống, vì vậy buổi sinh hoạt lớp phải đạt được các mục
tiêu sau:
– Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với
giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và
cuộc sống.
– Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập
sẵn sàng tiến bộ.
– Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập.
– Tự nhận ra các lý do nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc

phục sửa chữa.
Vì vậy, ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực hiện đổi mới nội dung
sinh hoạt lớp: tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp
cũng như đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ
đó xây dựng phương hướng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng
nề mà rất cần sự góp ý phê bình góp ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm
cho tập thể lớp tốt hơn, điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận được sự
thân thiện, gần gũi.
+ Chia sẻ với học sinh: Tôi hỏi thăm trong gia đình em nào có sự kiện đặc
biệt như ốm đau, tai nạn, hiếu hỉ, mùa màng,
+ Trao đổi, tâm tình về tâm lí lứa tuổi, định hướng nghề nghiệp, ước mơ,
kể chuyện từ sách Hạt giống tâm hồn,… vì học sinh lớp 7 ở vào lứa tuổi mà
các em đã dậy thì và bắt đầu có những xúc cảm giới tính. Do đó, cần giáo dục
sức khoẻ sinh sản vị thành niên cũng như định hướng tâm lí, tình cảm, tình bạn
trong sáng, đúng đắn, đẹp đẽ cho các em.
+ Hoặc chỉ vẽ cho các em về phương pháp học: khi làm bài tập: đọc kỹ
đầu bài dành một vài phút hồi tưởng lại các kiến thức kỹ năng đã được nghe
giảng rồi mới tiến hành làm bài => xem lại lý thuyết nếu không thể nhớ ra =>
đọc bài mới, tìm hiểu bài mới, học tập cần kết hợp với nghỉ ngơi tích cực, cách
ghi nhớ những bài học gắn liền với hình ảnh, hoặc tổ chức cho học sinh thảo
luận cách chia thời gian biểu ở nhà để có một phương pháp học tập tốt hơn
 Biện pháp của GVCN đối với tập thể lớp.
9


Để lớp đi vào nề nếp, chăm chú học tập, tham gia hoạt động tốt tôi đã
bám sát kế hoạch giảng dạy từng học kì, kế hoạch Đội để đề ra kế hoạch hoạt
động cho lớp chủ nhiệm. Lớp tiến hành hoạt động theo sự quản lí và theo dõi
của Ban Cán sự lớp có sự kiểm tra đôn đốc của GVCN. Ở mỗi tuần, mỗi tháng

tôi đều có lời khen đúng lúc cũng như kịp thời uốn nắn những hành vi sai trái.
Việc làm này tôi thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì không hề bỏ
qua dù bất cứ lí do nào. Tôi luôn luôn giữ uy tín đối với học sinh, nói và làm
luôn đi đôi với nhau, việc làm phải tới nơi tới chốn. Là giáo viên chủ nhiệm
cũng là giáo viên dạy bộ môn toán ở lớp, tôi luôn ứng dụng phương pháp mới.
Sử dụng thường xuyên đồ dùng dạy học trực quan, đầu tư giáo án điện tử để
thu hút học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em. Bởi giáo viên không có
trình độ cao kiến thức rộng thì khó mà thành công trong công tác giáo dục.
Ngoài ra, tôi còn sắp xếp thời gian để đọc nhiều tài liệu, thường xuyên
theo dõi thời sự, tin tức,… nhằm làm phong phú kiến thức cho bản thân từ đó
giúp cho việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
Giáo viên chủ nhiệm phải là một người khéo léo, ứng xử và giao tiếp tốt.
Nghĩa là giáo viên phải có kĩ thuật sư phạm trong mọi tình huống, phải nhẹ
nhàng, tế nhị, phải tôn trọng danh dự của học sinh. Đến lớp giáo viên luôn tạo
sự vui vẻ lạc quan nhiệt tình không nên chán nản, buồn rầu nhất là những
chuyện buồn của cá nhân (riêng theo bản thân tôi, nếu có tôi cũng không giấu
kín mà sẵn sàng tâm tình với các em vì các em đã lớn, đã có thể hiểu được,
chia sẻ được, và khi được các em chia sẻ tôi càng nhanh chóng định hướng lại
tư tưởng của mình theo hướng lạc quan, tích cực không làm ảnh hưởng đến
tinh thần chung của lớp). Khi vào lớp phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự
nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho học sinh cũng như phụ huynh học sinh vì muốn
người khác tôn trọng ta thì trước hết ta phải tôn trọng người, đặc biệt phải tôn
trọng chính mình.
Tóm lại giáo viên chủ nhiệm là đại diện cho quyền lợi chính đáng cho
học sinh, bảo vệ cho học sinh về mọi mặt một cách hợp lí. Giáo viên chủ
nhiệm còn là cầu nối để phản ánh những tâm tư tình cảm nguyện vọng của học
sinh đến với Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn, gia đình và các
đoàn thể xã hội khác. Để đạt được hiệu quả của công tác chủ nhiệm ở trường
Trung học cơ sở cần có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường cộng với ý thức trách nhiệm sự khéo léo tinh tế của giáo viên

chủ nhiệm.
5.3. Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng
giáo dục khác.
* Phối hợp với gia đình học sinh
Thông thường, ở bất kì một học sinh nào khi bị điểm xấu hoặc vi phạm
nội qui trường lớp thường về nhà sợ bị la rầy, thậm chí bị đánh đập nên các em
thường “ém nhẹm”, giấu cha giấu mẹ. Vì vậy tôi có kế hoạch thông báo cho
gia đình học sinh biết kết quả học tập, rèn luyện đạo đức, lao động,… sau 3
tháng đầu mỗi học kì, cuối HKI và cuối HKII cũng như cả năm. Và khi nhận
10


được kết quả từ giáo viên chủ nhiệm thì gia đình cũng kịp thời nắm bắt được
tinh thần học tập, hành vi của con em mình, từ đó có biện pháp giáo dục kịp
thời. Không chỉ liên hệ qua thư mời, điện thoại mà tôi còn đến thăm và trao đổi
với gia đình học sinh nhất là gia đình các em học sinh cá biệt. Theo tôi đây là
hình thức giáo dục có hiệu quả giáo dục cao bởi lẽ qua việc đến thăm gia đình
học sinh sẽ tạo được sự đồng cảm, thiện cảm giữa phụ huynh và giáo viên chủ
nhiệm. Chính mối thiện cảm này giúp học sinh phải tự ý thức để xứng đáng với
sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô. Bên cạnh đó tôi còn đề xuất với nhà trường
trong những buổi lễ sơ kết hoặc tổng kết năm học mời các phụ huynh có con
em học giỏi được khen thưởng đến dự lễ để họ tự hào hãnh diện về con mình
và ngược lại cũng thấy được rằng mình cần phải cố gắng để đem lại niềm vui
cho cha mẹ.
Khi phối hợp với gia đình tôi thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm cần linh
hoạt trong sử dụng các biện pháp và hình thức vì “Mười ngón tay có ngón
ngắn ngón dài” hoàn cảnh gia đình không ai giống ai. Có gia đình có điều kiện
kinh tế, có thời gian luôn quan tâm theo dõi sâu sát chuyện học tập của con em
thậm chí là luôn đưa rước con cái đi học, theo dõi tập vở của các em hàng

ngày. Nhưng cũng có gia đình cha mẹ phải đầu tắt mặt tối đi sớm về khuya, họ
không có thời gian để quan tâm con cái, mặc dù ai cũng muốn con mình học
giỏi, ngoan ngoãn. Vậy làm thế nào để phụ huynh nào cũng nắm bắt kịp thời
kết quả học tập của con em mình? Đó cũng là điều tôi trăn trở, suy nghĩ. Từ đó
tôi đi đến quyết định: Mình phải thường xuyên liên hệ phối hợp với gia đình
học sinh.
Ví dụ: Em Lê Thành Vương là một học sinh hay trốn học, cúp tiết,
thường xuyên chơi game trước khi đến lớp dẫn đến đi học trễ, trong lớp thì hay
đùa giỡn, gây mất trật tự, vi phạm nội quy trường lớp như nhuộm tóc,….
Những vi phạm của em làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm thi đua của lớp.
Tôi tìm hiểu và biết được bố mẹ là người buôn bán, gia đình thuộc diện khá
nên em đã theo bạn bè lêu lổng, lười biếng học hành. Em lợi dụng những buổi
học trái buổi để đi chơi điện tử. Cha mẹ em mặc dù có sự quan tâm nhưng do
buôn bán bận bịu nên không có điều kiện gần gũi con cái. Biết vậy tôi liền kết
hợp với phụ huynh bằng cách ở lớp thường xuyên điểm danh em, gia đình nắm
thời khóa biểu cũng như giờ giấc đi về để kiểm tra. Gia đình và giáo viên chủ
nhiệm thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và thông báo cho nhau về tình hình học
tập ở lớp cũng như ở nhà để có biện pháp khắc phục kịp thời. Cụ thể trong đầu
học kì I, khi em trốn tiết, tôi lập tức gọi điện thoại mời ba của em đến trường.
Khi nghe tôi phân tích nguyên nhân cũng như những vi phạm mà em Vương
mắc phải thì gia đình em cũng nhận rõ khuyết điểm và gởi lời cảm ơn thầy cô.
Đến lớp tôi gặp riêng em và khuyên bảo, tôi phân tích cái sai của em để cho
em hiểu. Em hứa sẽ từ bỏ trò chơi game vô bổ này. Thêm vào đó, ở lớp tôi
luôn có lời khen em ấy dù là việc tốt nhỏ để em cảm thấy mình không bị bỏ
rơi, luôn được thầy cô và bạn bè quan tâm và tôn trọng. Qua thời gian uốn nắn
cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của gia đình tôi thấy em có sự tiến bộ rõ rệt từ một
11

học sinh lười biếng ham chơi mà nay đã đi học đều dặn và có định hướng học
tập đúng dắn.
* Phối hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường.
Mỗi tháng BGH tổ chức họp HĐSP một lần đề ra kế hoạch chủ nhiệm cho
GVCN của cả trường cũng như ở các khối lớp. Kế hoạch của BGH chính là
“Kim chỉ nam” cho mỗi giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời trong lần họp định kỳ,
BGH cũng được nghe những phản ảnh từ GVCN về thuận lợi, khó khăn trong
quá trình thực hiện hoặc có ý kiến đề xuất nào tôi trực tiếp gặp BGH để BGH
kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Những khó khăn thắc mắc tôi đều
xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ phía BGH.
* Phối hợp với các Giáo viên bộ môn.
Khác với cấp tiểu học, ở bậc THCS các em được học rất nhiều môn, mà
mỗi môn học là một giáo viên phụ trách. Do đó kết quả học tập cũng như từng
hành vi cử chỉ thái độ của các em, GVCN khi mà tự mình nắm bắt, rất cần sự
phối hợp, hỗ trợ của với các giáo viên bộ môn. Đây là một hoạt động liên tục,
thường xuyên gắn bó thống nhất giữa dạy học và giáo dục. Bản thân người
giáo viên giảng dạy trên lớp cũng là người giáo dục tốt nhất. Để sự phối hợp
này được nhịp nhàng đồng bộ tôi đã làm các công việc sau:
– Thường xuyên thông báo trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học
tập của lớp, cũng như của từng học sinh, để giáo viên nắm bắt được khả năng
trình độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp. Tôi còn đề nghị
giáo viên bộ môn có kế hoạch phụ đạo thêm những em yếu kém giúp các em
lấy lại căn bản. Tôi xin phép GVBM được dự giờ thăm lớp mình để biết được
thực lực từng môn của các em như thế nào, từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ phù
hợp. Còn với những tiết học chính khóa GV bộ môn cần thường xuyên kiểm
tra bài vở, gọi các em phát biểu ý kiến. Những câu trả lời đúng GVBM tuyên
dương hoặc là cộng điểm để các em có hứng thú trong học tập và không còn
phải sợ bị gọi đến tên.
– Đối với lớp tôi đề nghị các em mạnh dạn đóng góp ý kiến, nên những
trở ngại trong các bộ môn học trong các môn học đối với giáo viên bộ môn.

Các em không nên tự ti giấu dốt, có vấn đề gì chưa rõ cứ nhờ giáo viên bộ môn
giúp đỡ. Tôi luôn tạo mối quan hệ gần gũi giữa học sinh với giáo viên bộ môn
bằng cách: khuyên các em phải biết kính trọng, quan tâm đến hoàn cảnh các
thầy cô.
– Tôi thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài của lớp rồi trao đổi cùng giáo viên
bộ môn về những nhận xét các tiết học. Tôi đề nghị giáo viên bộ môn ghi thật
cụ thể đúng người đúng tội để tránh tình trạng chung chung không biết xử lí
em nào.
– Nhằm nắm bắt kịp thời tình hình học của các em tôi thường xuyên xem
và theo dõi sổ điểm của GVBM để xem qua điểm số của các bài kiểm tra 15
phút và 45 phút. Với cách làm này tôi sẽ nắm bắt được kết quả học tập của
từng em và thông báo về gia đình để gia đình cùng nhà trường có biện pháp
giáo dục tích cực.
12


* Phối hợp với Đội TNTP HCM.
Ngoài việc các em học tập kiến thức văn hóa thì việc các em tham gia các hoạt
động của Đội là điều tất nhiên. Thông qua những hoạt động của Đội, các em sẽ
được rèn luyện thêm nhiều phẩm chất của người học sinh cần có như là: tình
đoàn kêt, lòng nhân ái, tinh thần cầu tiến,… phối hợp với Đội thiếu niên tiền
phong là giáo viên chủ nhiệm, hiểu biết về hoạt động Đội của các em, luôn
động viên nhắc nhở uốn nắn các em trong các hoạt động của Đội.
Không chỉ thế, Đội còn có biểu điểm thi đua hàng tuần giữa các lớp. Tôi luôn
nắm chắc biểu điểm này để làm cơ sở đưa ra biểu điểm thi đua cho phù hợp
với trách nhiệm của mình. Trong biểu điểm thi đua có mức độ khen thưởng và
kỉ luật. Để làm tốt được điều này cần có sự kết hợp theo dõi của các tổ trưởng,
lớp trưởng, lớp phó, căn cứ vào sổ đầu bài. Mỗi tuần tổng kết một lần, tuần nào
đạt điểm cao đứng vị thứ nhất, nhì, ba về thi đua thì được nhà trường tặng cờ

luân lưu. Đồng thời, tôi luôn dành những lời khen tặng học sinh khi tốt, phê
bình học sinh vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ từ khiển trách trước lớp đến
làm bản kiểm điểm, cảnh cáo dưới cờ. Tất cả các việc làm này tôi đều kết hợp
với Đội trong giờ sinh hoạt dưới cờ hàng tuần nhằm tạo sự thống nhất đồng bộ
tránh sự rắc rối không đáng có.
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của BGH,
hội đồng Đội và tất cả các thầy cô trong nhà trường cũng như sự cộng tác nhịp
nhàng ăn ý của PHHS. Tôi đã đạt được kết quả khả quan học sinh biết vâng lời
và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể học
sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt sau
một năm học lớp 7/2 được sự tin tưởng thương yêu của tất cả các thầy cô, ai
cũng hào hứng khi bước vào lớp giảng dạy. Riêng bản thân tôi được phụ huynh
tín nhiệm, đồng nghiệp tin yêu.
Kết quả cả năm đạt được như sau:
 Học lực:
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Đầu
năm
2 5,4% 11 29,7% 20 54,1% 4 10,8% 0 0%
HK I 3 8,1% 12 32,4% 20 54,1% 2 5,4% 0 0%
Cả
năm
4 10,9% 15 40,5% 18 48,6% 0 0% 0 0%
 Hạnh kiểm:
Tốt Khá Trung bình Yếu
Đầu năm 16 43,2% 18 48,7% 2 5,4% 1 2,7%
13


HK I 20 54,1% 16 43,2% 1 2,7% 0 0%
Cả năm 21 56,8% 15 40,5% 1 2,7% 0 0%
 Các phong trào khác: Lớp đạt kết quả cao các phong trào do nhà
trường tổ chức như:
– Giải nhất Hội thi trò chơi dân gian. ( Nguyễn Văn Lợi)
– Giải nhất hội thi vở sạch chữ đẹp. ( Lê Hoài Thương)
– Giải nhất hội thi bông hoa điểm 10 ( Lê Hoài Thương)
– Giải nhất hội thi cà khêu.
7. KẾT LUẬN
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được
cho tôi ngày hôm nay. Tôi rút ra được các kinh nghiệm sau:
Người giáo viên cần phải nắm và am hiểu sự phát triển tâm sinh lí của
học sinh trung học cơ sở để để có biện pháp giáo dục không phải là khuôn
mẫu, mỗi con người đều có hoàn cảnh, có tâm sự, có tình cảm, tính tình khác
nhau cho nên việc am hiểu các em và tìm biện pháp giáo dục thích hợp quả là
không đơn giản. Người giáo viên phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gương
sáng toàn vẹn từ nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộ
đến thái độ ứng xử hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động
đến nhân cách. Để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tôi luôn
quan niệm: Phải sống cho trong sạch dù có nghèo về vật chất nhưng luôn giàu
có về mặt tâm hồn, tình cảm và mỗi ngày sẽ là một sự tiến bộ hơn hoàn thiện
hơn.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, phải
thực sự am hiểu nắm bắt sâu sát, chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và
Nhà nước trong thời kì đổi mới.
Giáo viên cần phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, phải có
tay nghề cao. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của công tác chủ
nhiệm vì: “Để cung cấp cho người học một hạt nhỏ hào quang kiến thức thì
người thầy giáo phải cố gắng một biển cả ánh sáng.”

Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ
nhiệm không chỉ phải là một giáo viên dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâm
đến chất lượng hai mặt giáo dục là học lực và hạnh kiểm của học sinh (là vấn
đề trọng tâm) mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh về các giá trị
đạo đức, thẩm mỹ, thể chất,…Do vậy, theo tôi, hai yếu tố cốt lõi không thể
thiếu đối là người giáo viên chủ nhiệm lớp đó là “cái tài” của một nhà tâm lí và
“cái tâm” của một nhà giáo dục. Khi kết hợp nhuần nhuyễn, hoà quyện hai yếu
tố này thì người giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng
đã có thể làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay và hơn thế
làm thăng hoa nhân cách của mình trong lòng bao thế hệ đồng nghiệp và học
trò yêu dấu. Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp mà
14


bản thân đã đúc kết từ quá trình chủ nhiệm. Tuy nhiên đề tài vẫn còn nhiều
thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệp
để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm qúy báu trong công tác chủ nhiệm
lớp, giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình
hơn.
8. ĐỀ NGHỊ.
Để tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm đề nghị các
cấp cần có những hình thức để khuyến khích giáo viên như sau:
-Tuyên truyền và vận động phụ huynh không coi việc giáo dục con em
là việc riêng của giáo viên.
– Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hội thảo về công tác chủ
nhiệm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
– Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo các lực lượng
ngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục tại địa phương.
– Có hình thức khen thưởng các giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm

nhằm động viên khuyến khích họ.
Đại Hồng, ngày 10 tháng 1 năm 2012
Người viết
Trương Công Thành
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
TT Tên tác giả Tên tài liệu tham khảo Nhà xuất
bản
Năm xuất
bản
15


01 Nguyễn Thanh Bình
Công tác chủ nhiệm lớp ở
trường trung học
NXB ĐH
sư phạm
Hà Nội
2010
02 Nguyễn Thanh Bình
Một số vấn đề trong công
tác chủ nhiệm lớp ở
trường phổ thông
NXB ĐH
sư phạm
Hà Nội
2011
03 Nguyễn Thanh Bình
Tài liệu bồi dưỡng

CBQL, GV về công tác
chủ nhiệm trong trường
THCS, THPT. ( Quyển 1)
NXB ĐH
sư phạm
Hà Nội
2011
04 Nguyễn Thanh Bình
Tài liệu bồi dưỡng
CBQL, GV về công tác
chủ nhiệm trong trường
THCS, THPT. ( Quyển 2)
NXB ĐH
sư phạm
Hà Nội
2011
10. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH
I. Phần tự ghi của học sinh
1. Họ và tên học sinh:……………….…………………… Giới tính: ……
2. Ngày…. tháng…. năm sinh…… Dân tộc:… … Tôn giáo:……….
16


3. – Địa chỉ thường trú: Xóm……… thôn ……… xã ……….huyện ………
– Số điện thoại bàn của gia đình:…………………
4. – Họ, tên cha: …………………….Nghề nghiệp:……Số điện thoại:………
– Họ, tên mẹ: …………………….Nghề nghiệp:…… Số điện thoại:………

5. Số anh……… chị……….… em………… trong gia đinh.
6. Điều kiện kinh tế gia đình:…………………
* Góc học tập:
7. – Xếp loại của năm học 2009 – 2010:
– Học lực:…………….Hạnh kiểm:………………
– Chức vụ đã làm ở năm học 2009 – 2010:……………
8. Năng khiếu:……………………… Sở thích:……………………….………
9. Các bạn thân hiện nay:…………
10. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này:
Học lực:…………………………… Hạnh kiểm:………………………………
11. Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:

II. Phần ghi của PHHS.
1. Phụ huynh có thường xuyên quan tâm, giáo dục con em mình hay không? Vì
sao?
2. Phụ huynh tạo điều kiện gì cho con em mình học tốt ?

Phụ huynh có nhận xét gì về con em mình?
………………………………………………………………………………
PHHS có đề nghị gì với nhà trường và GVCN?
………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC 2
Sơ đồ bố trí chỗ ngồi
17


Vương Út Duyên Lợi Bảo Dung Linh Y.Nhi

Nguyệt Phục Q.Như Đức Huệ Cung Lộc N.Long
Phương Vi Tuấn Nhớ Thiện Ngọc Lựu Trâm
Hiếu Lành Trung Thương Sươn
g
Tùng N.Như Nhớ
T.Long Nhi Thuận Vỹ
MỤC LỤC
Mục Tiêu đề các phần Trang
1 Tên đề tài 1
18
C aử
ra
vaò
Bàn giáo viên
Bảng đen


2 Đặt vấn đề 1 – 3
3 Cơ sở lý luận 3 – 4
4 Cơ sở thực tiễn 4 – 5
5 Nội dung nghiên cứu 5 – 13
6 Kết quả nghiên cứu 13 – 14
7 Kết luận 14 – 15
8 Đề nghị 15
9 Tài liệu tham khảo 16
10 Phụ lục 17 – 18
11 Mục lục 19
19

bảo cho việc dạy và học. Mô hình ít con, kinh tế tài chính ngày càng được cải tổ đãtạo thuận tiện cho trẻ nhỏ được chăm sóc và chăm nom tốt hơn. Bên cạnh đó, sựphát triển như vũ bão của khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt quan trọng là công nghệ thông tinđã tương hỗ cho giáo viên và cha mẹ trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắtnhanh những thông tin thiết yếu trong phối hợp giáo dục ; đồng thời tương hỗ tíchcực cho hoạt động giải trí dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạtđộng tập thể khiến học viên thấy hứng thú hơn. Sự phối phối hợp giữa những tổchức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên ngặt nghèo. Tuynhiên, bên cạnh những thuận tiện kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn gặpkhông ít những khó khăn vất vả, thử thách. Trong thời đại khoa học công nghệ tiên tiến vàkinh tế thị trường lúc bấy giờ, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến chonhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt những tác động ảnh hưởng xấu đi đến đối tượng người tiêu dùng họcsinh : xu thế đua đòi chưng diện theo phục trang, mái tóc của những ca sĩ, diễnviên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt quan trọng là game trực tuyến. Chính nhữngvấn đề này tác động ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học viên và gây ra rất nhiều khó khăn vất vả cho giáo viên chủ nhiệmtrong công tác giáo dục đạo đức học viên. Nguyên nhân đa phần là do nhiều công nghệ tiên tiến kinh doanh thương mại chỉ chú ý quan tâm đến lợinhuận. Hầu hết những điểm truy vấn Internet đều trang bị những game show bạo lựcthu hút học viên. Vì thế, hiện tượng kỳ lạ trốn tiết, giấu tiền học phí để chơi game làđiều không tránh khỏi. Không những thế, hậu quả do những ảnh hưởng tác động củanhững game show nguy khốn này dẫn đến những hành vi đấm đá bạo lực khôn lường. Mặt khác, nhiều mái ấm gia đình do quá bận rộn với việc làm nên thời hạn dànhcho việc giáo dục con cháu không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xãhội, thậm chí còn cung ứng tài lộc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụhuynh chỉ gặp gỡ trao đổi với GVCN trong 3 buổi họp cha mẹ trong mộtnăm học. còn hầu hết là trao đổi qua điện thoại cảm ứng trong những trường hợp cầnthiết. Trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự chăm sóc của mái ấm gia đình, dễ bị kẻ xấu lôicuốn sa ngã. Một số em do được chiều chuộng và chăm nom quá chu đáo nênnảy sinh tính ích kỉ, ương bướng, khó bảo. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủyếu là kiêm nhiệm, thực tiễn lúc bấy giờ chưa có một khoá giảng dạy chính thức nàocho GVCN. Chính vì thế, không nhiều GVCN thực sự có năng lượng, làm chủnhiệm đa phần bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trongnhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết trêntuần, chưa tương ứng sức lực lao động giáo viên góp vốn đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫnđến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chươngtrình giảng dạy còn nặng về kiến thức và kỹ năng thuần tuý, số tiết giành cho giáo dụccông dân, giáo dục đạo đức học viên còn quá ít, trong khi xã hội ngày càngphát triển. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của những em đang tăng trưởng mạnh, cácem ngày càng có nhiều nhu yếu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định chắc chắn mình, trong khi kỹ năng và kiến thức về xã hội, mái ấm gia đình, sựhiểu biết về pháp lý còn hạn chế, nên khunh hướng học viên hư, lười học, hiệntượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp lý, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều. 2.3. Lý do chọn đề tài : Trong trong thực tiễn, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn vất vả, phức tạp, vuiít, buồn nhiều, thành công xuất sắc cũng có, thất bại chua cay cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, một buổi tập thể lớp nó có đặc trưng riêng của lớp đó. Có lớp như thếnày, có lớp như thế khác : nào là học viên riêng biệt về học tập, về đạo đức, nào làhọc sinh có thực trạng mái ấm gia đình khó khăn vất vả về kinh tế tài chính, con mồ côi … Trong số đó, đối tượng người dùng học viên làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất làlười học, mất đạo đức. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học viên ngoan, tựlo cho bản thân mình, thiết kế xây dựng tập thể lớp để tập thể lớp tiến kịp với những bạn, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra. Thực tiễn là như vậy đó, vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải có phươngpháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu suất cao cao nhất. Công tác chủ nhiệm củamột giáo viên thành công xuất sắc đồng nghĩa tương quan với việc giúp những em hoàn thành xong mìnhhơn, kiến thiết xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. Trong tiến trình lúc bấy giờ, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng yên cầu sựdày công của người giáo viên bởi nhu yếu ngày càng cao của xã hội đang pháttriển, bởi tình hình đời sống vẫn đang sống sót những ảnh hưởng tác động xấu đến họcsinh, bởi sự mưu sinh của mái ấm gia đình nên không ít cha mẹ đã phó thác việcgiáo dục con cháu cho nhà trường. Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khánhiều thời hạn, tâm sức cho công tác chủ nhiệm lớp mình. Qua thực tiễn côngtác, học tập tìm tòi và học hỏi nhiều ở những đồng nghiệp, tôi mạnh dạn trình bàyđề tài “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ” đúc rút kinhnghiệm từ quy trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong những năm học vừaqua, đặc biệt quan trọng là năm 2010 – 2011.2.4. Giới hạn điều tra và nghiên cứu của đề tài : Tập thể học viên trường trung học cơ sở Phù Đổng. 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN : Giáo dục đào tạo là quy trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức triển khai cómục đích, có kế hoạch, trải qua hoạt động giải trí và quan hệ giữa nhà giáo dục vàngười được giáo dục nhằm mục đích sở hữu kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáodục là quy trình ảnh hưởng tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm mục đích hìnhthành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắntrong xã hội. Giáo dục làm một trách nhiệm vô cùng thiết yếu là rèn luyện, biếnđổi từ từ tính cách con người, hướng người ta đến sự triển khai xong của mộtnhân cách tốt đẹp, thiết kế xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướngthiện. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác lập sự nghiệp trồng ngườikhông chỉ là sự nghiệp của toàn quả đât nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác lập là “ quốc sáchhàng đầu ”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một conngười, sự tăng trưởng của một thế hệ, sự hưng thịnh của quốc gia đều phụ thuộcvào tác dụng của hoạt động giải trí giáo dục “ Vì quyền lợi mười năm trồng cây, vì lợi íchtrăm năm trồng người ”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế tài chính, thời đạicông nghệ thông tin tăng trưởng như vũ bão lúc bấy giờ thì giáo dục lại vô cùng cầnthiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của quốc gia có đủ đức lẫntài ? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu suất cao tốt ? Đây chính làtrách nhiệm chung của toàn xã hội, của tổng thể những người làm công tác giáodục, đặc biệt quan trọng là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thườngxuyên nhất tiếp xúc với những em học viên. Bởi vậy, người thân thiện nhiều nhất vớicác em học viên, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn vất vả vướng mắc củacác em, người mà những em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được những emxem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong ước học trò của mình lànhững con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên những em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích choxã hội. 4. CƠ SỞ THỰC TIỄN : Trong xã hội lúc bấy giờ, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thứccủa người dân được cải tổ hơn, ai ai cũng từ chỗ “ no cơm ấm áo ” dần dầntiến tới “ ăn ngon mặc đẹp ”, chăm sóc cho tương lai con cháu nhiều hơn. Điều đóđã ảnh hưởng tác động không ít đến sự nhận thức, hiểu biết của những học viên tất cả chúng ta. Chonên ta thuận tiện nhận thấy rằng học viên ngày này mưu trí, nhanh gọn, phát minh sáng tạo và hiểu biết hơn. Tuy nhiên ta không hề không bàn tới mặt trái củanền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúngta. Nó làm lu mờ lí trí, bôi đen nhân cách khiến những người làm công tác giáodục, những bậc cha mẹ phải do dự, lo ngại. Qua trong thực tiễn, ta nhận thấy đạođức học viên đang trên đà đi xuống, đạo hiếu, truyền thống cuội nguồn “ Tôn sư trọng đạo ” có vẻ như bị xem nhẹ. Đau lòng hơn nữa là có những học viên xem thường, vô lễ, thậm chí còn chống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình …. mà đằng sau đó làmột sự bao che dung túng của mái ấm gia đình. Thực trạng này luôn là rào cản, gâykhó khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viênchủ nhiệm đâu chỉ là quản lí những em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệmvề mặt học tập, đạo đức của những em. Tôi thường nói với những em rằng : Các emlà những cái cây còn non, còn người giáo viên chủ nhiệm – thay mặt đại diện nhàtrường ( cùng với cha mẹ những em ) là người uốn nắn, xu thế cái cây ấy đểcây được lớn lên thẳng thớm, đủ độ trưởng thành, vững chãi, bản lĩnh để chốngchọi lại vô vàn thử thách, bão táp của cuộc sống. Do đó, chủ nhiệm lớp là mộtcông việc khó khăn vất vả nhưng vô cùng tráng lệ. Bên cạnh tình hình trên còncó những thuận tiện và thử thách cho công tác chủ nhiệm lớp * Thuận lợi : Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ huy, chăm sóc nâng cao của chi bộĐảng, của Ban Giám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp sức củatất cả những ban ngành trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi phát minh sáng tạo là người trựctiếp giảng dạy môn Toán nên thời hạn tiếp xúc với lớp chủ nhiệm rất nhiều ( 4 tiết / 1 tuần ) Đội ngũ những thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và nghĩa vụ và trách nhiệm cao, trình độ vững vàng. Hầu hêt những cha mẹ học viên đều rất chăm sóc đến việc học của những em. Đội ngũ cán sự lớp tập trung chuyên sâu những thành viên khá tích cực, ham hoạtđộng. * Khó khăn : Đầu năm học 2010 – 2011 tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phâncông chủ nhiệm lớp 7/2. Đây là lớp 6/2 của năm học 2009 – 2010 có nhiều emlười học, ham chơi game, thường hay trốn học tác động ảnh hưởng đến hiệu quả thi đuacủa lớp. Trình độ học viên trong lớp đa phần ở mức trung bình ( tiến sỹ : 37 ) – Giỏi : 2. – Khá : 11. – Trung Bình : 20. – Yếu : 04. – Kém : 0. Nhiều em có thực trạng khó khăn vất vả phải phụ giúp mái ấm gia đình, nhà xa, ít dành thờigian cho việc học. Đa số học viên chưa ý thức học tập còn ham chơi. Một số cha mẹ học viên phải bươn chải đời sống, ít có điều kiện kèm theo để quantâm chăm nom con cháu ( như đi làm nương rẩy một tháng về nhà vài lần … ) Trước khuôn viên nhà trường đường giao thông vận tải quốc lộ 14B, có nhiều quánInternet, quán bidaLớp có 2 học viên riêng biệt và 2 em học yếu – Lê Thành Vương ( Chậm, trầm, thụ động, mái ấm gia đình buông lỏng ). – Lê Đình Trâm ( Trốn tiết, chơi game, uể oải trong học tập ). – Trương Văn Vỹ ( diện thi lại lên lớp, học yếu ) – Võ Thị Yến Nhi ( diện thi lại lên lớp, học yếu ) 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : Như tất cả chúng ta đã biết điều quan trọng nhất so với giáo viên chủ nhiệm làphải có tâm với học viên, từ đó mới tìm ra cách giáo dục những em có hiệuquả. Giáo viên chủ nhiệm cần bảo vệ quyền hạn chính đáng, thưởng phạt phânminh, kịp thời, công minh so với tổng thể học viên không được phép trù úm, ghẻlạnh, phân biệt đối xử với học viên. Không có công thức nào chung nhất chocông tác chủ nhiệm, nhưng thứ nhất cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình vàphương pháp hài hòa và hợp lý thì sẽ đem lại thành công xuất sắc. Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với việc làm. Phải thân mật yêu thương tôn trọng họcsinh. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương sáng cho học viên noi theo thểhiện qua tư tưởng, tác phong ngôn từ, cách thao tác và ứng xử hàngngày. Chỉ có như thế ta mới phân phối và triển khai tốt nhu yếu mà xã hội đã tínnhiệm phó thác. 5.1. GVCN phải là người nắm rõ tình hình lớp chủ nhiệm : Muốn giáo dục học viên thì phải hiểu được tâm tư nguyện vọng nguyện vọngcủa những em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tườngtận ? Theo tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là tất cả chúng ta phải tiếp xúcgần gũi trò chuyện tìm hiểu và khám phá về thực trạng, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sởthích … của những em. Vì vậy thứ nhất khi đảm nhiệm một lớp tôi đã tìm hiểu và khám phá họcsinh qua những mặt. Thành phần mái ấm gia đình : • Con thương bệnh binh, liệt sĩ : 0. • Con mồ côi cha ( mẹ ) : 01 ( Võ Thị Yến Nhi ) Học sinh có thực trạng khó khăn vất vả về kinh tế tài chính : • Võ Thị Huệ : Gia đình thuộc diện nghèo, khó khăn vất vả. • Lê Nhân Đức : Mẹ một mình đi làm mướn nuôi con ăn học. Học lực và hạnh kiểm năm học 2010 – 2011 • Học lực : Giỏi : 2 ; Khá : 11 ; Trung Bình : 20 ; Yếu : 4. • Hạnh Kiểm : Tốt : 16 ; Khá : 18 ; Trung Bình : 2 ; Yếu : 1N ăng khiếu : • Hát múa : 5 emĐể để khám phá và chớp lấy được những nội dung trên tôi triển khai làm những côngviệc sau : Bước 1 : Điều tra lí lịch học viên qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầutiên của năm học mới. ( Phụ lục 1 ) Bước 2 : Để kiểm tra độ đúng mực của những thông tin mà tôi thu thậpđược qua phiếu tìm hiểu tôi nỗ lực tìm hiểu và khám phá trải qua nhiều kênh khác nhaunhư từ bạn hữu, người quen, chính quyền sở tại địa phương, đến thăm mái ấm gia đình một sốhọc sinh, … Qua đó sẽ hiểu biết đơn cử hơn, chi tiết cụ thể hơn thực trạng mái ấm gia đình cácem. Từ đó tôi có những hình thức, những giải pháp giáo dục linh động phù hợpvới từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnhđó tôi còn trò chuyện với GVCN của năm trước, liên hệ những GVBM trong lớpđể có thêm những thông tin đúng mực về những em. Bước 3 : Đây là bước thực thi liên tục ở từng quá trình. Tôi cungcấp số điện thoại thông minh của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với giađình học viên qua điện thoại cảm ứng, sổ liên lạc. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lạigiữa nhà trường với mái ấm gia đình, giữa GVCN với PHHS. Bằng những hình thức liênhệ đó tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của những em từđó hoàn toàn có thể nhìn nhận hiệu suất cao những ảnh hưởng tác động sư phạm đồng thời điều chỉnhphương pháp giáo dục cho tương thích với từng học viên. * Tiến hành làm sổ chủ nhiệm : Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp. Nó ghi lại hiệu quả học tập, những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì thế khi làm sổ chủ nhiệmtôi thật thận trọng, tôi ghi rất đầy đủ những cụ thể theo mẫu : Trong đó tôi quan tâm nhấtlà : – Sơ đồ chỗ ngồi. ( Phụ lục 2 ) – Danh sách cán bộ lớp. – Tên giáo viên bộ môn ( Địa chỉ – số điện thoại cảm ứng ). – Nội quy trường học. – Theo dõi tác dụng thi đua. – Theo dõi học viên riêng biệt. – Theo dõi mọi mặt từng học viên theo định kỳ. – Kiểm diện cha mẹ đi họp. 5.2. Ổn định nề nếp, kiến thiết xây dựng lớp tự quản tích cực : Ở lứa tuổi trung học cơ sở, thiết nghĩ những em hoàn toàn có thể phát huy năng lực tự quản, phát huy nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân, trong mọi việc làm trên ý thức dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin cậy và giáo dục cho những em ý thức tự giác, tích cực phêbình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp sức lẫn nhaucùng văn minh ở mỗi học viên. Để kiến thiết xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn không thay đổi nề nếp học tập thìcần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động phát minh sáng tạo, nghĩa vụ và trách nhiệm. Vì lẽ đóbầu ban cán sự lớp là một việc cần phải tâm lý thống kê giám sát không phải học sinhnào cũng đảm nhiệm được. Trong buổi hoạt động và sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm những việc làm sau : * Bầu ban cán sự lớp : Lớp trưởng ; Lớp Phó học tập ; Lớp phó Kỉ luật ; Lớp phó Lao động ; Lớp phó Văn thể mỹ ; Thủ quỹ. * Đội cờ đỏ gồm hai học viên * Bầu tổ trưởng : * Bầu Ban Cán sự đảm nhiệm bộ môn : Văn, Toán, Anh * Phân công trách nhiệm đơn cử :  Lớp Trưởng : Theo dõi mọi hoạt động giải trí của lớp tinh chỉnh và điều khiển những tiết sinhhoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo giải trình hiệu quả thi đua về mọi mặt của lớp hàngtuần, hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo giải trình cho giáo viên chủ nhiệm.  Lớp phó HT : theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắccủa những bạn về học tập, lập kế hoạch giúp sức những bạn học viên yếu kém vươnlên, dữ gìn và bảo vệ sổ ghi đầu bài và báo cáo giải trình cho lớp trưởng tác dụng học tập của lớphàng tuần, hàng tháng.  Lớp phó Lao động – Kỉ luật : Chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về mặt lao động vệ sinhcủa lớp, phân công trực nhật, tích hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động vàbáo cáo hiệu quả cho GVCN.  Lớp phó Văn thể mỹ : Tổ chức theo dõi, tham gia những hoạt động giải trí vănhóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Tổng đảm nhiệm Đội, do trường tổ chức triển khai.  Nhiệm vụ của thủ quỹ : Thu và chi quỹ lớp và thiết kế xây dựng kế hoạch khenthưởng, báo cáo giải trình thu chi cho lớp trưởng và cho GVCN.  Cờ đỏ : Giám sát việc thực thi nội quy của lớp bạn cũng như của lớpmình, báo cáo giải trình hiệu quả cho thầy Tổng đảm nhiệm Đội, cho GVCN về tình hìnhcủa lớp.  Tổ trưởng : Theo dõi những hoạt động giải trí của tổ, nắm hiệu quả học tập củatừng tổ viên, xếp loại nhìn nhận tổ viên và báo cáo giải trình cho lớp trưởng tổng hợp. * Sắp xếp chỗ ngồi :  Chú ý những em có nhu yếu về tai mắt ( HS cận thị : Phan Nhã Phương. )  Chú ý tới tầm vóc độ cao, giới tính, học lực ( Thấp ngồi trước, caongồi sau ; nam – nữ xen kẽ ; HS Giỏi – Yếu, Khá – Trung bình ngồi cùng bàn ; Tỉlệ Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ở những tổ đều nhau ).  Chú ý những em có cùng khuyết điểm. Ví dụ : Em Trương Văn Vỹ là một học viên chậm, trầm, học yếu, thụđộng trong mọi hoạt động giải trí. Ở lớp 6 nhiều thầy cô đã phàn nàn về em. Thế nênsang lớp 7, tôi quan tâm đến em nhiều hơn. Trong những giờ học em hay uể oải, nằmdài trên bàn, không quan tâm, không ghi bài, không chịu phát biểu quan điểm xây dựngbài. Các bài kiểm tra đều là điểm yếu kém. Giáo viên bộ môn tâm sự với tôi : “ Em tiếp tục không học bài, không làm bài tập ”. Cũng đã nhiều lần tôigặp riêng em để tìm hiểu và khám phá lí do cũng như tôi biết được trước đó là do em họcyếu từ đầu cấp, kiến thức và kỹ năng bị hỏng nhiều nên không hề theo kịp bè bạn đâm rachán nản, lười học. Tôi đã xếp em ngồi cạnh em Thuận ( là lớp trưởng, đồngthời là một học viên có nghĩa vụ và trách nhiệm và có học lực rất khá của lớp ) kèm cặp vàgiao nghĩa vụ và trách nhiệm cho em Thuận làm thế nào phải giúp bạn tân tiến. Vì vậy, bằngkhả năng và nghĩa vụ và trách nhiệm của mình em Thuận đã từ từ giúp em Vỹ tân tiến dầnlên. Tất nhiên tôi cũng luôn động viên em bằng những câu hỏi vừa tầm kèmtheo điểm khuyến khích. Nhờ đó, trong học kì I vừa mới qua học lực của em Vỹđược xếp loại : Trung bình, hạnh kiểm : Khá. * Một số nhu yếu khác :  Học nội quy nhà trường, đàm đạo và đề ra nội quy của lớp.  Các em chép nội quy nhà trường và về nhà theo dõi xin quan điểm củaPHHS.  Qui định về thưởng phạt : Cuối mỗi học kì, bất kỳ HS nào có ý thức vươnlên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt hiệu quả tốt nhất hoàn toàn có thể được khenthưởng 3 cuốn vở / HS. ( Trích từ quỹ lớp, GVCN tương hỗ thêm, … ).  Chú ý : Những qui định này được đặt ra trên ý thức dân chủ, phải lấy ýkiến của số đông tránh việc áp đặt. Khi đặt ra những qui định nội quy của lớpthì phải cố gắng nỗ lực thực thi tránh thực trạng “ đánh trống bỏ dùi ”. Và khi có sựthay đổi cũng phải lấy quan điểm của học viên.  Trao đổi với cha mẹ học viên qua lần họp cha mẹ học viên đầu năm. Nếu như ở trường những em là học viên của giáo viên chủ nhiệm thì ở nhà cácem là thành viên của một mái ấm gia đình là con của cha mẹ. Cả giáo viên chủ nhiệmvà cha mẹ những em đều là những người chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về hiệu quả giáo dụccủa học viên. Tôi thiết nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu suất cao thì cha mẹ vàgiáo viên chủ nhiệm phải đồng cảm, hiểu nhau. Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắcnhở, dạy bảo động viên con em của mình mình, ở trường thầy cô tận tình chỉ dạy thìchắc chắn học viên ấy sẽ tân tiến, vâng lời. Trong phiên họp cha mẹ đầu năm tôi nhu yếu toàn thể cha mẹ đềucó mặt phẳng cách gửi thư mời trước một tuần. Nếu ngày đó cha mẹ nàokhông có đến được thì sáng ngày hôm sau phải đến gặp giáo viên chủ nhiệmtại trường. Tôi nhu yếu như vậy bởi một lí do thật đơn thuần. Phụ huynh khôngbiết người chịu nghĩa vụ và trách nhiệm dạy dỗ con em của mình mình là ai ? Người đó như thế nào ? Thì làm thế nào nắm được hiệu quả học tập của con em của mình mình ? Thông qua phiên họp tôi đã làm những việc làm sau : • Thông qua nội quy nhà trường. • Thông qua nội quy của lớp học, xin quan điểm của cha mẹ học viên. • Thông báo về những khoản thu đầu năm ( Tránh việc học sinh lợi dụnglấy tiền của cha mẹ để đi chơi ). • HS nộp những khoản thu bao nhiêu thì đều được gởi giấy báo về giađình. • Bầu ban đại diện thay mặt cha mẹ học viên : Nhiệt tình – có thời hạn đểgiúp giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học. • Lấy số điện thoại cảm ứng của cha mẹ để liên lạc và lấy chữ kí mẫu đểtránh những trường hợp học viên thay mặt đại diện cha mẹ tự tiện làm đơn nghỉ học.  Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuầnHàng tuần giáo viên chủ nhiệm triển khai tiết hoạt động và sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết5 sáng thứ 6. Tiết hoạt động và sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời hạn giáo viên chủnhiệm tiếp xúc, thân mật nhất, nhiều hơn với lớp. Theo tôi, Giáo viên chủ nhiệmlà chỗ dựa đáng tin cậy nhất cho những em khi gặp những khó khăn vất vả trong quy trình họctập cũng như trong đời sống, vì thế buổi hoạt động và sinh hoạt lớp phải đạt được những mụctiêu sau : – Tạo cho học viên một tâm ý tự do thân thiện sẵn sàng chuẩn bị san sẻ vớigiáo viên những vướng mắc khó khăn vất vả của mình trong quy trình học tập vàcuộc sống. – Khích lệ động viên học viên và chuẩn bị sẵn sàng một tâm thế chuẩn bị sẵn sàng học tậpsẵn sàng văn minh. – Hướng dẫn thêm kiến thức và kỹ năng sống, kỹ năng và kiến thức học tập. – Tự nhận ra những nguyên do nguyên do yếu kém của mình và sẵn sàng chuẩn bị khắcphục sửa chữa thay thế. Vì vậy, ở tiết hoạt động và sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực thi thay đổi nội dungsinh hoạt lớp : tổng kết ưu điểm khuyết điểm nhìn nhận việc học tập của lớpcũng như đề ra những giải pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từđó kiến thiết xây dựng phương hướng cho tuần tới. Tiết hoạt động và sinh hoạt chủ nhiệm không nặngnề mà rất cần sự góp ý phê bình góp ý chân tình trên niềm tin thiết kế xây dựng làmcho tập thể lớp tốt hơn, điều cần nhất là làm cho những em cảm nhận được sựthân thiện, thân mật. + Chia sẻ với học viên : Tôi hỏi thăm trong mái ấm gia đình em nào có sự kiện đặcbiệt như ốm đau, tai nạn đáng tiếc, hiếu hỉ, mùa màng, + Trao đổi, tâm tình về tâm lí lứa tuổi, khuynh hướng nghề nghiệp, tham vọng, kể chuyện từ sách Hạt giống tâm hồn, … vì học viên lớp 7 ở vào lứa tuổi màcác em đã dậy thì và mở màn có những xúc cảm giới tính. Do đó, cần giáo dụcsức khoẻ sinh sản vị thành niên cũng như khuynh hướng tâm lí, tình cảm, tình bạntrong sáng, đúng đắn, đẹp tươi cho những em. + Hoặc chỉ vẽ cho những em về phương pháp học : khi làm bài tập : đọc kỹđầu bài dành một vài phút hồi tưởng lại những kiến thức và kỹ năng kiến thức và kỹ năng đã được nghegiảng rồi mới thực thi làm bài => xem lại triết lý nếu không hề nhớ ra => đọc bài mới, tìm hiểu và khám phá bài mới, học tập cần tích hợp với nghỉ ngơi tích cực, cáchghi nhớ những bài học kinh nghiệm gắn liền với hình ảnh, hoặc tổ chức triển khai cho học viên thảoluận cách chia thời hạn biểu ở nhà để có một phương pháp học tập tốt hơn  Biện pháp của GVCN so với tập thể lớp. Để lớp đi vào nề nếp, chú ý học tập, tham gia hoạt động giải trí tốt tôi đãbám sát kế hoạch giảng dạy từng học kì, kế hoạch Đội để đề ra kế hoạch hoạtđộng cho lớp chủ nhiệm. Lớp thực thi hoạt động giải trí theo sự quản lí và theo dõicủa Ban Cán sự lớp có sự kiểm tra đôn đốc của GVCN. Ở mỗi tuần, mỗi thángtôi đều có lời khen đúng lúc cũng như kịp thời uốn nắn những hành vi sai lầm. Việc làm này tôi triển khai liên tục liên tục, kiên trì không hề bỏqua dù bất kỳ lí do nào. Tôi luôn luôn giữ uy tín so với học viên, nói và làmluôn song song với nhau, việc làm phải tới nơi tới chốn. Là giáo viên chủ nhiệmcũng là giáo viên dạy bộ môn toán ở lớp, tôi luôn ứng dụng giải pháp mới. Sử dụng tiếp tục vật dụng dạy học trực quan, góp vốn đầu tư giáo án điện tử đểthu hút học viên, tạo hứng thú học tập cho những em. Bởi giáo viên không cótrình độ cao kiến thức và kỹ năng rộng thì khó mà thành công xuất sắc trong công tác giáo dục. Ngoài ra, tôi còn sắp xếp thời hạn để đọc nhiều tài liệu, thường xuyêntheo dõi thời sự, tin tức, … nhằm mục đích làm phong phú và đa dạng kiến thức và kỹ năng cho bản thân từ đógiúp cho việc giáo dục học viên đạt hiệu suất cao cao hơn. Giáo viên chủ nhiệm phải là một người khôn khéo, ứng xử và tiếp xúc tốt. Nghĩa là giáo viên phải có kĩ thuật sư phạm trong mọi trường hợp, phải nhẹnhàng, tế nhị, phải tôn trọng danh dự của học viên. Đến lớp giáo viên luôn tạosự vui tươi sáng sủa nhiệt tình không nên chán nản, buồn rầu nhất là nhữngchuyện buồn của cá thể ( riêng theo bản thân tôi, nếu có tôi cũng không giấukín mà chuẩn bị sẵn sàng tâm tình với những em vì những em đã lớn, đã hoàn toàn có thể hiểu được, san sẻ được, và khi được những em san sẻ tôi càng nhanh gọn khuynh hướng lạitư tưởng của mình theo hướng sáng sủa, tích cực không làm tác động ảnh hưởng đếntinh thần chung của lớp ). Khi vào lớp phải ăn mặc chỉnh tề, ngăn nắp, lịch sựnhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho học viên cũng như cha mẹ học viên vì muốnngười khác tôn trọng ta thì trước hết ta phải tôn trọng người, đặc biệt quan trọng phải tôntrọng chính mình. Tóm lại giáo viên chủ nhiệm là đại diện thay mặt cho quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng chohọc sinh, bảo vệ cho học viên về mọi mặt một cách hợp lý. Giáo viên chủnhiệm còn là cầu nối để phản ánh những tâm tư nguyện vọng nguyện vọng của họcsinh đến với Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn, mái ấm gia đình và cácđoàn thể xã hội khác. Để đạt được hiệu suất cao của công tác chủ nhiệm ở trườngTrung học cơ sở cần có sự phối hợp tốt giữa những lực lượng giáo dục trong vàngoài nhà trường cộng với ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm sự khôn khéo tinh xảo của giáo viênchủ nhiệm. 5.3. Hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với những lực lượnggiáo dục khác. * Phối hợp với mái ấm gia đình học sinhThông thường, ở bất kỳ một học viên nào khi bị điểm xấu hoặc vi phạmnội qui trường học thường về nhà sợ bị la rầy, thậm chí còn bị đánh đập nên những emthường “ ém nhẹm ”, giấu cha giấu mẹ. Vì vậy tôi có kế hoạch thông tin chogia đình học viên biết hiệu quả học tập, rèn luyện đạo đức, lao động, … sau 3 tháng đầu mỗi học kì, cuối HKI và cuối HKII cũng như cả năm. Và khi nhận10được tác dụng từ giáo viên chủ nhiệm thì mái ấm gia đình cũng kịp thời chớp lấy đượctinh thần học tập, hành vi của con em của mình mình, từ đó có giải pháp giáo dục kịpthời. Không chỉ liên hệ qua thư mời, điện thoại cảm ứng mà tôi còn đến thăm và trao đổivới mái ấm gia đình học viên nhất là mái ấm gia đình những em học viên riêng biệt. Theo tôi đây làhình thức giáo dục có hiệu suất cao giáo dục cao bởi lẽ qua việc đến thăm gia đìnhhọc sinh sẽ tạo được sự đồng cảm, thiện cảm giữa cha mẹ và giáo viên chủnhiệm. Chính mối thiện cảm này giúp học viên phải tự ý thức để xứng danh vớisự chăm sóc dạy dỗ của thầy cô. Bên cạnh đó tôi còn yêu cầu với nhà trườngtrong những buổi lễ sơ kết hoặc tổng kết năm học mời những cha mẹ có conem học giỏi được khen thưởng đến dự lễ để họ tự hào hãnh diện về con mìnhvà ngược lại cũng thấy được rằng mình cần phải cố gắng nỗ lực để đem lại niềm vuicho cha mẹ. Khi phối hợp với mái ấm gia đình tôi thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm cần linhhoạt trong sử dụng những giải pháp và hình thức vì “ Mười ngón tay có ngónngắn ngón dài ” thực trạng mái ấm gia đình không ai giống ai. Có mái ấm gia đình có điều kiệnkinh tế, có thời hạn luôn chăm sóc theo dõi nâng cao chuyện học tập của con emthậm chí là luôn đưa rước con cháu đi học, theo dõi tập vở của những em hàngngày. Nhưng cũng có mái ấm gia đình cha mẹ phải đầu tắt mặt tối đi sớm về khuya, họkhông có thời hạn để chăm sóc con cháu, mặc dầu ai cũng muốn con mình họcgiỏi, ngoan ngoãn. Vậy làm thế nào để cha mẹ nào cũng chớp lấy kịp thờikết quả học tập của con trẻ mình ? Đó cũng là điều tôi trăn trở, tâm lý. Từ đótôi đi đến quyết định hành động : Mình phải liên tục liên hệ phối hợp với gia đìnhhọc sinh. Ví dụ : Em Lê Thành Vương là một học viên hay trốn học, cúp tiết, tiếp tục chơi game trước khi đến lớp dẫn đến đi học trễ, trong lớp thì hayđùa giỡn, gây mất trật tự, vi phạm nội quy trường học như nhuộm tóc, …. Những vi phạm của em làm tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm thi đua của lớp. Tôi khám phá và biết được cha mẹ là người kinh doanh, mái ấm gia đình thuộc diện khánên em đã theo bạn hữu lêu lổng, lười biếng học tập. Em tận dụng những buổihọc trái buổi để đi chơi điện tử. Cha mẹ em mặc dầu có sự chăm sóc nhưng dobuôn bán bộn bề nên không có điều kiện kèm theo thân mật con cháu. Biết vậy tôi liền kếthợp với cha mẹ bằng cách ở lớp liên tục điểm danh em, mái ấm gia đình nắmthời khóa biểu cũng như giờ giấc đi về để kiểm tra. Gia đình và giáo viên chủnhiệm liên tục gặp gỡ, trao đổi và thông tin cho nhau về tình hình họctập ở lớp cũng như ở nhà để có giải pháp khắc phục kịp thời. Cụ thể trong đầuhọc kì I, khi em trốn tiết, tôi lập tức gọi điện thoại cảm ứng mời ba của em đến trường. Khi nghe tôi nghiên cứu và phân tích nguyên do cũng như những vi phạm mà em Vươngmắc phải thì mái ấm gia đình em cũng nhận rõ khuyết điểm và gởi lời cảm ơn thầy cô. Đến lớp tôi gặp riêng em và khuyên bảo, tôi nghiên cứu và phân tích cái sai của em để choem hiểu. Em hứa sẽ từ bỏ game show game vô bổ này. Thêm vào đó, ở lớp tôiluôn có lời khen em ấy dù là việc tốt nhỏ để em cảm thấy mình không bị bỏrơi, luôn được thầy cô và bạn hữu chăm sóc và tôn trọng. Qua thời hạn uốn nắncùng sự tương hỗ nhiệt tình của mái ấm gia đình tôi thấy em có sự văn minh rõ ràng từ một11học sinh lười biếng ham chơi mà nay đã đi học đều dặn và có khuynh hướng họctập đúng dắn. * Phối hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường. Mỗi tháng BGH tổ chức triển khai họp HĐSP một lần đề ra kế hoạch chủ nhiệm choGVCN của cả trường cũng như ở những khối lớp. Kế hoạch của BGH chính là “ Kim chỉ nam ” cho mỗi giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời trong lần họp định kỳ, BGH cũng được nghe những phản ảnh từ GVCN về thuận tiện, khó khăn vất vả trongquá trình thực thi hoặc có quan điểm đề xuất kiến nghị nào tôi trực tiếp gặp BGH để BGHkịp thời kiểm soát và điều chỉnh kế hoạch cho tương thích. Những khó khăn vất vả vướng mắc tôi đềuxin quan điểm chỉ huy hoặc nhận sự trợ giúp từ phía BGH. * Phối hợp với những Giáo viên bộ môn. Khác với cấp tiểu học, ở bậc trung học cơ sở những em được học rất nhiều môn, màmỗi môn học là một giáo viên đảm nhiệm. Do đó hiệu quả học tập cũng như từnghành vi cử chỉ thái độ của những em, GVCN khi mà tự mình chớp lấy, rất cần sựphối hợp, tương hỗ của với những giáo viên bộ môn. Đây là một hoạt động giải trí liên tục, liên tục gắn bó thống nhất giữa dạy học và giáo dục. Bản thân ngườigiáo viên giảng dạy trên lớp cũng là người giáo dục tốt nhất. Để sự phối hợpnày được uyển chuyển đồng điệu tôi đã làm những việc làm sau : – Thường xuyên thông tin trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình họctập của lớp, cũng như của từng học viên, để giáo viên chớp lấy được khả năngtrình độ của những em mà có chiêu thức giảng dạy thích hợp. Tôi còn đề nghịgiáo viên bộ môn có kế hoạch phụ đạo thêm những em yếu kém giúp những emlấy lại cơ bản. Tôi xin phép GVBM được dự giờ thăm lớp mình để biết đượcthực lực từng môn của những em như thế nào, từ đó đề ra giải pháp trợ giúp phùhợp. Còn với những tiết học chính khóa GV bộ môn cần liên tục kiểmtra bài vở, gọi những em phát biểu quan điểm. Những câu vấn đáp đúng GVBM tuyêndương hoặc là cộng điểm để những em có hứng thú trong học tập và không cònphải sợ bị gọi đến tên. – Đối với lớp tôi đề xuất những em mạnh dạn góp phần quan điểm, nên nhữngtrở ngại trong những bộ môn học trong những môn học so với giáo viên bộ môn. Các em không nên tự ti giấu dốt, có yếu tố gì chưa rõ cứ nhờ giáo viên bộ môngiúp đỡ. Tôi luôn tạo mối quan hệ thân thiện giữa học viên với giáo viên bộ mônbằng cách : khuyên những em phải ghi nhận kính trọng, chăm sóc đến thực trạng cácthầy cô. – Tôi liên tục kiểm tra sổ đầu bài của lớp rồi trao đổi cùng giáo viênbộ môn về những nhận xét những tiết học. Tôi ý kiến đề nghị giáo viên bộ môn ghi thậtcụ thể đúng người đúng tội để tránh thực trạng chung chung không biết xử líem nào. – Nhằm chớp lấy kịp thời tình hình học của những em tôi liên tục xemvà theo dõi sổ điểm của GVBM để xem qua điểm số của những bài kiểm tra 15 phút và 45 phút. Với cách làm này tôi sẽ chớp lấy được tác dụng học tập củatừng em và thông tin về mái ấm gia đình để mái ấm gia đình cùng nhà trường có biện phápgiáo dục tích cực. 12 * Phối hợp với Đội TNTP HCM.Ngoài việc những em học tập kỹ năng và kiến thức văn hóa truyền thống thì việc những em tham gia những hoạtđộng của Đội là điều tất yếu. Thông qua những hoạt động giải trí của Đội, những em sẽđược rèn luyện thêm nhiều phẩm chất của người học viên cần có như thể : tìnhđoàn kêt, lòng nhân ái, niềm tin cầu tiến, … phối hợp với Đội thiếu niên tiềnphong là giáo viên chủ nhiệm, hiểu biết về hoạt động giải trí Đội của những em, luônđộng viên nhắc nhở uốn nắn những em trong những hoạt động giải trí của Đội. Không chỉ thế, Đội còn có biểu điểm thi đua hàng tuần giữa những lớp. Tôi luônnắm chắc biểu điểm này để làm cơ sở đưa ra biểu điểm thi đua cho phù hợpvới nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Trong biểu điểm thi đua có mức độ khen thưởng vàkỉ luật. Để làm tốt được điều này cần có sự phối hợp theo dõi của những tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó, địa thế căn cứ vào sổ đầu bài. Mỗi tuần tổng kết một lần, tuần nàođạt điểm cao đứng vị thứ nhất, nhì, ba về thi đua thì được nhà trường khuyến mãi cờluân lưu. Đồng thời, tôi luôn dành những lời khen khuyến mãi học viên khi tốt, phêbình học viên vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ từ khiển trách trước lớp đếnlàm bản kiểm điểm, cảnh cáo dưới cờ. Tất cả những việc làm này tôi đều kết hợpvới Đội trong giờ hoạt động và sinh hoạt dưới cờ hàng tuần nhằm mục đích tạo sự thống nhất đồng bộtránh sự rắc rối không đáng có. 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Bằng tổng thể sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự chăm sóc của BGH, hội đồng Đội và toàn bộ những thầy cô trong nhà trường cũng như sự cộng tác nhịpnhàng hợp tác ăn ý của PHHS. Tôi đã đạt được hiệu quả khả quan học viên biết vâng lờivà yêu quý thầy cô giáo, biết xác lập động cơ học tập đúng đắn, tập thể họcsinh biết yêu quý đoàn kết và trợ giúp lẫn nhau cùng văn minh. Đặc biệt saumột năm học lớp 7/2 được sự tin cậy yêu dấu của tổng thể những thầy cô, aicũng hào hứng khi bước vào lớp giảng dạy. Riêng bản thân tôi được phụ huynhtín nhiệm, đồng nghiệp tin yêu. Kết quả cả năm đạt được như sau :  Học lực : Giỏi Khá Trung bình Yếu KémĐầunăm2 5,4 % 11 29,7 % 20 54,1 % 4 10,8 % 0 0 % HK I 3 8,1 % 12 32,4 % 20 54,1 % 2 5,4 % 0 0 % Cảnăm4 10,9 % 15 40,5 % 18 48,6 % 0 0 % 0 0 %  Hạnh kiểm : Tốt Khá Trung bình YếuĐầu năm 16 43,2 % 18 48,7 % 2 5,4 % 1 2,7 % 13HK I 20 54,1 % 16 43,2 % 1 2,7 % 0 0 % Cả năm 21 56,8 % 15 40,5 % 1 2,7 % 0 0 %  Các trào lưu khác : Lớp đạt hiệu quả cao những trào lưu do nhàtrường tổ chức triển khai như : – Giải nhất Hội thi game show dân gian. ( Nguyễn Văn Lợi ) – Giải nhất hội thi vở sạch chữ đẹp. ( Lê Hoài Thương ) – Giải nhất hội thi bông hoa điểm 10 ( Lê Hoài Thương ) – Giải nhất hội thi cà khêu. 7. KẾT LUẬNQua quy trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt đượccho tôi ngày thời điểm ngày hôm nay. Tôi rút ra được những kinh nghiệm sau : Người giáo viên cần phải nắm và am hiểu sự tăng trưởng tâm sinh lí củahọc sinh trung học cơ sở để để có giải pháp giáo dục không phải là khuônmẫu, mỗi con người đều có thực trạng, có tâm sự, có tình cảm, tính tình khácnhau do đó việc am hiểu những em và tìm giải pháp giáo dục thích hợp quả làkhông đơn thuần. Người giáo viên phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gươngsáng toàn vẹn từ nhận thức đến hành vi thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộđến thái độ ứng xử hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác độngđến nhân cách. Để trở thành tấm gương sáng cho học viên noi theo, tôi luônquan niệm : Phải sống cho trong sáng dù có nghèo về vật chất nhưng luôn giàucó về mặt tâm hồn, tình cảm và mỗi ngày sẽ là một sự văn minh hơn hoàn thiệnhơn. Giáo viên chủ nhiệm cần phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, phảithực sự am hiểu chớp lấy nâng cao, chủ trương đường lối giáo dục của Đảng vàNhà nước trong thời kì thay đổi. Giáo viên cần phải không ngừng học tập, trau dồi trình độ, phải cótay nghề cao. Đây chính là yếu tố quyết định hành động sự thành công xuất sắc của công tác chủnhiệm vì : “ Để cung ứng cho người học một hạt nhỏ hào quang kiến thức và kỹ năng thìngười thầy giáo phải cố gắng nỗ lực một biển cả ánh sáng. ” Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, yên cầu người giáo viên chủnhiệm không chỉ phải là một giáo viên dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâmđến chất lượng hai mặt giáo dục là học lực và hạnh kiểm của học viên ( là vấnđề trọng tâm ) mà còn phải chăm sóc đến sự tăng trưởng ở học viên về những giá trịđạo đức, thẩm mỹ và nghệ thuật, sức khỏe thể chất, … Do vậy, theo tôi, hai yếu tố cốt lõi không thểthiếu đối là người giáo viên chủ nhiệm lớp đó là “ cái tài ” của một nhà tâm lí và “ cái tâm ” của một nhà giáo dục. Khi tích hợp thuần thục, hoà quyện hai yếutố này thì người giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêngđã hoàn toàn có thể làm tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong thời đại mới thời nay và hơn thếlàm thăng hoa nhân cách của mình trong lòng bao thế hệ đồng nghiệp và họctrò yêu dấu. Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp mà14bản thân đã đúc rút từ quy trình chủ nhiệm. Tuy nhiên đề tài vẫn còn nhiềuthiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệpđể tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm qúy báu trong công tác chủ nhiệmlớp, giúp tôi triển khai xong công tác tốt hơn và cũng là triển khai xong bản thân mìnhhơn. 8. ĐỀ NGHỊ.Để tạo điều kiện kèm theo cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ý kiến đề nghị cáccấp cần có những hình thức để khuyến khích giáo viên như sau : – Tuyên truyền và hoạt động cha mẹ không coi việc giáo dục con emlà việc riêng của giáo viên. – Các cấp chỉ huy tiếp tục tổ chức triển khai những hội thảo chiến lược về công tác chủnhiệm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. – Tham mưu với những cấp chính quyền sở tại địa phương chỉ huy những lực lượngngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục tại địa phương. – Có hình thức khen thưởng những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệmnhằm động viên khuyến khích họ. Đại Hồng, ngày 10 tháng 1 năm 2012N gười viếtTrương Công Thành9. TÀI LIỆU THAM KHẢO : TT Tên tác giả Tên tài liệu tìm hiểu thêm Nhà xuấtbảnNăm xuấtbản1501 Nguyễn Thanh BìnhCông tác chủ nhiệm lớp ởtrường trung họcNXB ĐHsư phạmHà Nội201002 Nguyễn Thanh BìnhMột số yếu tố trong côngtác chủ nhiệm lớp ởtrường phổ thôngNXB ĐHsư phạmHà Nội201103 Nguyễn Thanh BìnhTài liệu bồi dưỡngCBQL, GV về công tácchủ nhiệm trong trườngTHCS, THPT. ( Quyển 1 ) NXB ĐHsư phạmHà Nội201104 Nguyễn Thanh BìnhTài liệu bồi dưỡngCBQL, GV về công tácchủ nhiệm trong trườngTHCS, THPT. ( Quyển 2 ) NXB ĐHsư phạmHà Nội201110. PHỤ LỤCPHỤ LỤC 1S Ơ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINHI. Phần tự ghi của học sinh1. Họ và tên học viên : … … … … … …. … … … … … … … … Giới tính : … … 2. Ngày …. tháng …. năm sinh … … Dân tộc : … … Tôn giáo : … … …. 163. – Địa chỉ thường trú : Xóm … … … thôn … … … xã … … …. huyện … … … – Số điện thoại cảm ứng bàn của mái ấm gia đình : … … … … … … … 4. – Họ, tên cha : … … … … … … … …. Nghề nghiệp : … … Số điện thoại cảm ứng : … … … – Họ, tên mẹ : … … … … … … … …. Nghề nghiệp : … … Số điện thoại cảm ứng : … … … 5. Số anh … … … chị … … …. … em … … … … trong gia đinh. 6. Điều kiện kinh tế tài chính mái ấm gia đình : … … … … … … … * Góc học tập : 7. – Xếp loại của năm học 2009 – 2010 : – Học lực : … … … … …. Hạnh kiểm : … … … … … … – Chức vụ đã làm ở năm học 2009 – 2010 : … … … … … 8. Năng khiếu : … … … … … … … … … Sở thích : … … … … … … … … …. … … … 9. Các bạn thân lúc bấy giờ : … … … … 10. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này : Học lực : … … … … … … … … … … … Hạnh kiểm : … … … … … … … … … … … … 11. Em có quan điểm, ý kiến đề nghị gì với GVCN và nhà trường : II. Phần ghi của PHHS. 1. Phụ huynh có liên tục chăm sóc, giáo dục con em của mình mình hay không ? Vìsao ? 2. Phụ huynh tạo điều kiện kèm theo gì cho con trẻ mình học tốt ? Phụ huynh có nhận xét gì về con em của mình mình ? … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … PHHS có đề xuất gì với nhà trường và GVCN ? … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … PHỤ LỤC 2S ơ đồ sắp xếp chỗ ngồi17Vương Út Duyên Lợi Bảo Dung Linh Y.NhiNguyệt Phục Q.Như Đức Huệ Cung Lộc N.LongPhương Vi Tuấn Nhớ Thiện Ngọc Lựu TrâmHiếu Lành Trung Thương SươnTùng N.Như NhớT. Long Nhi Thuận VỹMỤC LỤCMục Tiêu đề những phần Trang1 Tên đề tài 118C aửravaòBàn giáo viênBảng đen2 Đặt yếu tố 1 – 33 Cơ sở lý luận 3 – 44 Cơ sở thực tiễn 4 – 55 Nội dung nghiên cứu và điều tra 5 – 136 Kết quả nghiên cứu và điều tra 13 – 147 Kết luận 14 – 158 Đề nghị 159 Tài liệu tìm hiểu thêm 1610 Phụ lục 17 – 1811 Mục lục 1919