Nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt

Nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt

Như chúng ta cũng đã biết, lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân.

 Để giúp mọi người có thêm nhiều hiểu biết về phong tục cưới hỏi của người Việt, cũng như những thủ tục và nghi lễ thì các bạn hãy cùng Ancarat tìm hiểu nhé!

1.

Tổng quan về đám cưới truyền thống của người Việt.

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà có lẽ ở rất nhiều nơi trên thế giới xem trọng đám cưới. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa, mang đậm bản sắc của từng dân tộc.

Không nói ở đâu xa, chỉ riêng ở Việt Nam với 54 dân tộc anh em thì các nghi thức tổ chức đám cưới cũng đã mang đậm những phong tục riêng của dân tộc mình. Nhìn chung, dù được tổ chức ở đâu, tổ chức như thế nào thì đám cưới vẫn là một đại lễ quan trọng của đời người.

Đám cưới một số dân tộc ở Việt Nam

Đám cưới một số dân tộc ở Việt Nam.

Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới (dịch theo tiếng Hán là hôn lễ). Đây là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể và hai gia đình. Đây là nghi lễ được một số xã hội quan tâm và thường chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sự quan tâm lớn của xã hội vào buổi lễ này đôi khi gây sức ép lên những người tổ chức: họ phải đảm bảo để có thể làm hài lòng nhiều người tham dự.

Trước đây, trong lễ cưới Việt Nam, những người tham dự thường đem tặng các đồ mừng đám cưới. Quà cưới thường trang trọng, được bọc giấy điều. Trong đám cưới, ban lễ tân (thường là người thân) đứng ra nhận quà mừng. Có những đám cưới tổ chức tiệc trà, đơn giản hơn tiệc cưới thông thường, có ý không yêu cầu người tham dự mang quà mừng.  

Hộp đựng tiền mừng đám cưới.

Còn ngày nay, chỉ với những bạn bè thân thiết của cô dâu và chú rể mới tặng quà cưới cho hai người và ông bà bố mẹ với những người thân trong họ hàng, trao quà cưới làm của hồi môn cho đôi tân giai nhân. Còn lại tất cả khách mời đều mừng bằng phong bì tiền, và đó là cách đơn giản gọn nhẹ nhất, cũng tiện nhất và hợp ý của người tổ chức.  

2.

Các nghi thức truyền thống:

Có thể nói, phong tục cưới hỏi ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những thủ tục và nghi lễ cưới hỏi riêng, tuy nhiên đa phần khá tương đồng và căn bản gồm 3 nghi lễ chính: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ thành hôn.

  • Lễ Dạm ngõ (hay Chạm ngõ)

Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặtlễ chạm ngõ) là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Hình ảnh lễ dạm ngõ.

Lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên, được coi như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình, để cha mẹ hai bên tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện, gia phong của nhau. Từ những hiểu biết, chuyện trò ban đầu này, hai nhà sẽ quyết định hôn nhân của đôi uyên ương. Ngày nay, dạm ngõ không còn phức tạp mà giản tiện đi nhiều nhưng vẫn có các thủ tục, lễ vật cần thiết.

Lễ vật: Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà thủ tục lễ dạm ngõ cũng khác nhau một chút, theo đó thì các lễ vật có thể thay đổi ít nhiều. Nhưng chắc chắn có một điều không thay đổi là các lễ vật cần phải được chọn lọc những loại ngon nhất và đẹp nhất như thể hiện một sự trân trọng đối với nhà gái.

Cca loại lễ vật cho lễ dạm ngõ.

Tất cả chỉ là một cơi trầu cau, chè, rượu thuốc phủ vải đỏ, một ít bánh kẹo, hoa quả loại ngoan là đủ. Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà thủ tục lễ vật dạm ngõ sẽ có một chút thay đổi.

Thành phần tham dự gồm: bố mẹ hai bên, cô dâu, chú rể, cô, gì, chú bác của hai bên gia đình không quá 20 người.

  • Lễ ăn hỏi

Sau lễ dạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ.

Lễ ăn hỏi ở Việt Nam.

Trong ngày lễ này nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái để xin cưới, thành phần tham dự lễ này sẽ nhiều và rộng hơn lễ chạm ngõ, sẽ có thên sự xuất hiện của bạn bè cô dâu, chú rể.

Nhà trai sẽ phát biểu, thông báo về việc chấp thuận của gia đình nhà gái, và bàn bạc cho lễ cưới sắp đến. Bên cạnh đó nhà gái cũng sẽ có đôi lời phát biểu. Tiếp theo sẽ là bữa tiệc thân mật để kết thúc lễ ăn hỏi của hai gia đình.

  • Lễ thành hôn

Lễ thành hôn sẽ là tại nhà trai, nhà gái thì gọi là Lễ vu quy.

Lễ vu quy ở nhà gái.

Ngày cưới là thời điểm quan trọng nhất vì mọi cố gắng, chuẩn bị của cô dâu chú rể đều sẽ được thể hiện trong ngày thành hôn. Để chương trình diễn ra suôn sẻ nhất, đôi uyên ương nên có kịch bản viết sẵn trước ngày cưới, in ra giấy, rồi gửi cho những người đảm nhận các vị trí quan trọng ở đám cưới. Kịch bản sẽ tuân theo trình tự thời gian để lên chương trình cụ thể cho 3 phần: trước giờ cử hành hôn lễ, hôn lễ và tiệc sau hôn lễ.

 Tùy theo sở thích và phong cách tổ chức, cô dâu chú rể sẽ có phần thể hiện kịch bản thích hợp, nhưng các nghi lễ quan trọng nhất trong lễ thành hôn bao gồm:

Giới thiệu cô dâu chú rể

Giới thiệu gia đình hai bên

Giới thiệu sơ lược quá trình tình yêu của hai người

Các nghi thức cưới như trao nhẫn, cắt bánh, rót rược, uống rượu giao bôi, mời rượu cha mẹ, quan khách.

   Xem thêm: Một số gợi ý nhẫn cưới xu hướng

Cảm ơn các vị khách đã tới chung vui và mời nhập tiệc.

Sau buổi lễ này cô dâu và chú rể chính thức trở thành vợ chồng, với sự công nhận, chúc phúc của tất cả mọi người.

Trên đây là những chia sẻ, cũng như một số kiến thức về ngày cưới của người Việt, mọi điều thắc mắc thì hãy liên hệ ngay Ancarat để được tư vấn thêm nhé!

Chúc các bạn trăm năm hạnh phúc, bách nên giai lão.

Xem thêm:

Đá phong thủy cầu tình duyên