NGOẠI KHOÁ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HS THCS | TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN NAM GIANG

NGOẠI KHOÁ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HS THCS

  A.Mở đầu:

  Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông.Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào.Mỗi ngày trôi qua có hơn ba mươi người chết và bị thương. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh chúng ta. Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội.

Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội, 7 tháng đầu năm 2013 thì cả nước xảy ra 6 410 vụ tai nạn giao thông, tăng 4,8 % Làm chết 5.635 người tăng 4,9% và bị thương 3.945 người, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2012trong đó có hơn 20% là do học sinh, sinh viên gây ra. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp, trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là đi xe máy. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ….Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố…Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,… đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Sẽ không thể nào kể hết được các lỗi mà các em đã gây ra.

 Tổ chức Y Tế Thế giới đã nói rằng: “ Tai nạn giao thông đã trở thành một đại dịch của nhân loại” thế nên xã hội cần có những biện pháp hữu dụng để ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của nó và cách tốt nhất là tuyên truyền sâu, rộng về luật ATGT cho mọi người dân được biết. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu một số điều luật mới nhất về “ Luật ATGT đường bộ”

 B.Một số điều luật ATGT đường bộ số 23/2008/QH12

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2.đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường;đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường;để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường,đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ. ( VD trên đọan đường 39 từ cổng trường hướng về phía Thái Thuỷ có xe ô tô chở đất đi trên đường thường làm rơi đất xuống đường , vi phạm điều khoản này do đó các em thường thấy có mấy cô chú công nhân cầm xẻng đi thu dọn )

  1. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.( VD làm hàng quán, tụ tập chơi bóng đá..)
  2. đua xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
  3. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
  4. đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
  5. điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong có thể có chất ma túy
  6. điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hoi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vuợt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.( VD vào ngày tết các thanh niên uống bia rượu nhiều sau đó đi xe máy trên đường là vi phạm điều khoản này )
  7. điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
  8. điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
  9. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cu, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.(VD đi qua ngã tư mà bấm còi liên tục là vi phạm điều khoản này)
  10. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng
  11. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
  12. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
  13. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.( VD thấy người ta bị tai nạn mà nhân lúc nhặt túi xách của người ta là vi phạm pháp luật)
  14. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.( VD lợi dụng tai nạn để đánh đạp gây thương tích cho người tham gia giao thông là vi phạm điều 8 khoản 20 luật ATGT đường bộ )

Câu hỏi 1: Do uống rượu say anh Việt đã đi xe đâm vào anh Nam ở ngay cửa nhà làm  anh Nam bị gẫy chân, thấy vậy ba anh em nhà anh Nam tức giận đánh anh Việt trả thù .Theo em ai đúng, ai sai?

Trả lời: Không ai đúng cả vì anh Việt uống rượu say mà lái xe là sai. Ba anh em nhà anh Việt lợi dụng tai nạn giao thông để hành hung cũng là sai.

Điều 9. Quy tắc chung

  1. Nguời tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

  1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của nguời điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
  2. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định nhu sau:
  3. a) Tín hiệu xanh là được đi;
  4. b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
  5. c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại truớc vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
  6. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
  7. a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
  8. b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
  9. c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
  10. d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn huớng đi hoặc các điều cần biết;
  11. e) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
  12. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

* Câu hỏi 2: Đèn tín hiệu giao thông có mấy màu? Ý nghĩa của từng màu?

 Trả lời : có 3 màu: Xanh, Đỏ, Vàng
Ý nghĩa: Xanh là được đi; Đỏ là cấm đi; Vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch dừng, trừ trường hợp đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp.

Điều 14. Vượt xe

  1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vuợt bằng đèn.
  2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
  4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vuợt bên phải:
  5. a) Khi xe phía truớc có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
  6. b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
  7. c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vuợt bên trái được.
  8. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
  9. a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 điều này;
  10. b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
  11. c) đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
  12. d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

  1. e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều

  1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
  2. a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
  3. b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
  4. c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước
  5. Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.

Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

  1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
  2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
  3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đương ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Câu hỏi 3:

Bác A  đi từ trong ngõ ra nhìn thấy bác B đang đi trên đường liên thôn , cả hai không chịu nhường đường nên xẩy ra tai nạn. Theo em ai đúng , ai sai?

Trả lời: Bác A sai vì bác A đi từ đường ngõ ra đường liên thôn thì đường trong ngõ là đường nhánh phải nhường xe đi trên đường chính là xe của bác B

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

  1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một nguời, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
  2. a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
  3. b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
  4. c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
  5. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
  6. Nguời điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
  7. a) đi xe dàn hàng ngang;
  8. b) đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  9. c) Sử dụng ô, điện thoại di đông, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  10. d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

  1. e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
  2. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau ñây:
  3. a) Mang, vác vật cồng kềnh;
  4. b) Sử dụng ô;
  5. c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  6. d) đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Điều 31. Người điều khiển, nguời ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

  1. Nguời điều khiển xe đạp chỉ được chở một nguời, trừ truờng hợp chở thêm  một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 điều 30 của Luật này.
  2. Người điều khiển, nguời ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
  3. Nguời điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía truớc và phía sau xe. Nguời điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
  4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

Điều 32. Người đi bộ

  1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
  2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho nguời đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
  3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vuợt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
  4. Người đi bộ không được vuợt qua dải phân cách, không được bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho nguời và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
  5. Trẻ em duới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có nguời lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em duới 7 tuổi khi đi qua đường.

Điều 34. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ

  1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
  2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

  1. Nguời điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
  2. a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu nguời bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  3. b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
  4. c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
  5. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
  6. a) Bảo vệ hiện trường;
  7. b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
  8. c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
  9. d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

đ)Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

  1. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
  2. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
  3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ nguời bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có nguời chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất. Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả nang giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.
  4. Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho co quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 4: Những người có mặt nơi xảy ra vụ TNGT đường bộ phải có trách nhiệm gì theo luật định?

Trả lời: – Bảo vệ hiện trường

– Giúp đỡ cứu chữa kịp hời người bị tai nạn( Nếu tai nạn không nghiêm trọng thì giúp đỡ người bị hại như đỡ họ dậy, giúp họ dựng xe ,…Nếu tai nạn nghiêm trọng nên gọi người lớn ở gần nhất đến giúp đỡ )

– Báo cho cơ quan CA hoặc UBND gần nhất
– Cung cấp thông tin chính xác về TNGT

  1. Lời kết:

 Như vậy các em đã được tìm hiểu một số điều luật của luật ATGT đường bộ, cô hy vọng các em sẽ nghiêm chỉnh chấp hành luật ATGT đường bộ và là những tuyên truyền viên tích cực để chúng ta tránh được những tai nạn đáng tiếc xẩy ra cho chính mình và cho mọi người.