Nguồn gốc và ý nghĩa của nhẫn cưới trong hôn nhân
Trang chủ
›
Review & Voucher Nhẫn Cưới
›
Nguồn gốc và ý nghĩa của nhẫn cưới trong hôn nhân
Mục lục
Nguồn gốc và ý nghĩa của nhẫn cưới trong hôn nhân
13/04/2021 – 11:04
Hình ảnh cô dâu chú rể trao nhẫn cho nhau trước sự chứng kiến của gia đình hai bên từ lâu đã mang một ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự gắn kết và trách nhiệm đôi bên dành cho nhau. Nhẫn cưới chính là kỷ vật minh chứng cho tình yêu đôi lứa và ước nguyện đồng hành cùng nhau trong suốt quãng đời còn lại.
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa của nhẫn cưới một cách trọn vẹn, chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc của nhẫn cưới.
1. Nguồn gốc của nhẫn cưới
Trao nhẫn cưới cho nhau trong hôn lễ là hành động quen thuộc và thường thấy trong các buổi đám cưới. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: Vì sao trong lễ cưới nhất định phải trao nhẫn cho nhau, mà không trao một vật nào khác? Và nguồn gốc nhẫn cưới bắt nguồn từ đâu?
Có thể nói chưa ai khẳng định được nhẫn cưới ra đời từ khi nào, nhưng người ta biết chính xác là Ai Cập cổ xưa là những người đầu tiên sử dụng vòng tròn làm vật biểu trưng cho sự gắn kết của tình yêu đôi lứa. Sở dĩ người ta chọn vòng tròn bởi quan niệm cho rằng: Vòng tròn có chung điểm đầu và điểm cuối với ý nghĩa: Dù các cặp đôi có đi những hành trình dài khác nhau nhưng nếu đã thuộc về nhau thì cuối cùng họ vẫn sẽ là của nhau và hành trình mà họ trải qua chính là hành trình trong vòng tròn hạnh phúc của tình yêu.
Nhẫn cưới khi ấy không bằng vàng hay kim loại như ngày nay mà nó được làm từ các vật liệu thiên nhiên như: Cỏ cây, lau sậy, da thú, xương hoặc ngà voi. Khi ấy chỉ có người phụ nữ đeo nhẫn cưới khi kết hôn.
Tuy nhiên khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra và rất nhiều người đàn ông phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ. Đó là một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn.
Theo thời gian, nhẫn cưới được làm từ chất liệu có giá trị hơn như: Đồng, bạc, vàng, kim cương…, người ta có thể thoải mái lựa chọn nhẫn cưới với nhiều màu sắc, chất liệu, hình dáng khác nhau.
2. Ý nghĩa của nhẫn cưới
Vị trí đeo nhẫn: Ngón áp út
Y học cho rằng: Ngón áp út có đường mạch máu nối đến tim. Là con đường ngắn nhất để kết nối đến trái tim so với những đường mạch máu khác. Nên việc đeo nhẫn ngón áp út tay trái còn được ví như sợi dây tình yêu là con đường đi đến trái tim đôi trẻ.
2.1. Bằng chứng của hôn nhân
Một người đeo nhẫn cưới ở ngón áp út thì người ta sẽ mặc định rằng: Họ đã lập gia đình. Nhẫn cưới như một vật để bảo vệ hạnh phúc gia đình của bạn. Một người đã có gia đình không thể tự do để kết đôi thêm với đối tượng khác phái khác (ngoại trừ những vùng miền còn giữ phong tục đa thê). Ngược lại, một con gái hay chàng trai khác sẽ hạn chế tiếp xúc với người lập gia đình.
Bên cạnh ý nghĩa của nhẫn cưới theo quan niệm dân gian thì Phật giáo cũng rất coi trọng giá trị của nhẫn cưới trong hạnh phúc hôn nhân
2.2. Chữ “nhẫn” trong nhẫn cưới
Đời sống vợ chồng rất cần đến chữ nhẫn mỗi khi có những bất đồng xảy ra. Khi sự sân giận bắt đầu nổi lên, nếu một trong hai không biết nhường nhịn, nhẫn nại sẽ dễ dẫn đến những xung đột không đáng có, mất đi hạnh phúc và đạo nghĩa vợ chồng trong tích tắc. Ca dao có câu: “Chồng giận thì vợ bớt lời cơm sôi nhỏ lửa cả đời không khê” là vậy.
Đeo nhẫn cưới trên tay cũng để tự nhắc nhở nhau mỗi khi “cơm không lành canh không ngọt”. Chiếc nhẫn vật hiện hữu của tình yêu, không phải dễ dàng trao cho một người nào đó. Khi nhìn chiếc nhẫn, cũng là lời tự nhắc nhở nhau phải thương yêu, nhường nhịn người chồng/vợ của mình. Đó là bí quyết gìn giữ ngọn lửa hạnh phúc gia đình.
Nếu mà biết nhẫn nhịn nhau
Gia đình hoà thuận nhịp cầu yêu thương
Cho dù vạn lý, thập phương
Gia đình sum họp, vạn đường như mơ
2.3. Chất liệu bằng vàng của chiếc nhẫn
Nhẫn cưới thông thường được làm bằng chất liệu vàng. Ngoài vẻ đẹp và giá trị vật chất, vàng còn là biểu tượng của sự son sắt, thủy chung. Bản chất vàng rất cứng và không bị oxy hóa theo thời gian. Cũng vậy, nhẫn cưới bằng vàng như muốn nhắc nhở người đeo nhẫn về sự chung thủy trong tình yêu, dù có nhiều thử thách trong đời sống hôn nhân vẫn phải giữ một lòng son sắt, không được “Có trăng quên đèn” khi người chồng gặp thất bại trong công việc, nhan sắc của người vợ xấu đi theo thời gian, phải biết tha thứ, bao dung lỗi lầm cho nhau.
Ngày nay, tỷ lệ ly hôn khá cao. Một số người chỉ kết hôn vỏn vẹn từ 6 tháng – 1 năm lại ly hôn. Có những người chung sống nhau đến khi sinh con đẻ cái rồi lại phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến cãi nhau và ly dị. Cũng có những đôi vợ chồng chung sống vài chục năm, khi mái tóc đã chuyển màu lại vì một chút biến cố thay đổi tâm tính, tật xấu nên làm tan vỡ cả một gia đình. Do đó, chữ “nhẫn” là chất liệu gắn kết trong thể thiếu trong hôn nhân gia đình.
Kết luận:
Nhẫn cưới kỷ vật tình yêu không thể thiếu trong nghi thức cử hành hôn lễ của các đôi uyên ương. Chúng ta phải hiểu trọn vẹn ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới đeo trên tay bởi nó không đơn giản là vật để chứng minh bạn đã lập gia đình mà nó còn thầm nhắc nhở nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ chồng phải đối xử nhau như thế nào, nhằm giúp cuộc hôn nhân được viên mãn.
Với bài viết trên đây, Hoicodau.vn hy vọng bạn hiểu hết được ý nghĩa của cặp nhẫn cưới trong hôn nhân. Hãy trân trọng và gìn giữ chúng cũng như trân trọng tình cảm và giữ được mối quan hệ bền chặt lâu dài, bạn nhé!
THƯƠNG HIỆU VÁY CƯỚI YÊU THÍCH
Bài viết liên quan
Tư vấn: Cách đo nhẫn cưới chuẩn-không-cần-chỉnh dành cho các cặp đôi!
Bạn muốn mua nhẫn cưới? Bạn loay hoay tìm đủ mọi cách chọn size nhẫn cưới phù hợp đều không thành công? Vậy đâu là cách đo nhẫn cưới chuẩn nhất? Hãy tìm hiểu ngay nhé!
Xem chi tiết
Tất tần tật những lưu ý dành cho các cặp đôi chuẩn bị mua nhẫn cưới
Tìm được chiếc nhẫn vừa đẹp vừa thích hợp tưởng dễ hóa ra lại khó vô cùng. Nhớ bình tĩnh “đọc kỹ hướng dẫn trước khi chọn nhẫn cưới” theo lưu ý của Hoicodau.vn bạn nhé.
Xem chi tiết
Nhẫn cưới và nhẫn đính hôn – Những điều có thể bạn chưa biết!
Cả nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới đều tượng trưng cho sự đính ước, gắn bó của đôi uyên ương. Nhưng không phải ai cũng hiểu được những sự khác nhau đó giữa hai chiếc nhẫn quan trọng này trong cuộc đời …
Xem chi tiết
Đeo Nhẫn Cưới Tay Nào Mới Là Đúng Chuẩn?
Cô dâu đeo nhẫn cưới tay nào? Chú rể đeo nhẫn cưới tay nào? Bạn đã rõ hay chưa? Cùng Hoicodau.vn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên để chiếc nhẫn cưới của bạn được đặt trên một vị trí …
Xem chi tiết
Copyright © 2016 – All Rights Reserved. Design by Công Ty Cổ Phần ADCorp https://adcorp.vn/