Nhẫn Calvin Klein KJ19BR010105

HƯỚNG DẪN VỆ SINH ĐỒNG HỒ

1. Vật dụng cần chuẩn bị:        

– Nước ấm, dung dịch xà phòng loãng hoặc dung dịch tẩy rửa nhẹ

– Khăn vi sợi mềm, mỏng

– Bàn chải lông mềm

2. Quy trình chung vệ sinh đồng hồ

– Tháo dây đeo ra khỏi mặt đồng hồ. Nếu như dây đeo đồng hồ của bạn là dây không tháo rời, hãy luôn chú ý khi vệ sinh chúng.

– Vệ sinh nhẹ nhàng phần dây đeo và mặt đồng hồ.

– Để khô tự nhiên trước khi đeo lại vào tay.

3. Vệ sinh dây đồng hồ

+ Với đồng hồ dây kim loại:

Bước 1: Ngâm dây đồng hồ vào dung dịch nước ấm pha một ít xà phòng trong khoảng 3-5 phút

Bước 2: Sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch nốt những vết bẩn còn sót lại

Bước 3: Lau lại bằng nước sạch rồi để khô tự nhiên.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem đánh răng hay dung dịch dấm với nước để làm sạch và giúp dây sáng bóng hơn.

+ Với đồng hồ dây da:

Bước 1: Dùng khăn mềm hơi ẩm lau nhẹ phần bề mặt của dây da.

Bước 2: Thấm một ít dung dịch có tính tẩy rửa nhẹ hoặc dầu ô liu lên bề mặt dây và sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch dây.

Bước 3: Lau sạch chúng bằng một chiếc khăn ẩm.

Lưu ý:

Không ngâm dây da trong nước vì có thể làm dây bị ẩm, mốc và nhanh hỏng.

Không sử dụng máy sấy đề làm khô, điều này dẫn đến hiện tượng dây bị co cứng lại không giữ được sự thoải mái khi đeo như ban đầu.

+ Với đồng hồ dây vải:

Bước 1: Sử dụng dung dịch xà phòng loãng hoặc dung dịch tẩy rửa nhẹ để làm sạch dây vải rồi dùng nước sạch để làm tan hết xà phòng.

Bước 2: Phơi dây ra nơi thoáng mát để chúng khô hoàn toàn trước khi đeo lại.

+ Với đồng hồ dây cao su

Bước 1: Dùng khăn mềm sạch, nhúng ẩm vào trong dung dịch xà phòng loãng hay dung dịch có tính tẩy rửa nhẹ rồi dùng để lau bề mặt dây. Đối với các vết bẩn “cứng đầu” hơn, bạn có thể để một lát rồi dùng bàn chải lông mềm để làm sạch.

Bước 2: Sử dụng khăn mềm để lau sạch xà phòng. Đối với các mẫu dây đeo này, bạn nên chú ý chất tẩy rửa mình sử dụng, hãy luôn chắc chắn về việc chúng không làm mất màu dây đeo của bạn.

Một số lưu ý khi vệ sinh đồng hồ:

– Do quá trình vệ sinh luôn gắn liền với nước hoặc một số các loại dung dịch khác nên hãy luôn cẩn thận để tránh việc nước vào bộ máy làm hỏng đồng hồ

– Luôn thử các loại dung dịch tẩy rửa ở một phần nhỏ của dây đeo để tránh hiện tượng chúng làm đổi màu dây, …

– Nếu đeo đồng hồ vào thời tiết oi bức, nắng nóng thì nên nới lỏng dây đeo và thường xuyên lau đồng hồ bằng khăn mềm để trách việc bụi bẩn tích tụ lâu ngày.

Ngoài dây đeo, phần vỏ đồng hồ cũng như mặt kính cũng nên được vệ sinh thường xuyên. Trong khi đợi các dây đeo khô, bạn dùng khăn ẩm thấm nước ấm lau nhẹ nhàng mặt kính cũng như vỏ đồng hồ.

 


 

– Đối với đồng hồ có 2 kim (giờ/phút) và đồng hồ 3 kim (giờ/phút/giây): Bạn kéo nhẹ nút điều chỉnh ra 1 nấc để chỉnh giờ phút.

– Đối với đồng hồ có 2 kim 1 lịch (giờ/phút/lịch ngày) và đồng hồ có 3 kim 1 lịch (giờ/phút/giây/lịch ngày): có 2 nấc chỉnh, bạn kéo nhẹ nút điều chỉnh ra nấc đầu tiên để chỉnh ngày (chỉ có thể chỉnh được 1 chiều, nếu cố vặn chiều còn lại có thể bị gãy lịch) và kéo tiếp ra nấc thứ 2 để chỉnh giờ phút.

– Đối với đồng hồ có 6 kim 1 lịch thì 3 nút điều chỉnh bên cạnh, tuy nhiên tùy vào máy của đồng hồ để có cách chỉnh:

 

Đồng hồ có chức năng bấm giờ thể thao Chronograph:

 

 

chỉnh ngày giờ đồng hồ chronograph

+ Nút điều chỉnh nằm ở giữa có 2 nấc chỉnh, kéo nhẹ nấc đầu tiên ra để chỉnh ngày, tiếp đến nấc thứ 2 để chỉnh giờ và phút.

+ Nút trên cùng để cho chạy/dừng chức năng bấm giờ thể thao (chronograph).

+ Khi nút trên đang dừng (chức năng bấm giờ chronograph đang dừng) bấm nút dưới để đưa 2 kim về vị trí ban đầu số 12 giờ và đặt lại từ đầu.

Đồng hồ tự động (Automatic):

Thông thường nút điểu chỉnh ở giữa kéo ra để chỉnh ngày và giờ.
 
Lưu ý:

–  Một số dòng đồng hồ cao cấp hay một số dòng đồng hồ có sử dụng gioăng cao su để chống vào nước thì nút điều chỉnh không kéo ra ngay được mà phải xoay vặn (theo chiều ngược kim đồng hồ) để mở nút điều chỉnh, sau đó mới kéo nhẹ ra các nấc cần điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh xong phải đóng nút điều chỉnh về vị trí ban đầu, ấn nút điều chỉnh vào đồng thời xoay vặn (theo chiều kim đồng hồ) đóng chặt nút điều chỉnh để tránh nước bị thẩm thấu vào máy.

 

 

MỨC ĐỘ CHỊU NƯỚC CỦA ĐỒNG HỒ

Độ chịu nước 30 mét(3BAR, 3ATM):

+ Có thể đeo đồng hồ khi rửa tay hoặc đi mưa nhẹ

Độ chịu nước 50 mét(5BAR, 5ATM):

+ Có thể đeo đồng hồ khi đi mưa, rửa tay ở mức áp lực nước lớn hơn so với mức 30 mét(3BAR, 3ATM).

Độ chiụ nước 100 mét(10BAR, 10ATM):

+ Có thể đeo đồng hồ khi đi mưa lớn, rửa tay dưới vòi nước có áp lực nước lớn, đi bơi, lướt sóng hoặc kết hợp một số môn thể thao dưới nước nhẹ nhàng.

Độ chịu nước 200 mét(20BAR, 20ATM):

+ Có thể đeo đồng hồ khi đi mưa, rửa tay, bơi, lướt sóng, tham gia các môn thể thao dưới nước, lặn bằng ống thở.

Độ chịu nước trên 200 mét(20BAR, 20ATM):

+ Có thể đeo đồng hồ khi đi mưa, rửa tay, bơi, lướt sóng, tham gia các môn thể thao dưới nước, lặn sâu bằng bình dưỡng khí.
– Lưu ý:

+ Phải luôn đóng chặt núm đồng hồ trong mọi hoàn cảnh nhằm tránh đồng hồ bị vào nước.

+ Tuyệt đối không đeo đồng hồ khi dùng nước nóng, tắm nóng lạnh hoặc xông hơi.

+ Không sử dụng đồng hồ vượt quá mức độ chịu nước của nó.

 

I. Tìm kích thước cổ tay và lựa chọn đồng hồ phù hợp

Trước khi có thể tìm được chiếc đồng hồ phù hợp với cổ tay, bạn cần biết kích thước cổ tay của mình. Cổ tay của bạn mảnh, trung bình hay dày sẽ ảnh hưởng đến việc chiếc đồng hồ nào trông đẹp nhất đối với bạn. Như vậy, việc đo kích thước cổ sẽ là một phần không thể thiếu trong việc chọn đồng hồ phù hợp. Khi biết kích thước cổ tay của mình, bạn sẽ có thể chọn một chiếc đồng hồ hoàn hảo và thoải mái. Biết kích thước cũng sẽ vô cùng hữu ích nếu bạn thích mua sắm trực tuyến vì bạn sẽ có thể mua một kiểu đồng hồ vừa vặn mà không cần thử. Nó cũng có thể giúp bạn thu hẹp lựa chọn thiết kế sản phẩm. Ví dụ, nếu cổ tay mảnh, bạn nên chọn một chiếc đồng hồ đeo tay tinh xảo, nếu cổ tay dày, đồng hồ thể thao có thể là lựa chọn phù hợp hơn.

1. Cách đo cổ tay của bạn

 

  • Lấy một thước dây hoặc một sợi dây để đo kích thước cổ tay.

  • Để lòng bàn tay hướng lên, mở bàn tay của bạn ra (làm như vậy sẽ đảm bảo bạn có được kích thước thật của cổ tay khi nó lớn nhất).

  • Quấn thước quanh cánh tay của bạn sao cho đó là vị trí mà dây đeo đồng hồ thường đeo ở đó đặt, thường là ngay dưới xương cổ tay.

  • Nếu bạn đang sử dụng đoạn dây, hãy lấy bút và đánh dấu điểm mà đầu cuối gặp nhau sau đó đo lại kích thước đoạn dây trên một cái thước phẳng

 

2. Cách lựa chọn đồng hồ phù hợp đối với nam:

Sau khi đo chu vi tay, bạn sẽ quy ra được đường kính tối đa có thể đeo với công thức sau:

  • Đối với những đồng hồ có thiết kế đơn giản, sang trọng: (Chu vi/4) + 1 = chu vi mặt đồng hồ tối đa có thể đeo.

Ví dụ chu vi cổ tay là 16cm thì (16/4) + 1 = 41 (kích thước mặt đồng hồ tối đa có thể đeo là 41mm)

  • Đối với những đồng hồ thể thao có nhiều kim: (Chu vi/4) + 4 = chu vi mặt đồng hồ tối đa có thể đeo

     

Ví dụ chu vi cổ tay là 16cm thì (16/4) + 4 = 44 (kích thước mặt đồng hồ tối đa có thể đeo là 44mm)

 

Ngoài ra cách đo mặt phẳng tay Lug to Lug thường là chuẩn nhất (không phải đường kính mặt mà là khoảng cách giữa 2 càng gắn dây của đồng hồ). Với đồng hồ nam thì không để vấu thừa ra ngoài mặt phẳng cổ tay. Theo đó bạn có thể căn cứ vào bảng size dưới đây:

 

 

 

vấu để vấu

 

 

 

 

Inch

 

 

 

 

Centimet

 

 

 

 

Kích thước vỏ đồng hồ

 

 

 

 

Khoảng cách Lug to Lug

 

 

 

 

5,50 ”

 

 

 

 

14,0 cm

 

 

 

 

Từ 27,9 đến 34,9 mm

 

 

 

 

Từ 34,9 đến 43,7 mm

 

 

 

 

5,75 ”

 

 

 

 

14,6 cm

 

 

 

 

Từ 29,2 đến 36,5 mm

 

 

 

 

Từ 36,5 đến 45,6 mm

 

 

 

 

6,00 ”

 

 

 

 

15,2 cm

 

 

 

 

Từ 30,5 đến 38,1 mm

 

 

 

 

Từ 38,1 đến 47,6 mm

 

 

 

 

6,25 ”

 

 

 

 

15,9 cm

 

 

 

 

Từ 31,8 đến 39,7 mm

 

 

 

 

Từ 39,7 đến 49,6 mm

 

 

 

 

6,50 ”

 

 

 

 

16,5 cm

 

 

 

 

Từ 33,0 đến 41,3 mm

 

 

 

 

Từ 41,3 đến 51,6 mm

 

 

 

 

6,75 ”

 

 

 

 

17,1 cm

 

 

 

 

Từ 34,3 đến 42,9 mm

 

 

 

 

Từ 42,9 đến 53,6 mm

 

 

 

 

7,00 ”

 

 

 

 

17,8 cm

 

 

 

 

Từ 35,6 đến 44,5 mm

 

 

 

 

Từ 44,5 đến 55,6 mm

 

 

 

 

7,25 ”

 

 

 

 

18,4 cm

 

 

 

 

Từ 36,8 đến 46,0 mm

 

 

 

 

Từ 46 đến 57,5 ​​mm

 

 

 

 

7,50 ”

 

 

 

 

19,1 cm

 

 

 

 

Từ 38,1 đến 47,6 mm

 

 

 

 

Từ 47,6 đến 59,5 mm

 

 

 

 

7,75 ”

 

 

 

 

19,7 cm

 

 

 

 

Từ 39,4 đến 49,2 mm

 

 

 

 

Từ 49,2 đến 61,5 mm

 

 

 

 

8,00 ”

 

 

 

 

20,3 cm

 

 

 

 

Từ 40,6 đến 50,8 mm

 

 

 

 

Từ 50,8 đến 63,5 mm

 

 

 

 

8,25 ”

 

 

 

 

21,0 cm

 

 

 

 

Từ 41,9 đến 52,4 mm

 

 

 

 

Từ 52,4 đến 65,5 mm

 

 

 

Ví dụ: kích thước đồng hồ hoàn hảo cho cổ tay 15,2 cm sẽ là 38,1 đến 47,6 mm.

Lưu ý rằng hiện tại các hãng chưa cung cấp thông tin thông số Lug to Lug nhiều nên chủ yếu vẫn phải dùng công thức đo chu vi tay.

 

Ngoài ra khi đo kích thước cổ tay bạn cần đo chính xác, không áng chừng vì sai số lớn và cách này không áp dụng cho dòng Casio G-Shock vì thiết kế ngoại cỡ đặc trưng của chúng.

 

3. Cách lựa chọn đồng hồ phù hợp đối với nữ:

 

Đối với đồng hồ nữ thì không dùng công thức trên mà có chuẩn chung: đường kính 28 – 31 là trung bình, trên 31 cm là size lớn, dưới 28 cm là size nhỏ.

 

II. Một số tiêu chí lựa chọn đồng hồ phù hợp với tay

 

Khi nói đến việc chọn một chiếc đồng hồ, điều quan trọng cần lưu ý là một kích thước không phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, khi mua đồng hồ, bạn cần biết cách chọn đồng hồ phù hợp với cổ tay của mình. Mặc dù không có quy tắc tính toán cho kích thước hoặc hình dạng hoàn hảo cho khung tay của bạn, nhưng có những mẹo mà bạn có thể làm theo để có được một chiếc đồng hồ cân đối và tương xứng.

Đồng hồ vừa vặn với cổ tay không chỉ bao gồm vỏ đồng hồ mà còn bao gồm cả dây đeo. Đồng hồ đeo tay của bạn quá chật nếu nó để lại dấu hằn trên da, còn nếu đồng hồ quá lỏng nó sẽ dễ bị lệch khỏi vị trí gây nên sự bất tiện. Đối với người mới dùng, đồng hồ của bạn phải cảm thấy thoải mái trên cổ tay và phải vừa đủ chặt để ngăn đồng hồ theo chiều dọc cổ tay trong quá trình chuyển động nhưng đủ lỏng để không hằn vào da của bạn. 

Đối với vị trí trên cổ tay, bạn không nên đeo đồng hồ của mình quá thấp. Thông thường, bạn nên đeo nó ở đầu của xương trụ (phần xương trên cổ tay của bạn nhô ra ngoài). Nếu bạn đeo đồng hồ của mình vào phần xương đó, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu.

 

Hầu hết mọi người thường đeo đồng hồ trên tay đối diện với tay thuận của họ. Điều này có nghĩa là nếu bạn thuận tay phải, bạn sẽ đeo đồng hồ trên cổ tay trái. Hầu hết các nhà sản xuất đồng hồ thiết kế đồng hồ cho cổ tay trái vì phần lớn mọi người thuận tay phải. Lưu ý rằng núm chỉnh đồng hồ thường nằm ở phía bên phải của vỏ vì thế đối với những người thuận tay phải, điều này dễ dàng lên dây cót hoặc sử dụng chronograph khi đang di chuyển. Tuy nhiên, nếu bạn là người thuận tay trái thì bạn cần lưu ý điều này.

 

Hãy nhớ rằng không có công thức hoàn hảo nào khi nói về kích thước một chiếc đồng hồ có thể vừa vặn trên cổ tay của bạn. Tuy nhiên, với những lời khuyên trên và các chi tiết quan trọng cần nhớ, có thể đảm bảo rằng bạn sẽ tìm ra chiếc đồng hồ đeo tay tốt nhất mà bạn đang tìm kiếm!

 

Bước 1Đo “size tay” của bạn (Chu vi cổ tay)

Để đo chu vi cổ tay bạn chỉ cần thực hiện theo một số cách đơn giản như sau:

 

  • Cách 1: Dùng thước dây đo 1 vòng quanh cổ tay, bạn lưu ý là đo ở vị trí mà bạn đeo đồng hồ ấy nha.
  • Cách 2: Trường hợp bạn không có thước dây thì bạn có thể dùng một tờ giấy quấn quanh cổ tay, sau đó hãy đo lại bằng thước kẻ tay thông thường.

 

Bước 2:  Tra bảng cách chọn Size đồng hồ đeo tay ở bên dưới (áp dụng cho nam và nữ luôn nhé)

Sau khi biết được chu vi cổ tay rồi bạn hãy dùng nó để đối chiếu với bảng bên dưới xem với số đo như thế ta nên chọn Size đồng hồ nào là tối ưu nhất nhé.