Nhẫn cưới đeo tay nào cho đúng cách? Ý nghĩa đeo nhẫn cưới
Từ xưa cho đến nay, nhẫn cưới vẫn được biết đến là tín vật thiêng liêng biểu tượng cho sự hạnh phúc của tình yêu đôi lứa. Chính vì vậy, nghi lễ trao nhẫn cưới giữa cô dâu và chú rể là một phần không thể thiếu và luôn được mọi người chú trọng đến. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới chưa? Nhẫn cưới đeo tay nào cho đúng cách? Hãy để Cirila Diamond bật mí cho bạn trong bài viết ngay dưới đây nhé!
1. Nhẫn cưới là gì?
Với bất cứ nghi thức thành hôn nào, nhẫn cưới luôn là một lễ vật quan trọng không thể thiếu. Cặp nhẫn cưới được cô dâu chú rể trao cho nhau trong ngày cưới như một tín vật định tình đính ước tình yêu hai người. Nhẫn cưới thường được thiết kế tương đồng nhau để minh chứng cho sự gắn kết, đồng hành giữa 2 người.
2. Ý nghĩa khi đeo nhẫn cưới
2.1. Nhẫn cưới được xem là biểu tượng cho hôn nhân
Nhẫn cưới được xem như biểu tượng cho hôn nhân của các cặp đôi. Chiếc nhẫn cưới được đeo trên ngón áp út như một lời khẳng định với những người xung quanh về tình cảm vợ chồng, khẳng định mình là người đã có chủ. Cũng chính vì lẽ đó, nhẫn cưới còn được coi là tín vật bảo vệ hạnh phúc hôn nhân của các cặp đôi. Ngày nay, không chỉ các cô dâu mà chú rể cũng cần đeo nhẫn cưới để khẳng định sự gắn bó trọn đời của mình đối với người vợ.
Khác với nhẫn đính hôn hay nhẫn cầu hôn, nhẫn cưới luôn được thiết kế một cặp, đeo trên tay cả cô dâu và chú rể. Như một biểu tượng cho sự gắn bó và tin tưởng, sự chung thủy và khát khao đi bên nhau đến mãi về sau. Cuộc sống, thời gian từ nay không chỉ còn là của riêng một ai. Mà cả hai cần có trách nhiệm với nhau, chia sẻ hạnh phúc lẫn buồn tủi trong cuộc sống.
Đồng thời, chiếc nhẫn cưới cũng như một cách đánh dấu chủ quyền để hạn chế sự tiếp xúc của người vợ/ chồng mình với người khác giới.
2.2. Chữ “nhẫn” trong từ nhẫn cưới
Mỗi khi có bất đồng xảy ra, vợ chồng chắc chắn rất cần chữ nhẫn. Mỗi khi cơn giận bắt đầu, nếu một trong hai không biết nhường nhịn và nhẫn nại. Thì rất dễ xảy ra những xung đột không đáng có, mất đi hạnh phúc vợ chồng trong nháy mắt.
Đeo nhẫn cưới trên tay sẽ không ngừng nhắc nhở bạn rằng hôn nhân là kết tinh của tình yêu. Không phải lúc nào cũng dễ dàng để trao cho một ai đó. Mỗi một người luôn phải học cách thương yêu, nhường nhịn để giữ gìn ngọn lửa hôn nhân của mình.
2.3. Ý nghĩa nhẫn cưới kim cương
Nhẫn cưới kim cương đã và đang dần phổ biến hơn hiện nay do vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của kim cương mang đến. Một trong những mẫu nhẫn cưới chiếm trọn sự yêu thích của khách hàng hiện nay đó chính là nhẫn cưới kim cương. Với chất liệu kim cương quý hiếm, đắt đỏ cùng vẻ đẹp sang trọng và độ cứng cáp cao.
Kết hợp cùng vỏ nhẫn chất liệu bạch kim 750 sáng lấp lánh. Từ đó mang đến một thiết kế nhẫn cưới kim cương ý nghĩa dành cho cả 2 trong ngày lễ thiêng liêng nhất cuọc đời. Ngoài những ý nghĩa trên đây, nhẫn cưới kim cương cũng được coi như một món phụ kiện trang sức có tính ứng dụng cao diện trên người, giúp tôn lên sự sang trọng và thần thái của bản thân.
3. Vị trí ngón tay đeo nhẫn cưới cho nữ và nam mang ý nghĩa gì?
Bàn tay 5 ngón và mỗi ngón đều mang một ý nghĩa riêng biệt khác nhau. Vậy nhẫn cưới đeo tay nào mới mang lại ý nghĩa thiêng liêng về tình yêu?
Nếu như ngón cái là ngón tay dành cho tình cảm gia đình, tình cảm cha mẹ. Ngón trỏ dành cho tình cảm anh em; ngón giữa thể hiện sự tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, yêu bản thân. Ngón út thể hiện tình bạn trong sáng thì ngón áp út lại thể hiện cho tình yêu đôi lứa, khẳng định chủ quyền trong tình yêu và hôn nhân.
Theo quan niệm dân gian xưa, việc xác định ngón đeo nhẫn cưới bắt nguồn từ trò chơi gập móng tay. Điều đặc biệt ở chỗ nếu như những ngón tay khác dễ dàng tách ra, chỉ có ngón áp út là không thể tách rời. Nếu thực hiện úp hai bàn tay theo quá trình ngược với cách làm trên, vẫn chỉ có ngón tay áp út là không thể rời. Đó cũng chính là ý nghĩa dân gian mà người xưa quyết định vị trí đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út như vậy.
4. Vì sao không nên đeo nhẫn cưới ở ngón giữa?
Một lý do đơn giản lý giải cho việc bạn không nên đeo nhẫn cưới ở ngón giữa là bởi đây là ngón biểu trưng cho những người theo chủ nghĩa độc lập, độc thân. Do đó, việc đeo nhẫn cưới ở ngón giữa dễ gây hiểu lầm rằng bạn còn độc thân.
Trong trường hợp nhẫn cưới bị lỏng, chật khiến bạn đeo ở ngón áp út không thoải mái như ở ngón giữa, bạn nên mang nhẫn đến nơi mua để chỉnh size tay sao cho vừa nhất chứ không nên tháo nhẫn và đeo sang ngón khác, làm mất đi giá trị của ngón đeo nhẫn cũng như ý nghĩa phong thủy.
5. Cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc
5.1 Vào ngày cưới
Để đảm bảo cho nghi lễ trao nhẫn diễn ra đúng nhất và không bị gián đoạn. Cô dâu nên đeo nhẫn đính hôn ở bên tay phải và chờ chú rể đeo nhẫn cưới ở tay trái. Hoặc bạn có thể đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa cùng với nhẫn cưới ở ngón áp út trên cùng một bàn tay. Bởi theo quan điểm xưa, ngón áp út tay trái có sự kết nối đến trái tim. Do đó, khi chú rể trao lên tay cô dâu chiếc nhẫn cưới ở ngón tay này sẽ giúp kết nối tình cảm của chú rể đến gần nhất với trái tim cô dâu.
5.2 Sau ngày cưới
Tùy theo quan điểm cá nhân từng người mà chọn đeo một trong hai hoặc đeo cả hai chiếc nhẫn đính hôn và nhẫn cưới. Dù đeo như thế nào, điều ưu tiên lớn nhất chính là tạo sự thoải mái và không ảnh hưởng đến các công việc thường ngày.
6. Đeo nhẫn cưới tay nào là đúng nhất? Tay trái hay tay phải?
Hầu hết tại các quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các cặp đôi vợ chồng thường lựa chọn đeo nhẫn cưới ở ngón áp út. Xuất phát từ phong tục người Việt, các cặp vợ chồng thường lựa chọn đeo nhẫn cưới “nam tả, nữ hữu”. Cụ thể là:
-
Đối với chú rể: Nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út ở tay trái.
-
Đối với cô dâu: Nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út ở tay phải. (Đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa nếu có).
Tuy nhiên, đó chỉ là quan niệm truyền lại từ xa xưa và không quá chi phối đến suy nghĩ của người trẻ hiện nay. Hầu hết mọi người không quá quan trọng việc đeo nhẫn tay phải hay tay trái cho đúng. Mà chỉ chú trọng đến sự thoải mái và thuận tiện nhất khi đeo.
7. Những lưu ý khi đeo nhẫn cưới để hôn nhân không tan vỡ
7.1. Chọn sai ngón đeo nhẫn cưới
Theo quan niệm dân gian, ngón áp út được tượng trưng cho tình yêu bất diệt và sự chung thủy dài lâu. Còn theo y học, ngón áp út có đường mạch máu nối liền đến trái tim. Đây cũng là con đường ngắn nhất để kết nối đến trái tim so với những mạch máu khác. Chính vì vậy, việc lựa chọn đeo nhẫn ở ngón tay này còn được ví như một sợi dây vô hình gắn kết tình yêu của chú rể đến cô dâu của mình.
7.2. Không nên đeo trước khi lễ cưới tổ chức
Tương truyền rằng nếu đeo nhẫn cưới trước khi lễ cưới diễn ra dễ khiến vợ chồng lục đục, xáo trộn dẫn đến cuộc sống gia đình không viên mãn. Chỉ khi thắp nhang hành lễ, được sự chứng kiến của 2 bên gia đình họ hàng mới được trao nhẫn cưới, như vậy thì hạnh phúc mới trọn vẹn.
7.3. Hai nhẫn cưới khác nhau vẻ bề ngoài
Nhiều người có suy nghĩ rằng nhẫn cưới là tín vật tình yêu nên việc lựa chọn những thiết kế cầu kỳ, đẹp mắt theo cá tính riêng của mỗi người mà không cần thiết phải giống nhau. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm.
Bởi trên thực tế, nhẫn cưới thường được thiết kế sao cho tương đồng về kiểu dáng để biểu tượng cho sự đồng lòng giữa hai vợ chồng. Đồng thời, đây cũng là một cách đánh dấu một mối quan hệ bền chặt của cả hai với người xung quanh. Do đó, nếu chọn một cặp nhẫn cưới có hình thức thiết kế quá khác biệt dễ khiến sự hiểu lầm, thậm chí là dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi trong đời sống hôn nhân.
7.4. Chỉ 1 trong 2 đeo nhẫn cưới
Nhẫn cưới là đồ đôi, là minh chứng của cuộc hôn nhân hạnh phúc. Do vậy, không cần biết lý do là gì, chỉ cần một người quên, bỏ hẳn đeo chiếc nhẫn cưới thì có nghĩa là vợ chồng đang bị chia cắt, không đồng thuận nên sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả.
7.5. Sử dụng nhẫn cưới cho mục đích khác
Không đơn thuần là một vật vô tri vô giác mà nhẫn cưới còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và sự gắn bó bền lâu của cả hai người. Do đó, việc sử dụng nhẫn cưới cho những mục đích như mua bán, làm mất, quà tặng….sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân của hai vợ chồng dễ gặp nhiều sóng gió, cãi nhau. Do đó, bạn cần cẩn trọng hơn trong việc đeo nhẫn và sử dụng nhẫn cưới với đúng mục đích.
Kết luận
Vậy là Cirila Diamond đã chia sẻ đến bạn toàn bộ những ý nghĩa phong thủy của chiếc nhẫn cưới cũng như cách đeo nhẫn cưới đeo tay nào đúng nhất giá trị của tín vật định tình này. Cirila hy vọng rằng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Giúp bạn trang bị thêm cho mình kiến thức sâu sắc hơn cho việc chuẩn bị nhẫn cưới trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình.
Và nếu bạn muốn tham khảo nhiều hơn những mẫu nhẫn cưới kim cương thanh lịch, sang trọng với báo giá cạnh tranh nhất. Thì đừng quên truy cập vào website Cirila Diamond hoặc liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn tốt nhất.