nhận thức về đảng,các câu hỏi nhận thức về đảng, vấn đáp nhận thức về đảng, – Tài liệu text

nhận thức về đảng,các câu hỏi nhận thức về đảng, vấn đáp nhận thức về đảng,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.22 KB, 28 trang )

Câu 1; Anh (Chị ) cho biết Đảng Cộng sản nói chung và Đảng CSVN nói riêng được kết hợp từ
những yếu tố nào?
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ sự kết hợp 3 yếu tố: chủ nghĩa Mác-Lênin, phong
trào công nhân, phong trào yêu nước. Đây là sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết
Mác-Lênin về sự ra đời của Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến và có truyền
thống yêu nước từ hàng ngàn năm.
Sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết về sự ra đời của Đảng Cộng sản dựa trên căn cứ
lý luận và điều kiện lịch sử cụ thể:
Một là, sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác tài nguyên, bóc
lột sức lao động, chỉ xây dựng một số nhà máy trực tiếp phục vụ cho chính sách khai thác. So
với nhiều nước trên thế giới và khu vực, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời chậm và nhỏ bé.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914).
Hai là, từ khi thực dân Pháp xâm lược đất nước ta, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp

liên tục diễn ra. Phong trào yêu nước chống Pháp có trước phong trào công nhân. Phong trào
yêu nước chống Pháp đã nuôi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần dân tộc trong các tầng lớp
nhân dân, trong công nhân. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của phong trào công nhân phù hợp
với mục tiêu của phong trào yêu nước là đánh đổ thực dân Pháp, đem lại độc lập cho dân tộc,
tự do cho nhân dân. Do đó, vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX, phong trào yêu nước dần
dần trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
Ba là, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước
đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã đến với chủ
nghĩa Mác-Lênin và từ đó Người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta, vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh
niên (1925) bao gồm những chiến sĩ yêu nước để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong
nước là hiện thân của sự kết hợp ba yếu tố ngay từ những bước chuẩn bị ra đời của Đảng Cộng

sản Việt Nam.
Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước
đã giúp Đảng ta ngay từ khi mới ra đời phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết được
các lực lượng cách mạng và nhờ đó giữ được quyền lãnh đạo cách mạng. Đảng Cộng sản Việt
Nam tuyển lựa đảng viên không những trong phong trào công nhân mà còn chọn những phần
tử tiên tiến giác ngộ chủ nghĩa cộng sản trong nông dân lao động, trí thức và trong phong trào
yêu nước.
Câu 2: Trải qua hơn 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng. Anh (chị) hãy nêu ngắn gọn những
thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta dành được?
* Trải qua hơn 80 năm Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại:
Một là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực
dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ

nguyên độc lập, tự do.
Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng
lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

Ba là, thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập
quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những nhận thức và
tư duy mới đúng đắn, phú hợp thực tiễn Việt Nam.
Câu 3: Theo anh (chị) Đảng Cộng sản Việt Nam là đại diện cho những thành phần nào?
Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân
dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

(nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm
lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền
độc lập của Tổ quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đại diện cho đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi
ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Câu 4: Nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động của ĐCSVN là gì?
Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của
nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra
Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Câu 5: Ở cơ quan, đơn vị anh (chị) có triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” không? Theo anh (chị ) vì sao lại có cuộc vận động này?
*Ở cơ quan, đơn vị anh (chị) có triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” không:
Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 03-KH/TW ngày
01/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW và
Quyết định số 21-QĐ/TW ngày 14/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về thành lập Bộ
phận giúp việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
Hướng dẫn số 12-HD/BTGTW ngày 27/7/2011 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện
Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đảng Bộ Sở NN&PTNT đã triển khai cuộc vận

động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tới toàn bộ cán bộ công chức,
viên chức trong ngành.
*Theo anh (chị ) vì sao lại có cuộc vận động này?
Theo tôi có cuộc vận động này là vì mục đích Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng bộ và trong toàn Ngành; đưa việc học tập và
làm theo Bác thành nội dung thường xuyên, một trong những nhiệm vụ quan trọng, thành hành
động tự giác trong mọi hoạt động của các tổ chức đảng và đơn vị; giúp cho mọi cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức, nhận thức sâu sắc về những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và
phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng về ý thức tu dưỡng, rèn
luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI,

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV

Câu 6: Cá nhân anh chị đã học tập được điều gì qua cuộc vận động ” Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” kế hoạch tiếp theo của anh chị?
*Cá nhân học tập qua cuộc vận động: Qua cuộc vận động tôi tự rút ra kết quả học tập
như sau:
Bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm công tác của đơn vị để cụ thể hóa các công việc
được giao, phù hợp với thực tế, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, bổ sung vào chương
trình, kế hoạch làm việc của mỗi tổ chức đảng, đơn vị và cá nhân, để việc học tập và làm theo
Bác đạt được hiệu quả thiết thực, tránh hình thức.
– Nêu cao tính tự giác, chủ động học tập, rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh của mỗi cá nhân; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức
đảng, các tổ chức đoàn thể và quần chúng. Kết hợp tổ chức học tập và làm theo Bác với các
phong trào thi đua, các cuộc vận động, các hoạt động văn hóa đang tiến hành trong toàn xã hội.
– Vận động, tổ chức để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, thực hiện việc học tập,
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tích cực tham gia xây dựng Đảng.
* Kế hoạch tiếp theo
Tiếp tục trau dồi đạo đức, học tập và phát huy theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
vận động tuyên truyền, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc của bản thân,
kiên quyết đấu tranh, phê phán những quan niệm và biểu hiện sai trái trong xã hội, góp phần
làm cho xã hội ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Câu 9: Theo anh chị điều kiện để được kết nạp vào Đảng là gì?
– Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.

– Thừa nhận và tự nguyện thực hiện: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Tiêu chuẩn và nhiệm
vụ đảng viên.
– Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.
Câu 10:Đại hội đại biểu Đảng cộng sản VN lần thư bao nhiêu chính thức bắt đầu quá trình công
cuộc đổi mới ở nước ta? Đồng chí nào được bầu làm tổng bí thư khóa này?
1 . Đại hội lần thứ VI – Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
Cộng sản Việt Nam (họp từ 15 đến 18-12-1986) đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo
của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong thập niên đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó xác
định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
1 . Đại hội lần thứ VI – Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (họp từ 15 đến 18-12-1986) đã đánh giá tình

hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong thập niên đầu cả nước đi

lên chủ nghĩa xã hội, từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đề ra nhiệm vụ chung cho cả chặng đường đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “Toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng
lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa” và “Trong khi không ngừng chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặt
lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn
hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội lần thứ VI của Đảng khẳng định tiếp tục đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối

xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa do các Đại hội lần thứ IV và lần thứ V của Đảng đề ra.
Tuy nhiên, đến Đại hội VI, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ tiếp tục được cụ thể hóa
trên cơ sở nâng cao nhận thức về đặc điểm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cả một thời kì lịch
sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đường đấu tiên. Đại hội nêu rõ “chặng đường
đầu tiên là một bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn” và “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những
năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền
đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”.
Ổn định tình hình kinh tế – xã hội bao gồm ổn định sản xuất, ổn định phân phối, lưu thông, ổn định đời sống vật
chất và văn hóa, tăng cường hiệu lực của tổ chức quản lí, lập lại trật tự, kỉ cương và thực hiện công bằng xã
hội.
Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển
mới ổn định được.

Những mục tiêu cụ thể là: sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm phát triển
sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới; tạo ra chuyển biến tốt vế mặt xã hội; bảo
đảm nhu cấu củng cố quốc phòng và an ninh. .
Muốn thực hiện những “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát “của chặng đường đầu tiên (phải trong nhiều kế
hoạch 5 năm nữa) thì trong 5 năm trước mắt (1986-1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng
được nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Những mục tiêu cụ thể là:
– Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực
phẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động.
– đáp ứng nhu cầu của nhân dân về những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
– Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng được phần lớn
nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết.

Muốn thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế, thì nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp
phải được đặt đúng vị trí là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên đáp ứng nhu cẩu về vốn đấu tư, về năng lực, vật
tư, lao động, kĩ thuật v.v.. .

Nội dung Ba chương trình kinh tế là sự cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong
chặng đường đầu tiên.
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã bầu Ban chấp hành Trung ương gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự
khuyết. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí
thư của Đảng. Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được giao trách nhiệm làm cố vấn cho BCHTƯ
Đảng. Đại hội lần thứ VI là đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng.
2. Kết quả bước đầu.

Đường lối đổi mới đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đế ra đã thật sự
đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, trước tiên là trong lĩnh vực kinh tế – xã
hội, trong việc thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế.
Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988, năm ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến
năm 1990, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn
định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất – nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát triển sản
xuất, thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp, xóa bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hòa cung
cầu lương thực thực phẩm trên phạm vi cả nước. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn (vượt
năm 1987 hơn 2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn.
Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó
nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã. Các cơ
sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá vật tư, tiền lương… giảm

đáng kể. Đó là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đối mới nhiều chính
sách về sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việc
thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lẩn (từ 439 triệu
rúp và 884 triệu đô la, lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đô la). Từ năm 1989, sản xuất của ta tăng thêm các mặt
hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Năm 1989, Việt Nam xuất 1,5 triệu
tấn gạo; nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập.
Những kết quả của việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế gắn liền với những chuyển biến tích
cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế. Nhà nước cho đình và hoãn nhiều công trình
đã kí với nước ngoài và của một số ngành, địa phương để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm trực tiếp
phục vụ Ba chương trình kinh tế hoặc có ý nghĩa trọng yếu. Trong 5 năm 1986-1990, ta đã dành cho Ba chương
trình kinh tế hơn 60% vốn đầu tư của ngân sách trung ương, 75%-80% vốn đầu tư của địa phương. Ngoài ra,

phần đầu tư của nhân dân cũng rất lớn, đồng thời đã thu hút được một số vốn đầu tư của nước ngoài. Nhiều
công trình công nghiệp nặng quan trọng được khởi công từ những năm trước, nay được đưa vào sử dụng. Một
số ngành sản xuất mới, có triển vọng tốt như dầu khí được hình thành… Một số loại hình kinh tế dịch vụ mới ra
đời và phát triển nhanh, góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa và phục vụ đời sống nhân dân.
Một thành tựu quan trọng nữa là đã bước đầu kiềm chế được đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng
tháng trên thị trường năm 1986 là 20%, năm 1987 là 10%, năm 1988 là 14%, thì năm 1989 là 2,5% và năm
1990 là 4,4%. Đây là kết quả tổng hợp của việc thực hiện Ba chương trình kinh tế và đổi mới cơ chế quản lí, đổi
mới chính sách giá và lãi suất, mở rộng thông thương và điều hòa cung cầu hàng hóa. Điều có ý nghĩa là chúng
ta đạt được kết quả này trong hoàn cảnh nguồn trợ giúp bên ngoài giảm so với trước, vừa chống lạm phát và

thực hiện chuyển từ giá bao cấp sang giá kinh doanh. Nhờ kiếm chế được lạm phát, các cơ sở kinh tế có điều

kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.
Một thành tựu quan trọng khác về đối mới kinh tế là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
Phát triển quan điểm kinh tế của Đại hội VI, Hội nghị lần thứ 6 (tháng 8 – 1989) của Ban chấp hành Trung ương
đã khẳng định việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách này được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và đã đi nhanh vào cuộc
sống, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế; khơi dậy được nhiều tiềm năng và sức sáng
tạo của nhân dân để phát triển sản xuất, dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho
xã hội, tạo ra sự cạnh tranh sống động trên thị trường.
Ngoài những thành tựu về kinh tế, chúng ta còn đạt được nhiều thành tích và tiến bộ bước đầu trên các lĩnh vực
khác.
Bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan Trung ương và địa phương được sắp xếp lại. Ngày 19-41987, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII đã diễn ra dân chủ hơn so với các kì bầu cử trước. Nhân dân đã lựa chọn

bầu được 496 đại biểu. Ngày 17 đến 22-6-1987, Quốc hội khóa VIII họp kì thứ nhất đã bầu Võ Chí Công làm
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội; Phạm Hùng – Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; bầu
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện truởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy. Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức
trong hệ thống chính trị có một số đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân,
tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử; hiệu lực quản lí của chính quyền các cấp được nâng cao; bước
đầu chỉnh đốn Đảng đi đôi với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm. Từng bước phá thế bao vây về kinh tế và chính
trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Những thành tựu, ưu điểm và tiến bộ nói trên chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công
cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.
Công cuộc đổi mới về thực chất là một cuộc cách mạng, có thành tựu, ưu điểm, tiến bộ, nhưng đồng thời cũng

có nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém. Những ưu điểm thành tựu đạt được bước đầu thực hiện đường lối đổi
mới là rất quan trọng, song khó khăn, yếu kém cũng rất lớn, đó là: đất nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng
kinh tế – xã hội, công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế – xã hội nóng bỏng vẫn chưa được
giải quyết:
– Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát ở mức cao, lao động còn thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều
cơ sở sản xuất bị đình đốn kéo dài, chưa có tích lũy từ nội bộ nến kinh tế.
– Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương (hoặc trợ cấp xã hội)
và của một bộ phận nông dân bị giảm sút. Tốc độ tăng dân số còn cao.
– Sự nghiệp văn hóa còn những mặt tiếp tục xuống thấp. Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, mất dân chủ, bất
công xã hội, vi phạm pháp luật, kỉ luật, kỉ cương và nhiều hiện tượng tiêu cực khác còn nặng nề và phổ biến.

* Tổng bí thư là : ông Nguyễn văn Linh

Câu11: Hệ thống tổ chức các cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam
Hệ thống tổ chức đảng các cấp
Hệ thống tổ chức của Ðảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước.
[1]

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ðảng là Ðại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp
là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Ðảng
là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).
Cấp ủy mỗi cấp thành lập Ban thường vụ. Riêng Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị,
thành lập Ban Bí thư. Mỗi cấp cũng thành lập Ủy ban kiểm tra.

[sửa]Cấp trung ương
Các đảng bộ trực thuộc trung ương gồm có:





Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương;
Đảng bộ khối doanh nghiệp Trung ương;
Ban Chấp hành Đảng bộ các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương;

Đảng ủy Quân sự Trung ương
Đảng ủy Công an Trung ương
Ban cán sự đảng ngoài nước

[sửa]Cấp địa phương
Tổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt
dưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
[sửa]Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Ðảng ủy Quân sự Trung ương (gọi tắt là Quân ủy Trung ương) do Bộ Chính trị chỉ định, gồm
một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong quân đội và một số Ủy viên Ban
Chấp hành Trung ương công tác ngoài quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành
Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Cấp ủy đảng trong bộ đội chủ lực và bộ đội biên phòng ở cấp nào do đại hội cấp đó bầu; Ðảng
ủy quân khu, Ðảng ủy quân sự tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã.
[sửa]Tổ chức đảng trong Công an Nhân dân Việt Nam
Ðảng ủy Công an Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định gồm một số Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương công tác trong Công an nhân dân và một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
công tác ngoàiCông an Nhân dân, một số đồng chí công tác thuộc Ðảng bộ Công an Trung
ương, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị,
Ban Bí thư.
Cấp ủy công an cấp nào do đại hội cấp đó bầu, trường hợp thật cần thiết do cấp ủy cấp trên chỉ
định.Tổ chức đảng công an nhân dân địa phương cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi
mặt của cấp ủy cấp đó. Ðảng ủy công an tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã do đại hội đảng bộ
cùng cấp bầu.

Câu 13: Mục đích anh, chị vào ĐCSVN là gì?

Đảng ta có truyền thống tốt đẹp, Tôi cũng là một người con của đất nước Việt Nam và luôn
mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng, để được cống hiến cho tổ quốc, để được góp
phần xây dựng đất nước ta ngày càng giầu mạnh như lời của Bác Hồ đã dạy. Có nhiều tấm
gương ngàn năm sáng chói về đức hy sinh, lòng dũng cảm, sự trung thành, trung thực và bất
khuất, kiên cường trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hoá, giáo dục,
khoa học, công nghệ… Tất cả những thành tích, chiến công mà các thế hệ đảng viên tiếp nối
nhau bồi đắp đã viết nên “một pho lịch sử bằng vàng”, làm cho Đảng ta trở thành một tổ chức
cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc như
Hồ Chí Minh đã khẳng định. Với tất cả những gì mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm được dù

với tinh thần khiêm tốn chúng ta cũng có thể tự hào rằng: Đảng ta thật vĩ đại! Người sáng lập
và rèn luyện Đảng ta – Hồ Chí Minh đã nói: Đảng ta vĩ đại bởi vì Đảng bao gồm những đảng
viên ưu tú đã vì nước quên thân, vì dân phục vụ, biết khổ trước thiên hạ, vui sau mọi người,
biết tự nâng cao mình lên để trong bất cứ hoàn cảnh nào, với bất cứ nhiệm vụ gì của cách
mạng, vẫn xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Do đó Đảng ta đã sống trong lòng quần chúng, hiểu thấu quần chúng, được quần chúng suy tôn
là lãnh tụ duy nhất của mình, được đồng bào cả nước nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng
của chúng ta”, “Đảng ta”. Đó chính là động lực thôi thúc tôi và luôn mong muốn được đứng
trong hàng ngũ của Đảng, để được cống hiến hết mình cho tổ quốc, để được góp phần xây dựng
đất nước ta ngày càng giầu mạnh.
Câu 14: Anh chị cho biết ngày tháng, địa điểm thành lập, tổng bí thư đầu tiên của Đảng, tên
Đảng qua các thời kỳ.

*Ngày tháng : 3/2/1930
*Địa điểm thành lập: Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc)
Từ ngày 3 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long
(Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tham gia Hội nghị
có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu DDCSD); Nguyễn Thiệu, Châu
Văn Liêm (đại biểu (ANCSĐ). Đại biểu ĐDCSLĐ không đến kịp. Hội nghị nhất trí thành lập
đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 trở
thành Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Tổng bí thư đầu tiên : Trần Phú (được Ban Chấp Hành Trung Ương Của Đảng Cộng
Sản bầu vào tháng 10 năm 1930)
* Tên của Đảng qua các thời kỳ:

Tháng 3-1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở số nhà 5D, Hàm Long, Hà
Nội, gồm có Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du,
Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Tuân và Dương Hạc Đính.
Ngày 1-5-1929, tại Đại hội toàn quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở
Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản. Đề nghị dó
không được chấp nhận.
Ngày 17-6-1929, những đảng viên trong Chi bộ Cộng sản 5D Hàm Long đã tuyên bố
thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.
Ngày 25-7-1929 An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
Tháng 9-1929 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.
Câu 15: Anh chị hãy nêu những nhiệm vụ của người Đảng viên trong Điều lệ của ĐCSVN:
1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm

chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của

Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều
động của Đảng.
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác,
phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực
khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên
không được làm.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân;
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích

cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền
vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ
luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình,
trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí
đúng quy định.
Câu 16: Anh chị hãy nêu quyền của Đảng viên chính thức, Đảng viên dự bị trong Điều lệ của
ĐCSVN
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp

hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ
chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với
mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh
đạo của Đảng.
Câu 17: Anh chị hãy nêu những thủ tục kết nạp Đảng
1. Người vào Đảng phải:
– Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
– Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
– Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh
niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một
đảng viên chính thức giới thiệu.
2. Người giới thiệu phải:
– Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
– Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm
về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
3. Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ:

– Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và
lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.
Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành
Trung ương.
– Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính
thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp
trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.
– Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị
lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
– Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ
quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.
4. Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp

trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng.
Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định.
Câu18: Mục tiêu của Đảng cộng sản việt nam là gì?
1.
2.
3.
4.

Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”,
Xác định “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, vì nhân dân”,
“Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết”,
“Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh

quốc tế”,
5. Xác định “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của
cách mạng Việt Nam”.
Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân
dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà
(nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược,
xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất

nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập
của Tổ quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong

của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng,
văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng
là chủ nghĩa cộng sản.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân
loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương
lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên
tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật
nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc : tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở

Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo
nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ
phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.
Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp
công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội của nhân dân thế giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường
xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên,

sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Câu19: Điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt nam là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ban
hành, sửa đổi, thông qua điều lệ?
*Là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng, xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các
nguyên tắc về tổ chức, hoạt động cơ cấu tổ chức, bộ máy của Đảng; quy định trách nhiệm,
nghĩa vụ, quyền hạn của Đảng viên và tổ chức Đảng các cấp.
Mục đích của việc xây dựng điều lệ Đảng là nhằm thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành
động trong toàn Đảng, thực hiện mục tiêu của Đảng
Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc thông qua và ban hành. Mọi tổ chức Đảng
và Đảng viên phỉa chấp hành Điều Lệ Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc mới có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, thông qua điều lệ.
(điều 48 – ĐL Đ khóa 11)

Câu 20: Những trường hợp nào thì bị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên

Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên
đối với các trường hợp sau : đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng
trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng
viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo
dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên 2 năm liền vi phạm tư
cách đảng viên.
Câu 21: Trình bày những yêu cầu cần phải thực hiện đối với Đảng viên.
Trong giai đoạn mới của Cách mạng Việt Nam hiện nay, người đảng viên đứng trước những đòi hỏi
mới và nhiệm vụ mới. Đó là nhiệm vụ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; là yêu cầu giữ vững, tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hóa, xây dựng
Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa; là nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, làm thất bại
âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc
tế và khu vực.
Tình hình, nhiệm vụ đó đòi hỏi người đảng viên ngoài những phẩm chất chung, cần có sự phát triển
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng.
1. Về lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị
Đảng viên phải kiên định lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, trung thành với lý tưởng cộng
sản, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa,
vững vàng, không dao động trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Cùng với việc thể hiện vai trò tiên
phong, gương mẫu, người đảng viên lúc này cần ủng hộ nhân tố mới, tích cực tham gia đấu tranh chống

tham nhũng, chống các tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội, phê phán những biểu hiện mơ hồ, cực đoan hay
tư tưởng sai lệch.
2. Về nhận thức, kiến thức, năng lực toàn diện thực hiện công cuộc đổi mới
Đổi mới là một cuộc vận động cách mạng toàn diện và sâu sắc, diễn ra trên tất cả lĩnh vực của đời sống
xã hội, từ kinh tế đến cơ chế quản lý, từ chế độ kinh tế đến hệ thống chính trị… Đó là một quá trình
khó khăn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chưa có mô hình định sẵn. Đổi mới đụng chạm đến rất nhiều
vấn đề, phá vỡ nhiều cái cũ, trong khi có những cái cũ đã tồn tại quá lâu, ăn sâu vào nếp nghĩ, cách
làm, đã thành thói quen, thành cơ chế chính sách rất khó sửa. Mặt khác, thế giới cũng đang có nhiều
chuyển biến mạnh mẽ với nhiều biến cố, nhiều cái cũ bị đảo lộn, nhiều vấn đề phức tạp mới được nảy
sinh; trên một số vấn đề, dường như rất khó phân biệt, khó kết luận đâu là phải trái, đâu là trắng đen để
có thể xử lý. Thời đại chúng ta là thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thời đại
tin học đạt nhiều thành tựu kỳ diệu, hằng ngày lượng thông tin ồ ạt dồn đến rất nhanh và rất nhiều, đòi

hỏi phải có trình độ thu nhận, phân tích và xử lý đúng đắn.
3. Về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách
Để thúc đẩy công cuộc đổi mới tới những bước tiến và kết quả cụ thể theo quan điểm thực tiễn, cần
phải tổ chức việc giáo dục đạo đức trong Đảng và trong xã hội sao cho mỗi người thấm nhuần sâu sắc
rằng, đạo đức mới của những người tham gia đổi mới xã hội là đạo đức hành động, đạo đức trong lao
động, trong công việc, trong quan hệ với con người, trong đấu tranh khắc phục mọi tệ nạn tha hóa để
hướng tới sự cao đẹp, hướng tới việc lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.
4. Về quan hệ với quần chúng nhân dân lao động

Đảng ta đã xác định chế độ chính trị của nước ta là chế độ làm chủ của nhân dân lao động dưới
sự lãnh đạo của Đảng; sức mạnh vô địch của Đảng là mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân.

Đảng chủ trương phát huy dân chủ, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
Mỗi đảng viên, trước hết đảng viên là cán bộ lãnh đạo, có chức có quyền, phải tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của dân, chăm lo đời sống hằng ngày của quần chúng, tìm hiểu nguyện vọng và lắng
nghe ý kiến của quần chúng, giúp đỡ quần chúng khi gặp khó khăn, kiên quyết đấu tranh chống bệnh
quan liêu, mệnh lệnh, gia trưởng, độc đoán, đặc quyền đặc lợi, trù dập ức hiếp quần chúng và mọi hành
vi vi phạm quyền làm chủ của dân. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, một yêu cầu rất cần thiết đối
với người đảng viên trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền. Nó quyết định sự tín nhiệm của nhân
dân đối với đảng viên. Không phải ngẫu nhiên khi còn sống, Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến vấn đề
này, nói nhiều về vấn đề này. Người thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện
đạo đức cách mạng, trau dồi quan điểm và thái độ đúng đắn đối với quần chúng, coi việc tôn trọng
quần chúng, học hỏi quần chúng, có quan hệ mật thiết với quần chúng là một vấn đề thuộc về phẩm
chất, tư cách, đạo đức của đảng viên.

1. Đánh giá đúng chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên để cấp ủy các cấp đề ra chủ
trương, giải pháp xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên;
2. Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên thực hiện mỗi năm một lần gắn
với tổng kết công tác năm của địa phương, cơ quan, đơn vị;
3. Các cấp ủy đảng cần quán triệt sâu sắc cho đảng viên về mục đích, yêu cầu, nội dung và
phương pháp đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên; tăng cường chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra và thẩm định chặt chẽ việc thực hiện, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai,
đúng thực chất; khắc phục bệnh thành tích trong đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và
đảng viên ở các cấp.
Câu 22: Anh chị cho biết hiện nay ĐCSVN đã đề ra bao nhiêu cương lĩnh chính trị và năm ban

hành

Cương lĩnh 2/1930
Ngay trong hội nghị thành lập đảng tổ chức vào tháng 2 năm 1930 tổ chức tại Hương Cảng, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã thông qua bộ cương lĩnh đầu tiên. Do địa vị pháp lý không được công nhận và phải hoạt động bí
mật, nên cương lĩnh đầu tiên được soạn ở mức vắn tắt để cho đảng viên dễ nhớ. Cương lĩnh đầu tiên hay còn
gọi Cương lĩnh năm 1930 bao gồm các tài liệu: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm
tắt đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đến tháng 10 năm 1930, cương lĩnh đầu tiên được bổ sung thêm tài
liệu Luận cương cách mạng tư sản dân quyền doTrần Phú soạn thảo. Trong Cương lĩnh thứ nhất, Đảng Cộng
sản Việt Nam tuyên bố sẽ làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất (cương lĩnh dùng cách gọi
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng), cụ thể là phổ biến khẩu hiệu “Việt Nam tự do”, đấu tranh
và xây dựng một xã hội tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục, đánh đổ thực dân Pháp và chế độ

phong kiến, xây dựng chính phủ công nông binh, thành lập quân đội của giai cấp công nhân và nông dân, tịch
thu sản nghiệp của tư bản thực dân Pháp, lấy ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo,… Chính cương
vắn tắt ghi rõ lực lượng tư bản người Việt không thuộc phe đế quốc, còn Chương trình tóm tắt tuyên bố
rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông, phú nông, tư sản và tư sản bậc trung
về phe mình. Cách mạng Việt Nam còn là một bộ phận cách mạng thế giới.

Cương lĩnh 1991
Năm 1991, tại Đại hội VII của đảng, ĐCSVN thông qua cương lĩnh thứ hai của mình, gọi là Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh 1991). Cương lĩnh 1991 đã tổng kết
kinh nghiệm thực hiện cương lĩnh năm 1930, từ đó tuyên bố ĐCSVN sẽ:
1. “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”,

2. Xác định “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, vì nhân dân”,
3. “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết”,
4. “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế”,
5. Xác định “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt
Nam”.
Cương lĩnh 1991 và các văn kiện bổ sung sau này khẳng định sẽ lãnh đạo Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua chế độ tư bản, xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa có 8 đặc trưng:
1. “Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”,
2. “Do nhân dân làm chủ”,
3. “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”,
4. “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”,

5. “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển
toàn diện”,
6. “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến
bộ”,
7. “Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản”,
8. “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.
Cương lĩnh 1991 và các văn kiện bổ sung sau này đề ra 8 phương hướng cơ bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam là:
1. “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”,
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.

“Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
“Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội”,
“Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc”,
“Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”,
“Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”,
“Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia”,

“Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.

Từ ngày thành lập đến nay, dưới những hình thức và tên gọi khác nhau, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã bốn lần ban hành cương lĩnh hoặc những văn bản có tính cương lĩnh.
.
1.Trước tiên phải kể đến Chánh cương vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua. Tuy rất “vắn
tắt”, ngắn gọn, chỉ có 282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản về
chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.

2. Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (còn được gọi là Luận cương

cách mạng tư sản dân quyền) do đồng chí Trần Phú khởi thảo và được Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương (tháng 10/1930) thảo luận, thông qua. Luận cương được soạn thảo trong hoàn cảnh
hết sức khó khăn do bị địch khủng bố, truy lùng gắt gao và thiếu mọi phương tiện. Luận cương
dài 16 trang (khổ giấy 15×22 cm).
3. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư
Trường Chinh chỉ đạo soạn thảo và được Đại hội II của Đảng (tháng 2/1951) thảo luận, thông
qua. Chính cương dài 15 trang (khổ giấy 15×22 cm) bao gồm 3 chương: Chương I phân tích
tình hình thế giới và Việt Nam; Chương II nói về xã hội Việt Nam và cách mạng Việt Nam;
Chương III trình bày chính sách của Đảng Lao động Việt Nam.
4- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là
Cương lĩnh năm 1991) dài 22 trang (khổ giấy 13x19cm), được Đại hội VII của Đảng (tháng
6/1991) thảo luận và thông qua. Ra đời trong bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và

các nước Đông Âu sụp đổ, nhiều Đảng cộng sản bế tắc, mất phương hướng, các thế lực thù
địch tấn công quyết liệt; ở trong nước, kinh tế xã hội khủng hoảng, một bộ phận cán bộ, đảng
viên và nhân dân dao động niềm tin, Cương lĩnh đã tổng kết quá trình cách mạng Việt Nam, rút
ra những bài học kinh nghiệm, chỉ ra những phương hướng và giải pháp đổi mới toàn diện đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 23: Anh chị hãy nêu những đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta XD hiện nay
tám đặc trưng cơ bản của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta tiếp tục xây dựng
trong thế kỷ 21. Tám đặc trưng đó là:
1. “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”,
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.

“Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
“Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội”,
“Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc”,
“Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”,
“Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”,
“Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia”,
“Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.

Tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa được nêu trên vừa thể hiện tính toàn diện và sự
thống nhất của các đặc trưng đó trong một chỉnh thể, phản ánh được bản chất của chủ nghĩa xã
hội mà chúng ta đang xây dựng

Câu 24: Anh chị hiểu như thế nào về cương lĩnh chính trị:
Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là văn bản trình bày tóm tắt mục tiêu, đường lối,
nhiệm vụ và phương hướng của đảng.

Câu 25: Đảng ta có những truyền thống quý báu gì?
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng 82 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được tôi
luyện, trưởng thành và đã xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp

của Đảng ta. Đó là:
– Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng.

– Tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo.
– Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
– Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân.
– Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng.
– Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế…
Những truyền thống đó là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, của
giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế lên một tầm cao mới của thời đại,

là sức mạnh bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là kết quả của quá trình vun trồng, xây đắp
bền bỉ, là sự hy sinh phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ đảng viên của Đảng góp phần tạo
nên.
Những truyền thống đó có ý nghĩa dân tộc và quốc tế sâu sắc, thể hiện tinh thần cách
mạng triệt để, trình độ trí tuệ ngày càng được nâng cao của Đảng ta. Ngay từ khi vừa mới ra
đời, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã nắm bắt đúng xu thế phát triển của
thời đại, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân
thế giới, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân. Vì vậy, trên
con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, nhất là trong những bước ngoặt lịch sử phải
đương đầu với mọi thử thách dù hiểm nghèo tưởng không thể vượt qua, Đảng đã kịp thời có
những quyết sách sáng suốt đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn, đưa con thuyền cách
mạng vượt lên.

Cơ sở, nguồn gốc sức mạnh và truyền thống của Đảng là ở chỗ: Đảng đứng vững trên
nền tảng tư tưởng tiên tiến của thời đại, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lênin cho rằng: “Chỉ có đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng
làm tròn vai trò người chiến sĩ tiên phong”. Đảng ta không chỉ nắm bắt những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn biết vận dụng sáng tạo và phát triển trong thực tiễn Việt
Nam. Đồng thời, Đảng ta không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tiếp thu
những tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
Câu 26 Năm 2011 ở nước ta có những sự kiện chính trị quan trọng nào?
Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Đại hội lần này có vai trò và sứ mệnh lịch sử to lớn, mở đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21; trên cơ sở nhìn lại 80 năm ra
đời, chiến đấu, trưởng thành, lãnh đạo cách mạng, căn cứ vào tình hình trong nước và quốc tế sẽ thảo luận, bổ sung và
phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; Báo cáo chính trị của BCH T.Ư nhiệm kỳ khóa X

trình Đại hội XI; thảo luận, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011-2020; một số vấn đề cần bổ sung,
sửa đổi Điều lệ Đảng cùng các nội dung quan trọng khác; Đại hội cũng lựa chọn, bầu BCH T.Ư khóa XI.
Với chủ đề “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh
toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 19-1-2011, tại Trung tâm
Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.377 đại biểu, đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên sinh

hoạt ở gần 54.000 tổ chức cơ sở Đảng trong cả nước.
Đại hội sẽ thảo luận và thông qua: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm
2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020; Báo cáo Chính trị của BCH T.Ư khóa X trình Đại hội XI
của Đảng (đánh giá kết quả thực hiện phương hướng, nhiệm vụ 5 năm qua; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ 5

năm tới); Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Đại hội sẽ bầu BCH T.Ư
(nhiệm kỳ 2011 – 2015) – cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội của Đảng. Đây là những đại biểu ưu tú trong Đảng,
có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có uy tín trong
Đảng, trong xã hội, có tư duy đổi mới, có khả năng tiếp cận nắm bắt, xử lý vấn đề mới và vấn đề phức tạp nảy sinh; có khả
năng đoàn kết, quy tụ; có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm. Phấn đấu tăng tỷ lệ trẻ, tỷ lệ nữ, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số, có tỷ lệ cán bộ khoa học trong BCH T.Ư
khóa XI, bảo đảm có tính kế thừa, số mới không dưới 1/3 và có 3 độ tuổi. Đại hội XI chắc chắn thành công tốt đẹp, đáp ứng
nguyện vọng tha thiết của cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước.
1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu nhân sự cấp cao
Diễn ra từ 12 đến 19 tháng 1, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã thông qua những văn kiện
quan trọng để đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch
Quốc hội khóa XII được bầu làm Tổng Bí thư.

Tiếp đó, ngày 22- 5, cử tri cả nước đã bầu ra 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã bầu ông
Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Chủ tịch nước; ông Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ
Chính trị tái đắc cử Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính
phủ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.
2.Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và tái cơ cấu nền kinh tế
Tại Hội nghị T.Ư 3 và 4, BCH T.Ư Đảng khóa XI đã đưa ra những quyết định quan trọng được cán bộ đảng viên và nhân dân
đồng tình, đánh giá cao. Phát biểu khai mạc Hội nghị T.Ư 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Tình trạng suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể
cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với
Đảng?”
Hội nghị sẽ thảo luận, ra nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay”. Trước đó, Hội
nghị T.Ư 3 đã quyết định tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Câu 27: Điều lệ ĐCSVN có quy định tuổi kết nạp hay ko? Quy định tuổi tháp nhất của người
xin vào Đảng là bao nhiêu? Những trường hợp từ 60 tuổi trở lên có được kết nạp hay ko?
• Có, tuổi thấp nhất là 18 tuổi
• Những trường hợp từ 60 tuổi trở lên do cấp ủy trực thuộc TW xem xét quyết định
Câu 28: Anh chị cho biết Điều lệ có quy định trình độ học vấn của người xin vào Đảng không?
Vì sao? Ở những vùng đặc biệt khó khăn, hải đảo, dân tộc ít người thì được quy định thế nào?
*Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Vì (Theo Quy định số 45-QĐ/TW, ngày 1/11/2011 của BCH TW về thi hành Điều lệ Đảng)
*Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế
– xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển
đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.

Câu 29: năm 2010 anh chị có được học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí minh không? Chủ đề
của năm 2010 là gì?
Năm 2010, trong Đảng và hệ thống chính trị sẽ tổ chức học tập chủ đề “Tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức,
là văn minh””. Việc học tập chủ đề trên được gắn với nhiệm vụ chính trị quan trọng là tiến hành
đại hội Đảng các cấp.

Việc học tập và làm theo tấm gương của Bác theo các chuyên đề năm sau luôn gắn
liền với các chuyên đề của năm trước đó. Hàng năm sau khi học tập các chuyên đề, Đảng
uỷ đã nghiêm túc triển khai cho cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan viết bài thu
hoạch, bản đăng ký cá nhân học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác: lấy ý kiến của

cấp uỷ nơi cư trú và ý kiến của quần chúng tại cơ quan cho cán bộ, đảng viên. Lấy kết quả
việc học tập và làm theo tấm gương của Người làm cơ sở xếp loại cán bộ, đảng viên hàng
năm, đưa ra những biện pháp khắc phục cho từng đồng chí, xây dựng những chuẩn mực
đạo đức lối sống trong cơ quan. Cuộc vận động hàng năm được đưa vào nội dung sinh hoạt
ở các chi bộ, đảng bộ định kỳ. Để cuộc vận động thực sự đi vào mỗi cán bộ, đảng viên, học
sinh trong toàn trường, Đảng uỷ đã chỉ đạo các chi bộ, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh
niên vận dụng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng như thi kể chuyện, viết về cuộc đời, sự
nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác, tổ chức hát những ca khúc viết về Bác,
giới thiệu nhiều tác phẩm, phim tư liệu về Bác
Qua cuộc vận động giúp mỗi cán bộ, đảng viên, học sinh hiểu rõ hơn sự nghiệp, cuộc
đời hoạt động cách mạng tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó đã củng cố
thêm niềm tin và nâng cao hơn ý thức, trách nhiệm tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo

đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, ý thức thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí; ý
thức tự phê bình và phê bình, tinh thần phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ dược giao.

1- Mục đích
Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá
trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn
viên, thanh niên, học sinh… nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã
hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
Câu 30: Cuộc vận động và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm nào?

Chủ đề của các năm 2008, 2009, 2010.
Cuộc vận động và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm 2007
theo chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2007 của Ban chấp hành TW VỀ TỔ CHỨC CUỘC VẬN
ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”

Năm 2009: Chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Năm học 2009 – 2010, trên tinh thần phát huy những thành tích đã đạt được trong năm học 2008 – 2009 và hai
năm thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số
2516/CT-BGDĐT, trường Đại học Kinh tế TP.HCM tiếp tục triển khai rộng rãi cuộc vận động trong toàn thể cán
bộ công chức (CBCC), giảng viên (GV) và sinh viên (SV). Trọng tâm của cuộc vận động là tạo chuyển biến
mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đẩy lùi các
hoạt động tiêu cực, xây dựng nếp sống mình vì mọi người, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học và góp phần

thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
Đặc biệt trong năm học 2009 – 2010, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải
gắn liền với các phong trào thi đua của tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên tinh thần đó, các hình
thức tổ chức và biện pháp thực hiện cuộc vận động phải đi vào thực chất, không phô trương hình thức và cần
phải có các chỉ tiêu cụ thể để mỗi tập thể, cá nhân đăng ký phấn đấu. Do vậy, nhà trường xác định các nội dung
cụ thể của cuộc vận động năm học 2009 – 2010 và các năm tiếp theo như sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc vận động trong GV-CBCC và SV, đưa nội dung cuộc vận
động đi vào chiều sâu:
– Từ nay đến hết năm 2009, nhân kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà trường tiếp

tục triển khai thực hiện cuộc vận động với các nội dung đã thực hiện tốt trong năm học 2008 – 2009 như: thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu, cải tiến và nâng cao hiệu quả công việc… đồng thời nhấn mạnh nội
dung trọng tâm của chủ đề năm học 2009 – 2010 là: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
– Thông qua các kênh thông tin tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về các nội dung cuộc vận động, hàng tháng giới
thiệu, tuyên truyền một tấm gương làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trên website và bản tin nội bộ như: thực hành
tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần phục vụ nhân dân, gương mẫu trong
giảng dạy và học tập, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh thành tích.
2. Tiếp tục giáo dục nâng cao nhận thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và nâng cao hiệu quả cuộc
vận động tại các đơn vị:
– Tăng cường vai trò của các cấp ủy, trưởng các đơn vị trong việc triển khai cuộc vận động tại đơn vị trực thuộc
của mình.

– Các chi bộ, các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên) tổ chức
nghiên cứu, quán triệt nội dung “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm,
hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” gắn với kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ.
– Mỗi đơn vị lựa chọn những việc làm cụ thể, thiết thực và phù hợp với đặc điểm của mình để đăng
ký “Công trình làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và xây dựng chương trình, kế hoạch thực
hiện.
– Để cuộc vận động đi vào chiều sâu, mỗi GV-CBCC tự tìm cho mình một bài học sâu sắc về đạo đức Chủ tịch
Hồ Chí Minh, từ đó không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống. Trên cơ sở đó, mỗi
GV-CBCC đăng ký nội dung thực hiện cuộc vận động và nộp bản đăng ký cho trưởng đơn vị (theo mẫu).
– Vào tháng 12/2009 và tháng 5/2010, các đơn vị tiến hành bình chọn và tuyên dương các cá nhân, tập thể điển
hình thực hiện tốt cuộc vận động trong học kỳ.

Câu 31: Anh chị đã đề ra được phương hướng của bản thân trong việc thực hành tiết kiệm theo
tấm gương đạo đức của Bác như thế nào?
a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm: trong tư tưởng Hồ Chí Minh tiết
kiệm là vì nước, vì dân, tiết kiệm vì sự nghiệp chung.
Tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh có 3 điểm:
– Thứ nhất, tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.
– Thứ hai, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, tức là tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, dùng vào đúng
mục đích. Nếu cần, bao nhiêu cũng chi.
– Thứ ba, tiết kiệm là tích cực chứ không phải là tiêu cực.
Ba lý do cần phải thực hiện tiết kiệm:
– Để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc.
– Tiết kiệm là một phương thức để tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước.

– Tit kim vỡ mc tiờu phỏt trin
Ba ni dung cn phi tit kim:
– Tit kim sc lao ng.
– Tit kim thỡ gi.
– Tit kim tin ca ca Nh nc, ca nhõn dõn v ca chớnh mỡnh.
b/Phng hng bn thõn
– Hc tp theo tm gng Bỏc H v: Cn, Kim, Liờm, Chớnh, Chớ cụng vụ t. Luụn cú ý
thc tit kim, chng lóng phớ, bo v ti sn cụng, bo v li ớch ca nhõn dõn.
– Sng lnh mnh, gin d, khụng v li, vui v ho nhó vi ng chớ v ng nghip, gúp ý
chõn tỡnh cựng hon thnh tt nht nhim v c giao.

– Cựng on viờn thanh niờn Chi on tp trung cao v quyt lit hn bao gi ht trong vic
phn u vt khú, an tõm t tng hon thnh nhim v c giao, hc tp, phỏt huy thc
hnh tit kim, xõy dng li sng chuyờn cn, gii d, tỏc phong lm vic khoa hc, sỏng to,
hiu qu.

đơn xin vào đảng
Kính gửi:

– Chi uỷ chi bộ Ban Quản lý dự án XDCB ngành NN&PTNT
– Đảng uỷ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình

Tên tôi là: Đỗ Ngọc Can

Sinh ngày: 19 tháng 6 năm 1982
Nơi sinh: xã Ngọc Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam.
Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không
Nghề nghiệp: Kỹ s thủy lợi
Trình độ học vấn: Đại học.
Quê quán: xã Ngọc Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam.
Nơi ở hiện nay: Tổ 15 – P. Chăm Mát – T.P Hòa Bình.
Đơn vị công tác: Ban Quản lý dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.
Chức vụ chính quyền, đoàn thể: Cán bộ kỹ thuật.
Vào đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 3 năm
1997 tại Trờng trung học cơ sở Thị trấn Quế, huyện Kim Bảng.

Đợc chi bộ xét là cảm tình Đảng ngày 13 tháng 12 năm 2011 tại: Chi
uỷ chi bộ Ban Quản lý dự án XDCB ngành NN&PTNT.

Qua nghiên cứu Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, đợc sự giáo
dục, bồi dỡng của chi bộ tôi đã nhận thức đợc:
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa
Mác – Lê Nin và t tởng Hồ Chí Minh làm nền tảng t tởng, kim chỉ nam
cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ
bản, lãnh đạo xã hội bằng cơng lĩnh, chiến lợc, các chính sách và chủ

trơng công tác. Dới sự lãnh đạo của Đảng đã tập hợp lực lợng và trí tuệ
của toàn dân, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại vợt mọi khó
khăn thử thách để đi đến thắng lợi và đi lên con đờng chủ nghĩa xã
hội đa đất nớc tiến lên từng bớc vững chắc, giành đợc những thành
tựu quan trọng trong chính trị, kinh tế, đời sống nhân dân đợc cải
thiện. Với những thắng lợi trên cho ta thêm tự hào về dân tộc, tự hào
về Đảng.
Là Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh tôi nhận thức đợc cần phải tiếp
tục phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, ý thức tự lực tự cờng, tinh thần lao động sáng tạo để đa đất nớc ngày càng giầu
mạnh.
Nay tôi làm đơn này xin đợc đứng vào hàng ngũ của Đảng để
cống hiến và góp phần xây dựng Đảng vững mạnh, xây dựng XHCN

ngày càng giầu đẹp.
Khi đợc đứng vào hàng ngũ của Đảng tôi nguyện trung thành với
đờng lối và lý tởng Cách mạng của Đảng, phấn đấu hoàn thành
nhiệm vụ đợc giao, xứng đáng là ngời Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt
Nam.

Câu1: Truyền thống quý báu của Đảng cộng sản VN? Liên hệ bản thân với đơn vị công tác:
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng 82 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được
tôi luyện, trưởng thành và đã xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất
tốt đẹp của Đảng ta. Đó là:
– Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng.

– Tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo.
– Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
– Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân.
– Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng.
– Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế…
Những truyền thống đó là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,
của giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế lên một tầm cao mới của
thời đại, là sức mạnh bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là kết quả của quá trình vun
trồng, xây đắp bền bỉ, là sự hy sinh phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ đảng viên của
Đảng góp phần tạo nên.
Những truyền thống đó có ý nghĩa dân tộc và quốc tế sâu sắc, thể hiện tinh thần cách

mạng triệt để, trình độ trí tuệ ngày càng được nâng cao của Đảng ta. Ngay từ khi vừa mới ra

đời, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã nắm bắt đúng xu thế phát triển
của thời đại, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân thế giới, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp công
nhân. Vì vậy, trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, nhất là trong những bước
ngoặt lịch sử phải đương đầu với mọi thử thách dù hiểm nghèo tưởng không thể vượt qua,
Đảng đã kịp thời có những quyết sách sáng suốt đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn,
đưa con thuyền cách mạng vượt lên.
Cơ sở, nguồn gốc sức mạnh và truyền thống của Đảng là ở chỗ: Đảng đứng vững trên
nền tảng tư tưởng tiên tiến của thời đại, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh. Lênin cho rằng: “Chỉ có đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có
khả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ tiên phong”. Đảng ta không chỉ nắm bắt những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn biết vận dụng sáng tạo và phát triển
trong thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, Đảng ta không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc ta và tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
Ôn lại lịch sử và truyền thống của Đảng không phải chỉ để tự hào về Đảng mà quan
trọng hơn là góp phần giữ vững, kế thừa và phát huy những truyền thống của Đảng, làm cho
Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ngang
tầm đòi hỏi của thời đại mới, đưa ngọn cờ vinh quang của Đảng lên tầm cao mới.
Caau 2: Nguyên tắc tập trung dân chủ, nội dung cơ bản
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng đảng cộng sản. Vấn đề này được V.I. Lênin xác
định trong học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, sau đó được các đảng cộng sản của

Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) cũng như nhiều đảng cộng sản của phong trào cộng sản quốc tế vận dụng vào
trong các hoạt động của đảng mình.
Hồ Chí Minh – lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam – coi nguyên tắc tập trung dân chủ (có lúc Hồ Chí Minh gọi
là chế độ dân chủ tập trung) là nguyên tắc rất quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí
Minh coi tập trung và dân chủ phải luôn luôn đi đôi với nhau; dân chủ phải đi đến tập trung và tập trung trên
cơ sở dân chủ. Gần đây nhất, trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X năm 2006, nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”,
đồng thời xác định 6 nội dung cụ thể không những về “tổ chức” mà chủ yếu là về “hoạt động” hoặc “sinh
hoạt” của Đảng.
Nội dung cơ bản 1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách. Chúng ta thấy rằng, nói đến bầu cử để lập ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng, tức là đã nói đến
dân chủ. Và, Điều lệ Đại hội X của Đảng còn xếp tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách vào nguyên tắc này.

Thực ra, nếu tách riêng cũng được. Bản thân Hồ Chí Minh có lúc nói: tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ
trách là tập trung.
Nội dung cơ bản 2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở
mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban
Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ). Chúng ta thấy nội
dung này đề cập vấn đề tổ chức, cách tổ chức và thứ tự vị trí các cấp, không thật rõ phản ánh vấn đề dân
chủ.
Nội dung cơ bản 3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng
cấp, trước cấp uỷ cấp trên và và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức
đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình. Như vậy là tự phê bình và phê bình, là một nguyên tắc
sinh hoạt Đảng, được ghép vào đây.

Nội dung cơ bản 4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa
số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn đảng phục tùng Đại hội
đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Chúng ta thấy rằng, nội dung này hoàn toàn phản ánh tính
tập trung (phản ánh ở các cụm từ: “phải chấp hành”, “phục tùng”).
Nội dung cơ bản 5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa
số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của
mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội
đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị
quyết cảu Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên
có ý kiến thuộc về thiểu số.
Nội dung cơ bản 6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được

trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.

Caau3: Động cơ vào Đảng đúng đắn
Đảng là một tổ chức chính trị, đây là một tổ chức luôn luôn vận động và phát triển nên rất cần những người ưu
tú để cho Đảng hoạt động và phát triển bình thường để đáp ứng nhu cầu cách mạng trong từng thời kỳ. Trong
quá tình vận động và phát triển luôn xuất hiện những phần tử thoái hóa biến chất, cần phải khai trừ ra khỏi
Đảng. Việc khai trừ và kết nạp Đảng viên mới để bổ xung cho Đảng những con người có phẩm chất năng lực
nâng cao bản lĩnh chính trị để phục vụ cho Đảng giúp Đảng ta lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới hiện nay.
Chính vì vậy mà trong quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam thì mỗi người
chúng ta phải xác định được động cơ vào Đảng đúng đắn, tuyệt đối trung thành với điều lệ và cương lĩnh của
Đảng. Có xác định được như vậy thì người Đảng viên mới tận tâm tận lực phục vụ Đảng, vào Đảng là để chấp
nhận gian khổ hi sinh, chấp nhận sự phân công và điều động của Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích

của nhân dân, đất nước lên trên lợi ích cá nhân, phấn đấu vì lý tưởng cách mạng cao cả, xây dựng đất nước xã
hội chủ nghĩa giàu đẹp và văn minh.
Bác Hồ kính yêu đã dạy chúng ta: “Đảng viên là người đầy tớ của nhân dân.” Vào Đảng là để phục vụ nhân
dân, phục vụ dân tộc, nếu vào Đảng mà chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thì đừng vào. Những người mà ngay từ khi
phấn đấu vào Đảng đã có động cơ không trong sáng thì khi đã đứng trong hàng ngũ của Đảng chắc chắn sẽ
“quay lưng” phản bội lại Đảng khi có cơ hội. Điều đó là hết sức nguy hiểm cho sự trong sạch, vững mạnh của
Đảng. Thực tế đã có những Đảng viên đã được thử thách qua chiến đấu rất dũng cảm, rất anh hùng, nhưng
trong điều kiện hòa bình, trước sự cám dỗ của tiền tài, vật chất đã gục ngã, đã bị biến chất, thoái hóa. Cũng có
những Đảng viên sau khi vào Đảng một thời gian dài, nắm trong tay chức quyền thì bắt đầu mới bộc lộ bản chất
cơ hội, bản chất của một con người mang danh Đảng viên để tiến thân. Những con người đó trước sau gì cũng
làm tổn hại đến thanh danh, uy tín của Đảng, làm hại đến lợi ích của nhân dân, của dân tộc và nguy hiểm hơn
nữa là đến một lúc nào đó, họ sẽ phản bội lại lý tưởng cách mạng của Đảng.

“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, những việc khó khăn, gian khổ, Đảng viên phải gương mẫu đi đầu, lo
trước nỗi lo thiên hạ, vui sau cái vui thiên hạ. Tất nhiên, đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ Đảng viên thì cũng có
cả quyền lợi. Nhưng vượt lên trên tất cả cái gọi là quyền lợi ấy phải là đạo đức cách mạng, là phẩm chất của
người Đảng viên tận tụy vì dân. Nếu Đảng viên mà đặt lợi ích cá nhân, gia đình mình lên trên hết thì người
Đảng viên đó không được lòng tin của nhân dân. Mất lòng tin của dân và xa dời quần chúng nhân dân thì mọi
việc đều thất bại. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Chính vì vậy, việc xác định động cơ vào Đảng ở mỗi người là cực kỳ quan trọng. Nếu ngay từ đầu, động cơ vào
Đảng không đúng đắn, lệch lạc và vụ lợi thì không những không làm cho Đảng vững mạnh mà ngược lại mặc
dù Đảng sẽ nhiều Đảng viên, nhưng không có đoàn kết, không hình thành một khối vững chắc, thậm chí còn
tiềm ẩn nguy cơ suy yếu, chia rẽ. Động cơ và mục đích của quần chúng khi vào Đảng là điều hết sức quan
trọng, nhưng đó cũng là điều khó nắm bắt nhất, bởi nó nằm sâu trong nội tâm mỗi người. Vì vậy, trong công tác
xây dựng Đảng, chúng ta cần tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng một cách có hệ thống cho các quần

chúng ưu tú và cho các Đảng viên mới để mỗi người Đảng viên và quần chúng tự ý thức, tự trau dồi, tự rèn
luyện bản lĩnh chính trị và tự phấn đấu vươn lên. Vì sự vững mạnh của Đảng, vì lợi ích của nhân dân, của dân
tộc, quần chúng cũng như cán bộ, quần chúng ưu tú và người Đảng viên cần thấm nhuần sâu sắc lời dạy của
Bác Hồ về đạo đức cách mạng: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.
Trong quá trình phấn đấu vào Đảng, việc xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn là điều có ý nghĩa quyết định.
Đảng chỉ kết nạp những người thực sự giác ngộ về mục đích, lý tưởng cách mạng, quyết không thu nạp vào
hàng ngũ mình những người mang động cơ thiếu trong sang, lệch lạc; càng không để cho các phần tử có cơ hội
lọt vào Đảng. Để có động cơ vào Đảng đúng đắn cần hiểu sâu sắc bản chất, mục đích của Đảng, tích cực góp
phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng đề ra; thường xuyên trau đồi đạo đức cách mạng, đấu
tranh khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, vụ lợi, xa lạ với bản chất của người chiến sĩ

cách mạng.
Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong điều kiện hòa bình, Đảng
ta cầm quyền và cơ chế kinh tế thị trường, mỗi người chúng ta nói chung, người Đảng viên nói riêng, luôn phải
đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách và những cám dỗ của quyền lực, tiền tài. Nếu người vào Đảng không
có đủ nghị lực và bản lĩnh, sẽ không vượt qua được những thử thách, không thắng nổi cám dỗ vật chất thì Đảng
sẽ xa dời tư tưởng cộng sản nền tảng, không vượt qua được những thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế
lực thù địch.
Động cơ và mục đích vào Đảng đúng đắn không phải là cái cụ thể, không phải là thứ mà chúng ta đem cân
đong đo đếm được, mà nó đã tồn tại trong những người đoàn viên ưu tú, những quần chúng tiến bộ và được
bồi đắp thêm ngay trong quá trình học tập, rèn luyện và phấn đấu vào Đảng của mỗi quần chúng ưu tú và người
Đảng viên
Câu 4: Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay:

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm,
trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài
sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những
giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt
Nam.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng
là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đày tớ thật trung
thành của nhân dân”.
1. Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân”

cần quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát huy
sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước nồng
nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ quyết tâm “ dù phải
đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu
cho “ đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để nước ta “ sánh vai
với cường quốc năm châu”. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:
– Mỗi người cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của ông cha
để chúng ta có non sông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn hôm
nay.Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lương

tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính. Trung với nước ngày nay là trung
thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi
ích của đất nước.
– Trung với nước, hiếu với dân ngày nay là luôn luôn tôn trọng, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân dưới cả ba hình thức: làm chủ đại diện, làm chủ trực tiếp và tự quản cộng
đồng; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị hợp
tình, hợp lý của dân; khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước những khó
khăn,
bức
xúc…
của

nhân
dân.
– Trung với nước, hiếu với dân ngày nay thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm vượt qua

liên tục diễn ra. Phong trào yêu nước chống Pháp có trước phong trào công nhân. Phong tràoyêu nước chống Pháp đã nuôi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần dân tộc trong các tầng lớpnhân dân, trong công nhân. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của phong trào công nhân phù hợpvới mục tiêu của phong trào yêu nước là đánh đổ thực dân Pháp, đem lại độc lập cho dân tộc,tự do cho nhân dân. Do đó, vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX, phong trào yêu nước dầndần trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.Ba là, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nướcđến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã đến với chủnghĩa Mác-Lênin và từ đó Người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta, vàophong trào công nhân và phong trào yêu nước. Việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanhniên (1925) bao gồm những chiến sĩ yêu nước để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trongnước là hiện thân của sự kết hợp ba yếu tố ngay từ những bước chuẩn bị ra đời của Đảng Cộngsản Việt Nam.Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nướcđã giúp Đảng ta ngay từ khi mới ra đời phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết đượccác lực lượng cách mạng và nhờ đó giữ được quyền lãnh đạo cách mạng. Đảng Cộng sản ViệtNam tuyển lựa đảng viên không những trong phong trào công nhân mà còn chọn những phầntử tiên tiến giác ngộ chủ nghĩa cộng sản trong nông dân lao động, trí thức và trong phong tràoyêu nước.Câu 2: Trải qua hơn 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng. Anh (chị) hãy nêu ngắn gọn nhữngthắng lợi vĩ đại của nhân dân ta dành được?* Trải qua hơn 80 năm Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại:Một là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thựcdân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷnguyên độc lập, tự do.Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắnglịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thốngnhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.Ba là, thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhậpquốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những nhận thức vàtư duy mới đúng đắn, phú hợp thực tiễn Việt Nam.Câu 3: Theo anh (chị) Đảng Cộng sản Việt Nam là đại diện cho những thành phần nào?Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhândân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà(nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâmlược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhấtđất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nềnđộc lập của Tổ quốc.Đảng Cộng sản Việt Nam là đại diện cho đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồngthời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợiích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.Câu 4: Nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động của ĐCSVN là gì?Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kimchỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ củanhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề raCương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.Câu 5: Ở cơ quan, đơn vị anh (chị) có triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh” không? Theo anh (chị ) vì sao lại có cuộc vận động này?*Ở cơ quan, đơn vị anh (chị) có triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh” không:Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnhviệc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 03-KH/TW ngày01/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW vàQuyết định số 21-QĐ/TW ngày 14/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về thành lập Bộphận giúp việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;Hướng dẫn số 12-HD/BTGTW ngày 27/7/2011 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiệnChỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đảng Bộ Sở NN&PTNT đã triển khai cuộc vậnđộng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tới toàn bộ cán bộ công chức,viên chức trong ngành.*Theo anh (chị ) vì sao lại có cuộc vận động này?Theo tôi có cuộc vận động này là vì mục đích Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng bộ và trong toàn Ngành; đưa việc học tập vàlàm theo Bác thành nội dung thường xuyên, một trong những nhiệm vụ quan trọng, thành hànhđộng tự giác trong mọi hoạt động của các tổ chức đảng và đơn vị; giúp cho mọi cán bộ, đảngviên, công chức, viên chức, nhận thức sâu sắc về những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức vàphong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng về ý thức tu dưỡng, rènluyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đẩy lùi sự suy thoái vềtư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng trongsạch, vững mạnh; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI,Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVCâu 6: Cá nhân anh chị đã học tập được điều gì qua cuộc vận động ” Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh” kế hoạch tiếp theo của anh chị?*Cá nhân học tập qua cuộc vận động: Qua cuộc vận động tôi tự rút ra kết quả học tậpnhư sau:Bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm công tác của đơn vị để cụ thể hóa các công việcđược giao, phù hợp với thực tế, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, bổ sung vào chươngtrình, kế hoạch làm việc của mỗi tổ chức đảng, đơn vị và cá nhân, để việc học tập và làm theoBác đạt được hiệu quả thiết thực, tránh hình thức.- Nêu cao tính tự giác, chủ động học tập, rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh của mỗi cá nhân; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát của tổ chứcđảng, các tổ chức đoàn thể và quần chúng. Kết hợp tổ chức học tập và làm theo Bác với cácphong trào thi đua, các cuộc vận động, các hoạt động văn hóa đang tiến hành trong toàn xã hội.- Vận động, tổ chức để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, thực hiện việc học tập,làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tích cực tham gia xây dựng Đảng.* Kế hoạch tiếp theoTiếp tục trau dồi đạo đức, học tập và phát huy theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,vận động tuyên truyền, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc của bản thân,kiên quyết đấu tranh, phê phán những quan niệm và biểu hiện sai trái trong xã hội, góp phầnlàm cho xã hội ngày càng trong sạch, vững mạnh.Câu 9: Theo anh chị điều kiện để được kết nạp vào Đảng là gì?- Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.- Thừa nhận và tự nguyện thực hiện: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Tiêu chuẩn và nhiệmvụ đảng viên.- Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.Câu 10:Đại hội đại biểu Đảng cộng sản VN lần thư bao nhiêu chính thức bắt đầu quá trình côngcuộc đổi mới ở nước ta? Đồng chí nào được bầu làm tổng bí thư khóa này?1 . Đại hội lần thứ VI – Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của ĐảngCộng sản Việt Nam (họp từ 15 đến 18-12-1986) đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạocủa Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong thập niên đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó xácđịnh nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa.1 . Đại hội lần thứ VI – Đại hội mở đầu công cuộc đổi mớiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (họp từ 15 đến 18-12-1986) đã đánh giá tìnhhình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong thập niên đầu cả nước đilên chủ nghĩa xã hội, từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới xây dựng đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa.Đại hội đề ra nhiệm vụ chung cho cả chặng đường đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “Toàn Đảng,toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắnglợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa” và “Trong khi không ngừng chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặtlên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền vănhóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa”.Đại hội lần thứ VI của Đảng khẳng định tiếp tục đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lốixây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa do các Đại hội lần thứ IV và lần thứ V của Đảng đề ra.Tuy nhiên, đến Đại hội VI, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ tiếp tục được cụ thể hóatrên cơ sở nâng cao nhận thức về đặc điểm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cả một thời kì lịchsử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đường đấu tiên. Đại hội nêu rõ “chặng đườngđầu tiên là một bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn” và “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của nhữngnăm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội, tiếp tục xây dựng những tiềnđề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”.Ổn định tình hình kinh tế – xã hội bao gồm ổn định sản xuất, ổn định phân phối, lưu thông, ổn định đời sống vậtchất và văn hóa, tăng cường hiệu lực của tổ chức quản lí, lập lại trật tự, kỉ cương và thực hiện công bằng xãhội.Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triểnmới ổn định được.Những mục tiêu cụ thể là: sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm phát triểnsản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới; tạo ra chuyển biến tốt vế mặt xã hội; bảođảm nhu cấu củng cố quốc phòng và an ninh. .Muốn thực hiện những “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát “của chặng đường đầu tiên (phải trong nhiều kếhoạch 5 năm nữa) thì trong 5 năm trước mắt (1986-1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằngđược nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.Những mục tiêu cụ thể là:- Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thựcphẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động.- đáp ứng nhu cầu của nhân dân về những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.- Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng được phần lớnnhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết.Muốn thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế, thì nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệpphải được đặt đúng vị trí là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên đáp ứng nhu cẩu về vốn đấu tư, về năng lực, vậttư, lao động, kĩ thuật v.v.. .Nội dung Ba chương trình kinh tế là sự cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trongchặng đường đầu tiên.Đại hội lần thứ VI của Đảng đã bầu Ban chấp hành Trung ương gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dựkhuyết. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bíthư của Đảng. Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được giao trách nhiệm làm cố vấn cho BCHTƯĐảng. Đại hội lần thứ VI là đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng.2. Kết quả bước đầu.Đường lối đổi mới đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đế ra đã thật sựđi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, trước tiên là trong lĩnh vực kinh tế – xãhội, trong việc thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế.Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988, năm ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đếnnăm 1990, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổnđịnh đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất – nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát triển sảnxuất, thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp, xóa bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hòa cungcầu lương thực thực phẩm trên phạm vi cả nước. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn (vượtnăm 1987 hơn 2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn.Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đónguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã. Các cơsở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá vật tư, tiền lương… giảmđáng kể. Đó là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đối mới nhiều chínhsách về sản xuất và lưu thông hàng hóa.Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việcthực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lẩn (từ 439 triệurúp và 884 triệu đô la, lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đô la). Từ năm 1989, sản xuất của ta tăng thêm các mặthàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Năm 1989, Việt Nam xuất 1,5 triệutấn gạo; nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập.Những kết quả của việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế gắn liền với những chuyển biến tíchcực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế. Nhà nước cho đình và hoãn nhiều công trìnhđã kí với nước ngoài và của một số ngành, địa phương để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm trực tiếpphục vụ Ba chương trình kinh tế hoặc có ý nghĩa trọng yếu. Trong 5 năm 1986-1990, ta đã dành cho Ba chươngtrình kinh tế hơn 60% vốn đầu tư của ngân sách trung ương, 75%-80% vốn đầu tư của địa phương. Ngoài ra,phần đầu tư của nhân dân cũng rất lớn, đồng thời đã thu hút được một số vốn đầu tư của nước ngoài. Nhiềucông trình công nghiệp nặng quan trọng được khởi công từ những năm trước, nay được đưa vào sử dụng. Mộtsố ngành sản xuất mới, có triển vọng tốt như dầu khí được hình thành… Một số loại hình kinh tế dịch vụ mới rađời và phát triển nhanh, góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa và phục vụ đời sống nhân dân.Một thành tựu quan trọng nữa là đã bước đầu kiềm chế được đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàngtháng trên thị trường năm 1986 là 20%, năm 1987 là 10%, năm 1988 là 14%, thì năm 1989 là 2,5% và năm1990 là 4,4%. Đây là kết quả tổng hợp của việc thực hiện Ba chương trình kinh tế và đổi mới cơ chế quản lí, đổimới chính sách giá và lãi suất, mở rộng thông thương và điều hòa cung cầu hàng hóa. Điều có ý nghĩa là chúngta đạt được kết quả này trong hoàn cảnh nguồn trợ giúp bên ngoài giảm so với trước, vừa chống lạm phát vàthực hiện chuyển từ giá bao cấp sang giá kinh doanh. Nhờ kiếm chế được lạm phát, các cơ sở kinh tế có điềukiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.Một thành tựu quan trọng khác về đối mới kinh tế là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.Phát triển quan điểm kinh tế của Đại hội VI, Hội nghị lần thứ 6 (tháng 8 – 1989) của Ban chấp hành Trung ươngđã khẳng định việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thờikì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách này được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và đã đi nhanh vào cuộcsống, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế; khơi dậy được nhiều tiềm năng và sức sángtạo của nhân dân để phát triển sản xuất, dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm choxã hội, tạo ra sự cạnh tranh sống động trên thị trường.Ngoài những thành tựu về kinh tế, chúng ta còn đạt được nhiều thành tích và tiến bộ bước đầu trên các lĩnh vựckhác.Bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan Trung ương và địa phương được sắp xếp lại. Ngày 19-41987, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII đã diễn ra dân chủ hơn so với các kì bầu cử trước. Nhân dân đã lựa chọnbầu được 496 đại biểu. Ngày 17 đến 22-6-1987, Quốc hội khóa VIII họp kì thứ nhất đã bầu Võ Chí Công làmChủ tịch Hội đồng Nhà nước; Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội; Phạm Hùng – Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; bầuChánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện truởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy. Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chứctrong hệ thống chính trị có một số đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân,tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử; hiệu lực quản lí của chính quyền các cấp được nâng cao; bướcđầu chỉnh đốn Đảng đi đôi với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm. Từng bước phá thế bao vây về kinh tế và chínhtrị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Những thành tựu, ưu điểm và tiến bộ nói trên chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của côngcuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.Công cuộc đổi mới về thực chất là một cuộc cách mạng, có thành tựu, ưu điểm, tiến bộ, nhưng đồng thời cũngcó nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém. Những ưu điểm thành tựu đạt được bước đầu thực hiện đường lối đổimới là rất quan trọng, song khó khăn, yếu kém cũng rất lớn, đó là: đất nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảngkinh tế – xã hội, công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế – xã hội nóng bỏng vẫn chưa đượcgiải quyết:- Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát ở mức cao, lao động còn thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế thấp, nhiềucơ sở sản xuất bị đình đốn kéo dài, chưa có tích lũy từ nội bộ nến kinh tế.- Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương (hoặc trợ cấp xã hội)và của một bộ phận nông dân bị giảm sút. Tốc độ tăng dân số còn cao.- Sự nghiệp văn hóa còn những mặt tiếp tục xuống thấp. Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, mất dân chủ, bấtcông xã hội, vi phạm pháp luật, kỉ luật, kỉ cương và nhiều hiện tượng tiêu cực khác còn nặng nề và phổ biến.* Tổng bí thư là : ông Nguyễn văn LinhCâu11: Hệ thống tổ chức các cấp của Đảng Cộng sản Việt NamHệ thống tổ chức đảng các cấpHệ thống tổ chức của Ðảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước.[1]Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ðảng là Ðại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấplà đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Ðảnglà Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).Cấp ủy mỗi cấp thành lập Ban thường vụ. Riêng Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị,thành lập Ban Bí thư. Mỗi cấp cũng thành lập Ủy ban kiểm tra.[sửa]Cấp trung ươngCác đảng bộ trực thuộc trung ương gồm có:Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương;Đảng bộ khối doanh nghiệp Trung ương;Ban Chấp hành Đảng bộ các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương;Đảng ủy Quân sự Trung ươngĐảng ủy Công an Trung ươngBan cán sự đảng ngoài nước[sửa]Cấp địa phươngTổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặtdưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.[sửa]Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt NamÐảng ủy Quân sự Trung ương (gọi tắt là Quân ủy Trung ương) do Bộ Chính trị chỉ định, gồmmột số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong quân đội và một số Ủy viên BanChấp hành Trung ương công tác ngoài quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hànhTrung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư.Cấp ủy đảng trong bộ đội chủ lực và bộ đội biên phòng ở cấp nào do đại hội cấp đó bầu; Ðảngủy quân khu, Ðảng ủy quân sự tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã.[sửa]Tổ chức đảng trong Công an Nhân dân Việt NamÐảng ủy Công an Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định gồm một số Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương công tác trong Công an nhân dân và một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ươngcông tác ngoàiCông an Nhân dân, một số đồng chí công tác thuộc Ðảng bộ Công an Trungương, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị,Ban Bí thư.Cấp ủy công an cấp nào do đại hội cấp đó bầu, trường hợp thật cần thiết do cấp ủy cấp trên chỉđịnh.Tổ chức đảng công an nhân dân địa phương cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọimặt của cấp ủy cấp đó. Ðảng ủy công an tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã do đại hội đảng bộcùng cấp bầu.Câu 13: Mục đích anh, chị vào ĐCSVN là gì?Đảng ta có truyền thống tốt đẹp, Tôi cũng là một người con của đất nước Việt Nam và luônmong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng, để được cống hiến cho tổ quốc, để được gópphần xây dựng đất nước ta ngày càng giầu mạnh như lời của Bác Hồ đã dạy. Có nhiều tấmgương ngàn năm sáng chói về đức hy sinh, lòng dũng cảm, sự trung thành, trung thực và bấtkhuất, kiên cường trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hoá, giáo dục,khoa học, công nghệ… Tất cả những thành tích, chiến công mà các thế hệ đảng viên tiếp nốinhau bồi đắp đã viết nên “một pho lịch sử bằng vàng”, làm cho Đảng ta trở thành một tổ chứccao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc nhưHồ Chí Minh đã khẳng định. Với tất cả những gì mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm được dùvới tinh thần khiêm tốn chúng ta cũng có thể tự hào rằng: Đảng ta thật vĩ đại! Người sáng lậpvà rèn luyện Đảng ta – Hồ Chí Minh đã nói: Đảng ta vĩ đại bởi vì Đảng bao gồm những đảngviên ưu tú đã vì nước quên thân, vì dân phục vụ, biết khổ trước thiên hạ, vui sau mọi người,biết tự nâng cao mình lên để trong bất cứ hoàn cảnh nào, với bất cứ nhiệm vụ gì của cáchmạng, vẫn xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.Do đó Đảng ta đã sống trong lòng quần chúng, hiểu thấu quần chúng, được quần chúng suy tônlà lãnh tụ duy nhất của mình, được đồng bào cả nước nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảngcủa chúng ta”, “Đảng ta”. Đó chính là động lực thôi thúc tôi và luôn mong muốn được đứngtrong hàng ngũ của Đảng, để được cống hiến hết mình cho tổ quốc, để được góp phần xây dựngđất nước ta ngày càng giầu mạnh.Câu 14: Anh chị cho biết ngày tháng, địa điểm thành lập, tổng bí thư đầu tiên của Đảng, tênĐảng qua các thời kỳ.*Ngày tháng : 3/2/1930*Địa điểm thành lập: Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc)Từ ngày 3 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long(Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tham gia Hội nghịcó các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu DDCSD); Nguyễn Thiệu, ChâuVăn Liêm (đại biểu (ANCSĐ). Đại biểu ĐDCSLĐ không đến kịp. Hội nghị nhất trí thành lậpđảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sáchlược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 trởthành Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.* Tổng bí thư đầu tiên : Trần Phú (được Ban Chấp Hành Trung Ương Của Đảng CộngSản bầu vào tháng 10 năm 1930)* Tên của Đảng qua các thời kỳ:Tháng 3-1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở số nhà 5D, Hàm Long, HàNội, gồm có Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du,Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Tuân và Dương Hạc Đính.Ngày 1-5-1929, tại Đại hội toàn quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ởHương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản. Đề nghị dókhông được chấp nhận.Ngày 17-6-1929, những đảng viên trong Chi bộ Cộng sản 5D Hàm Long đã tuyên bốthành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.Ngày 25-7-1929 An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.Tháng 9-1929 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.Câu 15: Anh chị hãy nêu những nhiệm vụ của người Đảng viên trong Điều lệ của ĐCSVN:1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêmchỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật củaNhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điềuđộng của Đảng.2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác,phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủnghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cựckhác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viênkhông được làm.3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân;chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tíchcực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyềnvận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước.4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷluật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình,trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phíđúng quy định.Câu 16: Anh chị hãy nêu quyền của Đảng viên chính thức, Đảng viên dự bị trong Điều lệ củaĐCSVN1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấphành Trung ương.3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổchức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối vớimình.Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnhđạo của Đảng.Câu 17: Anh chị hãy nêu những thủ tục kết nạp Đảng1. Người vào Đảng phải:- Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;- Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanhniên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và mộtđảng viên chính thức giới thiệu.2. Người giới thiệu phải:- Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;- Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệmvề sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.3. Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ:- Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng vàlấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hànhTrung ương.- Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chínhthức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấptrên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.- Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghịlên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.- Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷquyền xét, quyết định kết nạp từng người một.4. Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấptrên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng.Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định.Câu18: Mục tiêu của Đảng cộng sản việt nam là gì?1.2.3.4.Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”,Xác định “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, vì nhân dân”,”Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết”,”Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnhquốc tế”,5. Xác định “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi củacách mạng Việt Nam”.Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhândân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà(nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược,xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lậpcủa Tổ quốc.Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phongcủa nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp côngnhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng,văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùnglà chủ nghĩa cộng sản.Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ namcho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhânloại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cươnglĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyêntắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luậtnghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc : tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sởCương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trongkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhândân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạonhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộphận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấpcông nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xãhội của nhân dân thế giới.Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thườngxuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên,sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.Câu19: Điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt nam là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền banhành, sửa đổi, thông qua điều lệ?*Là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng, xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, cácnguyên tắc về tổ chức, hoạt động cơ cấu tổ chức, bộ máy của Đảng; quy định trách nhiệm,nghĩa vụ, quyền hạn của Đảng viên và tổ chức Đảng các cấp.Mục đích của việc xây dựng điều lệ Đảng là nhằm thống nhất tư tưởng, tổ chức và hànhđộng trong toàn Đảng, thực hiện mục tiêu của ĐảngĐiều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc thông qua và ban hành. Mọi tổ chức Đảngvà Đảng viên phỉa chấp hành Điều Lệ Đảng.Đại hội đại biểu toàn quốc mới có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, thông qua điều lệ.(điều 48 – ĐL Đ khóa 11)Câu 20: Những trường hợp nào thì bị xóa tên khỏi danh sách Đảng viênChi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viênđối với các trường hợp sau : đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba thángtrong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảngviên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáodục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên 2 năm liền vi phạm tưcách đảng viên.Câu 21: Trình bày những yêu cầu cần phải thực hiện đối với Đảng viên.Trong giai đoạn mới của Cách mạng Việt Nam hiện nay, người đảng viên đứng trước những đòi hỏimới và nhiệm vụ mới. Đó là nhiệm vụ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; là yêu cầu giữ vững, tăngcường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hóa, xây dựngNhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa; là nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, làm thất bạiâm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốctế và khu vực.Tình hình, nhiệm vụ đó đòi hỏi người đảng viên ngoài những phẩm chất chung, cần có sự phát triểnphù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng.1. Về lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trịĐảng viên phải kiên định lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, trung thành với lý tưởng cộngsản, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa,vững vàng, không dao động trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Cùng với việc thể hiện vai trò tiênphong, gương mẫu, người đảng viên lúc này cần ủng hộ nhân tố mới, tích cực tham gia đấu tranh chốngtham nhũng, chống các tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội, phê phán những biểu hiện mơ hồ, cực đoan haytư tưởng sai lệch.2. Về nhận thức, kiến thức, năng lực toàn diện thực hiện công cuộc đổi mớiĐổi mới là một cuộc vận động cách mạng toàn diện và sâu sắc, diễn ra trên tất cả lĩnh vực của đời sốngxã hội, từ kinh tế đến cơ chế quản lý, từ chế độ kinh tế đến hệ thống chính trị… Đó là một quá trìnhkhó khăn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chưa có mô hình định sẵn. Đổi mới đụng chạm đến rất nhiềuvấn đề, phá vỡ nhiều cái cũ, trong khi có những cái cũ đã tồn tại quá lâu, ăn sâu vào nếp nghĩ, cáchlàm, đã thành thói quen, thành cơ chế chính sách rất khó sửa. Mặt khác, thế giới cũng đang có nhiềuchuyển biến mạnh mẽ với nhiều biến cố, nhiều cái cũ bị đảo lộn, nhiều vấn đề phức tạp mới được nảysinh; trên một số vấn đề, dường như rất khó phân biệt, khó kết luận đâu là phải trái, đâu là trắng đen đểcó thể xử lý. Thời đại chúng ta là thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thời đạitin học đạt nhiều thành tựu kỳ diệu, hằng ngày lượng thông tin ồ ạt dồn đến rất nhanh và rất nhiều, đòihỏi phải có trình độ thu nhận, phân tích và xử lý đúng đắn.3. Về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cáchĐể thúc đẩy công cuộc đổi mới tới những bước tiến và kết quả cụ thể theo quan điểm thực tiễn, cầnphải tổ chức việc giáo dục đạo đức trong Đảng và trong xã hội sao cho mỗi người thấm nhuần sâu sắcrằng, đạo đức mới của những người tham gia đổi mới xã hội là đạo đức hành động, đạo đức trong laođộng, trong công việc, trong quan hệ với con người, trong đấu tranh khắc phục mọi tệ nạn tha hóa đểhướng tới sự cao đẹp, hướng tới việc lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.4. Về quan hệ với quần chúng nhân dân lao độngĐảng ta đã xác định chế độ chính trị của nước ta là chế độ làm chủ của nhân dân lao động dướisự lãnh đạo của Đảng; sức mạnh vô địch của Đảng là mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân.Đảng chủ trương phát huy dân chủ, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.Mỗi đảng viên, trước hết đảng viên là cán bộ lãnh đạo, có chức có quyền, phải tôn trọng và phát huyquyền làm chủ của dân, chăm lo đời sống hằng ngày của quần chúng, tìm hiểu nguyện vọng và lắngnghe ý kiến của quần chúng, giúp đỡ quần chúng khi gặp khó khăn, kiên quyết đấu tranh chống bệnhquan liêu, mệnh lệnh, gia trưởng, độc đoán, đặc quyền đặc lợi, trù dập ức hiếp quần chúng và mọi hànhvi vi phạm quyền làm chủ của dân. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, một yêu cầu rất cần thiết đốivới người đảng viên trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền. Nó quyết định sự tín nhiệm của nhândân đối với đảng viên. Không phải ngẫu nhiên khi còn sống, Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến vấn đềnày, nói nhiều về vấn đề này. Người thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyệnđạo đức cách mạng, trau dồi quan điểm và thái độ đúng đắn đối với quần chúng, coi việc tôn trọngquần chúng, học hỏi quần chúng, có quan hệ mật thiết với quần chúng là một vấn đề thuộc về phẩmchất, tư cách, đạo đức của đảng viên.1. Đánh giá đúng chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên để cấp ủy các cấp đề ra chủtrương, giải pháp xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơsở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên;2. Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên thực hiện mỗi năm một lần gắnvới tổng kết công tác năm của địa phương, cơ quan, đơn vị;3. Các cấp ủy đảng cần quán triệt sâu sắc cho đảng viên về mục đích, yêu cầu, nội dung vàphương pháp đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên; tăng cường chỉ đạo, hướngdẫn, kiểm tra và thẩm định chặt chẽ việc thực hiện, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai,đúng thực chất; khắc phục bệnh thành tích trong đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng vàđảng viên ở các cấp.Câu 22: Anh chị cho biết hiện nay ĐCSVN đã đề ra bao nhiêu cương lĩnh chính trị và năm banhànhCương lĩnh 2/1930Ngay trong hội nghị thành lập đảng tổ chức vào tháng 2 năm 1930 tổ chức tại Hương Cảng, Đảng Cộng sảnViệt Nam đã thông qua bộ cương lĩnh đầu tiên. Do địa vị pháp lý không được công nhận và phải hoạt động bímật, nên cương lĩnh đầu tiên được soạn ở mức vắn tắt để cho đảng viên dễ nhớ. Cương lĩnh đầu tiên hay còngọi Cương lĩnh năm 1930 bao gồm các tài liệu: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tómtắt đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đến tháng 10 năm 1930, cương lĩnh đầu tiên được bổ sung thêm tàiliệu Luận cương cách mạng tư sản dân quyền doTrần Phú soạn thảo. Trong Cương lĩnh thứ nhất, Đảng Cộngsản Việt Nam tuyên bố sẽ làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất (cương lĩnh dùng cách gọitư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng), cụ thể là phổ biến khẩu hiệu “Việt Nam tự do”, đấu tranhvà xây dựng một xã hội tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục, đánh đổ thực dân Pháp và chế độphong kiến, xây dựng chính phủ công nông binh, thành lập quân đội của giai cấp công nhân và nông dân, tịchthu sản nghiệp của tư bản thực dân Pháp, lấy ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo,… Chính cươngvắn tắt ghi rõ lực lượng tư bản người Việt không thuộc phe đế quốc, còn Chương trình tóm tắt tuyên bốrằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông, phú nông, tư sản và tư sản bậc trungvề phe mình. Cách mạng Việt Nam còn là một bộ phận cách mạng thế giới.Cương lĩnh 1991Năm 1991, tại Đại hội VII của đảng, ĐCSVN thông qua cương lĩnh thứ hai của mình, gọi là Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh 1991). Cương lĩnh 1991 đã tổng kếtkinh nghiệm thực hiện cương lĩnh năm 1930, từ đó tuyên bố ĐCSVN sẽ:1. “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”,2. Xác định “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, vì nhân dân”,3. “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết”,4. “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế”,5. Xác định “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng ViệtNam”.Cương lĩnh 1991 và các văn kiện bổ sung sau này khẳng định sẽ lãnh đạo Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xãhội, bỏ qua chế độ tư bản, xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa có 8 đặc trưng:1. “Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”,2. “Do nhân dân làm chủ”,3. “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợpvới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”,4. “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”,5. “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triểntoàn diện”,6. “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiếnbộ”,7. “Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản”,8. “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.Cương lĩnh 1991 và các văn kiện bổ sung sau này đề ra 8 phương hướng cơ bản để xây dựng chủ nghĩa xã hộiở Việt Nam là:1. “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”,2.3.4.5.6.7.8.”Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,”Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội”,”Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc”,”Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”,”Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”,”Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia”,”Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.Từ ngày thành lập đến nay, dưới những hình thức và tên gọi khác nhau, Đảng Cộng sản ViệtNam đã bốn lần ban hành cương lĩnh hoặc những văn bản có tính cương lĩnh.1.Trước tiên phải kể đến Chánh cương vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốcsoạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua. Tuy rất “vắntắt”, ngắn gọn, chỉ có 282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản vềchiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.2. Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (còn được gọi là Luận cươngcách mạng tư sản dân quyền) do đồng chí Trần Phú khởi thảo và được Hội nghị Ban chấp hànhTrung ương (tháng 10/1930) thảo luận, thông qua. Luận cương được soạn thảo trong hoàn cảnhhết sức khó khăn do bị địch khủng bố, truy lùng gắt gao và thiếu mọi phương tiện. Luận cươngdài 16 trang (khổ giấy 15×22 cm).3. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thưTrường Chinh chỉ đạo soạn thảo và được Đại hội II của Đảng (tháng 2/1951) thảo luận, thôngqua. Chính cương dài 15 trang (khổ giấy 15×22 cm) bao gồm 3 chương: Chương I phân tíchtình hình thế giới và Việt Nam; Chương II nói về xã hội Việt Nam và cách mạng Việt Nam;Chương III trình bày chính sách của Đảng Lao động Việt Nam.4- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt làCương lĩnh năm 1991) dài 22 trang (khổ giấy 13x19cm), được Đại hội VII của Đảng (tháng6/1991) thảo luận và thông qua. Ra đời trong bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vàcác nước Đông Âu sụp đổ, nhiều Đảng cộng sản bế tắc, mất phương hướng, các thế lực thùđịch tấn công quyết liệt; ở trong nước, kinh tế xã hội khủng hoảng, một bộ phận cán bộ, đảngviên và nhân dân dao động niềm tin, Cương lĩnh đã tổng kết quá trình cách mạng Việt Nam, rútra những bài học kinh nghiệm, chỉ ra những phương hướng và giải pháp đổi mới toàn diện đấtnước theo con đường xã hội chủ nghĩa.Câu 23: Anh chị hãy nêu những đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta XD hiện naytám đặc trưng cơ bản của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta tiếp tục xây dựngtrong thế kỷ 21. Tám đặc trưng đó là:1. “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”,2.3.4.5.6.7.8.”Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,”Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội”,”Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc”,”Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”,”Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”,”Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia”,”Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.Tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa được nêu trên vừa thể hiện tính toàn diện và sựthống nhất của các đặc trưng đó trong một chỉnh thể, phản ánh được bản chất của chủ nghĩa xãhội mà chúng ta đang xây dựngCâu 24: Anh chị hiểu như thế nào về cương lĩnh chính trị:Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là văn bản trình bày tóm tắt mục tiêu, đường lối,nhiệm vụ và phương hướng của đảng.Câu 25: Đảng ta có những truyền thống quý báu gì?Trong quá trình lãnh đạo cách mạng 82 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được tôiluyện, trưởng thành và đã xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹpcủa Đảng ta. Đó là:- Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng.- Tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo.- Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội.- Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân.- Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng.- Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế…Những truyền thống đó là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, củagiai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế lên một tầm cao mới của thời đại,là sức mạnh bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là kết quả của quá trình vun trồng, xây đắpbền bỉ, là sự hy sinh phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ đảng viên của Đảng góp phần tạonên.Những truyền thống đó có ý nghĩa dân tộc và quốc tế sâu sắc, thể hiện tinh thần cáchmạng triệt để, trình độ trí tuệ ngày càng được nâng cao của Đảng ta. Ngay từ khi vừa mới rađời, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã nắm bắt đúng xu thế phát triển củathời đại, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng của giai cấp công nhânthế giới, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân. Vì vậy, trêncon đường phát triển của cách mạng Việt Nam, nhất là trong những bước ngoặt lịch sử phảiđương đầu với mọi thử thách dù hiểm nghèo tưởng không thể vượt qua, Đảng đã kịp thời cónhững quyết sách sáng suốt đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn, đưa con thuyền cáchmạng vượt lên.Cơ sở, nguồn gốc sức mạnh và truyền thống của Đảng là ở chỗ: Đảng đứng vững trênnền tảng tư tưởng tiên tiến của thời đại, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Lênin cho rằng: “Chỉ có đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả nănglàm tròn vai trò người chiến sĩ tiên phong”. Đảng ta không chỉ nắm bắt những nguyên lý cơ bảncủa chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn biết vận dụng sáng tạo và phát triển trong thực tiễn ViệtNam. Đồng thời, Đảng ta không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tiếp thunhững tinh hoa trí tuệ của nhân loại.Câu 26 Năm 2011 ở nước ta có những sự kiện chính trị quan trọng nào?Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.Đại hội lần này có vai trò và sứ mệnh lịch sử to lớn, mở đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21; trên cơ sở nhìn lại 80 năm rađời, chiến đấu, trưởng thành, lãnh đạo cách mạng, căn cứ vào tình hình trong nước và quốc tế sẽ thảo luận, bổ sung vàphát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; Báo cáo chính trị của BCH T.Ư nhiệm kỳ khóa Xtrình Đại hội XI; thảo luận, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011-2020; một số vấn đề cần bổ sung,sửa đổi Điều lệ Đảng cùng các nội dung quan trọng khác; Đại hội cũng lựa chọn, bầu BCH T.Ư khóa XI.Với chủ đề “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnhtoàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướnghiện đại”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 19-1-2011, tại Trung tâmHội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.377 đại biểu, đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên sinhhoạt ở gần 54.000 tổ chức cơ sở Đảng trong cả nước.Đại hội sẽ thảo luận và thông qua: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020; Báo cáo Chính trị của BCH T.Ư khóa X trình Đại hội XIcủa Đảng (đánh giá kết quả thực hiện phương hướng, nhiệm vụ 5 năm qua; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ 5năm tới); Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Đại hội sẽ bầu BCH T.Ư(nhiệm kỳ 2011 – 2015) – cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội của Đảng. Đây là những đại biểu ưu tú trong Đảng,có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có uy tín trongĐảng, trong xã hội, có tư duy đổi mới, có khả năng tiếp cận nắm bắt, xử lý vấn đề mới và vấn đề phức tạp nảy sinh; có khảnăng đoàn kết, quy tụ; có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịutrách nhiệm. Phấn đấu tăng tỷ lệ trẻ, tỷ lệ nữ, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số, có tỷ lệ cán bộ khoa học trong BCH T.Ưkhóa XI, bảo đảm có tính kế thừa, số mới không dưới 1/3 và có 3 độ tuổi. Đại hội XI chắc chắn thành công tốt đẹp, đáp ứngnguyện vọng tha thiết của cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước.1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu nhân sự cấp caoDiễn ra từ 12 đến 19 tháng 1, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã thông qua những văn kiệnquan trọng để đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịchQuốc hội khóa XII được bầu làm Tổng Bí thư.Tiếp đó, ngày 22- 5, cử tri cả nước đã bầu ra 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã bầu ôngTrương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Chủ tịch nước; ông Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên BộChính trị tái đắc cử Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chínhphủ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.2.Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và tái cơ cấu nền kinh tếTại Hội nghị T.Ư 3 và 4, BCH T.Ư Đảng khóa XI đã đưa ra những quyết định quan trọng được cán bộ đảng viên và nhân dânđồng tình, đánh giá cao. Phát biểu khai mạc Hội nghị T.Ư 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Tình trạng suy thoái vềtư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kểcả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối vớiĐảng?”Hội nghị sẽ thảo luận, ra nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay”. Trước đó, Hộinghị T.Ư 3 đã quyết định tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.Câu 27: Điều lệ ĐCSVN có quy định tuổi kết nạp hay ko? Quy định tuổi tháp nhất của ngườixin vào Đảng là bao nhiêu? Những trường hợp từ 60 tuổi trở lên có được kết nạp hay ko?• Có, tuổi thấp nhất là 18 tuổi• Những trường hợp từ 60 tuổi trở lên do cấp ủy trực thuộc TW xem xét quyết địnhCâu 28: Anh chị cho biết Điều lệ có quy định trình độ học vấn của người xin vào Đảng không?Vì sao? Ở những vùng đặc biệt khó khăn, hải đảo, dân tộc ít người thì được quy định thế nào?*Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.Vì (Theo Quy định số 45-QĐ/TW, ngày 1/11/2011 của BCH TW về thi hành Điều lệ Đảng)*Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triểnđảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.Câu 29: năm 2010 anh chị có được học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí minh không? Chủ đềcủa năm 2010 là gì?Năm 2010, trong Đảng và hệ thống chính trị sẽ tổ chức học tập chủ đề “Tư tưởng, tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức,là văn minh””. Việc học tập chủ đề trên được gắn với nhiệm vụ chính trị quan trọng là tiến hànhđại hội Đảng các cấp.Việc học tập và làm theo tấm gương của Bác theo các chuyên đề năm sau luôn gắnliền với các chuyên đề của năm trước đó. Hàng năm sau khi học tập các chuyên đề, Đảnguỷ đã nghiêm túc triển khai cho cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan viết bài thuhoạch, bản đăng ký cá nhân học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác: lấy ý kiến củacấp uỷ nơi cư trú và ý kiến của quần chúng tại cơ quan cho cán bộ, đảng viên. Lấy kết quảviệc học tập và làm theo tấm gương của Người làm cơ sở xếp loại cán bộ, đảng viên hàngnăm, đưa ra những biện pháp khắc phục cho từng đồng chí, xây dựng những chuẩn mựcđạo đức lối sống trong cơ quan. Cuộc vận động hàng năm được đưa vào nội dung sinh hoạtở các chi bộ, đảng bộ định kỳ. Để cuộc vận động thực sự đi vào mỗi cán bộ, đảng viên, họcsinh trong toàn trường, Đảng uỷ đã chỉ đạo các chi bộ, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanhniên vận dụng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng như thi kể chuyện, viết về cuộc đời, sựnghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác, tổ chức hát những ca khúc viết về Bác,giới thiệu nhiều tác phẩm, phim tư liệu về BácQua cuộc vận động giúp mỗi cán bộ, đảng viên, học sinh hiểu rõ hơn sự nghiệp, cuộcđời hoạt động cách mạng tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó đã củng cốthêm niềm tin và nâng cao hơn ý thức, trách nhiệm tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạođức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, ý thức thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí; ýthức tự phê bình và phê bình, tinh thần phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ dược giao.1- Mục đíchLàm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giátrị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biếnmạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhsâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoànviên, thanh niên, học sinh… nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chícông vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xãhội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.Câu 30: Cuộc vận động và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm nào?Chủ đề của các năm 2008, 2009, 2010.Cuộc vận động và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm 2007theo chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2007 của Ban chấp hành TW VỀ TỔ CHỨC CUỘC VẬNĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”Năm 2009: Chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”Năm học 2009 – 2010, trên tinh thần phát huy những thành tích đã đạt được trong năm học 2008 – 2009 và hainăm thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số2516/CT-BGDĐT, trường Đại học Kinh tế TP.HCM tiếp tục triển khai rộng rãi cuộc vận động trong toàn thể cánbộ công chức (CBCC), giảng viên (GV) và sinh viên (SV). Trọng tâm của cuộc vận động là tạo chuyển biếnmạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đẩy lùi cáchoạt động tiêu cực, xây dựng nếp sống mình vì mọi người, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học và góp phầnthực hiện thành công Nghị quyết Đại hội X của Đảng.Đặc biệt trong năm học 2009 – 2010, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phảigắn liền với các phong trào thi đua của tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm ngàythành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên tinh thần đó, các hìnhthức tổ chức và biện pháp thực hiện cuộc vận động phải đi vào thực chất, không phô trương hình thức và cầnphải có các chỉ tiêu cụ thể để mỗi tập thể, cá nhân đăng ký phấn đấu. Do vậy, nhà trường xác định các nội dungcụ thể của cuộc vận động năm học 2009 – 2010 và các năm tiếp theo như sau:1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc vận động trong GV-CBCC và SV, đưa nội dung cuộc vậnđộng đi vào chiều sâu:- Từ nay đến hết năm 2009, nhân kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà trường tiếptục triển khai thực hiện cuộc vận động với các nội dung đã thực hiện tốt trong năm học 2008 – 2009 như: thựchành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu, cải tiến và nâng cao hiệu quả công việc… đồng thời nhấn mạnh nộidung trọng tâm của chủ đề năm học 2009 – 2010 là: “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vềnâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.- Thông qua các kênh thông tin tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về các nội dung cuộc vận động, hàng tháng giớithiệu, tuyên truyền một tấm gương làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trên website và bản tin nội bộ như: thực hànhtiết kiệm, chống tham ô lãng phí, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần phục vụ nhân dân, gương mẫu tronggiảng dạy và học tập, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh thành tích.2. Tiếp tục giáo dục nâng cao nhận thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và nâng cao hiệu quả cuộcvận động tại các đơn vị:- Tăng cường vai trò của các cấp ủy, trưởng các đơn vị trong việc triển khai cuộc vận động tại đơn vị trực thuộccủa mình.- Các chi bộ, các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên) tổ chứcnghiên cứu, quán triệt nội dung “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm,hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” gắn với kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ.- Mỗi đơn vị lựa chọn những việc làm cụ thể, thiết thực và phù hợp với đặc điểm của mình để đăngký “Công trình làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và xây dựng chương trình, kế hoạch thựchiện.- Để cuộc vận động đi vào chiều sâu, mỗi GV-CBCC tự tìm cho mình một bài học sâu sắc về đạo đức Chủ tịchHồ Chí Minh, từ đó không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống. Trên cơ sở đó, mỗiGV-CBCC đăng ký nội dung thực hiện cuộc vận động và nộp bản đăng ký cho trưởng đơn vị (theo mẫu).- Vào tháng 12/2009 và tháng 5/2010, các đơn vị tiến hành bình chọn và tuyên dương các cá nhân, tập thể điểnhình thực hiện tốt cuộc vận động trong học kỳ.Câu 31: Anh chị đã đề ra được phương hướng của bản thân trong việc thực hành tiết kiệm theotấm gương đạo đức của Bác như thế nào?a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm: trong tư tưởng Hồ Chí Minh tiếtkiệm là vì nước, vì dân, tiết kiệm vì sự nghiệp chung.Tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh có 3 điểm:- Thứ nhất, tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.- Thứ hai, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, tức là tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, dùng vào đúngmục đích. Nếu cần, bao nhiêu cũng chi.- Thứ ba, tiết kiệm là tích cực chứ không phải là tiêu cực.Ba lý do cần phải thực hiện tiết kiệm:- Để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc.- Tiết kiệm là một phương thức để tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước.- Tit kim vỡ mc tiờu phỏt trinBa ni dung cn phi tit kim:- Tit kim sc lao ng.- Tit kim thỡ gi.- Tit kim tin ca ca Nh nc, ca nhõn dõn v ca chớnh mỡnh.b/Phng hng bn thõn- Hc tp theo tm gng Bỏc H v: Cn, Kim, Liờm, Chớnh, Chớ cụng vụ t. Luụn cú ýthc tit kim, chng lóng phớ, bo v ti sn cụng, bo v li ớch ca nhõn dõn.- Sng lnh mnh, gin d, khụng v li, vui v ho nhó vi ng chớ v ng nghip, gúp ýchõn tỡnh cựng hon thnh tt nht nhim v c giao.- Cựng on viờn thanh niờn Chi on tp trung cao v quyt lit hn bao gi ht trong vicphn u vt khú, an tõm t tng hon thnh nhim v c giao, hc tp, phỏt huy thchnh tit kim, xõy dng li sng chuyờn cn, gii d, tỏc phong lm vic khoa hc, sỏng to,hiu qu.đơn xin vào đảngKính gửi:- Chi uỷ chi bộ Ban Quản lý dự án XDCB ngành NN&PTNT- Đảng uỷ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà BìnhTên tôi là: Đỗ Ngọc CanSinh ngày: 19 tháng 6 năm 1982Nơi sinh: xã Ngọc Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam.Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: KhôngNghề nghiệp: Kỹ s thủy lợiTrình độ học vấn: Đại học.Quê quán: xã Ngọc Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam.Nơi ở hiện nay: Tổ 15 – P. Chăm Mát – T.P Hòa Bình.Đơn vị công tác: Ban Quản lý dự án phát triển cơ sở hạ tầng nôngthôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.Chức vụ chính quyền, đoàn thể: Cán bộ kỹ thuật.Vào đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 3 năm1997 tại Trờng trung học cơ sở Thị trấn Quế, huyện Kim Bảng.Đợc chi bộ xét là cảm tình Đảng ngày 13 tháng 12 năm 2011 tại: Chiuỷ chi bộ Ban Quản lý dự án XDCB ngành NN&PTNT.Qua nghiên cứu Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, đợc sự giáodục, bồi dỡng của chi bộ tôi đã nhận thức đợc:Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩaMác – Lê Nin và t tởng Hồ Chí Minh làm nền tảng t tởng, kim chỉ namcho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơbản, lãnh đạo xã hội bằng cơng lĩnh, chiến lợc, các chính sách và chủtrơng công tác. Dới sự lãnh đạo của Đảng đã tập hợp lực lợng và trí tuệcủa toàn dân, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại vợt mọi khókhăn thử thách để đi đến thắng lợi và đi lên con đờng chủ nghĩa xãhội đa đất nớc tiến lên từng bớc vững chắc, giành đợc những thànhtựu quan trọng trong chính trị, kinh tế, đời sống nhân dân đợc cảithiện. Với những thắng lợi trên cho ta thêm tự hào về dân tộc, tự hàovề Đảng.Là Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh tôi nhận thức đợc cần phải tiếptục phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, ý thức tự lực tự cờng, tinh thần lao động sáng tạo để đa đất nớc ngày càng giầumạnh.Nay tôi làm đơn này xin đợc đứng vào hàng ngũ của Đảng đểcống hiến và góp phần xây dựng Đảng vững mạnh, xây dựng XHCNngày càng giầu đẹp.Khi đợc đứng vào hàng ngũ của Đảng tôi nguyện trung thành vớiđờng lối và lý tởng Cách mạng của Đảng, phấn đấu hoàn thànhnhiệm vụ đợc giao, xứng đáng là ngời Đảng viên Đảng Cộng Sản ViệtNam.Câu1: Truyền thống quý báu của Đảng cộng sản VN? Liên hệ bản thân với đơn vị công tác:Trong quá trình lãnh đạo cách mạng 82 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng đượctôi luyện, trưởng thành và đã xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chấttốt đẹp của Đảng ta. Đó là:- Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng.- Tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo.- Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội.- Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân.- Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng.- Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế…Những truyền thống đó là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,của giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế lên một tầm cao mới củathời đại, là sức mạnh bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là kết quả của quá trình vuntrồng, xây đắp bền bỉ, là sự hy sinh phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ đảng viên củaĐảng góp phần tạo nên.Những truyền thống đó có ý nghĩa dân tộc và quốc tế sâu sắc, thể hiện tinh thần cáchmạng triệt để, trình độ trí tuệ ngày càng được nâng cao của Đảng ta. Ngay từ khi vừa mới rađời, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã nắm bắt đúng xu thế phát triểncủa thời đại, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng của giai cấpcông nhân thế giới, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp côngnhân. Vì vậy, trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, nhất là trong những bướcngoặt lịch sử phải đương đầu với mọi thử thách dù hiểm nghèo tưởng không thể vượt qua,Đảng đã kịp thời có những quyết sách sáng suốt đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn,đưa con thuyền cách mạng vượt lên.Cơ sở, nguồn gốc sức mạnh và truyền thống của Đảng là ở chỗ: Đảng đứng vững trênnền tảng tư tưởng tiên tiến của thời đại, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh. Lênin cho rằng: “Chỉ có đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới cókhả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ tiên phong”. Đảng ta không chỉ nắm bắt nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn biết vận dụng sáng tạo và phát triểntrong thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, Đảng ta không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc ta và tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhân loại.Ôn lại lịch sử và truyền thống của Đảng không phải chỉ để tự hào về Đảng mà quantrọng hơn là góp phần giữ vững, kế thừa và phát huy những truyền thống của Đảng, làm choĐảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ngangtầm đòi hỏi của thời đại mới, đưa ngọn cờ vinh quang của Đảng lên tầm cao mới.Caau 2: Nguyên tắc tập trung dân chủ, nội dung cơ bảnTập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng đảng cộng sản. Vấn đề này được V.I. Lênin xácđịnh trong học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, sau đó được các đảng cộng sản củaQuốc tế Cộng sản (Quốc tế III) cũng như nhiều đảng cộng sản của phong trào cộng sản quốc tế vận dụng vàotrong các hoạt động của đảng mình.Hồ Chí Minh – lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam – coi nguyên tắc tập trung dân chủ (có lúc Hồ Chí Minh gọilà chế độ dân chủ tập trung) là nguyên tắc rất quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ ChíMinh coi tập trung và dân chủ phải luôn luôn đi đôi với nhau; dân chủ phải đi đến tập trung và tập trung trêncơ sở dân chủ. Gần đây nhất, trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X năm 2006, nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”,đồng thời xác định 6 nội dung cụ thể không những về “tổ chức” mà chủ yếu là về “hoạt động” hoặc “sinhhoạt” của Đảng.Nội dung cơ bản 1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhânphụ trách. Chúng ta thấy rằng, nói đến bầu cử để lập ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng, tức là đã nói đếndân chủ. Và, Điều lệ Đại hội X của Đảng còn xếp tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách vào nguyên tắc này.Thực ra, nếu tách riêng cũng được. Bản thân Hồ Chí Minh có lúc nói: tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụtrách là tập trung.Nội dung cơ bản 2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ởmỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là BanChấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ). Chúng ta thấy nộidung này đề cập vấn đề tổ chức, cách tổ chức và thứ tự vị trí các cấp, không thật rõ phản ánh vấn đề dânchủ.Nội dung cơ bản 3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùngcấp, trước cấp uỷ cấp trên và và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chứcđảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình. Như vậy là tự phê bình và phê bình, là một nguyên tắcsinh hoạt Đảng, được ghép vào đây.Nội dung cơ bản 4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đasố, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn đảng phục tùng Đại hộiđại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Chúng ta thấy rằng, nội dung này hoàn toàn phản ánh tínhtập trung (phản ánh ở các cụm từ: “phải chấp hành”, “phục tùng”).Nội dung cơ bản 5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửasố thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến củamình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hộiđại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghịquyết cảu Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viêncó ý kiến thuộc về thiểu số.Nội dung cơ bản 6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không đượctrái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.Caau3: Động cơ vào Đảng đúng đắnĐảng là một tổ chức chính trị, đây là một tổ chức luôn luôn vận động và phát triển nên rất cần những người ưutú để cho Đảng hoạt động và phát triển bình thường để đáp ứng nhu cầu cách mạng trong từng thời kỳ. Trongquá tình vận động và phát triển luôn xuất hiện những phần tử thoái hóa biến chất, cần phải khai trừ ra khỏiĐảng. Việc khai trừ và kết nạp Đảng viên mới để bổ xung cho Đảng những con người có phẩm chất năng lựcnâng cao bản lĩnh chính trị để phục vụ cho Đảng giúp Đảng ta lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới hiện nay.Chính vì vậy mà trong quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam thì mỗi ngườichúng ta phải xác định được động cơ vào Đảng đúng đắn, tuyệt đối trung thành với điều lệ và cương lĩnh củaĐảng. Có xác định được như vậy thì người Đảng viên mới tận tâm tận lực phục vụ Đảng, vào Đảng là để chấpnhận gian khổ hi sinh, chấp nhận sự phân công và điều động của Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi íchcủa nhân dân, đất nước lên trên lợi ích cá nhân, phấn đấu vì lý tưởng cách mạng cao cả, xây dựng đất nước xãhội chủ nghĩa giàu đẹp và văn minh.Bác Hồ kính yêu đã dạy chúng ta: “Đảng viên là người đầy tớ của nhân dân.” Vào Đảng là để phục vụ nhândân, phục vụ dân tộc, nếu vào Đảng mà chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thì đừng vào. Những người mà ngay từ khiphấn đấu vào Đảng đã có động cơ không trong sáng thì khi đã đứng trong hàng ngũ của Đảng chắc chắn sẽ”quay lưng” phản bội lại Đảng khi có cơ hội. Điều đó là hết sức nguy hiểm cho sự trong sạch, vững mạnh củaĐảng. Thực tế đã có những Đảng viên đã được thử thách qua chiến đấu rất dũng cảm, rất anh hùng, nhưngtrong điều kiện hòa bình, trước sự cám dỗ của tiền tài, vật chất đã gục ngã, đã bị biến chất, thoái hóa. Cũng cónhững Đảng viên sau khi vào Đảng một thời gian dài, nắm trong tay chức quyền thì bắt đầu mới bộc lộ bản chấtcơ hội, bản chất của một con người mang danh Đảng viên để tiến thân. Những con người đó trước sau gì cũnglàm tổn hại đến thanh danh, uy tín của Đảng, làm hại đến lợi ích của nhân dân, của dân tộc và nguy hiểm hơnnữa là đến một lúc nào đó, họ sẽ phản bội lại lý tưởng cách mạng của Đảng.”Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, những việc khó khăn, gian khổ, Đảng viên phải gương mẫu đi đầu, lotrước nỗi lo thiên hạ, vui sau cái vui thiên hạ. Tất nhiên, đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ Đảng viên thì cũng cócả quyền lợi. Nhưng vượt lên trên tất cả cái gọi là quyền lợi ấy phải là đạo đức cách mạng, là phẩm chất củangười Đảng viên tận tụy vì dân. Nếu Đảng viên mà đặt lợi ích cá nhân, gia đình mình lên trên hết thì ngườiĐảng viên đó không được lòng tin của nhân dân. Mất lòng tin của dân và xa dời quần chúng nhân dân thì mọiviệc đều thất bại. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.Chính vì vậy, việc xác định động cơ vào Đảng ở mỗi người là cực kỳ quan trọng. Nếu ngay từ đầu, động cơ vàoĐảng không đúng đắn, lệch lạc và vụ lợi thì không những không làm cho Đảng vững mạnh mà ngược lại mặcdù Đảng sẽ nhiều Đảng viên, nhưng không có đoàn kết, không hình thành một khối vững chắc, thậm chí còntiềm ẩn nguy cơ suy yếu, chia rẽ. Động cơ và mục đích của quần chúng khi vào Đảng là điều hết sức quantrọng, nhưng đó cũng là điều khó nắm bắt nhất, bởi nó nằm sâu trong nội tâm mỗi người. Vì vậy, trong công tácxây dựng Đảng, chúng ta cần tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng một cách có hệ thống cho các quầnchúng ưu tú và cho các Đảng viên mới để mỗi người Đảng viên và quần chúng tự ý thức, tự trau dồi, tự rènluyện bản lĩnh chính trị và tự phấn đấu vươn lên. Vì sự vững mạnh của Đảng, vì lợi ích của nhân dân, của dântộc, quần chúng cũng như cán bộ, quần chúng ưu tú và người Đảng viên cần thấm nhuần sâu sắc lời dạy củaBác Hồ về đạo đức cách mạng: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.Trong quá trình phấn đấu vào Đảng, việc xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn là điều có ý nghĩa quyết định.Đảng chỉ kết nạp những người thực sự giác ngộ về mục đích, lý tưởng cách mạng, quyết không thu nạp vàohàng ngũ mình những người mang động cơ thiếu trong sang, lệch lạc; càng không để cho các phần tử có cơ hộilọt vào Đảng. Để có động cơ vào Đảng đúng đắn cần hiểu sâu sắc bản chất, mục đích của Đảng, tích cực gópphần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng đề ra; thường xuyên trau đồi đạo đức cách mạng, đấutranh khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, vụ lợi, xa lạ với bản chất của người chiến sĩcách mạng.Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong điều kiện hòa bình, Đảngta cầm quyền và cơ chế kinh tế thị trường, mỗi người chúng ta nói chung, người Đảng viên nói riêng, luôn phảiđối mặt với biết bao khó khăn, thử thách và những cám dỗ của quyền lực, tiền tài. Nếu người vào Đảng khôngcó đủ nghị lực và bản lĩnh, sẽ không vượt qua được những thử thách, không thắng nổi cám dỗ vật chất thì Đảngsẽ xa dời tư tưởng cộng sản nền tảng, không vượt qua được những thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thếlực thù địch.Động cơ và mục đích vào Đảng đúng đắn không phải là cái cụ thể, không phải là thứ mà chúng ta đem cânđong đo đếm được, mà nó đã tồn tại trong những người đoàn viên ưu tú, những quần chúng tiến bộ và đượcbồi đắp thêm ngay trong quá trình học tập, rèn luyện và phấn đấu vào Đảng của mỗi quần chúng ưu tú và ngườiĐảng viênCâu 4: Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay:Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm,trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tàisản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh nhữnggiá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người ViệtNam.Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhlà nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đánglà đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đày tớ thật trungthành của nhân dân”.1. Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân”cần quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát huysức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệphóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước nồngnàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệpgiải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ quyết tâm “ dù phảiđốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấucho “ đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để nước ta “ sánh vaivới cường quốc năm châu”. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:- Mỗi người cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của ông chađể chúng ta có non sông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn hômnay.Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lươngtâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính. Trung với nước ngày nay là trungthành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toànvẹn lãnh thổ, nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợiích của đất nước.- Trung với nước, hiếu với dân ngày nay là luôn luôn tôn trọng, phát huy quyền làmchủ của nhân dân dưới cả ba hình thức: làm chủ đại diện, làm chủ trực tiếp và tự quản cộngđồng; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị hợptình, hợp lý của dân; khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước những khókhăn,bứcxúc…củanhândân.- Trung với nước, hiếu với dân ngày nay thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm vượt qua