Những khoản phí khi tổ chức tiệc cưới tại trung tâm
Tổ chức tiệc cưới là một trong những lễ nghi quan trọng của mỗi người. Chính vì quan trọng như thế nên chi phí phải bỏ ra là rất lớn nếu bạn không biết cách quản lý ngân sách của mình. Sau đây bài viết này của Cưới hỏi 17B Hàng Lược sẽ bật mí những khoản phí khi tổ chức tiệc cưới tại trung tâm, mời mọi người cùng theo dõi.
1. Chi phí cho địa điểm
Địa điểm tổ chức sẽ chiếm nhiều chi phí trong ngân sách cưới của bạn, đây là nơi sẽ diễn ra các nghi lễ, các hoạt động thế nên chúng ta không thể qua loa được. Tại Hà Nội, chi phí dành cho địa điểm cưới của bên dịch vụ cưới hỏi trọn gói hà nội đưa ra là khoảng từ 15.000.000đ – 40.000.000đ tùy thuộc vào địa điểm mà bạn chọn.
Với những tiệc cưới có quy mô lớn trên 200 khách thì bạn nên chọn lựa những địa điểm như nhà hàng, trung tâm tiệc cưới bởi đây là những địa điểm có sức chứa lớn thuận tiện cho việc trang trí cũng như tạo không gian thoải mái cho các khách mời. Hơn nữa, những đơn vị này thường sẽ có đủ dụng cụ thiết bị âm thanh, ánh sáng rất tiện cho bạn.
Nếu muốn có sự cá tính, bạn có thể chọn lựa các địa điểm ngoài trời theo phong cách tiệc cưới Châu Âu. Những cô dâu muốn sự phóng khoáng, hòa mình vào thiên nhiên và có những bộ ảnh cưới “đáng nhớ” thì nên chọn lựa hình thức cưới này. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý vấn đề thời tiết vì nó sẽ quyết định rất nhiều đến tiệc cưới ngoài trời.
2. Chi phí đặt cọc tại nhà hàng tiệc cưới
2.1. Chi phí đặt cọc giữ chỗ tại nhà hàng tiệc cưới
Sau khi xác định được ngày tổ chức đám cưới, điều đầu tiên bạn cần làm chính là đi tìm hiểu và đặt tiệc cưới của mình tại các nhà hàng chuyên về tiệc cưới.
Lý do bạn phải tìm nhà hàng ngay, càng sớm càng tốt là vì ai cũng xem ngày tốt để chọn làm ngày cưới. Nếu bạn đặt trễ thì tất cả những ngày lành tháng tốt người ta đều đặt hết. Các nhà hàng tiệc cưới hết chỗ vào những ngày tốt. Bạn buộc phải chọn ngày khác để đãi tiệc.
Khi bạn đến nhà hàng tiệc cưới để tham khảo các dịch vụ tiệc của nhà hàng, nhân viên nhận tiệc sẽ yêu cầu bạn cung cấp một số thông tin liên quan đến ngày đãi tiệc của bạn. Cụ thể họ sẽ hỏi bạn xem bạn sẽ đãi tiệc ngày nào, dự kiến đãi bao nhiêu bàn, đãi buổi trưa hay buổi tối.
Sau khi đó được những thông tin của bạn, những nhân viên này mới xem trong hệ thống, ngày đó nhà hàng có còn chỗ trống hay không? Sảnh đãi tiệc có đủ sức chứa cho tiệc của bạn hay không? Nếu còn họ chỗ họ sẽ báo cho bạn, nếu hết chỗ họ cũng sẽ báo với bạn và tư vấn bạn qua đãi buổi trưa với một vài ưu đãi dành cho bạn.
Tiếp theo họ sẽ dẫn bạn đến xem sảnh tiệc mà bạn sẽ đãi. Họ sẽ bật sáng đèn toàn bộ sảnh tiệc và các đèn trên sân khấu thu hút sự chú ý của bạn và thuyết phục bạn đặt tiệc tại nhà hàng của họ.
Trở lại phòng tư vấn nhận tiệc, nhân viên sẽ cho bạn xem giá cả trung bình thực đơn đãi tiệc của nhà hàng và một số chương trình khuyến mãi của nhà hàng dành cho bạn. Sau khi bạn xem qua một vài nhà hàng tiệc cưới và quyết định chọn một trong số những nhà hàng đó làm nơi đãi tiệc cưới của mình, thì bạn phải giữ chỗ trong nhà hàng. Việc đặt 1 số tiền để giữ chỗ cho bạn trong nhà hàng tiệc cưới được gọi là Đặt Cọc Giữ Chỗ.
Số tiền này thông thường rất ít, có thể từ 4 đến 5 triệu đồng hoặc bằng 10% giá trị trung bình của 1 tiệc cưới. Nó tùy thuộc vào chính sách của mỗi nhà hàng tiệc cưới khác nhau.
Điều bạn cần lưu ý là sau khi đặt cọc giữ chỗ, nếu bạn không đãi tiệc tại nhà hàng vì bất kỳ 1 lý do nào, thì bạn sẽ bị mất số tiền cọc đó.
2.2. Chi phí đặt cọc món ăn tại nhà hàng tiệc cưới
Sau khi đặt cọc giữ chỗ, bạn có thể an tâm là mình chắc chắn có chỗ đãi tiệc cưới như ngày mình mong muốn. Không còn phải lo lắng không đặt được nhà hàng tiệc cưới do bị những người khác đặt hết, phải dời qua đãi tiệc vào ngày khác. Chúng ta sẽ đến với chi phí đãi tiệc cưới thứ hai là chi phí Đặt Cọc Món Ăn.
Khoảng 2 đến 3 tuần trước ngày cưới, nhân viên nhận tiệc của bên nhà hàng tiệc cưới sẽ liên lạc. Họ mời bạn đến nhà hàng để chọn thực đơn món ăn và Đặt Cọc Món Ăn.
Số tiền Đặt Cọc Món Ăn của người đặt tiệc khoảng từ 30% đến 50% giá trị món ăn. Tùy thuộc vào chính sách đặt cọc của mỗi nhà hàng tiệc cưới. Giá cả của thực đơn món ăn tại thời điểm này có chênh lệch một ít với giá thực đơn bạn xem khi Đặt Cọc Chỗ, vì sự lên xuống của nguyên vật liệu vào mỗi thời điểm. Tuy nhiên, việc chênh lệch giá không quá nhiều, nên bạn cũng không phải quá lo lắng.
Thời điểm này bạn ký hợp đồng đặt cọc thức ăn cũng có nghĩa là bạn sẽ chốt giá cả của các món ăn với bên nhà hàng tiệc cưới. Sau khi đã ký hợp đồng và Đặt Cọc Món Ăn, nếu giá thực phẩm và nguyên liệu có lên hay xuống thì nhà hàng cũng phải tính đúng với giá cả trên hợp đồng mà bạn đã ký với nhà hàng.
Nhìn chung chi phí Đặt Cọc Giữ Chỗ không quá lớn, mặc dù vậy nếu bạn đã đi đến bước Đặt Cọc Món Ăn mà tiệc cưới không diễn ra thì bạn có thể bị mất đến 30% đến 50% giá trị món ăn. Đây là một chi phí rất lớn đòi hỏi bạn phải chú ý khi đặt cọc món ăn tại nhà hàng.
3. Chi phí đãi tiệc
Chi phí đãi tiệc cưới nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tổng số lượng khách mời dự tiệc, loại thực đơn đãi tiệc, số lượng món ăn trên thực đơn, dạng nhà hàng tiệc cưới mà bạn sẽ đãi.
3.1. Số lượng khách mời dự tiệc cưới ảnh hưởng đến chi phí đãi tiệc
Số lượng khách mời dự tiệc cưới ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đãi tiệc cưới. Danh sách khách mời của bạn càng lớn thì chi phí đãi tiệc của bạn càng được phình to ra. Vì thế để tiết kiệm được chi phí đãi tiệc, bạn cần tính toán thật cẩn thận danh sách khách mời dự tiệc cưới của mình. Nên mời những ai và không nên mời những ai.
Bạn không nên mời quá nhiều người, chỉ nên mời những người thật sự quan trọng, thân thiết với mình. Điều này nhằm giúp tránh được tình trạng người được mời không đến dự tiệc, trong khi bạn đã chỗ cho họ trong tiệc cưới của mình rồi. Nếu khách được mời không đến dự sẽ làm bạn lãng phí chi phí đãi tiệc cưới của mình.
Có một số nhà hàng cho phép khách đãi tiệc có thể lưu lại khoảng 1 đến 2 bàn tiệc còn dư nếu khách mời dự tiệc không đến tham dự đầy đủ. Nhà hàng chỉ lưu lại một số món có thể bảo quản được như cơm chiên, mì, hoặc một số món chiên, hấp …. Còn các món khó có thể bảo quản như gỏi, súp … thì nhà hàng thường yêu cầu khách nên mang về. Bạn có thể qua 1 hoặc 2 ngày sau dẫn gia đình đến ăn tiếp số lượng bàn còn dư tại nhà hàng. Song về phần thanh toán, bạn phải thanh toán đủ cho nhà hàng toàn bộ số tiền đãi tiệc ngay sau thời điểm kết thúc tiệc.
Ngược lại, có một số nhà hàng lại không cho phép khách lưu lại thức ăn tại nhà hàng. Lý do có thể do đó là chính sách của nhà hàng muốn tiệc nào dứt điểm tiệc đó, không bảo lưu. Hoặc có thể là do nhà hàng không trang bị tủ bảo quản thức ăn dành cho khách đãi tiệc còn dư bàn. Nếu nhà hàng tiệc cưới của bạn là dạng nhà hàng như vậy thì tất cả số lượng bàn còn thừa, họ bắt buộc bạn phải đóng gói mang về toàn bộ.
Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ số lượng khách mời dự tiệc của mình. Có thể ước đoán xác suất ai sẽ dự tiệc và ai sẽ không dự tiệc nếu được mời để có con số gần đúng nhất. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng thừa bàn hoặc thiếu bàn trong tiệc cưới của mình.
3.2. Loại thực đơn đãi tiệc ảnh hưởng đến chi phí đãi tiệc
Thực đơn của các nhà hàng tiệc cưới thừa chia làm 2 loại chủ yếu. Loại thứ nhất thường được mọi người gọi là Set Menu và loại thứ 2 gọi là thực đơn chọn món.
- Thực đơn Set Menu:
Thực đơn Set Menu là loại thực đơn nhà hàng đặt ra sẵn. Nó thường rất hoàn chỉnh, khởi đầu bằng các món khai vị, sau đó đến các món súp, món chính và cuối cùng là các món cơm chiên,mì hoặc lẩu. Kết thúc bằng món tráng miệng. Mỗi nhà hàng tiệc cưới thường làm ra khoảng từ 10 đến 20 Set Menu để cho khách đặt tiệc cưới chọn lựa. Mỗi Set Menu lại có một mức giá khác nhau, từ thấp đến cao, đáp ứng được nhu cầu của nhiều dạng khách hàng khác nhau
Nhà hàng rất thích khách hàng đặt tiệc theo Set Menu mà nhà hàng đã soạn sẵn. Lý do là khi nhiều khách hàng đặt chung 1 Set Menu thì nhà hàng có thể nhập chung 1 loại nguyên vật liệu với số lượng nhiều hơn, chi phí rẻ hơn, chế biến cũng tiết kiệm thời gian hơn.
- Thực đơn chọn món:
Ngoài thực đơn Set Menu, nhà hàng vẫn còn một loại thực đơn khác cho khách đặt tiệc cưới. Đó chính là Thực Đơn Chọn Món. Nếu bạn không muốn bó buộc trong những món mà nhà hàng đã bày sẵn, bạn có thể chọn thực đơn chọn món riêng lẻ.
Thực Đơn Chọn Món sẽ được chia ra thành khoảng 4 danh mục bao gồm các:
-Danh sách các món khai vị
-Danh sách các món súp và món nước.
-Danh sách các món ăn chính. Các món này bao gồm hải sản, bò, gà, heo, rau cải.
-Danh sách các món ăn no.
-Danh sách các món tráng miệng.
Mỗi một món đều có một mức giá riêng, sau khi bạn chọn món xong, người nhận tiệc sẽ viết danh sách các món bạn đã chọn thành 1 menu của riêng bạn. Người nhận tiệc cộng toàn bộ giá các món trong menu của bạn, từ đó tính ra giá của 1 bàn tiệc là bao nhiêu tiền.
Như vậy, chúng ta đã biết được một số lý do mà nhân viên nhận tiệc muốn ta đặt menu này thay vì menu kia, món này thay vì món kia. Tất cả đều phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của nhà hàng tiệc cưới và của nhân viên nhận tiệc.
Để có được mức chi phí hợp lý cho tiệc cưới, nhất thiết ta phải lý trí khi chọn thực đơn đãi tiệc. Một thực đơn hợp lý là thực đơn phù hợp với khả năng tài chính của bạn là yếu tố quan trọng nhất. Các yếu tố còn lại là thực đơn này phải vừa đủ món. Nghĩa là không quá ít đến nổi khách mời dùng không đủ và không nhiều quá đến nỗi ăn không hết, dẫn đến dư thừa.
3.3. Chi phí cho thức uống
Khi đặt thực đơn món ăn, hãy yêu cầu nhà hàng cung cấp giá thức uống cho bạn luôn và chốt giá các loại thức uống đó và hợp đồng đặt tiệc để họ không thể thay đổi giá.
Thức uống tại nhà hàng tiệc cưới phổ biến có 3 loại là: bia, nước ngọt và nước suối. Hãy yêu cầu nhà hàng chỉ cung cấp 3 loại thức uống này cho tiệc cưới của bạn thôi. Ngoài ra, bất kỳ khách dự tiệc nào có yêu cầu một loại thức uống khác thì nhà hàng phải từ chối. Điều này đảm bảo cho việc khống chế ngân sách thức uống của bạn.
Một số nhà hàng không chỉ phục vụ tiệc cưới, mà họ còn phục vụ các dạng khách ăn nhà hàng vãng lai. Họ có một menu thức uống khá phong phú như: nước ép trái cây, các loại Cocktail, các loại Mojito, … hoặc những loại thức uống đặc sản khác. Đương nhiên, các loại thức uống này thường được bán với giá rất cao.
Khi bạn đãi tiệc cưới tại nhà hàng thì 3 loại thức uống bia, nước ngọt và nước suối được nhà hàng tính cho bạn với mức giá khá hợp lý. Theo mình thấy thì nó rẻ hơn cả khi bạn uống nước tại 1 quán ăn hay 1 quán cà phê bên ngoài nữa. Bạn yêu cầu nhà hàng chỉ cung cấp 3 loại nước này cho khách dự tiệc của mình.
Kinh nghiệm quản lý nước uống tại một tiệc cưới như sau: Đầu tiệc, bạn sẽ gặp người quản lý sảnh tiệc mà bạn đãi tiệc. Người quản lý đó sẽ cho bạn kiểm tra số lượng nước mang ra phục vụ cho tiệc cưới của bạn .
Sau khi kết thúc tiệc, người quản lý sẽ yêu cầu các nhân viên phục vụ gôm toàn bộ bia, nước ngọt và nước suối còn dư chưa sử dụng, tập trung vào 1 nơi và mời bạn đến kiểm tra. Họ sẽ lấy số lượng ban đầu trừ số lượng còn dư ra, để ra được số lượng nước bạn đã sử dụng và tính tiền cho số lượng nước đó.
Nếu nhà hàng tiệc cưới nào không thực hiện quy trình như vậy thì bạn phải đề nghị người quản lý sảnh phải làm cho bạn. Có như vậy bạn mới có thể kiểm soát được lượng nước uống mà mình sử dụng, tránh tình trạng bị tính thêm.
Có một số nhà hàng họ nâng giá thực đơn lên để có thể khuyến mãi nước uống cho bạn. Hình thức khuyến mãi có thể là khuyến mãi bia, hoặc khuyến mãi nước ngọt. Thời gian khuyến mãi có thể là suốt tiệc hoặc là chỉ là 2 giờ.
Đối với những nhà hàng có khuyến mãi bia và nước ngọt, họ thường sử dụng các loại bia chai lớn và nước ngọt dạng chai nhựa từ 1 lít rưỡi đến 2 lít . Nước được rót vào bình thủy tinh châm cho khách chứ không để chai trên bàn. Bạn cũng nên hỏi rõ thêm nhãn hiệu bia và nước ngọt nào được sử dụng.
Đối với các chương trình khuyến mãi nước suốt tiệc thì không cần quan tâm, đối với khuyến mãi nước trong 2 giờ thì bạn nên chú ý thời gian 1 chút. Vì sau 2 giờ nhà hàng có thể tính thêm tiền nước nếu khách dự tiệc có yêu cầu thêm bia hay nước ngọt.
4. Chi phí cho dịch vụ cưới tại nhà hàng tiệc cưới
Chi phí dành cho thực đơn tiệc cưới có thể nói là chi phí lớn nhất khi đãi tiệc tại nhà hàng tiệc cưới. Ngoài chi phí dành cho thực đơn đãi tiệc, còn có một khoản chi phí tương đối cao, đó chính là chi phí dành cho các dịch vụ cưới tại nhà hàng tiệc cưới.
Hiện nay, để làm cho đám cưới của bạn thêm ấn tượng, khó quên, các nhà hàng tiệc cưới đã không ngừng đưa ra những dịch vụ hoặc gói dịch vụ cưới khác nhau. Một số dịch vụ cưới phổ biến không thể thiếu tại một tiệc cưới có thể kể đến là:
– MC giới thiệu chương trình
– Chương trình múa khai mạc tiệc cưới
– Tháp rượu Champagne, đá khói và 2 chai rượu champagne
– Bánh kem nhiều tầng trang trí
Ngoài ra còn có rất nhiều dịch vụ cưới khác nữa cho bữa tiệc cưới của bạn:
– Pháo kim tuyến
– Pháo sáng
– Dịch vụ lễ tân, khánh tiết
– Ban nhạc và ca sĩ hát trong tiệc cưới
– Sổ ký tên
– Thùng đựng phong bì
– Hoa tươi trang trí bàn tiệc
– Bữa ăn nhẹ cho cô dâu, chú rể trước tiệc
– Giá để hình cô dâu chú rể
– Cổng hoa chào đón
Ngoài ra, nếu muốn đám cưới của mình thêm hoành tráng, bạn có thể chọn thêm những dịch vụ cưới cao cấp hơn như:
– Màn chiếu và máy chiếu
– Chương trình truyền hình trực tiếp lễ cưới của bạn ….
Có rất nhiều dịch vụ cưới mà bên nhà hàng có thể cung cấp cho bạn khi đặt tiệc cưới. Cũng cần lưu ý thêm là các dịch vụ này, một số nhà hàng sẽ tặng cho khách đặt tiệc của mình khi họ đạt được số bàn mà nhà hàng quy định. Vì thế có thể bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho các dịch vụ đó.
Ngược lại, nếu tiệc cưới của bạn có số lượng bàn tiệc ít, khoảng 4 đến 5 bàn thì nhà hàng thường không có tặng thêm dịch vụ mà bắt buộc bạn phải chi tiền để có thể sử dụng thêm các dịch vụ đó.
Hãy tính toán hợp lý ngân sách đãi tiệc để quyết định chỉ sử dụng những dịch vụ thật sự cần thiết hoặc phù hợp với ngân sách của mình. Tránh tình trạng đặt quá nhiều dịch vụ cưới dẫn đến việc ngân sách của tiệc cưới bị đội lên quá cao.
5. Chi phí dự trù cho tiệc cưới
Chi phí dự trù cho tiệc cưới là khoản chi phí dự phòng sẽ phát sinh thêm khi tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng. Lý do phải có khoản chi phí dự trù này chính là để đảm bảo cho tiệc cưới của bạn có được sự chủ động hơn. Vì không có ai có thể chắc chắn được rằng tiệc cưới của mình không thay đổi so với dự kiến.
Tùy theo chính sách của từng nhà hàng tiệc cưới khác nhau, mà họ sẽ cho bạn thêm bao nhiêu bàn dự bị. Phổ biến nhất là bạn đặt 10 bàn thì họ cho bạn thêm 1 bàn dự bị, 20 bàn thì có thêm 2 bàn dự bị…
Bàn dự bị là bàn tiệc không mở ra ngay ban đầu, chỉ khi nào lượng khách mời của bạn đến dự tiệc vượt quá số lượng dự kiến thì bàn dự bị mới được mở ra. Món ăn của bàn dự bị có thể hơi khác 1 chút với món ăn của các bàn tiệc chính đã được đặt. Đặc điểm của bàn dự bị là chỉ tính tiền khi bàn được mở ra, nếu bàn dự bị không mở thì nhà hàng tiệc cưới sẽ không tính tiền.
Chi phí dự trù khi đãi tiệc cưới phần lớn là dành để chi trả cho các bàn dự bị phát sinh, số còn lại có thể chi trả cho một số dịch vụ phát sinh khác tại nhà hàng mà bạn không thể tính trước được.
Bạn nên dành khoảng 10% đến 15% của tổng chi phí dành cho đãi tiệc cưới để làm chi phí dự trù. Đây là con số đã được tính toán tương đối hợp lý.
Nhiều cặp đôi cô dâu chú rể thường có suy nghĩ đám cưới chỉ có một lần trong đời nên khoản nào cũng cố thêm một chút cho hoành tráng thế nên cuối cùng cả đám cưới xong thì chi phí đội lên rất nhiều thậm chí là gấp rưỡi, gấp đôi. Vậy nên hãy để ý ngân sách của mình nhé bạn, đừng quên sau đám cưới bạn còn có một gia đình mới phải lo lắng đấy nhé.
Hy vọng những thông tin về chi phí cần thiết khi đặt tiệc cưới ở hà nội sẽ giúp các bạn tối ưu được chi phí cưới của mình một cách tuyệt đối và tổ chức đám cưới thành công. Chi phí cho một dịch vụ cưới hỏi trọn gói tại gia đình cũng gần như tương tự như vậy sẽ bao gồm: tráp dạm ngõ, tráp ăn hỏi, hoa cưới cầm tay, hoa xe cưới, xe cưới, trang trí tiệc cưới tư gia, dịch vụ bưng quả, thuê áo dài ăn hỏi,… Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ cưới hỏi trọn gói thì hãy liên hệ đến Cưới hỏi 17B Hàng Lược để được tư vấn qua những cách sau:
- Địa chỉ: 17B Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Hotline: 097.440.8883
- Website: cuoihoivip.vn