Phân biệt và sử dụng sao cho đúng các kiểu câu trong Tiếng Việt
Trong Tiếng Việt 4, ngoài từ vựng Tiếng Việt, các em học sinh được học bốn kiểu câu: Câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu kể.
Kiến thức về các kiểu câu là nội dung gốc rễ, nền tảng khi học Tiếng Việt. Tuy nhiên, do Tiếng Việt có nhiều kiểu câu và sự tương đồng giữa các loại câu ở vài điểm khiến học sinh rất hay nhầm lẫn, sai sót ở bài tập phần này. Hôm nay, cô Phan Thùy Dương (Hocmai.vn) sẽ giúp học sinh tổng hợp các khái niệm quan trọng, dấu hiệu phân biệt và cách làm bài tập về kiểu câu để đạt điểm tối đa. Cùng bắt đầu nhé!
Ôn tập ba kiểu câu: Câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán
Trọng tâm kiến thức
Có hai trọng tâm kiến thức mà học sinh không được quên khi học kiểu câu, đó là phân tích về mặt nội dung (mục đích), và hình thức (các dấu hiệu nhận biết). Dưới đây là bảng tổng hợp các vấn đề trọng tâm này!
Các dạng bài tập thường gặp và hướng dẫn làm bài tránh mất điểm
Đối với ba kiểu câu: hỏi, cầu khiến, cảm thán thường sẽ có hai dạng bài tập chính:
Dạng 1: Yêu cầu biến đổi từ kiểu câu này sang kiểu câu khác.
Đối với dạng bài tập này, học sinh hãy luôn ghi nhớ:
– Đảm bảo hình thức của câu: dấu hiệu về từ và về dấu câu. Học sinh nhất định phải đảm bảo câu được chuyển đáp ứng đủ hai dấu hiệu này thì câu mới đảm bảo đúng cấu trúc, ngữ nghĩa.
– Ví dụ: Chuyển câu sau thành kiểu câu hỏi:
Tôi không biết đây là loài hoa gì.
=> Bông hoa này là loài gì thế ?
– Không được quên hay nhầm lẫn các dấu câu: Dấu câu là một chi tiết rất nhỏ, lại viết ở cuối nên học sinh thường xuyên bỏ sót, hay “tiện tay” đặt “.” theo thói quen. Đây là lỗi sai nguy hiểm vì nó sẽ làm biến đổi hoàn toàn kiểu câu. Cẩn thận nhé!
Ví dụ:
“Bông hoa này rất thơm!” – kiểu câu cảm thán
“Bông hoa này rất thơm.” – trở thành câu kể.
Dạng 2: Bài tập xác định câu
Bước 1: Xét dấu ở cuối câu đó là loại dấu nào, loại dấu này thuộc kiểu câu nào.
Bước 2: Tìm từ biểu hiện hình thức của câu đó.
Ví dụ: Vầng dương rạng rỡ quá!
Bước 1: Dấu câu là chấm than
Bước 2: Từ “quá” là dấu hiệu hình thức của câu cảm thán
=> Câu cảm thán.
Tham khảo video bài giảng MIỄN PHÍ tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/42783/bai-1-on-tap-cac-kieu-cau-phan-1.html
Ôn tập câu kể
Cô Thùy Dương cho biết, sở dĩ tách riêng nội dung “Câu kể” trong phần ôn tập bởi đây là kiểu câu phức tạp, phân loại đa dạng và các loại bài tập cũng khác. Vậy câu kể là gì? Có bao nhiêu loại câu kể? Cách phân biệt ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!
A. Lý thuyết về câu kể và phân loại câu kể
B. Các bài tập về câu kể và cách làm.
Kiểu bài 1: Xác định loại câu kể trong đoạn văn bản cho trước.
Ví dụ: Xác định câu kể ai làm gì trong đoạn văn sau…
Cách làm: Tìm tất cả các câu mà có nội dung của nó trả lời cho câu hỏi “ai làm gì”. Làm tương tự về bài tập xác định hai kiểu câu còn lại.
Kiểu bài 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể.
Cách làm: Ta tách từng câu, và đi trả lời cho các câu hỏi như sau:
Tìm chủ ngữ: Trả lời cho câu hỏi – ai, cái gì hoặc con gì.
Chi tiết kiến thức chủ ngữ xem tại: Chủ ngữ là gì?
Tìm vị ngữ: Trả lời cho câu – làm gì, thế nào hoặc là gì.
Chi tiết kiến thức vị ngữ xem tại: Vị ngữ là gì?
Ví dụ: Các bác nông dân đang gặt lúa.
Ai? – Các bác nông dân – Chủ ngữ
Các bác nông dân làm gì? – đang gặt lúa – Vị ngữ
Bài tập về kiểu câu thực chất không quá phức tạp, chỉ cần ghi nhớ nội dung, nắm được các dấu hiệu về hình thức để vận dụng giải quyết các bài tập, học sinh sẽ giành điểm tối đa phần này! Cô Thùy Dương đã hệ thống kiến thức trong hai bảng ngắn, giúp học sinh tiện theo dõi, ghi nhớ. Cha mẹ hãy cho con tham khảo nhé!
Hè về, hãy để con thoải mái vui chơi nhưng không nên bỏ quên việc học. Kiến thức là quá trình hàng ngày vun đắp. Cùng cho con vừa học vừa chơi, thoải mái ôn tập kiến thức ngay tại nhà với Chương trình Học Tốt, gồm nhiều khóa học chất lượng cho cha mẹ và con lựa chọn nhé!