Điện ảnh Hàn và thập kỉ vươn tầm thế giới: Từ con rồng chiếm lĩnh châu Á tới Parasite oanh tạc cả Oscar

Trong suốt 1 thập kỉ vừa qua, Hàn Quốc đã vượt qua nhiều quy chuẩn, không ngừng cải thiện chất lượng nội dung, hình ảnh để khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực điện ảnh. Hiếm có nền điện ảnh nào lại có những bước tiến dài như Hàn Quốc, và hẳn chỉ với thập kỉ vừa qua, điện ảnh đã trở thành một trong những điều mà quốc gia này phải tự hào với thế giới khi nhắc về.

1. Điện ảnh Hàn Quốc – con rồng chiếm lĩnh nền điện ảnh châu Á

    Khởi đầu thập niên, Hàn Quốc bắt đầu với một cú nổ lớn vươn rộng ra quốc tế mang tên The Man from No Where. Điều này cũng chẳng mấy bất ngờ khi mà tình cảm và hành động từ lâu vẫn là thế mạnh của điện ảnh xứ sở Kim Chi. Nhưng sau phát nổ súng đầu tiên ấy, các tác phẩm của Hàn Quốc dần mở rộng tầm nhìn, thay vì “chơi nội bộ” chỉ đánh vào những vấn đề thuộc thị hiếu khán giả trong nước, họ dần vươn ra phản ánh nhiều vấn đề rộng mở hơn, chạm đến những lĩnh vực mới lạ hơn. Trong đó đặc biệt phải kể đến dòng phim kinh dị và viễn tưởng.

    Điện ảnh Hàn và thập kỉ vươn tầm thế giới: Từ con rồng chiếm lĩnh châu Á tới Parasite oanh tạc cả Oscar - Ảnh 1.

    Một trong những ví dụ tiêu biểu để chứng minh sự thành công của điện ảnh Hàn trong quá trình “lấn sân” này phải kể đến Train To Busan. Đây là tác phẩm đi tiên phong lấy bối cảnh viễn tưởng về đại dịch zombie vốn là một “bài toán khó” với điện ảnh Hàn vì yêu cầu sự tính toán logic cùng chất lượng kĩ xảo điện ảnh cao. Một trong những bộ phim viễn tưởng cũng được đánh giá cao về chất lượng nội dung, hình ảnh nữa là 2 phần phim Along With The God. Chất lượng cả hai tác phẩm này không chỉ được khán giả Hàn, châu Á mà thậm chí là khán giả trên toàn thế giới công nhận. Và đây cũng chỉ là những ví dụ tiêu biểu. Trong suốt 10 năm qua, với vô số tác phẩm thuộc những thể loại nặng đô được đầu tư rất nhiều chất xám, công sức lẫn tiền bạc, Hàn Quốc đã dần thoát khỏi cái mác “sướt mướt, tình cảm” để được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, đa chiều hơn.

    Điện ảnh Hàn và thập kỉ vươn tầm thế giới: Từ con rồng chiếm lĩnh châu Á tới Parasite oanh tạc cả Oscar - Ảnh 2. Điện ảnh Hàn và thập kỉ vươn tầm thế giới: Từ con rồng chiếm lĩnh châu Á tới Parasite oanh tạc cả Oscar - Ảnh 3.

    Đáp trả với sự bạo dạn và những công sức mà các nhà làm phim Hàn Quốc bỏ ra, “phim Hàn” giờ đây đã dần có chỗ đứng vững chắc trong địa hạt điện ảnh châu Á nói chung. Chưa cần biết phim tên gì, có diễn viên nào, do ai đạo diễn, chỉ cần là phim Hàn, người ta đều có một niềm tin rằng tác phẩm này sẽ hay. Lí giải cho điều đó, chúng ta có thể thấy được mặt bằng chung của các tác phẩm điện ảnh xứ Hàn trong 1 thập kỉ vừa qua đang ngày càng một nâng cao. Các tác phẩm được xem là bom tấn của điện ảnh Hàn khi được công chiếu ở các quốc gia khác đều đạt kỉ lục phòng vé vô cùng cao. Train to Busan là bộ phim Hàn Quốc có doanh thu cao nhất tại Singapore với tổng doanh thu phòng vé là 3,84 triệu USD. Sau đó, trong thời kì phóng vé bị đóng băng vì dịch bệnh, chính phần 2 của tác phẩm này cũng lập kỷ lục phòng vé ở đảo quốc sư tử với doanh thu hơn 105.500 USD. Hay tại phòng vé Việt Nam, tác phẩm Parasite cũng đạt được doanh thủ 2 tỷ USD chỉ sau 11 ngày công chiếu. Các dấu mốc này giúp cho khán giả có cái nhìn thiện cảm và ưu ái hơn về điện ảnh Hàn Quốc.

    2. Vươn ra khỏi châu Á để chiếm lĩnh thị trường Âu Mỹ đầy cạnh tranh

      Có thể thấy được tham vọng lan rộng toàn cầu của các nhà làm phim điện ảnh Hàn Quốc mạnh mẽ đến nhường nào khi nhìn vào ekip sản xuất của họ. Nhiều phim Hàn đã mời các ekip sản xuất từ Mỹ về để hỗ trợ làm phim. Ví dụ dễ thấy nhất là sự bắt tay của đoàn làm phim Train To Busan với ekip Mad Max. Bên cạnh đó, các đạo diễn Hàn Quốc cũng dần gây được tiếng vang, nhận nhiều lời mời hợp tác Một trong những màn bắt tay gây tiếng vang nhất chính là hai tác phẩm Okja cũng như Snowpiercer do đạo diễn Bong Joon Ho đảm nhận sản xuất.

      Điện ảnh Hàn và thập kỉ vươn tầm thế giới: Từ con rồng chiếm lĩnh châu Á tới Parasite oanh tạc cả Oscar - Ảnh 4.

      Nhưng không gì đáng tự hào bằng việc càng ngày càng có nhiều bộ phim Hàn Quốc đạt được các giải cao tại các lễ trao giải, liên hoan phim quốc tế. Mỗi năm, lại có hàng chục bộ phim đến từ xứ sở Kim Chi chinh chiến khắp các mặt trận tranh giải. Năm 2012, Pieta của đạo diễn Kim Ki Duk xuất sắc vượt qua 17 đối thủ khác để giành giải Sư tử vàng cho phim hay nhất trong lễ trao giải LHP Venice. Năm 2017, Kim Min Hee nhận giải Gấu Bạc cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Berlin với tác phẩm On the Beach at Night Alone. Cùng năm, cô lên ngôi Ảnh hậu tại LHP Gijón (Tây Ban Nha).

      Điện ảnh Hàn và thập kỉ vươn tầm thế giới: Từ con rồng chiếm lĩnh châu Á tới Parasite oanh tạc cả Oscar - Ảnh 5.

      Cũng trong thập kỉ vừa qua, các diễn viên, đạo diễn Hàn Quốc cũng lần lượt được mời về làm giám khảo cho những liên hoan phim, lễ trao giải uy tín. Năm 2015, Moon So Ri đã trở thành diễn viên Hàn Quốc đầu tiên được mời làm giám khảo LHP Quốc tế Locarno (Thụy Sĩ). Một năm sau, nữ diễn viên được mời làm giám khảo LHP Quốc tế Venice. Đến năm 2019, Kim Ki Duk là chủ tịch hội đồng giám khảo của LHP quốc tế Moskva. Điều đáng nói là họ đạt được vị trí đó hoàn toàn là nhờ vào thực lực của chính bản thân mình. Khi mà, Moon So Ri trước đó từng đạt giải Nữ diễn viên đang nổi xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Venice năm 2002 cho vai diễn trong bộ phim Oasis. Với vai diễn này, cô còn đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Seatle năm 2003. Còn với Kim Ki Duk, tài năng của vị “quái kiệt” này không còn có thể bàn cãi vì gần như các tác phẩm của ông đều xuất hiện và đạt vô số giải thưởng trong các lễ trao giải quốc tế.

      Điện ảnh Hàn và thập kỉ vươn tầm thế giới: Từ con rồng chiếm lĩnh châu Á tới Parasite oanh tạc cả Oscar - Ảnh 6.

      3. Parasite – dấu mốc vàng son của điện ảnh xứ Hàn

      Trước khi phải đối mặt với một năm 2020 đầy ảm đạm, điện ảnh Hàn đã từng vui mừng trước dấu mốc vàng son đầy vẻ vang mang tên Parasite. Parasite không chỉ một tác phẩm đi đầu trong phong cách làm phim xóa mờ ranh giới giữa dòng phim art house – phim nghệ thuật, với phim thị trường, vốn là 2 dòng phim không cùng “chí hướng” từ trước đến nay. Nó còn mở ra một trang sử mới không chỉ với điện ảnh Hàn Quốc, châu Á mà còn với quốc tế.

      Điện ảnh Hàn và thập kỉ vươn tầm thế giới: Từ con rồng chiếm lĩnh châu Á tới Parasite oanh tạc cả Oscar - Ảnh 7.

      Lần đầu tiên trong lịch sử, một bộ phim không nói tiếng Anh được xướng tên ở Hạng mục Best Pictures – Phim xuất sắc nhất tại Oscar. Trước đó, Parasite đã nhận lần lượt các giải thưởng như Kịch bản xuất sắc, Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc và Đạo diễn xuất sắc. Khi đã có đến 3 tượng vàng cho một bộ phim Hàn Quốc, gần như tất cả những nhà phê bình đều nghĩ rằng đó đã là kết quả chung cuộc cho Parasite – một kết quả quá đẹp và đủ để vui sướng. Thế nhưng, kì tích đã xảy ra khi Oscar lại tiếp tục gọi tên Parasite ở hạng mục Phim xuất sắc nhất. Những lần đầu tiên như vậy khiến cho Parasite trở thành một huyền thoại, một niềm tự hào đối với nền điện ảnh. Rằng sự công nhận cuối cùng cũng đã hướng về nền điện ảnh Hàn Quốc đang ngày một nở rộ.

      Điện ảnh Hàn và thập kỉ vươn tầm thế giới: Từ con rồng chiếm lĩnh châu Á tới Parasite oanh tạc cả Oscar - Ảnh 8.

      Không những vậy, Parasite còn châm ngòi niềm tin, sự hi vọng với các nhà làm phim đến từ châu Á về một ngày sự công bằng về chủng tộc sẽ được lập lại. Và như vậy, trong thập kỉ tiếp theo, có lẽ họ cũng sẽ đạt được sự vẻ vang tương tự.

      Nguồn ảnh: Tổng hợp