Phong tục cưới hỏi người Khmer ở Tây Nam Bộ – webdamcuoi

Phong tục cưới hỏi người Khmer ở Tây Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long có bản sắc văn hóa đặc trưng riêng, rất đa dạng và độc đáo.

Mục lục

Người Khmer và phong tục cưới hỏi người Khmer ở Tây Nam Bộ

Người Khmer ở Việt Nam

Người Khmer hay còn gọi là người Việt gốc Khmer là 1 trong số 54 cộng đồng người dân tộc đang sinh sống tại Việt Nam. Theo một số nghiên cứu được công bố thì người Khmer tại Việt Nam có nguồn gốc là người Campuchia. Do những biến thiên về lịch sử nên họ đã sinh sống lâu dài và trở thành 1 phần của cộng đồng người Việt hiện nay.

Tại Việt Nam, người Khmer sinh sống và làm việc tập trung nhiều nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long của nước ta. Khu vực này thuộc miền Tây Nam Bộ nên được người dân địa phương gọi tắt là miền Tây để phân biệt với miền Đông Nam Bộ. Trong đó, 2 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh là các tỉnh có nhiều người Khmer sinh sống nhất.

Cộng đồng người Khmer tại Việt Nam không chỉ có phong tục tập quán riêng mà họ còn có tiếng nói và chữ viết riêng. Họ là một trong những dân tộc tại Việt Nam sùng kính đạo Phật. Đối với họ các ngôi chùa chiếm một vị trí khá quan trọng. Nơi đây không chỉ là nơi diễn ra các sinh hoạt tôn giáo mà còn là điểm sinh hoạt văn hóa của đồng bào. Sư sãi trong chùa rất được tôn trọng. Theo ước tính hiện nay, tại khu vực Nam Bộ của nước ta có khoảng trên dưới 450 ngôi chùa Khmer. Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất và dạy cả chữ Khmer cho cộng đồng người Khmer nữa.

Phong tục cưới hỏi người Khmer

Phong tục cưới hỏi người Khmer là một nét văn hóa độc đáo, mang bản sắc dân tộc đặc trưng riêng biệt. Các giá trị truyền thống, tập tục, tục lệ, cội nguồn trong phong tục đám cưới đều được cộng đồng người Khmer gìn giữ, lưu truyền và thực hiện từ bao đời qua.

Mùa cưới của người Khmer thường rơi vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Họ kiêng kị tổ chức lễ cưới vào những tháng mùa mưa. Những tháng mưa cũng là mùa nhập hạ của sư sãi (thường diễn ra từ 15/6 đến 15/9 dương lịch)

Trước đây, lễ cưới của dân tộc Khmer thường được diễn ra
trong 3 ngày 2 đêm. Nhưng hiện nay, tại nhiều địa phương, thời gian cử hành đám
cưới đã được rút ngắn hơn vào khoảng 2 ngày 2 đêm. Người Khmer theo chế độ mẫu
hệ nên lễ cưới sẽ được cử hành tại nhà gái.

Theo tục lệ cưới thì người Khmer sẽ trải qua 4 lễ chính
trong đám cưới:

    – Lễ dạm hỏi
    – Lễ ăn hỏi
    – Lễ xin cưới
    – Lễ cưới

Phong tục cưới hỏi người Khmer tại đồng bằng sông Cửu LongPhong tục cưới hỏi người Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long Phong tục cưới hỏi người Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long

Trong đó lễ cưới sẽ gồm có nhiều nghi lễ nhỏ được cử hành
như là lễ đưa chú rể sang nhà gái, lễ xoay , đèn, lễ buộc chỉ tay, lễ lạy ông
bà cha mẹ, lễ nhập phòng …

Phong tục cưới hỏi người Khmer thời xưa

Hôn nhân của người Khmer gốc Việt tại khu vực miền Tây Nam Bộ trước năm 1980  phần lớn đều do cha mẹ sắp đặt. Tục ngữ Khmer cũng từng đề cập “Bánh không lớn hơn khuôn” nghĩa là con cái không được quyền tự ý lựa chọn hôn nhân cho mình mà phải do cha mẹ quyết định.

Vì thế, thời đó hôn nhân của các đôi trẻ nam nữ thường được thực hiện thông qua hình thức mai mối hoặc là cha mẹ hai gia đình hứa hôn cho con cái từ lúc còn nhỏ. Chính vì lý do này mà thời đó, độ tuổi kết hôn của người Khmer khá trẻ. Nam từ 18 tuổi, nữ 16 tuổi đã có người lập gia đình, kết hôn và sinh con.

Thời xưa, người Khmer khuyến khích con cái kết hôn với những người trong cùng dòng tộc, đặc biệt là đối với những gia đình có tiền, có của. Nguyên nhân là họ muốn lưu giữ tài sản của dòng họ, không cho tài sản lọt ra ngoài. Mặc dù vậy, người Khmer xưa kia không bao giờ kết hôn với những người thuộc vai vế trên hoặc có huyết thống gần như là chú, cô, dì, anh, chị em ruột …

Người Khmer theo chế độ mẫu hệ nên vai trò của người phụ nữ được coi trọng hơn so với đàn ông. Trước đây, người con trai chưa trải qua thời gian vào chùa tu học thì không bao giờ được cô gái hay những gia đình có con gái gả con cho. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ là người con trai gia đình quá nghèo. Để nuôi gia đình, người con trai này phải làm việc vất vả nên khi vào chùa không học nổi nữa. Sư Cả cho rời chùa về nhà.

Sau lễ cưới chú rể phải sang nhà gái ở rể từ 1 đến 3 năm. Mỗi năm đến ngày lễ Đôn Ta, nhà trai phải gánh lễ vật bao gồm thịt, trái cây và bánh sang thăm nhà gái. Tùy thuộc điều kiện kinh tế và gia cảnh của nhà trai mà lễ vật có thể ít hay nhiều, đơn giản hay cầu kỳ. Trường hợp nhà trai không sang thăm được phải thông báo cho nhà gái biết và nói rõ nguyên nhân. Nếu không, nhà gái có quyền từ hôn. Trong thời gian ở rể, người con trai nếu lười biếng, nhậu nhẹ, thô bạo, trộm cắp … thì nhà gái có quyền hồi hôn. Trường hợp nhà gái hồi hôn do nhà trai sai phạm thì tất cả sính lễ của phía nhà trai mang sang nhà gái sẽ không hoàn lại.

Trong thời gian ở rể, gia đình hai bên có người mất hay xảy ra biến cố dẫn đến không đủ điều kiện để tiến hành lễ cưới thì có thể làm buổi tiệc nhỏ. Tuy vậy, ít nhất cũng phải có mâm cơm để cúng tổ tiên, ông bà. Mâm cơm này phải gồm 4 chén cơm, 4 chén canh và 2 con gà luột.

Coi ngày tháng để kết hôn của người Khmer

Coi tuổi hợp nhau để chọn ngày lành, tháng tốt kết hôn, chọn
hướng đi khi đưa rể sang nhà gái được người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ rất xem trọng

Cách coi tuổi kết hôn của người Khmer

Theo họ thì tuổi hợp nhau để kết hôn được tính như sau: lấy
tuổi của chú rể cộng với tuổi của cô dâu rồi chia nó cho 7. Nếu số dư là 2, 4,
5, 6 thì là hợp tuổi. Còn nếu số dư là 0, 1, 3, 7 là không hợp tuổi.

Cách coi tháng tốt để kết hôn của người Khmer

Cách coi tháng tốt để chọn ngày cưới của người Khmer: lấy tuổi của chú rể cộng với tuổi của cô dâu và lại cộng tháng dự định tổ chức đám cưới (tất cả đều tính theo dương lịch) sau đó chia cho 3. Nếu số dư tương ứng với 1, 2, 4, 5, 6, 7 thì chứng tỏ tháng đó là tháng tốt có thể cưới được.

Nếu khác các số này thì bắt buộc nhà trai và nhà gái sẽ cùng
tính toán lại để chuyển đám cưới sang tháng khác cho ứng với một trong những
con số kể trên.

Cách coi ngày tốt để kết hôn của người Khmer

Để chọn ra ngày tốt để kết hôn, người Khmer dựa vào ngày
tháng năm sinh của cô dâu và chú rể vào ngày trăng tròn hay trăng khuyết.

Nếu ngày trăng tròn thì hợp với các ngày như 7, 9, 11, 13.
Còn ngày trăng khuyết thì hợp với các ngày là 2, 4, 8, 10, 12.

Người Khmer còn có quan niệm rằng trong mỗi tháng có 9 ngày
tốt để tổ chức lễ cưới đó là ngày 2, 4, 6, 10, 11, 13, 14, và 15

Cách coi hướng tốt để rước rể sang nhà gái của người Khmer

Việc đưa rể sang nhà gái cũng phải xem hướng tốt để khởi
hành. Theo tục lệ của người Khmer thì có đến 8 hướng để khởi hành. Mỗi hướng đến
ứng với mỗi ngày trong tuần như:

     – Thứ hai đi từ
Nam đến Tây
     – Thứ ba và thứ tư đi theo hướng
Đông Bắc
     – Thứ năm đi theo hướng Đông
     – Thứ sáu đi theo hướng  Đông Nam
     – Thứ bảy đi theo hướng Nam
     – Chủ nhật đi từ hướng Bắc

Người Khmer cũng lưu ý rằng khi khởi hành theo phương hướng
như vậy nếu gặp phải trở ngại hoặc không đi được  thì cố gắng đi vài bước để lấy hướng. Sau đó
trở lại đi theo hướng thuận tiện.

Phong tục cưới hỏi người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay

Phong tục cưới hỏi người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay phải thực
hiện 4 nghi lễ chính thức là lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ xin cưới và cuối cùng là
lễ cưới

Lễ dạm hỏi của người Khmer

Trước kia, trong nhà người Khmer có con trai đến tuổi trưởng thành, kết hôn thì cha mẹ thường tìm những cô gái có đức hạnh tốt và nhờ người mai mối để cưới cho con. Cũng có trường hợp hai gia đình thân với nhau đã hứa hẹn kết thông gia với nhau khi cả 2 đứa trẻ còn nhỏ. Ít có trường hợp trai gái đến tuổi trưởng thành đi làm, đi học rồi quen biết nhau dẫn đến hôn nhân như ngày nay. Mặc dù vậy, trong phong tục cưới hỏi người Khmer vẫn thịnh hành nhờ bà mối để lo cho đám cưới được thuận lợi

Những người làm nghề mai mối phải là những người phụ nữ có
uy tín, có tài ăn nói khéo léo. Điều quan trọng nhất là họi phải có gia đình hạnh
phúc, con cháu đông đúc và ngoan hiền.

Đến ngày hẹn, bà mai cùng một ít người thuộc dòng họ nhà
trang sẽ sang nhà gái dò ý và đặt vấn đề hôn nhân. Chuyến đi này không cần thiết
mang lễ vật. Nếu nhà gái đồng ý thì bà mai sẽ hỏi thăm tuổi tác của cô dâu và
các sính lễ nhà gái yêu cầu.

Sau khi biết được tuổi tác và các loại sính lễ cưới mà nhà gái yêu cầu, bà mai sẽ thông báo cho nhà trai biết. Trường hợp nhà trai đồng ý, hai bên sẽ cùng tiến hành đi xem tuổi của cô gái và chàng trai. Trường hợp nhà trai không đồng ý hoặc không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sính lễ của phía nhà gái thì nhà trai sẽ từ chối khéo léo với lý do là gia đình không đủ khả năng.

Trường hợp này rất ít khi xảy ra vì tùy vào khả năng nhà trai mà sính lễ bên nhà gái nhận được nhiều hay ít, chứ nhà gái ít khi yêu cầu. Trừ trường hợp nhà gái quá giàu có hay không muốn gả con cho gia đình nhà trai nhưng không muốn nói thẳng. Họ sẽ từ chối khéo bằng cách yêu cầu sính lễ một cách vô lý để nhà trai không thể nào đáp ứng được.

Theo phong tục của người Khmer thì con gái lấy chồng phải có
của hồi môn trừ những trường hợp gia đình nhà gái quá nghèo không có tài sản. Của
hồi môn của các nàng dâu thường trị giá ngang bằng với sính lễ nhà trai cho cô
dâu. Do đó, những gia đình có điều kiện kinh tế bình thường, không giàu có thì
ít khi yêu cầu nhiều sính lễ với nhà trai. Cũng có những trường hợp gia đình
nhà gái giàu có nhưng không yêu cầu nhiều sính lễ với nhà trai. Tuy nhiên, của
hồi môn của cô dâu lại rất nhiều và có giá trị hơn sính lễ nhà trai rất nhiều.

Thời xưa, người Khmer có phong tục nhà gái cho mảnh đất và yêu
cầu nhà trai bỏ vốn cất nhà riêng cho đôi vợ chồng trẻ. Tuy vậy, tùy thuộc theo
tình cảnh gia đình mà nhà trai có thể lo toàn bộ tiền cất nhà hoặc chỉ bỏ ra một
phần. Trường hợp nhà trai không đủ khả năng lo toàn bộ tiền cất nhà thì nhà gái
cũng phụ tiếp để hai vợ chồng trẻ có ngôi nhà ở riêng.

Trường hợp cả nhà trai và nhà gái đều quá nghèo không thể lo
được mái nhà ở riêng cho đôi vợ chồng trẻ thì đôi vợ chồng này sẽ ở chung nhà với
cha mẹ vợ đến khi nào có tiền cất nhà mới dọn ra ở riêng

Khi phần sính lễ hai bên đã thống nhất, họ sẽ tiến hành xem
tuổi cho cô dâu và chú rể. Nếu tuổi của cô dâu và chú rể hợp nhau thì sẽ cử
hành lễ ăn hỏi. Còn tuổi không hợp thì hai bên ngưng lại, coi như đám cưới
không thành.

Lễ ăn hỏi của người Khmer

Sau khi xem tuổi cô dâu và chú rể hợp nhau, hai gia đình sẽ
quyết định cửa hành lễ ăn hỏi. Lễ ăn hỏi được xem là nghi lễ đầu tiên của hôn
nhân. Tùy theo hoàn cảnh gia đình của hai bên mà lễ ăn hỏi được tổ chức đơn giản
hay hoành tráng. Đối với những gia đình giàu có thì số lượng người nhà trai
sang nhà gái từ 30 đến 40 người. Còn đối với những gia đình bình thường thì số
lượng khoảng từ 10 đến 15 người.

Sính lễ trong lễ ăn hỏi mà nhà trai mang sang nhà gái bao gồm:
trầu cau, thịt heo, gà, vịt, thuốc lá, đèn cầy, rượu, bánh tét, bánh ít, dưa hấu,
khóm … Các sính lễ này nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào khả năng kinh tế của phía
nhà trai,

Các sính lễ cưới này được nhà trai đặt vào những cái thúng rồi gánh sang nhà gái. Mỗi gánh bao gồm 2 thúng, thường thì một lễ ăn hỏi phải gồm ít nhất 2 đến 3 gánh.

Sính lễ cưới của người KhmerSính lễ cưới của người KhmerSính lễ cưới của người Khmer

Trong lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời họ hàng bên nhà gái đến tham
dự, tất cả chi phí của lễ ăn hỏi sẽ do phía nhà gái chi trả. Khi nhà trai ra về,
nhà gái còn biếu lại một ít lễ vật do nhà trai mang qua. Phong tục này tương tự
với phong tục lại quả trong đám cưới của người Việt.

Lễ xin cưới của người Khmer

Sau khi thực hiện lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ bàn bạc với bên nhà
gái để tiến hành lễ xin cưới. trong lễ sinh cưới, sính lễ của nhà trai mang
sang nhà gái cũng tương tự như lễ ăn hỏi. Ngoài các sính lễ trên, nhà trai còn
phải mang sang nhà gái nhẫn cưới, khăn, váy áo cho cô dâu.

Có một số đám cưới của người Khmer khi thực hiện lễ xin cưới
thì nhà trai sẽ trao một phần lễ vật đã hứa cho cô dâu trong lễ dạm hỏi như là
vàng, tiền mặt hoặc giấy tờ đất đai. Phần lễ vật đã hứa còn lại sẽ được trao đầy
đủ cho cô dâu trong lễ cưới. Chiếc nhẫn cưới cũng sẽ được đeo lên tay cô dâu. Ý
nghĩa việc đeo nhẫn cưới cho cô dâu chính là nhắc nhở cô dâu cũng như thông báo
cho tất cả mọi người biết cô dâu là người đã có chồng. Chính vì thế, các gia
đình người Khmer dù nghèo hay giàu có cũng phải tiến hành lễ xin cưới mới được
xem như đúng nghi thức phong tục cưới hỏi người Khmer.

Lễ cưới truyền thống của người Khmer

Ngày nhập gia hay còn được gọi là ngày dựng rạp

Người Khmer theo mẫu hệ, vì thế hầu hết các nghi lễ đều sẽ được cử hành ở bên nhà gái. Nhà gái sẽ phải sửa sang nhà cửa, phòng cưới chu đáo cho lễ cưới. Đến ngày nhập gia, nhà trai sẽ cử người sang phụ nhà gái dựng rạp, trang trí nhà cửa. Theo phong tục xưa của người Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ thì rạp cưới phải rộng để có chỗ làm nơi vừa nấu ăn, vừa đãi khác. Ngoài ra, còn phải có chỗ để chú rể và nhà trai nghỉ ngơi nữa.

Nhà trai cũng phải chuẩn bị sẵn các loại bánh như là bánh
tét, bánh ít, bánh gừng cùng với các loại sính lễ khác để hôm sau mang sang nhà
gái. Dù nhà trai giàu có hay khó khăn thì trong sính lễ cưới đem qua nhà gái bắt
buộc phải có trầu cau, đều heo và buồng hoa cau.

Trong lễ dựng ráp, khoảng 6h chiều nhà gái sẽ cử hành nghi lễ
chọn chỗ để tổ chức đám cưới. trong lễ này gia đình phải chuẩn bị 4 mâm gồm 2
mâm cơm và 2 mâm canh để cúng. Cũng trong thời gian này, nhà gái sẽ làm lễ cúng
tổ tiên, xin phép ông bà cho con gái lấy chồng.

Đến khoảng 7h tối thì nhà gái tổ chức tiệc với trà và bánh để chiêu đãi bạn bè của cô dâu, chú rể cùng với họ hàng hai bên. Có những đám cưới của người Khmer họ mời cả ban nhạc đến biểu diễn ca hát thâu đêm suốt sáng.

Ngày cưới hay còn gọi là ngày đưa rể

Ngày xưa, ngày cưới của người Khmer tại đồng bằng sông Cữu
Long phải thực hiện hàng loạt những nghi lễ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, rất
nhiều nhiều nghi lễ đã được đơn giản hóa hoặc bỏ qua để ngày cưới được cử hành
gọn gàng và nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số nghi lễ mà cô dâu, chú rể cũng
như gia đình hai họ thường hay cử hành trong ngày cưới.

Lễ dâng cơm, sớt bát cho nhà sư

Lễ dâng cơm cho sư thường được cửa hành vào lúc 7h sáng. Tùy
theo điều kiện gia đình của mỗi người mà gia đình nhà gái mời từ 4 sư cho đến
10 sư đến. Số lượng sư mời đến lúc nào cũng phải là số chẵn. Tùy theo quan niệm
của mỗi gia đình mà có 2 trường hợp để thực hiện lễ dâng cơm, sớt bát cho sư

Trường hợp đầu tiên là nhà gái sẽ mời sư đến dùng cơm tại
nhà. Sư đến dùng cơm tại nhà rồi quay về chùa.

Trường hợp thứ hai là nhà gái sẽ mời sư đến nhà khất thực.
Sư sẽ đến trước cổng nhà gái cầm theo bình bát khất thực. Khi sư đến, cô dâu và
chú rể cùng với cha mẹ, họ hàng hai bên sẽ thực hiện nghi thức sớt cơm cho sư.
Khi sớt cơm phải dùng muỗng mút để vào bát một lần. Mọi người sẽ phải xếp hàng
để sớt cơm cho sư cho đến khi nào bát của quý sư đầy mới ngưng. Sau khi bát cơm
của sư đầy, sư sẽ quay về chùa.

Sở dĩ có tục lệ nhà sư đến nhà gái khất thực trong lễ cưới
là do một truyền thuyết từ thời xa xưa của người Khmer truyền lại. Theo đó vào
thời Đức Phật có một đám cưới đang tiến hành thì Đức Phật khất thực đi ngang
qua. Chú rể đưa cơm cho Phật nhưng khi gặp Phật thì chú rẻ giác ngộ và theo Phật
về chùa quy y. Do đó đám cưới không thành. Từ đó, mỗi khi có đám cưới mà sư đến
nhà khất thực, không chỉ chú rể mà cả cô dâu cùng với cha mẹ và họ hàng hai bên
đều mang cơm ra sớt cho sư.

Lễ thức đưa rể sang nhà gái

Khoảng 8 giờ sáng, dưới sự hướng dẫn của thầy lễ hoặc người
làm mai cùng với người đại diện bên nhà gái và nhà trai, nhà trai sẽ đưa rể
sang bên nhà gái. Việc đưa rể phải thực hiện đi đúng hướng đã chọn. Nếu nhà chú
rể không nằm vị trí đúng hướng hay quá xa nhà của bên nhà gái thì nhà trai có
thể mượn nhà người khác cho tiện. Tuy nhiên phải tuân thủ hướng đúng khi xuất
phát. Đoàn đưa rể trong phong tục cưới hỏi người Khmer bao gồm có : cha mẹ, họ
hàng, thanh thiếu niên nam nữ của bên nhà trai.

Tùy theo gia cảnh mà sính lễ nhà trai mang sang nhà gái từ
12 đến 24, 36 thậm chí lên đến 60 mâm. Các sính lễ này thường gồm: trầu cau, thịt
heo, vịt luộc, gà luộc, rượu, thuốc lá, bánh tét, bánh ít, xoài, mận, quýt,
chôm chôm, măng cụt và buồng hoa cau. Các sính lễ cưới phải đủ đôi đủ cặp.
Trong tất cả những sính lễ này thì buồng hoa cau được xem là sính lễ quý nhất.
Trên mâm buồng hoa cau có phủ tấm vải đỏ thể hiện sự sang trọng. Trên tấm vải đỏ
sẽ được đặt lên một thanh kiếm. Mâm lễ buồng hoa cau sẽ do chính tay chú rể
bưng. Trong phong tục cưới hỏi người Khmer thì nhà trai không cần phải chuẩn bị
mùng mền, chiếu gối. Những vật này sẽ do nhà gái phụ trách. Số sính lễ nhà trai
mang sang phải đầy đủ như lời hứa mà nhà trai đã hức với cô dâu trong dịp lễ dạm
hỏi. Một số nhà trai còn mang thêm ban nhạc dân tộc để hát những bài hát truyền
thống của người Khmer trong lễ cưới nữa.

Lễ múa mở cổng rào

Trước khi đoàn đưa rể đến, nhà gái sẽ rào cổng bằng một
nhánh tre. Khi đến trước cổng nhà gái, nếu muốn vào nhà trai phải cửa người đại
diện của mình bưng mâm lễ vật dâng cho nhà gái và nói lời cầu xin như là xin đất
làm nhà, xin giếng múc nước. Tuy vậy, nhà gái vẫn chưa mở cổng rào, do đó người
đại diện phải đứng ra múa mở cổng rào. Khi múa xong đủ ba điệu, nhà gái sẽ mở cổng.

Ý nghĩa của việc mở cổng rào là tượng trưng cho sự tinh khiết của người con gái chưa hề giao tiếp với ai bên ngoài. Bên cạnh đó, việc mở cổng rào bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích của dân tộc Khmer. Chuyện kể rằng ngày xưa có hai người bạn chơi thân với nhau nhiều năm. Một ngày kia trong giây phút cao hứng, hai người bạn hứa gả con cho nhau để tình thân càng thêm thắm thiết. Người bạn có con trai vô cùng mừng rỡ mới về nhà chuẩn bị đầy đủ lễ vật cưới.

Sáng hôm sau, ông đưa người con trai cùng với các sính lễ cưới sang nhà người bạn có con gái để làm đám cưới, Việc làm quá đột ngột này đã làm cho bà vợ của người bạn có con gái nổi giận. Bà bèn sai gia nhân lấy ngọn tre ra rào cổng lại. Người chồng thấy như vậy mới kể lại câu chuyện hứa hôn của mình cho vợ nghe và năn nỉ bà vợ hãy chấp nhận đám cưới này. Nể tình, bà vợ bằng lòng nhưng phạt người bạn của chồng vì tội xin cưới con gái mà không cho bà biết với hình thức một mâm cơm rượu, bánh trái và phải múa hát cho bà nghe.

Từ đó trong đám cưới của người Khmer có tục múa mở cổng rào.
Sau khi cổng rào được mở, cô dâu ra đón chú rể và rồi hai người cầm bông cau đi
vào nhà.

Nếu cô dâu có em gái thì người em gái của cô dâu sẽ bưng trà
mời anh rể uống. Thầy lễ sẽ cúng, khi cúng xong ông ta sẽ bố trí cho chú rể ngồi
ở 1 nơi được chỉ định. Khi thầy lễ hướng dẫn vào làm lễ, lúc nayù chú rể mới được
phép bước vào nhà và cúng, lạy bàn thờ tổ tiên để được công nhận là thành viên
trong nhà.

Lễ trình diện

Sau khi thực hiện lễ mở cổng rào xong, khoảng 8 giờ thầy lễ
cùng với chú rể và một số bạn bè cua cô dâu, chú rể mang lễ vật gồm: đầu heo luộc,
trầu, cau, rượu, trà cùng với dàn nhạc đến chỗ thờ Neak Tà (Thần hộ mệnh của
phum, sóc). Địa điểm thờ Neak Tà của phum, sốc thường là nơi có cây cổ thụ to
giữa đồng vắng. Sau đó, đầu heo luộc phải mang tặng cho thầy lễ. Ý nghĩa trình
diện Neak tà là mong được sự công nhận trở thành thành viên mới của phum, sóc.

Lễ cắt tóc

Sau khi chú rể đi dự lễ trình Neak Tà thì sẽ cử hành lễ cắt
tóc.Thời gian diễn ra lễ cắt tóc vào khoảng 10 giờ. Lễ cắt tóc được cử hành
mang ý nghĩa tượng trưng, dưới sự thực hiện của hai thành viên trong dàn nhạc.
Một người cầm kéo và lướt, người còn lại cầm nước vừa múa, vừa hát bài hát cắc
tóc kè mtheo động tác mô phỏng cắt tóc, rửa mặt, rửa tay. Sau hai người này,
cha mẹ hai bên lần lượt sẽ cắt tóc cho cô dâu và chú rể. Có 2 cách cắt tóc.

Cách thứ nhất chú rể cắt tóc ở phía dưới nhà, cô dâu cắt tóc
phía trên nhà.

Cách thứ hai chú rể và cô dâu đều cắt tóc ở phía trên nhà

Đến khoảng 1h trưa nhà gái tiến hành đãi tiệc cho bà con, bạn
bè của hai họ. Lúc này cô dâu, chú rể đến từng bàn tiệc chào hỏi, ra mắt hai họ.
Tiệc này có thể kéo dài đến 17 giờ.

Lễ tụng kinh cầu phước

Đến 6h tối, gia đình mời sự đến tụng kinh và cầu phúc cho cô
dâu và chú rể với sự tham dự của cha mẹ và họ hàng hai bên. Dfười sự hướng dẫn
của thầy lễ và người đại diện, cô dâu và chú rể sẽ ngồi vào vị trí được sắp xếp
sẵn. Cô dâu sẽ ngồi đối diện sư, chú rể ngồi phía bên trái của thầy lễ. Cô dâu
và chú rể ngồi xấp bằng, người cúi xuống, tỳ hai tay lên gối, chấp tay lạy và
chú ý lắng nghe sư đọc kinh chúc phúc. Kinh chúc phúc có nội dung chúc cô dâu
và chú rể luôn được bình an, vợ chồng sống phải chung thủy, sống hiếu thảo với
cha mẹ hai bên và không quen ơn những người quá cố

Lễ nhuộm răng

Người Khmer trước đây có tục lệ nhuộm răng cho cô dâu trong
đám cưới truyền thống. Lý do của việc nhuộm răng là nhằm nhắc nhở cô dâu sau
khi có chồng thì trước khi nói chuyện gì phải suy nghĩ cẩn thận. Không được nói
ra nhưng lời không hay, ý không đẹp dẫn đến làm mích lòng bên chồng. Ngoài ra
cũng không nên lắm lời, nhiều chuyện vì nó sẽ không đem lại lợi ích gì. Không
những thế nhiều khi còn mang đến những rắc rối cho bản thân nữa.

Lễ tri ân cha mẹ của người Khmer

Thành phần tham dự lễ tri ân cha mẹ bao gồm: cô dâu, chú rể, thầy lễ và cha mẹ cô dâu, chú rể. Thầy lễ dạy bảo cô dâu và chú rể phải nhớ ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, phải biết kính trọng và cư xử đúng theo đạo lý làm con. Ngoài ra, cô dâu thực hiện nghi thức đúng che dù và dâng trầu cau cho mẹ ruột.

Tùy thuộc điều kiện kinh tế của bên nhà trai khá giả hay khó khăn mà nhà trai sẽ gửi cho nhà gái một khoản tiền nho nhỏ. Khoản tiền này được đặt trong mâm trầu cau và cô dâu chính là người dâng lên cho mẹ mình. Số tiền trên gọi là tiền đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục. Đồng thời, sau đám cưới, số tiền này tặng riêng cho cha mẹ ruột của cô dâu. Trong trường hợp cha mẹ ruột của cô dâu đã mất thì người thân nhất của cô dâu sẽ được nhận. Đây là luột tục của người Khmer.

Ngày lễ lạy

Lễ đón giờ tốt

Dưới sự hướng dẫn của người đại diện, chú rể sẽ đến bàn thờ
tổ tiên để vái lạy. Sau đó, chú rể sẽ đến bàn trời thực hiện việc quay hướng
đông để đón giờ tốt. Khi giờ tốt đến, thầy lễ đánh một tiếng cồng báo hiệu và
chú rể được hướng dẫn đi vào nhà.

Khi vào đến nhà, chú rể tiến hành lễ tổ tiên, bên nhà gái
đón nhận các lễ vật gòm 3 ly trầu cau cùng với nhang đèn. Tiếp theo đó dàn nhạc
được mở lên và tấu bài múa mở buồng cô dâu dưới sự hướng dẫn của người đại diện.
Cô dâu sẽ từ trong buồng đi ra ngồi cạnh chú rể.

Lễ xoay vòng đèn

Sau khi cô dâu ra ngồi bên cạnh chú rể, ông thầy lễ sẽ cầm
đèn cầy quay theo chiều kim đồng hồn và chuyền cho 9 người trong đó có 4 nam và
5 nữ. Những người này phải là những người đã có gia đình và còn đủ đôi đủ cặp,
vợ chồng hạnh phúc, con cháu ngoan hiền. Họ được sắp xếp ngồi ở đó và quay đủ 9
vòng. Vừa quay họ vừa đọc kinh Phật chúc phúc cho cô dâu và chú rể. Sau đó ông
thầy lễ sẽ thực hiện nghi lễ cắt buồng hoa cau.

Lễ mở buồng hoa cau

Có thể nói hoa cau là vật quan trọng nhất và không thể thiếu
trong bất kỳ đám cưới nào của người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ nước ta. Hoa cau vừa
tượng trưng cho sự trong trắng của người con gái, vừa biểu thị lòng biết ơn đối
với cha mẹ, anh chị. Chính vì thế, lễ mở hoa cau được tiến hành rất trang trọng
và thiêng liêng.

Người thực hiện mở hoa cau không ai khác hơn ngoài mẹ cô
dâu, người mà có công sinh thành và dưỡng dục cô dâu. Dưới sự hướng dẫn của ông
thầy lễ, mẹ cô dâu cầm 3 nén nhang, khẩu cầu xin ơn trên ban điều tốt lành cho
con của mình. Mẹ cô dâu sẽ xịt nước hoa lên những hoa cau và vuốt 3 lần, sau đó
dùng tay rạch 3 đường dọc theo buồng cau. Ông thầy lễ cũng xịt nước hoa lên
bông cau lần nữa rồi tách nhẹ buồng cau ra. Buồng bông cau chia thành 3 bó, mỗi
bó đều có 1 ý nghĩa riêng:

    – Bó đầu tiên tượng
trưng cho công cha
    – Bó thứ hai tượng trưng cho nghĩa mẹ
    – Bó thứ ba tương trưng cho ơn nghĩa
anh chị em

Tất cả 3 bó hoa sẽ được đem cắm vào bình hoa, sau đó gia
đình sẽ tiếp tục thực hiện nghi lễ rắc hoa cau,

Lễ rắc hoa cau

Hoa cau tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng và thanh
cao của người con gái. Hoa cau được ông thầy lễ tách ra. Sau đó, cha mẹ và họ
hàng hai nhà rắc lên người, lên chỗ ngồi của cô dâu và chú rể. Họ thậm chí còn
rắc lên cả đường đi đến phòng tân hôn nữa. Ý nghĩa của lễ rắc hoa cau chính là
chúc phúc cho cô dâu và chú rể trăm năm hạnh phúc,

Lễ múa mở mâm trầu và lể rút gương ra khỏi bao

Ý nghĩa của lễ mở mâm trầu là cho phép cô dâu và chú rể nên
nghĩa vợ chồng. Đối với lễ rút kiếm ra khỏi bao thì lại mang hàm ý chính nghĩa
luôn chiến thắng gian tà và hạnh phúc của đôi vợ chồng sẽ được sức mạnh của
thanh gươm bảo vệ. Nghi thức này do người đại diện thực hiện. Người đại diện sẽ
quấn xà rông, khi nhạc vang lên ông cúng lạy và uyển chuyển múa theo điệu nhạc.
Cùng với động tác múa, ông cầm thanh gươm tuốt ra khỏi vỏ, dùng đầu mũi gương
giở khăn đậy trên mâm trầu và hát.

Hát xong, ông nhẹ nhàng đặt thanh gươm lên đôi tay của cô
dâu và chú rể. Ngụ ý nói rằng sức mạnh chính nghĩa s4 chiến thắng gian tà, hạnh
phúc chân chính sẽ được thanh gươm bảo vệ

Lễ cột chỉ cổ tay

Dưới sự thực hiện và hướng dẫn của người đại diện, cha mẹ
hai bên tiến hành cột chỉ cổ tay cho cô dâu và chú rể. Cha mẹ chồng sẽ cột chỉ
cho cô dâu, cha cột chỉ tay phải, còn mẹ cột chỉ tay trái. Còn cha mẹ vợ sẽ cột
chỉ cho con rể, cách thức cột cũng giống như cha mẹ chồng cột cho con dâu.

Đối với người thân, họ hàng bà con của cô dâu và chú rể thì không cột chỉ cổ tay mà đưa tặng quà cưới cho cô dâu và chú rể. Quà cưới rất đa dạng, có thể là tiền, vàng bạc hoặc thậm chí là lúa gạo. Theo tập tục của người Khmer ở Tây Nam Bộ thì mỗi lần được cột chỉ cổ tay hay nhận quà tặng, cô dâu chú rể đều phải vái lạy ba lạy để tạ ơn. Lễ cột chỉ cổ tay còn mang ý nghĩa chúc cho cô dâu và chú rể gắn bó với nhau suốt đời.

Lễ cột chỉ cổ tayLễ cột chỉ cổ tayLễ cột chỉ cổ tay

Phong tục cột chỉ cổ tay bắt nguồn từ truyền thuyết lâu đời
của người Khmer. Câu chuyện kể rằng ngày xưa có một người tên là Pras Thoong đi
xuống thủy cung dạo chơi. Khi ấy chàng trai gặp được vua thủy tề. Vua thủy tề
thấy được Pras Thoong thì có lòng yêu mến và gả công chúa Neang Neak cho chàng.
Nhà vua cho mở yến tiệc, làm lễ buộc chỉ cổ tay để chúc phúc cho họ trăm năm hạnh
phúc. Từ đó lễ buộc chỉ cổ tay được người Khmer thực hiện cho cô dâu và chú rể mỗi
khi tổ chức lễ cưới.

Về màu sắc của chỉ cổ tay để buộc trong lễ cưới cũng có sự
khác nhau. Những người Khmer ở khu vực Trà Vinh, Sóc Trăng … sử dụng chỉ cổ tay
màu đỏ và màu trắng. Chỉ màu đỏ dùng cho cha mẹ hai bên cột cho cô dâu và chú rể.
Họ hàng thân thiết thì chỉ sử dụng chỉ màu trắng đổi cột. Còn người Khmer tại
khu vực An Giang thì chỉ sử dụng chỉ màu đỏ để cột mà thôi.

Trng lúc làm lễ cột chỉ cổ tay, người ta chọn 6 ông và 6 bà.
Những người này phải còn đủ vợ chồng, gia đình hạnh phúc, con cháu ngoan hiền.
Những người này sẽ ngồi xung quanh cô dâu và chú rể, họ sẽ cầm đèn cầy xoay 7
vòng theo chiều kim đồng hồ để mời ông bà bảy đời về chứng kiến đám cưới của
con cháu trong dòng họ. Trong trường hợp cô dâu có thai trước khi cưới hoặc một
trong hai người cô dâu và chú rể đã từng kết hôn thì nghi thức này sẽ được bỏ
qua.

Người Khmer cho rằng nếu cô dâu có thai trước khi cưới mà thực
hiện nghi thức này sẽ dẫn đến việc đứa con sinh ra không được thông minh và
sáng suốt.

Còn trường hợp cô dâu hoặc chú rể đã từng kết hôn và đây là
cuộc hôn nhân thứ 2 thì cũng không thực hiện nghi thức này. Lý do là ông bà tổ
tiên chỉ chứng kiến con cháu mình kết hôn lần đầu mà thôi.

Lễ nhập phòng

 Sau khi thực hiện
nghi lễ cột chỉ cổ tay, người đại diện sẽ hướng dẫn cô dâu và chú rể theo đường
đã rắc hoa cau mà đi vào phòng tân hôn. Cô dâu đi trước, tay cầm theo đĩa
Paipơlưng. Chiếc đĩa này tượng trưng cho linh hồn của cô dâu. Trên đĩa gồm có vải,
gạo, nhanh, đèn, lá trầu và chuối.

Chú rể nắm vạt áo cô dâu bước theo sau. Lễ này có nguồn góc
của chế độ mẫu hệ của người Khmer. Thời kỳ phụ nữa làm chủ và luôn đi đầu trong
côn việc. Ngoài ra cũng có liên quan đến truyền thuyết câu chuyện chàng Thoong xuống
thủy cung lấy công chúa vua thủy tề. Sau khi kết hôn, chàng Thoong không quen sống
dưới nước, chỉ quen sống trên cạn nên công chúa vua thủy tề mới nghĩ ra 1 cách
là cho chồng nắm khăn choàng của mình. Sau đó hai người của rẽ nước đi xuống
Long Cung. Nhờ đó hai vợ chồng công chúa mới xuống được Long Cung để ra mắt vua
cha.

Lễ dâng cơm cho ông bà và cha mẹ

Đây là một nghi lễ thể hiện sự biết ơn công nghĩa sinh thành
và dượng dục của con cháu đối với ông bà và cha mẹ. Ngoài ra, còn có ý nghĩa là
xin tổ tiên, ông bà, cha mẹ đồng ý tác hợp cho hai người thành vợ thành chồng.

Sau khi cơm và thức ăn đã được dọn ra, cô dâu xới cơm và bưng chén cơm, canh đưa cho cha mẹ của chú rể và ngược lại chú rể nhận chén cơm, canh từ tay cô dâu và đưa cho cha mẹ cô dâu. Sau đó họ lấy thức ăn mời ông bà, cha mẹ hai bên. Lúc này, cô dâu cùng chú rể được ông bà, cha mẹ hai bên chúc trăm năm hạnh phúc. Tiếp theo sau khi ông bà, cha mẹ dùng xong thì đi ra ngoài. Lúc này, cô dâu và chú rể mới được ăn. Mâm cơm nay phải được bố trí ngay trước bàn thờ tổ tiên.

Lễ quét chiếu

Khi cô dâu và chú rể vào phòng, có 3 người phụ nữ lớn tuổi
hơn cô dâu và chú rể sẽ mang chiếu ra và nói: “Chiếu này chiếu vàng, chiếu bạc.
Ai được nằm lên chiếu sẽ làm ăn khá giả, đông con đông cháu”. Sau đó, chú rể đứng
ra mua chiếu. Chú rể sẽ trải chiếu mời người đại diện và cô dâu cùng ngồi, Sau
đó người đại diện sẽ căn dặn hai vợ chồng phải cư xử tốt và chung thủy với nhau
suốt đời. Để cảm ơn người đại diện, chủ rể và cô dâu sẽ đặt tiền hoặc một món lễ
vật có giá trị biếu cho người đại diện.

Lễ chung giường

Sau lễ quét chiếu, người ta tổ chức lễ chung giường cho cô
dâu và chú rể. Theo phong tục cưới hỏi người Khmer ở miền Tây Nam Bộ thì họ sẽ
chọn ra 3 người phụ nữ cao tuổi đến phòng tân hôn và ngồn xen kẽ giữa cô dâu và
chú rể. vợ chồng mới cưới này tiến hành thắp nhang đền và cả 3 người phụ nữ đều
chúc phúc cho vợ chồng mới cưới được trăm năm hạnh phúc. Cùng lúc đó, người ta
lấy trà, bánh dùng để cúng tổ tiên đến cho cô dâu và chú rể ăn. Ngoài ra, cô
dâu và chú rể còn đút cơm vắt, cuối, trái cây, nước dừa cho nhau ăn uống để thể
hiện tình yêu thương đậm đà và gắn bó của đôi vợ chồng,

Ăn uống xong, cô dâu và chú rể vào giường. Người vợ vào trước,
người chồng theo sau. Sau khi hướng dẫn hai vợ chồng cách trải chiếu, giăng
mùng, nằm ngủ thì 3 người phụ nữ này sẽ đi ra ngoài. Chú rể được hướng dẫn nằm
bên tay phải, còn cô dâu nằm bên tay trái. Nghi lễ đám cưới của người Khmer ở
Tây Nam Bộ nước ta đến đây được xem như đã hoàn tất.

Sau những nghi thức truyền thống là bữa tiệc thiết đãi người
thân bạn bè, nam nữ thanh niên theo nếp sống mới. Và bao giờ cũng vậy, điệu múa
Lâm Thon quen thuộc do các thanh niên nam nữ trong làng biểu diễn trên nền nhạc
đệm dân tộc sẽ kết thúc cuộc vui ngày cưới.

Sau đám cưới 3 ngày, cô dâu và chú rể sẽ mang cơm lên chùa
dâng cho Sư Cả để đền ơn trước đây sư nuôi dạy chú rể ở chùa. Sư Cả nhận cơm và
một lần nữa làm lễ chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ có được cuộc sống hôn nhân hạnh
phúc.

Ngày nay, do quá trình giao lưu văn hóa của các dân tộc cũng
quá trình di cư của người Khmer đến các vùng miền khác của đất nước Việt Nam
nên nhiều nghi thức truyền thống trong đám cưới của người Khmer đã được bỏ bớt.
Mặc dù vậy, những phong tục, nghi lễ quan trọng nhất trong đám cưới vẫn được cộng
đồng Khmer ở Tây Nam Bộ giữ lại và lưu truyền. Từ đó tạo ra bản sắc văn hóa đa
dạng và độc đáo trong cưới hỏi của  cộng
động dân tộc người Việt Nam.

Trang phục cưới truyền thống của người Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cữu
Long

Đồng bào Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long lâu nay vẫn giữ bản sắc văn hóa riêng khi chọn trang phục cưới truyền thống. Những cô gái Khmer luôn yêu thích và tự hào khi khoác lên mình bộ áo cưới truyền thống của dân tộc mình khi làm lễ cưới.

Trang phục cưới truyền thống của chú rể người Khmer

Trang phục trong ngày cưới của chú rể người Khmer thường mang đậm tính truyền thống. Đó là bộ xà rông và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ, cổ đứng, xẻ đằng trước và cài khuy. Ngoài ra, chú rể còn quàng thêm loại khăn truyền thống lên vai trái. Trang phục của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chỉ còn được thể hiện rõ nhất trong lễ cưới ở một số gia đình còn giữ được phong tục cũ. Chú rể mặc chiếc xăm pốt để thẳng bình thường (như chiếc xà rông) màu đỏ hoặc màu sậm, có hoa văn. Chú rể có thể mặc loại áo Khmer ngắn màu đỏ hoặc màu trắng, kiểu cổ đứng, tay dài, cài cúc (9 cúc) ở phía trước. Nơi vai trái vắt dải khăn (khăn kần xail), đeo thêm con dao cưới nhằm mục đích để múa mở đường trong lễ cưới theo phong tục, để cắt trầu cau cho cô dâu dùng, để bảo vệ cô dâu hoặc còn được giải thích nhằm biểu tượng cho lòng chung thủy, sẵn sàng hy sinh cho tình yêu.

Đám cưới người Khmer tại Việt NamĐám cưới người Khmer tại Việt NamĐám cưới người Khmer tại Việt Nam

Trang phục cưới truyền thống của cô dâu người Khmer

Cô dâu trong trang phục cưới cổ truyền rất lộng lẫy. Đó là chiếc xăm pốt bằng sợi kim tuyến hay tơ tằm màu đỏ sậm hoặc hồng cánh sen sậm, dài đến cổ chân, có dệt hoa văn, cùng chiếc áo ngắn tay bó chẽn hoặc để hở một bên vai (xa bây). Áo và xăm pốt được giữ chặt và gọn ghẽ bằng chiếc thắt lưng kim loại.

Một tấm sronko có dạng như cái yếm hình bán nguyệt quàng phía trước quanh chân cổ, che phủ hết phần trên của ngực áo. Tấm này màu đỏ, trang trí trên đó có những mảnh hạt chai, thêu hoa cườm sặc sỡ, chung quanh kết tua diềm diêm dúa.

Trang phục trong phong tục cưới hỏi truyền thống người KhmerTrang phục trong phong tục cưới hỏi truyền thống người Khmer

Cô dâu còn quàng xéo ngang ngực một tấm khăn dài hình chữ nhật
dệt bằng sợi kim tuyến rực rỡ. Sau cùng là cái mũ cưới quý phái hình tháp nhọn
ba tầng kết hoa lộng lẫy của cô dâu. Nó được làm bằng kim loại hoặc giấy bồi cứng.

Người ta bới tóc cao cho cô dâu trước khi đội mũ cưới (kiểu dân dã. Chiếc mũ này cũng màu đỏ, được trang trí sặc sỡ bởi các hạt ngọc trai, hạt xoàn nhân tạo, thêu hoa cườm và chung quanh mũ kết các chiếc cánh của con kim quýt slap ừng phim màu xanh lá cây pha sắc vàng óng. Trên mũ cắm tua tủa các cây trâm gắn bông hoa tròn đủ màu như một rừng hoa khoe sắc (tượng trưng cho tuổi trẻ của cô dâu tươi đẹp như mùa xuân). Nơi chân mũ gắn hai chuỗi hạt ngọc rủ dài xuống hai bên tai của cô dâu.

Nhìn chung, các loại trang phục truyền thống của người Khmer
vừa kín đáo vừa trang trọng và có phần lộng lẫy với trang trí và màu sắc sặc sỡ,
rất duyên dáng và xinh đẹp. Trang phục truyền thống trong ngày cưới của người
Khmer thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.

Sính lễ cưới trong phong tục cưới hỏi người Khmer

Sính lễ cưới trong phong tục cưới hỏi người Khmer khá đa dạng
và có sự khác biệt nhất định so với sính lễ cưới của người Kinh. Tuy nhiên, trầu
cau là sính lễ mà không thể thiếu trong cả đám cưới của người Kinh và người
Khmer.

Trong lễ ăn hỏi thì sính lễ nhà trai đem qua gồm có: trầu cau, thịt heo, gà, vịt, thuốc lá, đèn cầy, rượu, bánh tét, bánh ít, dưa hấu và quả khóm

Trong lễ cưới hay lễ dựng rạp thì sính lễ cưới có thêm đầu
heo, bánh gừng, các loại trái cây như là xoài, mậm, quýt, chôm chôm, măng cụt… và
quan trọng nhất chính là buồng hoa cau. Ngoài các sính lễ cưới này thì nhà trai
còn phải mang sang nhà gái nhẫn cưới, khăn và cả váy áo cho cô dâu nữa.

>>> Xem thêm: Nguồn góc lễ cưới của người Việt Nam

>>> Xem thêm: 9 CÁCH TIẾT KIỆM CHI PHÍ THUÊ XE HOA