QC là gì? Đóng vai trò quan trọng như thế nào trong khâu kiểm duyệt
QC là gì và có vai trò như thế nào trong khâu kiểm duyệt? Người ta hay gọi QC là Tester nhưng khác với thử nghiệm phần mềm – Testing. Muốn tìm hiểu kỹ hơn về QC là gì? Hãy theo dõi bài viết của Muaban.net sau đây.
QC là gì? Vai trò của QC là gì?
QC là gì? QC là từ viết tắt cho Quality Control. QC chỉ rõ quá trình liên tục kiểm soát chất lượng và thông qua đó doanh nghiệp có thể tìm ra những cách đảm bảo chất lượng sản phẩm được sản xuất theo quy trình của doanh nghiệp đã đề ra đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của khách hàng.
Các giải pháp kiểm soát chất lượng của QC giúp tiêu chuẩn hóa những quy trình sản xuất, hạn chế tối đa những sai sót bằng cách xác định rõ ràng những hoạt động sản xuất nào theo timeline cần hoàn thành và tránh mắc phải những lỗi sai không đáng có.
Vai trò của QC là gì?
Việc tạo ra một sản phẩm sẽ rất tốn chi phí, mất nhiều thời gian và có thể không chất lượng nếu không được kiểm soát quá trình tốt. Ngoài ra, nếu một doanh nghiệp đưa các sản phẩm bị lỗi hoặc không chất lượng đến tay người tiêu dùng, công ty đó có thể sẽ phải chịu trách nhiệm về những thương tích hoặc các vấn đề sai sót phát sinh từ việc khách hàng sử dụng những sản phẩm lỗi của mình.
Việc kiểm soát chất lượng QC đảm bảo rằng những sản phẩm bị lỗi hoặc không chất lượng để sử dụng được tìm thấy và phát hiện ra những nguyên nhân sau đó khắc phục chúng một cách nhanh chóng.
Tìm hiểu về nghề QC là gì?
Những thông tin đầy đủ trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về QC là gì? Tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những công việc QC làm qua những thông tin sau:
Quality Control là người sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện kiểm tra về chất lượng của sản phẩm, xác định xem những sản phẩm đó có đúng với những thông số kỹ thuật, liều lượng, và các thông số khác khi hoàn thành. Mục đích của nhân viên quality control là để luôn sẵn sàng khắc phục những vấn đề sai sót có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Kiểm soát chất lượng QC tốt giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu phức tạp của người tiêu dùng về sản phẩm tốt hơn.
Nhân viên kiểm soát QC có thể là một công việc rất bổ ích nếu bạn sở hữu những kỹ năng như thích làm việc nhóm với mọi người, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày kết quả hay công việc làm cho quá trình sản phẩm tốt hơn và an toàn hơn.
Những công việc chính của một nhân viên kiểm soát QC thường là kiểm soát đầu vào, kiểm soát quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng đầu ra. Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong tình trạng tốt nhất.
Vậy bộ phận QC trong doanh nghiệp có vai trò gì?
Bộ phận QC trong doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là trong một công ty sản xuất. Sứ mệnh của bộ phận kiểm soát QC là đảm bảo quy trình sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm với chất lượng tốt nhất và hoàn hảo nhất:
- Bộ phận kiểm soát QC làm việc trực tiếp tại những phân xưởng và nhà máy, thực hiện giám sát từng công đoạn của quy trình sản xuất để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình sản xuất.
- Nhân viên kiểm soát QC sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm sản phẩm từ khâu bắt đầu nhập nguyên liệu đầu đến khâu sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Công việc của nhân viên kiểm soát QC diễn ra một cách thường xuyên và đòi hỏi họ phải chịu được áp lực công việc rất lớn. QC đóng vai trò quan trọng để xây dựng nên tên tuổi, thương hiệu cho doanh nghiệp.
Các công việc chính của một nhân viên QC là gì?
- Nhân viên IQC (viết tắt của Input Quality Control): là những người kiểm soát chất lượng đầu vào của quá trình sản xuất. Công việc của một nhân viên IQC chính là kiểm soát chất lượng của nguyên, vật liệu đầu vào và luôn luôn sẵn sàng đối phó với các vấn đề phát sinh như lỗi, hay hư hỏng với nhà cung cấp, đối tác hay khách hàng trong quá suốt quá trình sản xuất.
- Nhân viên PQC (viết tắt của Processing Quality Control): là những người kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất: đảm bảo sản xuất sản phẩm diễn ra đúng quy trình, công đoạn và chắc chắn rằng không phát sinh thêm lỗi. Đồng thời nhân viên PQC sẽ cùng tham gia vào giải quyết các vấn đề với khách hàng khi xảy ra những khiếu nại về chất lượng của sản phẩm.
- Nhân viên OQC (viết tắt của Output Quality Control): là những người kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra. Tức là kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành, đảm bảo rằng sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Đồng thời nhân viên OQC cũng tham gia vào quá trình giải quyết các khiếu nại từ khách hàng về vấn đề chất lượng của sản phẩm.
>> Có thể bạn quan tâm: Các tin đăng tuyển dụng việc làm công nhân sản xuất mới nhất 2023
Cần những kỹ năng gì để trở thành một QC chuyên nghiệp là gì?
Những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm luôn luôn cần thiết trong hầu hết mọi công việc, và nhân viên quality control cũng sẽ không ngoại lệ. Những kỹ năng rất cần thiết cho công việc này như sau:
- Kỹ năng quan sát nhanh nhạy và suy luận logic: Sở hữu khả năng quan sát tốt và phán đoán tình hình nhanh nhẹn sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra những lỗ hỏng, những sự cố trong quy trình làm việc, từ đó khắc phục chúng. Đưa ra nhiều những giải pháp nhanh nhất và tốt nhất nhằm đảm bảo chất lượng đạt chuẩn của sản phẩm hay dịch vụ.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ và các máy móc thiết bị: Biết sử dụng thành thạo những thiết bị trong công việc là điều rất cần thiết, vì khi bạn hiểu rõ về máy móc công nghệ thì mới dễ dàng tìm được những bước sai lệch, dễ dàng kiểm tra và vận hành các thiết bị.
- Kỹ năng ngoại ngữ tốt: Với cuộc sống ngày càng hiện đại, biết thêm một loại ngôn ngữ khác rất có lợi trong công việc. Quality control đòi hỏi bạn cần phải biết những thuật ngữ khó hiểu, các từ ngoại ngữ thông dụng tùy theo ngành, nếu biết ngoại ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn rất nhiều trong quá trình làm việc.
- Ngoài ra, bạn cũng cần có thêm một số các kỹ năng khác có thể hỗ trợ trong công việc như: kiên trì, tỉ mỉ, phân tích số liệu, giải quyết những vấn đề, quản lý được thời gian, kỹ năng quản lý người khác,…
>> Xem thêm: Top Trường Đào Tạo Công Nghệ Kỹ Thuật Máy Tính TPHCM VIP Nhất
Những lý do bạn nên chọn nghề QC là gì?
Vị trí nhân viên quản lý chất lượng QC đang ngày càng trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực cũng như nhiều loại hình với những quy mô công ty khác nhau. Có thể nói, cơ hội việc làm và lương thưởng của ngành nghề này là rất rộng mở, đầy hứa hẹn trong những năm tiếp theo.
Trong thời gian những năm gần đây, nghiên cứu về quản lý chất lượng QC đã vượt khỏi khuôn khổ quy trình sản xuất, đi sâu vào trong toàn bộ chuỗi giá trị (value chain) ở mọi lĩnh vực, ngay cả trong những quy trình quản trị chuỗi cung ứng.
Khách hàng đang ngày một chú trọng hơn vào chất lượng cũng như hiệu quả của những sản phẩm, dịch vụ mà mình sẽ sử dụng. Nói cách khác, những doanh nghiệp một khi không thể đáp ứng những yêu cầu này, chắc chắn sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh của mình trong tâm trí khách hàng.
Ngoài ra, lý do chọn nghề QC là nên xem xét tính cách của mình có phù hợp với nghề QC hay không. Trong kể cả công việc và cả đời sống thường nhật, khi làm một công việc mà mình yêu thích thì bản thân chắc chắn sẽ thành công với công việc đó.
Để trở thành một QC nên học gì?
Để trở thành nhân viên QC trong tương lai, bạn chắc chắn sẽ phải cần một số các yêu cầu cơ bản sau (những yêu cầu này còn tùy thuộc vào những ngành nghề khác nhau):
- Bằng đại học, cao đẳng (tùy thuộc vào ngành nghề)
- Các kỹ năng mềm và kỹ năng cứng cần thiết
- Kinh nghiệm trong một số ngành công nghiệp
- Giấy phép và chứng chỉ
- Quan trọng bạn phải có niềm yêu thích và thực sự đam mê với công việc
Một số ngành theo học giú bạn có thể dễ dàng hơn để trở thành một nhân viên kiểm soát chất lượng QC:
- Ngành Quản Trị Chất Lượng
- Ngành Công Nghệ Thông Tin
- Ngành Công Nghệ Thực phẩm
Trên đây là một số những thông tin nhằm giải đáp thắc mắc về QC là gì? Chúng ta có thể thấy rằng một nhân viên QC cần phải thực hiện rất nhiều công việc và có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất. Muaban.net hy vọng bài viết giới thiệu sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích, giúp các bạn có cái nhìn đúng hơn về kiểm soát chất lượng QC.
>> XEM THÊM: