SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi trong trường mầm – Tài liệu text

SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.81 KB, 24 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

và PHÁP
tên: LêGIÁO
Thị Quỳnh
Trang
Đề tài: “MỘT SỐHọ
BIỆN
DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO TRẺ
Chức
vụ:
Giáo
viên
4 – 5TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Mai

Họ và tên: Lê Thị Quỳnh Trang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Mai
Quảng Bình, tháng 5 năm 2020

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
4 – 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
I.Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết
nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là “Tiên học lễ, hậu học văn” lễ
phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai
đó mà chúng ta thường bàn luận.Kỹ năng sống là gì? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình
câu hỏi này chưa? Đã bao giờ bạn thấy tự tin trước cuộc sống với những kỹ năng
mà bạn có được chưa? Khi bạn lưỡng lự trả lời những câu hỏi này thì cũng có
nghĩa là bạn đang nghi ngờ vào những kỹ năng mà bạn đang có. Kỹ năng sống cần
thiết cho tất cả mọi người. Muốn có được kỹ năng sống thì phải trải qua một quá
trình rèn luyện lâu dài và nó được bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non – lứa tuổi mà
được xem như tờ giấy trắng.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là giáo dục cách sống tích cực trong
xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm
giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ,
giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc
sống.
Trước những thực trạng đó, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để khắc
phục khó khăn và nâng cao được kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ để trẻ tự tin, an toàn,
vững tin trong cuộc sống, làm chủ được những nguy hiểm đến gần. Bởi vậy tôi
thấy cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đó cũng là nhiệm vụ
đang được ngành giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong trường mầm non.
Tùy theo lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao
tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ
năng tạo niềm vui, tự bảo vệ mình, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tự quyết
một số tình huống phù hợp với lứa tuổi.

Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
2. Điểm mới và phạm vi áp dụng đề tài
2.1. Điểm mới của đề tài
Giáo dục kỹ năng sống là một vấn đề bức thiết hiện nay nhưng chưa có nhiều
đề tài nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ về vấn đề này vì đây là vấn đề khá nhạy
cảm. Chủ yếu là các bài viết, trên quan điểm cá nhân, ở một góc độ, lĩnh vực nào
đó phản ánh thực trạng xã hội liên quan đến vụ việc cụ thể xảy ra trong trong xã
hội
Thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Trường mầm
non lấy trẻ làm trung tâm”; bản thân tôi đã tìm ra những phương pháp tổ chức các
hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ tích
cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà
học” phù hợp với lứa tuổi. Vì vậy, tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để giáo dục các kỹ
năng cho trẻ một cách khéo, linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo vào các hoạt động đạt
hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi
thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có
ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu
quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non.
Nếu trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi không được giáo dục rèn luyện kỹ
năng sống thì khi hòa nhập với cuộc sống, với môi trường xã hội trẻ sẽ thiếu tự
tin, thiếu ý thức, thiếu sự điều chỉnh trong thái độ và hành vi, không giải quyết
được các tình huống khác nhau mà trẻ gặp phải. Ngoài ra, những kĩ năng trong đề
tài này sẽ hỗ trợ giúp trẻ được rèn luyện hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời,
trẻ có được sự tự tin, mạnh dạn, có hành vi và thái độ đúng đắn.
2.2. Phạm vi áp dụng của đề tài
Đề tài sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

trong trường mầm non” đã được áp dụng tại trường Mầm non nơi tôi công tác,
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ năm học 2019 – 2020. Đề

tài này, có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các trường Mầm non trên địa
bàn huyện, tỉnh nhà và các trường bạn khác.
Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những biện pháp nâng cao
giáo dục kỹ năng sống trong quá trình công tác giảng dạy.
II Phần nội dung:
1. Thực trạng nội dung cần giải quyết
Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ có nhiều sai
lầm trong việc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng.
Thứ nhất là, nuông chiều con quá mức, trẻ chỉ biết hưởng thụ điều này dễ dẫn
đến tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống.
Thứ hai là, không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm
lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu nên người lớn thường sốt ruột và làm
thay trẻ, dẫn đến trẻ có sự bướng bỉnh, dần dần ỷ lại, lười biếng thiếu tự tin.
Đối với giáo viên luôn nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong việc
giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo nhỡ song hướng dẫn trẻ hình thành tính tự
phục vụ vẫn còn hạn chế, nhiều giáo viên cho rằng trẻ vẫn còn nhỏ để rèn tính tự
lập.
1.1Thuận lợi
Được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường, cũng như
sự đồng tình giúp đỡ của chị em đồng nghiệp.
Trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, môi trường luôn được an toàn.
Cơ sở vật chất của trường khá khang trang, trường có khuôn viên rộng rãi,
có sân chơi và các loại đồ chơi ngoài trời đầy đủ cho trẻ, vườn trường có bồn hoa
cây cảnh đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp.
Lớp học thoáng mát, đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có công trình vệ sinh
khép kín.

Trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trẻ 4 – 5 tuổi đầy đủ.
Đa số trẻ ngoan, lễ phép, biết vâng lời, đi học chuyên cần, thích tham gia
vào các hoạt động.

Bản thân là một giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, có năng lực
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động trong
mọi công việc. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của
Bộ giáo dục và đào tạo.
Được sự ủng hộ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh và tập thể hội đồng sư
phạm nhà trường.
Tuy nhiên cùng với thuận lợi, bản thân tôi còn gặp một số khó khăn sau.
1.2. Khó khăn
– Một số trẻ có thói quen tự do, hay nói leo, trả lời trống không, ra vào lớp tự
nhiên, không xin phép, chưa biết tự xúc cơm ăn, trong khi ăn uống còn đùa
nghịch, nói chuyện. Một số trẻ mới bắt đầu đi học nên chưa có được thói quen nề
nếp ở trường.
– Tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp,
không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ.
– Một số trẻ quá hiếu động nghịch ngợm cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu các kỹ
năng sống.
– Về phía giáo viên, trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần
thiết của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua khảo
sát thực tế cho thấy một số giáo viên còn lúng túng cả về nội dung lẫn biện pháp
rèn kỹ năng sống cho trẻ. Nhận thức của một số giáo viên còn mơ hồ, chưa đầy đủ
nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kỹ năng
sống cho trẻ; giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ theo từng khối lớp
những kỹ năng sống cơ bản nào, nên đến 4- 5 tuổi trẻ còn thiếu hụt rất nhiều về kỹ
năng sống.
– Về phía phụ huynh, khái niệm rèn kỹ năng sống cho trẻ có lẽ còn xa lạ và mới

mẻ. Họ chưa hiểu mục đích và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.
Một số phụ huynh quá nuông chiều cưng nựng con cái, thường làm thay cho trẻ từ
việc nhỏ đến việc lớn nên khiến cho trẻ không có khả năng tự phục vụ. Các bậc
phụ huynh thường thờ ơ và bỏ qua những hành động sai của trẻ nên vô tình hình

thành thói quen ở trẻ, khiến cho giáo viên rất khó khăn trong việc rèn kỹ năng sống
cho trẻ.
Với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo để
tìm ra một số nội dung, biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi
Áp lực công việc, trách nhiệm làm cho họ căng thẳng tinh thần đây chính là
những khó khăn mà giáo viên đang phải đối mặt.
1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên
Để có những biện pháp hay, thiết thực nhằm hướng dẫn trẻ rèn luyện kĩ năng
sống cho bản thân, tôi đã tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến việc trẻ chưa có
khả năng tự phụ vụ và ý thức của trẻ tự bảo vệ bản thân chưa tốt.
Nguyên nhân thứ nhất: Xuất phát từ phía trẻ, có một số cháu do khả năng tiếp
thu chậm hoặc không chịu tập trung nghe cô hướng dẫn, điều này có thể làm cho
giáo viên bực mình dẫn đến mắng hoặc phạt trẻ. Đối với những giáo viên có đức
tính kiên trì thì có thể kiềm chế bản thân để hướng dẫn trẻ thực hiện bằng được.
Nguyên nhân thứ hai: Xuất phát từ giáo viên, do cô không chịu khó, không
kiên trì hướng dẫn trẻ tự phục vụ nên cô hay làm giúp trẻ cho đỡ mất thời gian, đỡ
phải bực tức khi cháu không làm được. Việc này lâu dần dẫn đến hình thành ở trẻ
thói quen ỷ lại, lười làm và không có kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
Nguyên nhân thứ ba: Do mỗi gia đình Việt Nam chỉ có 1 đến 2 con, tất cả
những tình cảm bố mẹ dành trọn cho những đứa con yêu quý của mình, ngoài ra
còn có những đứa trẻ là con cầu con khẩn nên được gia đình chiều chuộng hết
mức. Trẻ luôn được đáp ứng ngay mọi yêu sách, mọi mong muốn của trẻ. Bố mẹ
làm thay trẻ tất cả mọi việc vì sợ trẻ vất vả, sợ quá sức của con, sợ con làm không
đúng ý mình, sợ mất thời gian….. Điều này lâu dần hình thành thói quen ỷ lại, luôn

dựa dẫm vào người khác, thiếu kiên nhẫn và lười lao động. Ngoài ra còn có vô số
các nguyên nhân khác kể cả chủ quan hay khách quan đã làm cho trẻ thiếu kĩ năng
và thói quen tự bảo vệ bản thân.
Chính vì vậy, tôi luôn quân tâm đến biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ đặc
biệt ở lứa tuổi 4-5 tuổi. Ở lứa tuổi này bước đầu có khả năng giao tiếp có thể học
những bài học tự phục vụ đơn giản rồi dần dần đến phức tạp.

1.4. Điều tra thực tiễn
* Khảo sát thực trạng:
Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trên lớp để nắm bắt tình hình và có
kế hoạch rèn kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi, cụ thể kết quả khảo sát như sau:
TT

Khả năng

1 Kỹ năng tự phục vụ
2 Kỹ năng tự bảo vệ
3 Kỹ năng hợp tác
4 Kỹ năng giao tiếp- ứng xử
5 Kỹ năng tự tin
2. Một số biện pháp thực hiện

Số trẻ
KS
19/34
12/34
17/34
14/34
12/34

Đạt
55,9%
40,8%
55,9%
41,1%
40,8%

2.1. Hướng dẫn và giáo dục những kĩ năng cần thiết.
Tôi hướng dẫn các cháu phát triển một số kĩ năng bổ trợ nhằm giúp trẻ phát
triển hoàn thiện và có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh thực tế như:
– Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự chăm sóc bản thân
– Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự bảo vệ
2.2 .Giáo dục kỹ năng sống qua bài tập tình huống tại trường mầm non:
2.2.1. Kỹ năng sống tự tin:
Để trả lời được câu hỏi : Tự tin là gì? Làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn?
thì trước tiên đòi hỏi giáo viên phải hiểu và nắm được khái niệm của tự tin là gì?
Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân
mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Thiếu tự tin là
hệ quả của việc đánh giá thấp bản thân, điều này khiến con người không thể phát
huy được những khả năng tiềm ẩn. Mất tự tin làm chúng ta nhụt chí, không dám nỗ
lực, ngại thử thách, tự ti với bản thân và sống khép mình với xã hội.
Vậy làm thế nào để giáo dục trẻ kỹ năng sống tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5
tuổi? Đó quả là một vấn đề không phải đơn giản, vì trên thực tế trẻ lớp tôi phụ
trách đa phần là con em có cha mẹ làm nghề tự do nhiều nên sự hiểu biết về cách
dạy kỹ năng sống tự tin cho con còn nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ hết.
2.2.1.1. Tình huống trẻ đến lớp khóc:
Những ngày đầu đến lớp nhiều trẻ còn hay khóc, rất ít nói, trong giờ học khi
được cô giáo gọi lên trả lời câu hỏi trẻ không đứng lên trả lời mà trẻ còn khóc.

Nắm bắt được điều đó nên vào đầu năm học khi phân tổ tôi thường phân
những trẻ nhút nhát ngồi gần những trẻ mạnh dạn để giúp trẻ có thể giao lưu, trò
chuyện giúp trẻ mạnh dạn hơn.
2.2.1.2. Tình huống trẻ nhút nhát:
Đối với những trẻ nhút nhát trong giờ học tôi thường quan tâm, gọi trẻ trả lời
nhiều hơn, khen, động viên khích lệ trẻ kịp thời để giúp trẻ tự tin với bản thân hơn.
Buổi sáng khi bố mẹ đưa đến lớp tôi thường quan tâm, hỏi han trẻ để trẻ giáo lưu
với cô.
Ví dụ: Trong lớp tôi có bạn Bảo Duy, bạn Ngọc Minh, Bạn Nhật Anh … mỗi sáng
bố mẹ đưa đến lớp, trẻ không chịu vào lớp với cô mà cứ đòi về. Đối với những trẻ
đó tôi và giáo viên trong lớp vào các buổi chiều trước khi trẻ trả, chúng tôi thường
trò chuyện gần gũi, động viên khuyến khích trẻ bằng các hình thức như:
Hôm nay cô thấy con học bài rất giỏi, trong lớp con ngồi học rất ngoan nhưng cô
muốn ngày mai con đi học con sẽ không khóc nhè nữa nhé! Như vậy thì cô và các
bạn sẽ yêu con hơn đấy! Dù bất cứ lý do nào giáo viên cũng không nên chê trẻ và
sẽ gợi mở bằng cách dẫn dắt trẻ trẻ theo nội dung câu hỏi giúp trẻ trả lời, sau mỗi
lần như vậy cô và các bạn lại cổ vũ, động viên sẽ giúp trẻ thấy tự tin hơn.
2.2.1.3. Tình huống trong gìơ học âm nhạc:
Trong giờ hoạt động âm nhạc, tôi giúp trẻ tự tin khi lên biểu diễn, khi biểu diễn
trẻ biết hát kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh họa, hoặc khi vận động múa, hay vận
động minh họa trẻ biết thể hiện bằng nét mặt, động tác và ánh mắt.
2.2.1.4. Tình huống thời điểm khác trong ngày:
Ngoài ra vào các thời điểm trong ngày khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt
động lao động vào chiều thứ 2 hàng tuần, tôi phân công cho từng nhóm, mỗi nhóm
sẽ phụ trách lau dọn một góc. Trước khi vào phân công tôi giao nhiệm vụ cho trẻ:
Hôm nay cô và các con sẽ cùng lau dọn giá đồ chơi của lớp mình cho thật sạch sau
đó các con sẽ giúp cô sắp xếp đồ dùng đồ chơi lên giá cho thật gọn gàng, các nhóm
sẽ cùng thi đua xem nhóm nào làm nhanh, sạch và sắp xếp gọn gàng nhất nhé!. Với
trẻ nhút nhát, tôi nhắc nhở bằng cách: Hôm nay bạn Tuấn Khang, bạn Ngọc Minh,

bạn Khánh Tiên sẽ cùng các bạn ở nhóm mình giúp cô lau dọn đồ dùng đồ chơi

nhé, cô thấy hôm trước các bạn này làm rất tốt, hôm nay các con sẽ cố gắng hơn
nữa nhé!
Bên cạnh việc dạy trẻ tự tin khi trả lời các câu hỏi của cô, khi tham gia biểu
diễn văn nghệ và qua hoạt động thì việc dạy con cách qua đường cũng là kỹ năng
cần thiết giúp trẻ tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống.
Ví dụ: Với giờ học khám phá, tôi cung cấp cho trẻ các kiến thức về an toàn giao
thông, đồng thời tôi dạy trẻ các kỹ năng qua đường như:
– Khi đi qua đường con phải làm gì?
– Nếu có nhiều xe cộ qua lại con sẽ làm như thế nào?
– Khi nào con được qua đường?
– Các bạn nhỏ khi qua đường phải có ai đi cùng?
Sau đó tôi cho trẻ chơi đóng vai “ Bé và mẹ qua đường”.
Ngoài những việc làm trên để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống
cũng như trong hoạt động tập thể, vào cuối năm học nhà trường cùng với giáo viên
tổ chức cho trẻ đi thăm quan dã ngoại,. Không chỉ vậy, trẻ còn được chơi các trò
chơi trải nghiệm như: làm lính cứu hỏa, làm chú công an, học làm bánh, học làm
người mẫu, biểu diễn thời trang…Qua một ngày được trải nghiệm trẻ học được
cách tự tin trước bản thân, tự tin trước đám đông, học được những hành vi văn
minh nơi công cộng.
Với những hình thức giáo dục cho trẻ như vậy qua một thời gian tôi thấy trẻ lớp
tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt, hầu hết trẻ đã mạnh dạn, tự tin, và tích cực tham gia phát
biểu trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, những trẻ nhút nhát đã
tự tin hơn khi đứng trước lớp biểu diễn văn nghệ hoặc mạnh dạn hơn trong việc
đưa ra các ý kiến cá nhân của mình. Có thể nói việc rèn kỹ năng sống tự tin giúp
trẻ luôn vui vẻ, linh hoạt, tạo nền tảng cho cuộc sống vững vàng cho trẻ sau này.
2.2.2. Kỹ năng hợp tác:
Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một

mục tiêu chung. Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu
thương thì có sự hợp tác. Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm,
trẻ sẵn sàng chia sẻ với bạn những suy nghĩ của mình, biết hợp tác với nhau để xây

dựng một công trình (Khi chơi ở góc xây dựng), biết hợp tác với nhau để tạo ra
một bức tranh (Khi chơi góc tạo hình…). Nói tóm lại hợp tác là khi mọi người biết
làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Tuy nhiên trẻ vẫn
làm việc theo nhóm với cách hiểu đơn giản là gộp bạn lại chứ chưa có sự gắn kết.
Vì vậy cô giáo phải cần tổ chức thường xuyên và đa dạng hóa các hoạt động theo
nhóm để trẻ biết tạo ra tinh thần đồng đội, tọa niềm vui với kết quả đạt được.
Để làm được điều này, tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm,
trò chơi dân gian, trò chơi vận động: kéo co, rồng rắn lên mây, chèo thuyền bắt cua
các trò chơi có luật tiếp sức để trẻ thể hiện rõ tinh thần đồng đội giúp đỡ nhau
cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra trong giờ hoạt động góc, nhất là góc phân vai, góc xây dựng và góc
tạo hình trẻ cũng thể hiện rõ và tinh thần hợp tác với bạn để xây dựng một công
trình, tạo ra một sản phẩm Biết phân công vai chơi, biết cùng nhau làm việc để tạo
nên một công trình, một sản phẩm.
Ví dụ: Khi chơi góc xây dựng “ Xây dựng ngôi nhà của bé” trẻ biết phân công
bạn nào làm kỹ sư trưởng, bạn nào xây hàng rào, bạn nào xây bồn hoa và ai là
người trồng hoa…Khi bạn Minh Anh xây dựng xong hàng rào biết ra giúp đỡ các
bạn khác để cùng nhau hoàn thành tốt công trình xây dựng của nhóm mình.
Ví dụ: Góc tạo hình, khi làm bức tranh xé dán hoa tặng bà tặng mẹ, tặng cô giáo
nhân ngày 8/3: Trẻ biết phân công ai là người xé các bông hoa, ai là người xé
những chiếc lá, ai là người sắp xếp và dán thành bức tranh.
Ví dụ: Góc phân vai: Trẻ biết phân công bạn nào đóng vai cô bán hàng, bạn nào
đóng vai cô cấp dưỡng, ai đóng vai khách mời….
Ngoài ra thông qua các câu chuyện, các bài hát giáo viên giúp trẻ học cách
cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ ở lứa tuổi này.

Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
Để giúp trẻ có kỹ năng hợp tác được tốt thì giáo viên cần phải tổ chức những
hoạt động này một cách thường xuyên, giáo dục trẻ biết giúp đỡ nhau trong công
việc, hình thành cho trẻ một đức tính tốt về tinh thần đồng đội, tạo cho trẻ một lý
tưởng sống cao đẹp trong tương lai.

2.2. 3. Kỹ năng tự phục vụ:
Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp tăng cường tính độc
lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ biết các kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý
thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, tăng cường tính độc lập, trẻ có
trách nhiệm sống hơn đối với chính mình, dạy trẻ biết quan sát làm theo hướng dẫn
của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, tự rửa tay,
rửa mặt, đánh răng, cất, lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, mặc áo, cởi cúc
áo, tự xúc ăn. Trong những kỹ năng về chăm sóc bản thân tôi lựa chọn một số
những kỹ năng cơ bản sau để dạy trẻ: Kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tự
mặc quần áo, kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân.
2.2.3.1 Kỹ năng tự chăm sóc bản thân:
Dạy cho trẻ khả năng tự chăm sóc mình ngoài việc tốt cho bản thân trẻ, trẻ tự
chăm sóc bản thân mình cũng là cách giúp đỡ những người trong gia đình. Trẻ
không tự chăm sóc mình thì sẽ không cảm nhận được sự vất vả khi làm việc gì
không thông cảm thấu hiểu thì không có sự chia sẻ gắn bó với những tình cảm mà
người khác đã dành cho mình. Cụ thể như:
– Tự nhặt đồ chơi, tự cởi mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, đánh răng, tự đi dép
chuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang ra ngoài, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang.
– Tự lau nước trên sàn, gạt nước sau khi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi, bỏ rác
đúng nơi quy định.
– Hướng dẫn trẻ cách mặc quần áo, gấp áo, cất đồ đúng nơi quy định ngay từ
ngày đầu tiên đến trường.
– Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân như: Rửa tay, rửa mặt đánh răng, dạy trẻ

cách an toàn thực hiện vệ sinh cá nhân thông qua câu chuyện hoạt động cá nhân
trên lớp.
– Kĩ năng hỗ trợ người khác: Bật ti vi, bật quạt, lấy bát ăn cơm, lấy ly uống
nước cất dép đúng nơi quy định, xách phụ đồ, tưới cây nhặt cỏ, lau bàn, gấp chăn,
cất gối, dọn dẹp bàn khi ăn xong…
Công việc này cần phải có thời gian đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, nhờ vậy
mà sau gần một tháng trẻ hình thành thói quen trong việc tự chăm sóc bản thân
mình. Trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn tự chăm sóc bản thân vì tôi chỉ cần khuyến
khích động viên trẻ trong những buổi học đầu tiên đã làm trẻ có hứng thú với việc
tự phục vụ cho bản thân mình.
2.2. 4. Kỹ năng tự bảo vệ:

Tổ chức các hoạt động cho trẻ luyện tập thường xuyên đóng vai trò chủ
đạo trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân trẻ. Trẻ nhanh nhớ nhưng cũng
nhanh quên. Nếu các kỹ năng chúng ta dạy trẻ không được củng cố bằng cách
luyện tập thường xuyên thì chúng sẽ dần mất đi. Ngược lại nếu ta có kế hoạch cho
trẻ luyện tập thường xuyên thì các kỹ năng đó sẽ thành kỹ xảo, phát triển bền vững
và không bị lãng quên. Việc tổ chức cho trẻ luyện tập phải có kế hoạch cụ thể,
được tiến hành thường xuyên và không ngừng sáng tạo, có như vậy mới gây được
hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Tôi sẽ đưa ra tình huống như: Nếu có người lạ cho con ăn kẹo thì con làm
như thế nào? Cho trẻ suy nghĩ, cho trẻ đưa ra ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng
các câu hỏi.
Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ mẫu giáo trẻ rất thích khi được cho quà và sẽ
không biết tại sao không được nhận.
Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “Nếu đó là kẻ
xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có
phương án giải quyết đó là:
Không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu bắt cóc.

Tôi sẽ dạy trẻ nói “ Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của
người lạ”.
– Với tình huống: Khi trẻ ở nhà một mình có người đến xin nước uống thì con sẽ
làm như thế nào? Cho trẻ suy nghĩ, tự đưa ra ý kiến của mình từ đó giáo viên có
thể gợi mở cho trẻ để trẻ tư duy tốt hơn. Tôi cho trẻ nói suy nghĩ, cách giải quyết
của mình. Sau đó cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này :
Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ. Nếu trong nhà
có người lớn chưa biết là người lạ đến thì gọi ra mở cửa, còn nếu không có ai ở nhà
thì hẹn người đó nhắn lại với con hoặc tối đến gặp bố mẹ.
– Với tình huống: Đi chơi công viên trẻ bị lạc bố, mẹ. Tôi dạy cho trẻ những kỹ
năng bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên một chỗ chờ. Vì
bố, mẹ sẽ có thể quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể đến chỗ chú bảo vệ nhờ
sự giúp đỡ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi
theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ, vì có thể đó là người xấu lợi
dụng và sẽ bắt cóc con. Với tình huống này tôi sẽ đưa ra nhiều biện pháp để giúp

trẻ hiểu được nắm bắt thông tin của bố, mẹ và gia đình là rất quan trọng để giải
quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là thật sự cần thiết dạy cho con trẻ, xã
hội đang phát triển dồng nghĩa với với những tện nạn xã hội một nhiều, trang bị
cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cính là trang bị cho trẻ những hành trang
để trẻ có thể sống an toàn, lành mạnh hơn. Với trẻ mầm non, kỹ năng sống chưa có
một giáo trình nào cụ thể, chưa được đưa vào như một giờ học chính nên chúng ta
cần khéo léo lồng ghép vào các hoạt động trong ngày, vào các chủ đề, vào các thời
điểm trong ngày: Trò chuyện sáng, hoạt động tập thể ngoài trời, hoạt động học, các
bài tập trắc nghiệm, các bài tập giả định, hoạt động giao lưu. Trang bị cho trẻ
những kỹ năng này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua
các mối nguy hiểm trong cuộc sống.
2.2.5. Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Kỹ năng giao tiếp ứng xử không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà
còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ
năng nền tảng giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống.
Trẻ giao tiếp ra sao là hoàn toàn do chúng ta dạy dỗ, bởi trẻ hay bắt chước, chưa
hiểu hết được các từ ngữ. Trẻ của lớp tôi sống ở vùng nông thôn nên bị ảnh hưởng
rất nhiều những từ ngữ không lành mạnh từ phía người lớn hay từ phía các anh chị
lớn tuổi hơn. Để giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt tôi đã tiến hành dạy trẻ qua các
hình thức sau:
– Kỹ năng giao tiếp với bạn bè:
Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc,
là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng là nơi đa sở thích. Chính vì vậy cô có thể
dạy trẻ tìm hiểu, khám phá những sở thích của chính bản thân, quan tâm đến bạn
bè. Trẻ trong lớp tôi mỗi trẻ lại có tính cách khác nhau, có những trẻ hoạt bát
nhanh nhẹn, hiếu động nhưng có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc nóng nảy.
Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu tính cách của từng trẻ trong lớp để thuận tiện cho việc
dạy và rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ thường thể
hiện rõ nhất ở giờ hoạt động góc và nhất là góc chơi phân vai, vì ở góc chơi phân

vai trẻ được chơi đóng vai các nhận vật như: vai bố, mẹ, con người bán hàng, cô
cấp dưỡng mà những vai đó cần thể hiện bằng lời nói.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi “ Bán hàng”, người bán hàng khi thấy có khách
đến mua thì phải niềm nở, dùng ngôn ngữ của mình để trả lời khách, dùng ngôn
ngữ của mình để mời chào khách, còn trẻ đóng vai người mua hàng sẽ phải về giá
cả các mặt hàng như thế nào?
Hoặc khi chơi trò chơi “ Phòng khám đa khoa”, trẻ đóng vai bác sĩ khi khám cho
bệnh nhân biết hỏi xem bệnh nhân bị làm sao? Bị đau ở đâu?, sau đó biết dùng
ngôn ngữ của mình để căn dặn bệnh nhân phải uống thuốc, phải ăn uống và nghỉ
ngơi như thế nào?…Tùy vào từng chủ đề mà tôi lựa chọn các trò chơi khác nhau
để giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ giao lưu với bạ được tốt hơn.

Ngoài ra trong giờ học hoạt động chung, tôi tăng cưởng cho trẻ trả lời câu hỏi của
cô, cho trẻ tập kể truyện, đóng kịch để giúp cho vốn từ của trẻ ngày càng phòng
phú hơn.
– Kỹ năng giao tiếp với người lớn và mọi người xung quanh trẻ:
Đối với người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép, dạy trẻ nói đủ câu, không
nói trống không. Để trẻ có thói quen nói đủ câu, không nói trống không thì giáo
viên phải quan sát, uốn nắn trẻ thường xuyên, khi thấy trẻ nói chưa đủ câu cần sửa
cho trẻ ngay. Vào các thời điểm đón trẻ, qua giờ học, giờ chơi tôi trao đổi với giáo
viên trong lớp cùng kết hợp sửa cho trẻ.
Với những hình thức như vậy dần dần trẻ lớp tôi đã biết thưa gửi, nói năng lễ phép
với cô giáo, với người lớn và mọi người xung quanh.
3.3 Biện pháp 3.: Rèn kỹ năng sống cho trẻ ỏ mọi lúc mọi nơi.
Từ việc phối hợp với phụ huynh, tôi có thêm thông tin về các kỹ năng sống của trẻ
ở nhà. Từ đó tôi có kế hoạch cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ phù hợp bằng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Để việc làm có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ giờ giấc trong
sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây là một trong những nhân tố giáo dục có tác dụng
thúc đẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ yêu cầu của người lớn và

khả năng định hướng về thời gian cho trẻ. Tôi đã căn cứ vào nội dung cụ thể của
từng hoạt động để lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp.
Thông qua giờ đón trẻ, tôi lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ( Biết lễ
phép chào cô, chào bố mẹ, hỏi han bạn….Hoặc tôi lồng ghép kỹ năng tự phục vụ
bản thân và chấp hành quy định của lớp.
Ví dụ : Tôi dạy trẻ biết cất cặp vào giá, biết xếp dép lên giá, đi vệ sinh đúng nơi
quy định…..)
Thông qua hoạt động có chủ định, đây là một trong những hoạt động để tôi
tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi căn cứ vào nội
dung của từng tiết học để tích hợp một cách hài hoà, không ôm đồm.

Ví dụ : Qua tiết học KPKH: Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể, tôi dạy trẻ kỹ
năng sau: Kỹ năng chăm sóc bản thân: Trẻ có một số kỹ năng và có ý thức giữ gìn,
bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. Kỹ năng giao tiếp tự tin: Khi trả lời phải đứng
thẳng, mắt nhìn thẳng vào cô, nói to, rõ ràng….Kỹ năng tuân thủ quy tắc giờ học
như muốn nói phải giơ tay, chờ đến lượt cô mời mới được nói, không nói leo, tập
chung chú ý nghe cô…Chính vì thế trẻ lớp tôi học rất ngoan, trong giờ học biết chú
ý lắng nghe, tuân thủ theo sự hướng dẫn của cô và đặc biệt rất tự tin khi trả lời câu
hỏi cô đưa ra.
-Thông qua hoạt động ngoài trời tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kỹ năng khác nhau.
Ví dụ : Qua góc chơi phân vai mẹ con, trẻ học được các kỹ năng như: Kỹ năng
giao tiếp ( giao tiếp giữa mẹ với con, trẻ biết nói nựng con, dặn dò con), kỹ năng
chăm sóc ( biết lấy nước cho con uống, xúc bột cho con ăn), kỹ năng hợp tác ( trẻ
học được cách chơi trong nhóm như biết trò chuyện chia sẻ với bạn bên cạnh….
Sau khi chơi xong trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Không chỉ ở góc phân vai trẻ mới học được các kỹ năng sống mà ở tất cả các góc
chơi khác thì các kỹ năng của trẻ đều có thể được cũng cố và phát huy.
Ví dụ: Ở góc xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Trẻ ở lớp tôi
đã biết tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất đoàn kết, không tranh giành đồ chơi
của nhau và đã biết cùng nhau tạo nên công trình đẹp.

Qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ làm một số công việc tự phục vụ
qua đó hình thành ở trẻ một số kỹ năng sử dụng đồ dùng ăn, uống đúng cách và
hành vi văn hoá văn minh như:
– Cách dùng ca, cốc, bát, thìa.
– Cách rót nước, chia thức ăn.
– Chuẩn bị bàn ghế cho bữa ăn ( tự kê bàn ghế, gấp khăn lau, tự chia đĩa, chia
bát…)
Ngoài ra tôi còn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động khác
trong ngày như ăn phụ chiều, hoạt động chiều, vệ sinh, trả trẻ….Bằng việc tạo tình

huống có vấn đề để trẻ suy nghĩ và giải quyết qua đó trẻ được cũng cố các kỹ năng
của mình.
Tóm lại, cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tính liên tục
để mỗi kỹ năng, phẩm chất mới được hình thành sẽ trở thành thói quen, thành
thuộc tính vững chắc trong nhân cách trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng tích hợp
quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động chính cũng như sẽ gây tâm
lý nặng nề cho trẻ khi tham ra vào các hoạt động đó. Sau mỗi hoạt động, tôi nhận
xét đánh giá các kỹ năng đạt được trên trẻ bởi đây cũng là một trong những biện
pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất hiệu quả.Nội dung phong trào“ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có nội dung: Nhà trường cần tổ
chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham
gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động
vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
– Duy trì biện pháp tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong giờ hoạt
động ngoài trời, trẻ được xem các câu chuyện cổ tích, hỏi đáp về nội dung các câu
chuyện.
– Tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa
tuổi của trẻ mầm non. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa
dạng và phong phú của cha mẹ trẻ em, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhân trong
việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ.

Các hoạt động tự chọn được duy trì mỗi tháng có sự tham gia trực tiếp của cha mẹ
để cùng nặn, cùng vẽ giúp con mình hoàn thành sản phẩm, phối hợp với giáo viên
một cách chặt chẽ và hợp lý. Giáo viên chủ động thay đổi nội dung, hình thức tổ
chức và luân phiên thay đổi thành phần tham dự để tất cả các bậc cha mẹ đều có sự
tham gia trực tiếp của cha mẹ để cùng chơi với trẻ qua đó rèn luyện kỹ năng hợp
tác với đồng đội để chiến thắng, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống tự tin, khả năng
nhận thức của trẻ cũng được phát triển.
Đồng thời hàng tuần vào sáng thứ hai tổ chức cho toàn trường tập thể dục buổi

sáng qua những nhạc, qua đó giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và giáo dục trẻ
lòng yêu quê hương ,đất nước
2.4.Biện pháp 4: Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
– Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học:
Cùng với toàn ngành thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh
tích cực”, việc tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học cũng là một tiêu chí trong phong
trào này. Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học, đồ dùng đồ chơi được
sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt. Mỗi góc tôi đều làm mới để hấp dẫn
trẻ, tạo cảm giác thích thú, luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. Đặc biệt là góc
thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh,
để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua
hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, hình thành thói quen lao động ở trẻ và
tạo tình cảm của trẻ với thế giới thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, cây cối xung
quanh mình.
– Để tạo cảnh quan sân trường, tôi thường tổ chức hoạt động lao động, chăm sóc
vườn cây ở góc thiên nhiên, vườn rau sạch của bé: cho trẻ nhặt lá cây, nhổ cỏ, tưới
nước…..để tạo môi trường xanh – sạch – đẹp
– Xây dựng góc dân gian trong lớp để hàng ngày trẻ được tiếp cận với các trò chơi
dân gian
– Đối với giá góc đồ chơi, cuối tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn, sắp
xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi, trẻ chơi
xong biết thu dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.

– Trang trí các mảng tường có nội dung Giáo dục kỹ năng sống như:
+ Treo hình ảnh các bước rửa tay đúng cách ngay ở dưới vòi nước rửa tay của
trẻ.
+ Trong phòng vệ sinh, trang trí các hình ảnh minh họa hành động giáo dục trẻ
như: xếp hàng để rửa tay, để rác đúng nơi quy định.….
– Góc tuyên truyền ở lớp: Tôi sưu tầm các bài tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống

cho trẻ trên mạng hay trên báo để dán ở góc tuyên truyền dành cho cha mẹ trẻ để
Phụ huynh khi đưa đón trẻ đến lớp có thể đọc.
3.5:Biện pháp 5: Tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong
gia đình
– Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng
trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên
và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải
quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học
khi chơi với nhau.
– Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc
tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham
gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và
dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá; chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã
giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời.
– Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc
sống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự
tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích
cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ.
– Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho
trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương
con người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi,
gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.

-Ví dụ: Khi kể chuyện “ Ba cô gái” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như: Nếu
là con khi hay tin mẹ bị ốm, con sẽ làm gì? gợi mở tính tò mò thay đổi đoạn kết
của truyện có hậu hơn, đặt tên khác cho câu chuyện v,v….
– Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, hoặc
thống nhất giờ đọc sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong gia đình đều
đọc sách, báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình.

– Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 phút / ngày để trò chuyện, đọc sách cho trẻ
nghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ có thể tự đọc được lúc đó việc đọc
sách trở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa hơn giúp trẻ phát triển sự ham
hiểu biết, tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ.
– Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, nói chuyện với
các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của
mình, cần giúp trẻ hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng
không chỉ trích các quyết định của trẻ. Việc này sẽ hình thành kỹ năng tự kiểm soát
bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo
luận tại trừơng sau này.
– Cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng
ngừơi lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó.
-Ví dụ: như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ
có thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức tranh
để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triển lãm tranh của trẻ ở
góc nhỏ trong nhà.
Cô giáo, cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử
dụng các đồ dùng ăn uống; hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dung
đúng chức năng một cách chính xác và thuần thục.Việc này được thực hiện trong
giờ học, giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bửa cơm gia đình.
Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ
đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn
nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, không vội vã,
không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu…

tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỷ năng tự phục
vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.
3. Kết quả đạt được
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận

hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt
được một số kết quả trong việc dạy trẻ mầm non các kỹ năng sống cơ bản thể hiện
ở các kết quả sau:
*Đối với giáo viên
Cô giáo thường xuyên trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi của trẻ đặt ra
không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ
trong lớp.
Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn,
Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị,
phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ trẻ.
Trong hai năm qua, nhà trừơng đã tổ chức nhiều phong trào, hội thi, lễ hội dành
cho trẻ như: Lễ hội trăng rằm, hội thi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian…
* Đối vớitrẻ:
– 100% trẻ đều được cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình tò mò,
phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100% trẻ 4-5 tuổi được
rèn luyện khả năng sẳn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao.
– 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ
năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động
hàng ngày trong cuộc sống của trẻ;
– 100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung
sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia
đình.
– 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được
bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.
– Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 90% trở lên và ít gặp khó khăn
khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bị

khăn ăn, chén, tô, muỗng ….trong các giờ ăn, biết phân công trực nhật sắp xếp bàn
ăn, tự xếp gối trước và sau khi ngủ …

– Qua việc thực hiện các biện pháp mới sáng tạo trong việc dạy trẻ các kỹ năng
sống tôi đã thu được kết quả sau:
* Kết quả khảo sát cuối năm của lớp tôi như sau:
TT

Khả năng

Số trẻ KS

1 Kỹ năng tự phục vụ
19/34
2 Kỹ năng tự bảo vệ
12/34
3 Kỹ năng hợp tác
17/34
4 Kỹ năng giao tiếp- ứng xử
14/34
5 Kỹ năng tự tin
12/34
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻ

Đạt

Số trẻ KS

cuối năm
55,9%
32/34
40,8%
30/34

55,9%
32/34
41,1%
31/34
40,8%
32/34
có các kỹ năng tự phục vụ

Đạt
94,1%
88,2%
94,1%
91,1%
94,1%
trong

cuộc sống tăng lên rõ rệt, số trẻ ở các mức độ trung bình và yếu giảm xuống đáng
kể. Vì vậy có thể kết luận rằng với những biện pháp thông thường rlập khuôn, máy
móc như thực trạng hiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta
biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả
của việc dạy trẻ các kỹ năng sống sẽ được nâng lên rõ rệt.
* Đối với phụ huynh
– Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở
nhà trừơng. Kết quả trong sáu tháng gần đây đã có 185/250 đạt 74% thư mời lần
lượt các bậc cha mẹ đến dự giờ, tham gia vào các hoạt động dạy, hoạt động tự
chọn, trực tiếp giúp trẻ hoàn thành các bài tập, các yêu cầu của cô, đạt .
– Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc
dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua
bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp; số lượng phụ huynh học
sinh tham gia đông hơn kết quả lượng phụ huynh dự họp trong cả hai kỳ họp vừa

qua ở các lớp đều đạt trên 80%, đúng đối tượng là cha hoặc mẹ đạt 70%.
– Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ,
thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung phụng trẻ
thái quá, không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con, tranh thủ đút

cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô, tự đi lên lầu, tự
xúc cơm ở trẻ nhỏ …..
– Cha mẹ cảm thấy mản nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo
dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại cha mẹ thông cảm,
chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí
lớp, làm đồ chơi.
III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục lâu dài, ở mọi lúc
mọi nơi và rất quan trọng vì giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân tạo những tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người mới.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua mọi hoạt động trong cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non và ở gia đình trẻ. Vì vậy để giáo dục
trẻ 4-5 tuổi kỹ năng sống ngay từ nhỏ giúp trẻ hiểu biết về môi trường giáo dục và
môi trường xã hội, có ý thức, hành vi tốt và biết sống thân thiện, có trách nhiệm
với cộng đồng xã hội.
Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và
tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Qua việc áp dụng
những biện pháp mới, tôi thấy trẻ linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, Nhân cách ý chí
tình cảm của trẻ được hình thành. Bằng sự chủ động linh hoạt vận dụng các nội
dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động khác nhau làm cho trẻ hứng thú, tập
trung, giúp trẻ thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè.
Giáo viên sáng tạo hơn trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, biết tìm ra các giải
pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi sẽ cố gắng

học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đem lại kết quả tốt nhất
cho trẻ.
Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kỹ
năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc
chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ và góp phần hình thành cho trẻ những hành vi

văn minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người Việt
Nam phù hợp với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất lượng
dạy kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non nơi
tôi giảng dạy nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy kỹ năng sống cho trẻ. Cụ thể như sau:
* Đối với Nhà trường:
Ban Giám hiệu luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề dạy trẻ kỹ năng
sống để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong việc dạy trẻ.
Nhà trường tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho giáo viên có cơ hội học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp ở các trường bạn. Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham
quan thực tế, được dự nhiều lớp tập huấn về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
* Đối với giáo viên:
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh hoạt,
có óc sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ thuật,
giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực.
Thường xuyên bổ sung và thay đổi các hình thức trong dạy kỹ năng sống cho
trẻ một cách sáng tạo.
Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các hình thức tổ chức một cách
khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức về kỷ năng
sống cho trẻ.
Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao

chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.
* Đối với phụ huynh:
Đưa đón con em đi học đúng giờ và chuyên cần để đảm bảo trẻ được tiếp thu
kiến thức một cách có hệ thống, liên tục.
Phụ huynh cần trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ để có biện pháp giáo dục mềm dẻo, phù hợp với trẻ ở nhà.

Phụ huynh cần tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên trong việc sưu tầm các
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi phát
huy được khả năng sáng tạo của trẻ.
* Đối với phòng GD&ĐT
Mở nhiều lớp tập huấn chuyên môn về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho
giáo viên ở cơ sở.
* Đối với địa phương
Tạo điều kiện về nguồn kinh phí cho nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất, tu
sửa nâng cấp trường lớp tạo điều kiện cho trẻ hoạt động.
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy trẻ kỷ năng sống mà tôi đã rút ra được trong
quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm
chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Với đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
Tôi hy vọng đóng góp được một phần công sức nhỏ bé của mình vào chương
trình giáo dục Mầm non. Mong rằng những biện pháp này sẽ được áp dụng một
cách có hiệu quả khi được các cấp, các đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm và tích
cực đổi mới trong công tác vận dụng để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ, đáp ứng với nhu cầu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giai đoạn hiện nay./.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐề tài : ” MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ4 – 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON ” I.Phần khởi đầu : 1. Lý do chọn đề tài : Như tất cả chúng ta đã biết, từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kếtnhiệm vụ học tiên phong của mỗi con người phải là ” Tiên học lễ, hậu học văn ” lễphép là nét đẹp văn hoá được đặt lên số 1 khi nhìn nhận và nhìn nhận về một aiđó mà tất cả chúng ta thường bàn luận. Kỹ năng sống là gì ? Đã khi nào bạn tự hỏi mìnhcâu hỏi này chưa ? Đã khi nào bạn thấy tự tin trước đời sống với những kỹ năngmà bạn có được chưa ? Khi bạn lưỡng lự vấn đáp những câu hỏi này thì cũng cónghĩa là bạn đang hoài nghi vào những kỹ năng mà bạn đang có. Kỹ năng sống cầnthiết cho tổng thể mọi người. Muốn có được kỹ năng sống thì phải trải qua một quátrình rèn luyện lâu dài hơn và nó được mở màn ngay từ lứa tuổi mầm non – lứa tuổi màđược xem như tờ giấy trắng. Giáo dục đào tạo kỹ năng sống cho trẻ mầm non là giáo dục cách sống tích cực trongxã hội văn minh. Giáo dục đào tạo cho trẻ những kỹ năng mang tính cá thể và xã hội nhằmgiúp trẻ hoàn toàn có thể chuyển kiến thức và kỹ năng, thái độ, cảm nhận thành những năng lực thực thụ, giúp trẻ biết giải quyết và xử lý hành vi của mình trong những trường hợp khác nhau trong cuộcsống. Trước những tình hình đó, tôi luôn trăn trở, tâm lý phải làm thế nào để khắcphục khó khăn vất vả và nâng cao được kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ để trẻ tự tin, bảo đảm an toàn, vững tin trong đời sống, làm chủ được những nguy khốn đến gần. Bởi vậy tôithấy thiết yếu phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đó cũng là nhiệm vụđang được ngành giáo dục tiến hành và triển khai khá tốt trong trường mầm non. Tùy theo lứa tuổi, những cháu sẽ được mở màn làm quen với những kỹ năng như giaotiếp, thích nghi, mày mò quốc tế xung quanh, kỹ năng tự chăm nom bản thân, kỹnăng tạo niềm vui, tự bảo vệ mình, kỹ năng thao tác nhóm và kỹ năng tự quyếtmột số trường hợp tương thích với lứa tuổi. Chính thế cho nên mà tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non ”. 2. Điểm mới và khoanh vùng phạm vi vận dụng đề tài2. 1. Điểm mới của đề tàiGiáo dục kỹ năng sống là một yếu tố bức thiết lúc bấy giờ nhưng chưa có nhiềuđề tài điều tra và nghiên cứu một cách thâm thúy, không thiếu về yếu tố này vì đây là yếu tố khá nhạycảm. Chủ yếu là những bài viết, trên quan điểm cá thể, ở một góc nhìn, nghành nàođó phản ánh tình hình xã hội tương quan đến vấn đề đơn cử xảy ra trong trong xãhộiThực hiện chuyên đề thay đổi chiêu thức dạy học theo hướng “ Trường mầmnon lấy trẻ làm TT ” ; bản thân tôi đã tìm ra những chiêu thức tổ chức triển khai cáchoạt động giáo dục, chú trọng thay đổi thiên nhiên và môi trường giáo dục tạo thời cơ cho trẻ tíchcực mày mò, thưởng thức và phát minh sáng tạo theo mục tiêu “ học bằng chơi, chơi màhọc ” tương thích với lứa tuổi. Vì vậy, tôi luôn tận dụng mọi thời cơ để giáo dục những kỹnăng cho trẻ một cách khéo, linh động, mềm dẻo, phát minh sáng tạo vào những hoạt động giải trí đạthiệu quả cao nhất. Xuất phát từ vai trò quan trọng của “ Giáo dục đào tạo kỹ năng sống ” so với trẻ, tôithấy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và cóý nghĩa. Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệuquả ? Điều này quả không thuận tiện so với tổng thể những giáo viên mầm non. Nếu trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi không được giáo dục rèn luyện kỹnăng sống thì khi hòa nhập với đời sống, với môi trường tự nhiên xã hội trẻ sẽ thiếu tựtin, thiếu ý thức, thiếu sự kiểm soát và điều chỉnh trong thái độ và hành vi, không giải quyếtđược những trường hợp khác nhau mà trẻ gặp phải. Ngoài ra, những kĩ năng trong đềtài này sẽ hỗ trợ giúp trẻ được rèn luyện hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc sống, trẻ có được sự tự tin, mạnh dạn, có hành vi và thái độ đúng đắn. 2.2. Phạm vi vận dụng của đề tàiĐề tài sáng kiến “ Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổitrong trường mầm non ” đã được vận dụng tại trường Mầm non nơi tôi công tác làm việc, nhằm mục đích nâng cao hiệu suất cao giáo dục kỹ năng sống cho trẻ năm học 2019 – 2020. Đềtài này, hoàn toàn có thể vận dụng thoáng đãng, có hiệu suất cao so với những trường Mầm non trên địabàn huyện, tỉnh nhà và những trường bạn khác. Nội dung đề tài được viết trên niềm tin tổng hợp những giải pháp nâng caogiáo dục kỹ năng sống trong quy trình công tác làm việc giảng dạy. II Phần nội dung : 1. Thực trạng nội dung cần giải quyếtThực tế lúc bấy giờ cho thấy, so với mái ấm gia đình, đa phần là cha mẹ có nhiều sailầm trong việc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là, nuông chiều con quá mức, trẻ chỉ biết tận hưởng điều này dễ dẫnđến tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong đời sống. Thứ hai là, không tin vào năng lực của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làmlóng ngóng, lừ đừ thì tỏ ra không dễ chịu nên người lớn thường lúng túng và làmthay trẻ, dẫn đến trẻ có sự bướng bỉnh, từ từ ỷ lại, lười biếng thiếu tự tin. Đối với giáo viên luôn nhận thức khá đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong việcgiáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo nhỡ tuy nhiên hướng dẫn trẻ hình thành tính tựphục vụ vẫn còn hạn chế, nhiều giáo viên cho rằng trẻ vẫn còn nhỏ để rèn tính tựlập. 1.1 Thuận lợiĐược sự chăm sóc, tương hỗ và chỉ huy nâng cao của BGH nhà trường, cũng nhưsự ưng ý giúp sức của chị em đồng nghiệp. Trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, môi trường tự nhiên luôn được bảo đảm an toàn. Cơ sở vật chất của trường khá khang trang, trường có khuôn viên thoáng đãng, có sân chơi và những loại đồ chơi ngoài trời rất đầy đủ cho trẻ, vườn trường có bồn hoacây cảnh bảo vệ thiên nhiên và môi trường xanh – sạch – đẹp. Lớp học thoáng mát, đủ diện tích quy hoạnh cho trẻ hoạt động giải trí, có khu công trình vệ sinhkhép kín. Trang thiết bị, vật dụng dạy học cho trẻ 4 – 5 tuổi khá đầy đủ. Đa số trẻ ngoan, lễ phép, biết vâng lời, đi học chịu khó, thích tham giavào những hoạt động giải trí. Bản thân là một giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, có năng lựcchuyên môn nhiệm vụ vững vàng, tận tâm với nghề, nhiệt tình, năng động trongmọi việc làm. Thực hiện tốt chương trình chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ củaBộ giáo dục và huấn luyện và đào tạo. Được sự ủng hộ nhiệt tình của Hội cha mẹ học viên và tập thể hội đồng sưphạm nhà trường. Tuy nhiên cùng với thuận tiện, bản thân tôi còn gặp một số ít khó khăn vất vả sau. 1.2. Khó khăn – Một số trẻ có thói quen tự do, hay nói leo, vấn đáp trống không, ra vào lớp tựnhiên, không xin phép, chưa biết tự xúc cơm ăn, trong khi siêu thị nhà hàng còn đùanghịch, trò chuyện. Một số trẻ mới khởi đầu đi học nên chưa có được thói quen nềnếp ở trường. – Tình trạng trẻ nhỏ thụ động, không biết ứng phó trong những thực trạng nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hại, tìm kiếm sự trợ giúp. – Một số trẻ quá hiếu động nghịch ngợm cũng ảnh hưởng tác động đến việc tiếp thu những kỹnăng sống. – Về phía giáo viên, trong trong thực tiễn lúc bấy giờ, việc nhận thức tầm quan trọng, cầnthiết của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ ở 1 số ít giáo viên còn hạn chế. Qua khảosát thực tiễn cho thấy 1 số ít giáo viên còn lúng túng cả về nội dung lẫn biện pháprèn kỹ năng sống cho trẻ. Nhận thức của một số ít giáo viên còn mơ hồ, chưa đầy đủnên không hề tìm ra được giải pháp, hình thức tổ chức triển khai hữu hiệu để rèn kỹ năngsống cho trẻ ; giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ theo từng khối lớpnhững kỹ năng sống cơ bản nào, nên đến 4 – 5 tuổi trẻ còn thiếu vắng rất nhiều về kỹnăng sống. – Về phía cha mẹ, khái niệm rèn kỹ năng sống cho trẻ có lẽ rằng còn lạ lẫm và mớimẻ. Họ chưa hiểu mục tiêu và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. Một số cha mẹ quá nuông chiều cưng nựng con cháu, thường làm thay cho trẻ từviệc nhỏ đến việc lớn nên khiến cho trẻ không có năng lực tự Giao hàng. Các bậcphụ huynh thường lãnh đạm và bỏ lỡ những hành vi sai của trẻ nên vô tình hìnhthành thói quen ở trẻ, khiến cho giáo viên rất khó khăn vất vả trong việc rèn kỹ năng sốngcho trẻ. Với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, phát minh sáng tạo đểtìm ra một số ít nội dung, giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổiÁp lực việc làm, nghĩa vụ và trách nhiệm làm cho họ căng thẳng mệt mỏi ý thức đây chính lànhững khó khăn vất vả mà giáo viên đang phải đương đầu. 1.3. Nguyên nhân của tình hình trênĐể có những giải pháp hay, thiết thực nhằm mục đích hướng dẫn trẻ rèn luyện kĩ năngsống cho bản thân, tôi đã khám phá những nguyên do đưa đến việc trẻ chưa cókhả năng tự phụ vụ và ý thức của trẻ tự bảo vệ bản thân chưa tốt. Nguyên nhân thứ nhất : Xuất phát từ phía trẻ, có 1 số ít cháu do năng lực tiếpthu chậm hoặc không chịu tập trung chuyên sâu nghe cô hướng dẫn, điều này hoàn toàn có thể làm chogiáo viên bực mình dẫn đến mắng hoặc phạt trẻ. Đối với những giáo viên có đứctính kiên trì thì hoàn toàn có thể kiềm chế bản thân để hướng dẫn trẻ thực thi bằng được. Nguyên nhân thứ hai : Xuất phát từ giáo viên, do cô không chịu khó, khôngkiên trì hướng dẫn trẻ tự Giao hàng nên cô hay làm giúp trẻ cho đỡ mất thời hạn, đỡphải bực tức khi cháu không làm được. Việc này lâu dần dẫn đến hình thành ở trẻthói quen ỷ lại, lười làm và không có kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Nguyên nhân thứ ba : Do mỗi mái ấm gia đình Nước Ta chỉ có 1 đến 2 con, tất cảnhững tình cảm cha mẹ dành trọn cho những đứa con yêu quý của mình, ngoài racòn có những đứa trẻ là con cầu con khẩn nên được mái ấm gia đình chiều chuộng hếtmức. Trẻ luôn được phân phối ngay mọi yêu sách, mọi mong ước của trẻ. Bố mẹlàm thay trẻ toàn bộ mọi việc vì sợ trẻ khó khăn vất vả, sợ quá sức của con, sợ con làm khôngđúng ý mình, sợ mất thời hạn … .. Điều này lâu dần hình thành thói quen ỷ lại, luôndựa dẫm vào người khác, thiếu kiên trì và lười lao động. Ngoài ra còn có vô sốcác nguyên do khác kể cả chủ quan hay khách quan đã làm cho trẻ thiếu kĩ năngvà thói quen tự bảo vệ bản thân. Chính thế cho nên, tôi luôn quân tâm đến giải pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ đặcbiệt ở lứa tuổi 4-5 tuổi. Ở lứa tuổi này trong bước đầu có năng lực tiếp xúc hoàn toàn có thể họcnhững bài học kinh nghiệm tự Giao hàng đơn thuần rồi từ từ đến phức tạp. 1.4. Điều tra thực tiễn * Khảo sát tình hình : Vào đầu năm học, tôi đã triển khai khảo sát trẻ trên lớp để chớp lấy tình hình và cókế hoạch rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi, đơn cử tác dụng khảo sát như sau : TTKhả năng1 Kỹ năng tự phục vụ2 Kỹ năng tự bảo vệ3 Kỹ năng hợp tác4 Kỹ năng tiếp xúc – ứng xử5 Kỹ năng tự tin2. Một số giải pháp thực hiệnSố trẻKS19 / 3412 / 3417 / 3414 / 3412 / 34 Đạt55, 9 % 40,8 % 55,9 % 41,1 % 40,8 % 2.1. Hướng dẫn và giáo dục những kĩ năng thiết yếu. Tôi hướng dẫn những cháu tăng trưởng 1 số ít kĩ năng hỗ trợ nhằm mục đích giúp trẻ pháttriển hoàn thành xong và có năng lực thích ứng trong mọi thực trạng trong thực tiễn như : – Hướng dẫn trẻ tăng trưởng kĩ năng tự chăm nom bản thân – Hướng dẫn trẻ tăng trưởng kĩ năng tự bảo vệ2. 2. Giáo dục đào tạo kỹ năng sống qua bài tập trường hợp tại trường mầm non : 2.2.1. Kỹ năng sống tự tin : Để vấn đáp được câu hỏi : Tự tin là gì ? Làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn ? thì thứ nhất yên cầu giáo viên phải hiểu và nắm được khái niệm của tự tin là gì ? Tự tin là trọn vẹn tin cậy vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thânmình, chứ không có nghĩa là tin cậy bản thân một cách mù quáng. Thiếu tự tin làhệ quả của việc nhìn nhận thấp bản thân, điều này khiến con người không hề pháthuy được những năng lực tiềm ẩn. Mất tự tin làm tất cả chúng ta nhụt chí, không dám nỗlực, ngại thử thách, tự ti với bản thân và sống khép mình với xã hội. Vậy làm thế nào để giáo dục trẻ kỹ năng sống tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ? Đó quả là một yếu tố không phải đơn thuần, vì trên thực tiễn trẻ lớp tôi phụtrách đa số là con em của mình có cha mẹ làm nghề tự do nhiều nên sự hiểu biết về cáchdạy kỹ năng sống tự tin cho con còn nhiều cha mẹ chưa hiểu rõ hết. 2.2.1. 1. Tình huống trẻ đến lớp khóc : Những ngày đầu đến lớp nhiều trẻ còn hay khóc, rất ít nói, trong giờ học khiđược cô giáo gọi lên vấn đáp thắc mắc trẻ không đứng lên vấn đáp mà trẻ còn khóc. Nắm bắt được điều đó nên vào đầu năm học khi phân tổ tôi thường phânnhững trẻ nhút nhát ngồi gần những trẻ mạnh dạn để giúp trẻ hoàn toàn có thể giao lưu, tròchuyện giúp trẻ mạnh dạn hơn. 2.2.1. 2. Tình huống trẻ nhút nhát : Đối với những trẻ nhút nhát trong giờ học tôi thường chăm sóc, gọi trẻ trả lờinhiều hơn, khen, động viên khuyến khích trẻ kịp thời để giúp trẻ tự tin với bản thân hơn. Buổi sáng khi cha mẹ đưa đến lớp tôi thường chăm sóc, hỏi han trẻ để trẻ giáo lưuvới cô. Ví dụ : Trong lớp tôi có bạn Bảo Duy, bạn Ngọc Minh, Bạn Nhật Anh … mỗi sángbố mẹ đưa đến lớp, trẻ không chịu vào lớp với cô mà cứ đòi về. Đối với những trẻđó tôi và giáo viên trong lớp vào những buổi chiều trước khi trẻ trả, chúng tôi thườngtrò chuyện thân mật, động viên khuyến khích trẻ bằng những hình thức như : Hôm nay cô thấy con học bài rất giỏi, trong lớp con ngồi học rất ngoan nhưng cômuốn ngày mai con đi học con sẽ không khóc nhè nữa nhé ! Như vậy thì cô và cácbạn sẽ yêu con hơn đấy ! Dù bất kể nguyên do nào giáo viên cũng không nên chê trẻ vàsẽ gợi mở bằng cách dẫn dắt trẻ trẻ theo nội dung câu hỏi giúp trẻ vấn đáp, sau mỗilần như vậy cô và những bạn lại cổ vũ, động viên sẽ giúp trẻ thấy tự tin hơn. 2.2.1. 3. Tình huống trong gìơ học âm nhạc : Trong giờ hoạt động giải trí âm nhạc, tôi giúp trẻ tự tin khi lên màn biểu diễn, khi biểu diễntrẻ biết hát phối hợp cử chỉ, điệu bộ minh họa, hoặc khi hoạt động múa, hay vậnđộng minh họa trẻ biết bộc lộ bằng nét mặt, động tác và ánh mắt. 2.2.1. 4. Tình huống thời gian khác trong ngày : Ngoài ra vào những thời gian trong ngày khi tổ chức triển khai cho trẻ tham gia vào hoạtđộng lao động vào chiều thứ 2 hàng tuần, tôi phân công cho từng nhóm, mỗi nhómsẽ đảm nhiệm lau dọn một góc. Trước khi vào phân công tôi giao trách nhiệm cho trẻ : Hôm nay cô và những con sẽ cùng lau dọn giá đồ chơi của lớp mình cho thật sạch sauđó những con sẽ giúp cô sắp xếp vật dụng đồ chơi lên giá cho thật ngăn nắp, những nhómsẽ cùng thi đua xem nhóm nào làm nhanh, sạch và sắp xếp ngăn nắp nhất nhé !. Vớitrẻ nhút nhát, tôi nhắc nhở bằng cách : Hôm nay bạn Tuấn Khang, bạn Ngọc Minh, bạn Khánh Tiên sẽ cùng những bạn ở nhóm mình giúp cô lau dọn vật dụng đồ chơinhé, cô thấy hôm trước những bạn này làm rất tốt, ngày hôm nay những con sẽ cố gắng nỗ lực hơnnữa nhé ! Bên cạnh việc dạy trẻ tự tin khi vấn đáp những câu hỏi của cô, khi tham gia biểudiễn văn nghệ và qua hoạt động giải trí thì việc dạy con cách qua đường cũng là kỹ năngcần thiết giúp trẻ tự tin, dữ thế chủ động hơn trong đời sống. Ví dụ : Với giờ học mày mò, tôi phân phối cho trẻ những kiến thức và kỹ năng về bảo đảm an toàn giaothông, đồng thời tôi dạy trẻ những kỹ năng qua đường như : – Khi đi qua đường con phải làm gì ? – Nếu có nhiều xe cộ qua lại con sẽ làm như thế nào ? – Khi nào con được qua đường ? – Các bạn nhỏ khi qua đường phải có ai đi cùng ? Sau đó tôi cho trẻ chơi đóng vai “ Bé và mẹ qua đường ”. Ngoài những việc làm trên để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sốngcũng như trong hoạt động giải trí tập thể, vào cuối năm học nhà trường cùng với giáo viêntổ chức cho trẻ đi thăm quan dã ngoại ,. Không chỉ vậy, trẻ còn được chơi những tròchơi thưởng thức như : làm lính cứu hỏa, làm chú công an, học làm bánh, học làmngười mẫu, màn biểu diễn thời trang … Qua một ngày được thưởng thức trẻ học đượccách tự tin trước bản thân, tự tin trước đám đông, học được những hành vi vănminh nơi công cộng. Với những hình thức giáo dục cho trẻ như vậy qua một thời hạn tôi thấy trẻ lớptôi đã có sự văn minh rõ ràng, hầu hết trẻ đã mạnh dạn, tự tin, và tích cực tham gia phátbiểu trong giờ học, tích cực tham gia những hoạt động giải trí của lớp, những trẻ nhút nhát đãtự tin hơn khi đứng trước lớp trình diễn văn nghệ hoặc mạnh dạn hơn trong việcđưa ra những quan điểm cá thể của mình. Có thể nói việc rèn kỹ năng sống tự tin giúptrẻ luôn vui tươi, linh động, tạo nền tảng cho đời sống vững vàng cho trẻ sau này. 2.2.2. Kỹ năng hợp tác : Hợp tác là khi mọi người biết thao tác chung với nhau và cùng hướng về mộtmục tiêu chung. Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêuthương thì có sự hợp tác. Ở độ tuổi này trẻ mở màn chăm sóc đến bạn trong nhóm, trẻ chuẩn bị sẵn sàng san sẻ với bạn những tâm lý của mình, biết hợp tác với nhau để xâydựng một khu công trình ( Khi chơi ở góc kiến thiết xây dựng ), biết hợp tác với nhau để tạo ramột bức tranh ( Khi chơi góc tạo hình … ). Nói tóm lại hợp tác là khi mọi người biếtlàm việc chung với nhau và cùng hướng về một tiềm năng chung. Tuy nhiên trẻ vẫnlàm việc theo nhóm với cách hiểu đơn thuần là gộp bạn lại chứ chưa có sự kết nối. Vì vậy cô giáo phải cần tổ chức triển khai tiếp tục và đa dạng hóa những hoạt động giải trí theonhóm để trẻ biết tạo ra ý thức đồng đội, tọa niềm vui với tác dụng đạt được. Để làm được điều này, tôi thường tổ chức triển khai cho trẻ chơi những game show theo nhóm, game show dân gian, game show hoạt động : kéo co, rồng rắn lên mây, chèo thuyền bắt cuacác game show có luật tiếp sức để trẻ biểu lộ rõ ý thức đồng đội giúp sức nhaucùng hoàn thành xong trách nhiệm. Ngoài ra trong giờ hoạt động giải trí góc, nhất là góc phân vai, góc thiết kế xây dựng và góctạo hình trẻ cũng bộc lộ rõ và niềm tin hợp tác với bạn để thiết kế xây dựng một côngtrình, tạo ra một mẫu sản phẩm Biết phân công vai chơi, biết cùng nhau thao tác để tạonên một khu công trình, một loại sản phẩm. Ví dụ : Khi chơi góc thiết kế xây dựng “ Xây dựng ngôi nhà của bé ” trẻ biết phân côngbạn nào làm kỹ sư trưởng, bạn nào xây hàng rào, bạn nào xây bồn hoa và ai làngười trồng hoa … Khi bạn Minh Anh kiến thiết xây dựng xong hàng rào biết ra trợ giúp cácbạn khác để cùng nhau triển khai xong tốt khu công trình kiến thiết xây dựng của nhóm mình. Ví dụ : Góc tạo hình, khi làm bức tranh xé dán hoa Tặng bà Tặng Ngay mẹ, khuyến mãi cô giáonhân ngày 8/3 : Trẻ biết phân công ai là người xé những bông hoa, ai là người xénhững chiếc lá, ai là người sắp xếp và dán thành bức tranh. Ví dụ : Góc phân vai : Trẻ biết phân công bạn nào đóng vai cô bán hàng, bạn nàođóng vai cô cấp dưỡng, ai đóng vai khách mời …. Ngoài ra trải qua những câu truyện, những bài hát giáo viên giúp trẻ học cáchcùng thao tác với bạn, đây là một việc làm không nhỏ so với trẻ ở lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng thao tác với những bạn. Để giúp trẻ có kỹ năng hợp tác được tốt thì giáo viên cần phải tổ chức triển khai nhữnghoạt động này một cách liên tục, giáo dục trẻ biết giúp sức nhau trong côngviệc, hình thành cho trẻ một đức tính tốt về ý thức đồng đội, tạo cho trẻ một lýtưởng sống cao đẹp trong tương lai. 2.2. 3. Kỹ năng tự ship hàng : Kỹ năng tự Giao hàng là một yếu tố quan trọng hoàn toàn có thể giúp tăng cường tính độclập và cảm xúc về sự thành công xuất sắc. Dạy cho trẻ biết những kỹ năng tự Giao hàng, trẻ ýthức được sự thiết yếu của việc tự Giao hàng bản thân, tăng cường tính độc lập, trẻ cótrách nhiệm sống hơn so với chính mình, dạy trẻ biết quan sát làm theo hướng dẫncủa người lớn trong những việc làm nhỏ hàng ngày như : vệ sinh cá thể, tự rửa tay, rửa mặt, đánh răng, cất, lấy vật dụng cá thể đúng nơi lao lý, mặc áo, cởi cúcáo, tự xúc ăn. Trong những kỹ năng về chăm nom bản thân tôi lựa chọn một sốnhững kỹ năng cơ bản sau để dạy trẻ : Kỹ năng tự chăm nom bản thân, kỹ năng tựmặc quần áo, kỹ năng tự chăm sóc vệ sinh cá thể. 2.2.3. 1 Kỹ năng tự chăm nom bản thân : Dạy cho trẻ năng lực tự chăm nom mình ngoài việc tốt cho bản thân trẻ, trẻ tựchăm sóc bản thân mình cũng là cách trợ giúp những người trong mái ấm gia đình. Trẻkhông tự chăm nom mình thì sẽ không cảm nhận được sự khó khăn vất vả khi thao tác gìkhông thông cảm đồng cảm thì không có sự san sẻ gắn bó với những tình cảm màngười khác đã dành cho mình. Cụ thể như : – Tự nhặt đồ chơi, tự cởi mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, đánh răng, tự đi dépchuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang ra ngoài, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang. – Tự lau nước trên sàn, gạt nước sau khi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi, bỏ rácđúng nơi lao lý. – Hướng dẫn trẻ cách mặc quần áo, gấp áo, cất đồ đúng nơi pháp luật ngay từngày tiên phong đến trường. – Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá thể như : Rửa tay, rửa mặt đánh răng, dạy trẻcách bảo đảm an toàn thực thi vệ sinh cá thể trải qua câu truyện hoạt động giải trí cá nhântrên lớp. – Kĩ năng tương hỗ người khác : Bật ti vi, bật quạt, lấy bát ăn cơm, lấy ly uốngnước cất dép đúng nơi pháp luật, xách phụ đồ, tưới cây nhặt cỏ, lau bàn, gấp chăn, cất gối, quét dọn bàn khi ăn xong … Công việc này cần phải có thời hạn yên cầu giáo viên phải kiên trì, nhờ vậymà sau gần một tháng trẻ hình thành thói quen trong việc tự chăm nom bản thânmình. Trẻ ở độ tuổi này trọn vẹn tự chăm nom bản thân vì tôi chỉ cần khuyếnkhích động viên trẻ trong những buổi học tiên phong đã làm trẻ có hứng thú với việctự Giao hàng cho bản thân mình. 2.2. 4. Kỹ năng tự bảo vệ : Tổ chức những hoạt động giải trí cho trẻ rèn luyện liên tục đóng vai trò chủđạo trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân trẻ. Trẻ nhanh nhớ nhưng cũngnhanh quên. Nếu những kỹ năng tất cả chúng ta dạy trẻ không được củng cố bằng cáchluyện tập liên tục thì chúng sẽ dần mất đi. Ngược lại nếu ta có kế hoạch chotrẻ rèn luyện liên tục thì những kỹ năng đó sẽ thành kỹ xảo, tăng trưởng bền vữngvà không bị quên béng. Việc tổ chức triển khai cho trẻ rèn luyện phải có kế hoạch đơn cử, được triển khai liên tục và không ngừng phát minh sáng tạo, có như vậy mới gây đượchứng thú cho trẻ. Ví dụ : Tôi sẽ đưa ra trường hợp như : Nếu có người lạ cho con ăn kẹo thì con làmnhư thế nào ? Cho trẻ tâm lý, cho trẻ đưa ra quan điểm của mình, gợi mở cho trẻ bằngcác câu hỏi. Ở trường hợp này, với lứa tuổi của trẻ mẫu giáo trẻ rất thích khi được cho quà và sẽkhông biết tại sao không được nhận. Khi trẻ bàn luận, tôi đưa ra những giả thiết, những trường hợp xấu “ Nếu đó là kẻxấu thì sẽ rất nguy khốn cho bé ”. Tôi nghiên cứu và phân tích, lý giải cho trẻ và giúp trẻ cóphương án xử lý đó là : Không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì hoàn toàn có thể bị người xấu bắt cóc. Tôi sẽ dạy trẻ nói “ Cháu cám ơn, nhưng cha mẹ cháu không cho nhận quà củangười lạ ”. – Với trường hợp : Khi trẻ ở nhà một mình có người đến xin nước uống thì con sẽlàm như thế nào ? Cho trẻ tâm lý, tự đưa ra quan điểm của mình từ đó giáo viên cóthể gợi mở cho trẻ để trẻ tư duy tốt hơn. Tôi cho trẻ nói tâm lý, cách giải quyếtcủa mình. Sau đó cô giúp trẻ rút ra giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này : Tuyệt đối không Open, kể cả đó hoàn toàn có thể là người quen của cha mẹ. Nếu trong nhàcó người lớn chưa biết là người lạ đến thì gọi ra Open, còn nếu không có ai ở nhàthì hẹn người đó nhắn lại với con hoặc tối đến gặp cha mẹ. – Với trường hợp : Đi chơi khu vui chơi giải trí công viên trẻ bị lạc bố, mẹ. Tôi dạy cho trẻ những kỹnăng bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên một chỗ chờ. Vìbố, mẹ sẽ hoàn toàn có thể quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé hoàn toàn có thể đến chỗ chú bảo vệ nhờsự giúp sức gọi điện thoại cảm ứng, hoặc thông tin lên loa để tìm cha mẹ. Tuyệt đối không đitheo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với cha mẹ, vì hoàn toàn có thể đó là người xấu lợidụng và sẽ bắt cóc con. Với trường hợp này tôi sẽ đưa ra nhiều giải pháp để giúptrẻ hiểu được chớp lấy thông tin của bố, mẹ và mái ấm gia đình là rất quan trọng để giảiquyết những trường hợp xảy ra trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là thật sự thiết yếu dạy cho con trẻ, xãhội đang tăng trưởng dồng nghĩa với với những tện nạn xã hội một nhiều, trang bịcho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cính là trang bị cho trẻ những hành trangđể trẻ hoàn toàn có thể sống bảo đảm an toàn, lành mạnh hơn. Với trẻ mầm non, kỹ năng sống chưa cómột giáo trình nào đơn cử, chưa được đưa vào như một giờ học chính nên chúng tacần khôn khéo lồng ghép vào những hoạt động giải trí trong ngày, vào những chủ đề, vào những thờiđiểm trong ngày : Trò chuyện sáng, hoạt động giải trí tập thể ngoài trời, hoạt động học, cácbài tập trắc nghiệm, những bài tập giả định, hoạt động giải trí giao lưu. Trang bị cho trẻnhững kỹ năng này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, luôn sẵn sàng chuẩn bị đối lập và vượt quacác mối nguy hại trong đời sống. 2.2.5. Kỹ năng giao tiếp ứng xửKỹ năng giao tiếp ứng xử không riêng gì quan trọng trong những năm trẻ đi học màcòn rất quan trọng so với đời sống sau này của trẻ. Kỹ năng tiếp xúc là một kỹnăng nền tảng giúp trẻ nhận ra những giá trị sống và hình thành những kỹ năng sống. Trẻ tiếp xúc thế nào là trọn vẹn do tất cả chúng ta dạy dỗ, bởi trẻ hay bắt chước, chưahiểu hết được những từ ngữ. Trẻ của lớp tôi sống ở vùng nông thôn nên bị ảnh hưởngrất nhiều những từ ngữ không lành mạnh từ phía người lớn hay từ phía những anh chịlớn tuổi hơn. Để giúp trẻ có kỹ năng tiếp xúc tốt tôi đã thực thi dạy trẻ qua cáchình thức sau : – Kỹ năng tiếp xúc với bè bạn : Lớp học chính là một quốc tế thu nhỏ của xã hội mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng là nơi đa sở trường thích nghi. Chính thế cho nên cô có thểdạy trẻ tìm hiểu và khám phá, tò mò những sở trường thích nghi của chính bản thân, chăm sóc đến bạnbè. Trẻ trong lớp tôi mỗi trẻ lại có tính cách khác nhau, có những trẻ hoạt bátnhanh nhẹn, hiếu động nhưng có những trẻ chậm rãi, thụ động hoặc nóng nảy. Chính thế cho nên tôi đã tìm hiểu và khám phá tính cách của từng trẻ trong lớp để thuận tiện cho việcdạy và rèn kỹ năng tiếp xúc cho trẻ. Việc rèn kỹ năng tiếp xúc cho trẻ thường thểhiện rõ nhất ở giờ hoạt động giải trí góc và nhất là góc chơi phân vai, vì ở góc chơi phânvai trẻ được chơi đóng vai những nhận vật như : vai bố, mẹ, con người bán hàng, côcấp dưỡng mà những vai đó cần bộc lộ bằng lời nói. Ví dụ : Khi cho trẻ chơi game show “ Bán hàng ”, người bán hàng khi thấy có kháchđến mua thì phải niềm nở, dùng ngôn từ của mình để vấn đáp khách, dùng ngônngữ của mình để mời chào khách, còn trẻ đóng vai người mua hàng sẽ phải về giácả những mẫu sản phẩm như thế nào ? Hoặc khi chơi game show “ Phòng khám đa khoa ”, trẻ đóng vai bác sĩ khi khám chobệnh nhân biết hỏi xem bệnh nhân bị làm thế nào ? Bị đau ở đâu ?, sau đó biết dùngngôn ngữ của mình để căn dặn bệnh nhân phải uống thuốc, phải nhà hàng siêu thị và nghỉngơi như thế nào ? … Tùy vào từng chủ đề mà tôi lựa chọn những game show khác nhauđể giúp tăng trưởng ngôn từ cho trẻ, giúp trẻ giao lưu với bạ được tốt hơn. Ngoài ra trong giờ học hoạt động giải trí chung, tôi tăng cưởng cho trẻ vấn đáp câu hỏi củacô, cho trẻ tập kể truyện, đóng kịch để giúp cho vốn từ của trẻ ngày càng phòngphú hơn. – Kỹ năng tiếp xúc với người lớn và mọi người xung quanh trẻ : Đối với người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép, dạy trẻ nói đủ câu, khôngnói trống không. Để trẻ có thói quen nói đủ câu, không nói trống không thì giáoviên phải quan sát, uốn nắn trẻ tiếp tục, khi thấy trẻ nói chưa đủ câu cần sửacho trẻ ngay. Vào những thời gian đón trẻ, qua giờ học, giờ chơi tôi trao đổi với giáoviên trong lớp cùng tích hợp sửa cho trẻ. Với những hình thức như vậy từ từ trẻ lớp tôi đã biết thưa gửi, nói năng lễ phépvới cô giáo, với người lớn và mọi người xung quanh. 3.3 Biện pháp 3. : Rèn kỹ năng sống cho trẻ ỏ mọi lúc mọi nơi. Từ việc phối hợp với cha mẹ, tôi có thêm thông tin về những kỹ năng sống của trẻở nhà. Từ đó tôi có kế hoạch đơn cử và lựa chọn chiêu thức giáo dục kỹ năngsống cho trẻ tương thích bằng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Để việc làm có hiệu suất cao, thứ nhất tôi thực thi trang nghiêm chính sách giờ giấc trongsinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây là một trong những tác nhân giáo dục có tác dụngthúc đẩy mạnh mẽ phẩm chất cá thể, năng lực tuân thủ nhu yếu của người lớn vàkhả năng khuynh hướng về thời hạn cho trẻ. Tôi đã địa thế căn cứ vào nội dung đơn cử củatừng hoạt động giải trí để lựa chọn nội dung lồng ghép cho tương thích. Thông qua giờ đón trẻ, tôi lồng ghép giáo dục kỹ năng tiếp xúc cho trẻ ( Biết lễphép chào cô, chào cha mẹ, hỏi han bạn …. Hoặc tôi lồng ghép kỹ năng tự phục vụbản thân và chấp hành pháp luật của lớp. Ví dụ : Tôi dạy trẻ biết cất cặp vào giá, biết xếp dép lên giá, đi vệ sinh đúng nơiquy định … .. ) Thông qua hoạt động giải trí có chủ định, đây là một trong những hoạt động giải trí để tôitích hợp có hiệu suất cao nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi địa thế căn cứ vào nộidung của từng tiết học để tích hợp một cách hài hoà, không ôm đồm. Ví dụ : Qua tiết học KPKH : Trò chuyện một số ít bộ phận trên khung hình, tôi dạy trẻ kỹnăng sau : Kỹ năng chăm nom bản thân : Trẻ có một số ít kỹ năng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những bộ phận trên khung hình. Kỹ năng tiếp xúc tự tin : Khi vấn đáp phải đứngthẳng, mắt nhìn thẳng vào cô, nói to, rõ ràng …. Kỹ năng tuân thủ quy tắc giờ họcnhư muốn nói phải giơ tay, chờ đến lượt cô mời mới được nói, không nói leo, tậpchung quan tâm nghe cô … Chính do đó trẻ lớp tôi học rất ngoan, trong giờ học biết chúý lắng nghe, tuân thủ theo sự hướng dẫn của cô và đặc biệt quan trọng rất tự tin khi vấn đáp câuhỏi cô đưa ra. – Thông qua hoạt động giải trí ngoài trời tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kỹ năng khác nhau. Ví dụ : Qua góc chơi phân vai mẹ con, trẻ học được những kỹ năng như : Kỹ nănggiao tiếp ( tiếp xúc giữa mẹ với con, trẻ biết nói nựng con, dặn dò con ), kỹ năngchăm sóc ( biết lấy nước cho con uống, xúc bột cho con ăn ), kỹ năng hợp tác ( trẻhọc được cách chơi trong nhóm như biết trò chuyện san sẻ với bạn bên cạnh …. Sau khi chơi xong trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi pháp luật. Không chỉ ở góc phân vai trẻ mới học được những kỹ năng sống mà ở tổng thể những gócchơi khác thì những kỹ năng của trẻ đều hoàn toàn có thể được cũng cố và phát huy. Ví dụ : Ở góc kiến thiết xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, thao tác theo nhóm. Trẻ ở lớp tôiđã biết tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất đoàn kết, không tranh giành đồ chơicủa nhau và đã biết cùng nhau tạo nên khu công trình đẹp. Qua việc tổ chức triển khai bữa ăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ làm 1 số ít việc làm tự phục vụqua đó hình thành ở trẻ một số ít kỹ năng sử dụng vật dụng ăn, uống đúng cách vàhành vi văn hoá văn minh như : – Cách dùng ca, cốc, bát, thìa. – Cách rót nước, chia thức ăn. – Chuẩn bị bàn và ghế cho bữa ăn ( tự kê bàn và ghế, gấp khăn lau, tự chia đĩa, chiabát … ) Ngoài ra tôi còn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào những hoạt động giải trí kháctrong ngày như ăn phụ chiều, hoạt động giải trí chiều, vệ sinh, trả trẻ …. Bằng việc tạo tìnhhuống có yếu tố để trẻ tâm lý và xử lý qua đó trẻ được cũng cố những kỹ năngcủa mình. Tóm lại, cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi, bảo vệ tính liên tụcđể mỗi kỹ năng, phẩm chất mới được hình thành sẽ trở thành thói quen, thànhthuộc tính vững chãi trong nhân cách trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng tích hợpquá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tác động đến tác dụng của hoạt động giải trí chính cũng như sẽ gây tâmlý nặng nề cho trẻ khi tham ra vào những hoạt động giải trí đó. Sau mỗi hoạt động giải trí, tôi nhậnxét nhìn nhận những kỹ năng đạt được trên trẻ bởi đây cũng là một trong những biệnpháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất hiệu suất cao. Nội dung trào lưu “ Xây dựngtrường học thân thiện, học viên tích cực ”, trong đó có nội dung : Nhà trường cần tổchức những hoạt động giải trí văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự thamgia dữ thế chủ động, tự giác của học viên. Tổ chức những game show dân gian và những hoạt độngvui chơi vui chơi tích cực khác tương thích với lứa tuổi của học viên. – Duy trì giải pháp tăng cường cho trẻ chơi những game show dân gian trong giờ hoạtđộng ngoài trời, trẻ được xem những câu truyện cổ tích, hỏi đáp về nội dung những câuchuyện. – Tổ chức những hoạt động giải trí văn nghệ, đi dạo vui chơi tích cực khác tương thích với lứatuổi của trẻ mầm non. Huy động và tạo điều kiện kèm theo để có sự tham gia hoạt động giải trí đadạng và phong phú và đa dạng của cha mẹ trẻ nhỏ, những tổ chức triển khai, lực lượng xã hội, cá thể trongviệc giáo dục văn hóa truyền thống, truyền thống cuội nguồn, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ. Các hoạt động giải trí tự chọn được duy trì mỗi tháng có sự tham gia trực tiếp của cha mẹđể cùng nặn, cùng vẽ giúp con mình hoàn thành xong loại sản phẩm, phối hợp với giáo viênmột cách ngặt nghèo và hài hòa và hợp lý. Giáo viên dữ thế chủ động đổi khác nội dung, hình thức tổchức và luân phiên đổi khác thành phần tham gia để toàn bộ những bậc cha mẹ đều có sựtham gia trực tiếp của cha mẹ để cùng chơi với trẻ qua đó rèn luyện kỹ năng hợptác với đồng đội để thắng lợi, kỹ năng tiếp xúc và kỹ năng sống tự tin, khả năngnhận thức của trẻ cũng được tăng trưởng. Đồng thời hàng tuần vào sáng thứ hai tổ chức triển khai cho toàn trường tập thể dục buổisáng qua những nhạc, qua đó giúp trẻ tăng trưởng kỹ năng hoạt động và giáo dục trẻlòng yêu quê nhà, đất nước2. 4. Biện pháp 4 : Tạo thiên nhiên và môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ – Xây dựng cảnh sắc sư phạm trong lớp học : Cùng với toàn ngành thực thi trào lưu “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinhtích cực ”, việc tạo cảnh sắc sư phạm trong lớp học cũng là một tiêu chuẩn trong phongtrào này. Tôi luôn quan tâm tạo cảnh sắc sư phạm trong lớp học, vật dụng đồ chơi đượcsắp xếp ngăn nắp, ngăn nắp, từng góc riêng không liên quan gì đến nhau. Mỗi góc tôi đều làm mới để hấp dẫntrẻ, tạo cảm xúc thú vị, luôn mong ước được sắp xếp ngăn nắp. Đặc biệt là gócthiên nhiên được trang trí và trồng nhiều hoa lá cây cảnh để tạo cho trẻ một khoảng trống xanh, để mỗi ngày trẻ hoàn toàn có thể tự mình chăm nom cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Quahoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, hình thành thói quen lao động ở trẻ vàtạo tình cảm của trẻ với quốc tế vạn vật thiên nhiên, thân mật với vạn vật thiên nhiên, cây cối xungquanh mình. – Để tạo cảnh sắc sân trường, tôi thường tổ chức triển khai hoạt động giải trí lao động, chăm sócvườn cây ở góc vạn vật thiên nhiên, vườn rau sạch của bé : cho trẻ nhặt lá cây, nhổ cỏ, tướinước … .. để tạo thiên nhiên và môi trường xanh – sạch – đẹp – Xây dựng góc dân gian trong lớp để hàng ngày trẻ được tiếp cận với những trò chơidân gian – Đối với giá góc đồ chơi, cuối tuần tôi thường tổ chức triển khai cho trẻ thi đua lau dọn, sắpxếp đồ chơi ngăn nắp. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức triển khai hoạt động giải trí đi dạo, trẻ chơixong biết thu dọn đồ chơi ngăn nắp, ngăn nắp. – Trang trí những mảng tường có nội dung Giáo dục đào tạo kỹ năng sống như : + Treo hình ảnh những bước rửa tay đúng cách ngay ở dưới vòi nước rửa tay củatrẻ. + Trong phòng vệ sinh, trang trí những hình ảnh minh họa hành vi giáo dục trẻnhư : xếp hàng để rửa tay, để rác đúng nơi lao lý. …. – Góc tuyên truyền ở lớp : Tôi sưu tầm những bài tuyên truyền giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ trên mạng hay trên báo để dán ở góc tuyên truyền dành cho cha mẹ trẻ đểPhụ huynh khi đưa đón trẻ đến lớp hoàn toàn có thể đọc. 3.5 : Biện pháp 5 : Tuyên truyền những bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống tronggia đình – Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên tức bực khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằngtrẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viênvà năng khiếu sở trường tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ hoàn toàn có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm mục đích giảiquyết những yếu tố quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm 1 số ít kỹ năng khoa họckhi chơi với nhau. – Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách ngặt nghèo và hài hòa và hợp lý bằng việctham gia tình nguyện vào quy trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên thamgia vào những buổi trao đổi với giáo viên, tham gia những buổi họp của nhà trường vàdự một số ít giờ học, dự những hoạt động giải trí ngoại khoá ; chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đãgiúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời. – Cần giáo dục để trẻ cảm thấy tự do tự tin trong mọi trường hợp của cuộcsống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần thức tỉnh sựtự ý thức của trẻ, cố gắng nỗ lực khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tíchcực và đừng khi nào phá vở tâm lý tích cực về bản thân trẻ. – Tăng cường kể cho trẻ nghe những câu truyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức chotrẻ, giúp trẻ triển khai xong mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bè bạn, yêu thươngcon người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua những truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, tăng trưởng năng lực đồng cảm ở trẻ. – Ví dụ : Khi kể chuyện “ Ba cô gái ” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như : Nếulà con khi hay tin mẹ bị ốm, con sẽ làm gì ? gợi mở tính tò mò đổi khác đoạn kếtcủa truyện có hậu hơn, đặt tên khác cho câu truyện v, v …. – Trong mái ấm gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, hoặcthống nhất giờ đọc sách của mái ấm gia đình, vào giờ đó những thành viên trong mái ấm gia đình đềuđọc sách, báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình. – Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 phút / ngày để trò chuyện, đọc sách cho trẻnghe những loại sách tương thích với lứa tuổi. Khi trẻ hoàn toàn có thể tự đọc được lúc đó việc đọcsách trở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa hơn giúp trẻ tăng trưởng sự hamhiểu biết, tìm tòi tăng trưởng nhân cách của trẻ. – Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, trò chuyện vớicác thành viên trong lớp, trong mái ấm gia đình về cảm xúc và về những lựa chọn củamình, cần giúp trẻ hiểu rằng nên có thông số kỹ thuật để theo đó mà lựa chọn, cố gắngkhông chỉ trích những quyết định hành động của trẻ. Việc này sẽ hình thành kỹ năng tự kiểm soátbản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia những hoạt động giải trí và những buổi thảoluận tại trừơng sau này. – Cô giáo, cha mẹ giúp trẻ tăng trưởng sở trường thích nghi, ý thích của mình và bảo vệ rằngngừơi lớn hoàn toàn có thể phân phối thêm phương tiện đi lại để trẻ triển khai ý thích đó. – Ví dụ : như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu sở trường vẽ thì cô giáo, cha mẹcó thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ những bức tranhđể tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triển lãm tranh của trẻ ởgóc nhỏ trong nhà. Cô giáo, cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa truyền thống trong ẩm thực ăn uống, biết cách sửdụng những vật dụng nhà hàng siêu thị ; hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng những đồ dungđúng công dụng một cách đúng mực và thuần thục. Việc này được triển khai tronggiờ học, giờ hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bửa cơm mái ấm gia đình. Cụ thể : Trẻ được làm quen với những vật dụng, đồ vật khác nhau, ( bộ đồ nhà bếp, bộđồ ăn, bộ đồ uống ). Sự thật sạch, ngăn nắp, một thói quen nề nếp, sự sắp xếp ngănnắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, đồ vật, thái độ, nhà hàng nhã nhặn, không vội vã, không khí cởi mở, tự do và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu … tổng thể những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỷ năng tự phụcvụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. 3. Kết quả đạt đượcTừ những nỗ lực điều tra và nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuậnhợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của những bậc cha mẹ đã giúp tôi đạtđược một số ít hiệu quả trong việc dạy trẻ mầm non những kỹ năng sống cơ bản thể hiệnở những hiệu quả sau : * Đối với giáo viênCô giáo tiếp tục trò chuyện với trẻ, vấn đáp những câu hỏi của trẻ đặt rakhông la mắng, xử lý hài hòa và hợp lý, công minh với mọi trường hợp xảy ra giữa những trẻtrong lớp. Trong giảng dạy, quan tâm đến hoạt động giải trí cá thể, hoạt động giải trí nhóm nhiều hơn, Mạnh dạn, tự tin điều khiển và tinh chỉnh những cuộc họp cha mẹ học viên, biết tự chuẩn bị sẵn sàng, phối hợp ngặt nghèo, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ trẻ. Trong hai năm qua, nhà trừơng đã tổ chức triển khai nhiều trào lưu, hội thi, tiệc tùng dànhcho trẻ như : Lễ hội trăng rằm, hội thi tổ chức triển khai cho trẻ chơi những game show dân gian … * Đối vớitrẻ : – 100 % trẻ đều được cha mẹ tạo mọi điều kiện kèm theo khuyến khích khơi dậy tình tò mò, tăng trưởng trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100 % trẻ 4-5 tuổi đượcrèn luyện năng lực sẳn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao. – 100 % trẻ có thói quen lao động tự Giao hàng, được rèn luyện kỹ năng tự lập ; kỹnăng nhận thức ; kỹ năng hoạt động thô, hoạt động tinh thông qua những hoạt độnghàng ngày trong đời sống của trẻ ; – 100 % trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội ; kỹ năng về cảm hứng, tiếp xúc ; chungsống tự do, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ nhỏ ở trường cũng như ở giađình. – 100 % trẻ được giáo dục, chăm nom nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe thể chất, đượcbảo đảm bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ tăng trưởng. – Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ suất chuyên cần đạt từ 90 % trở lên và ít gặp khó khănkhi đến lớp, có kỹ năng lao động tự ship hàng, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bịkhăn ăn, chén, tô, muỗng …. trong những giờ ăn, biết phân công trực nhật sắp xếp bànăn, tự xếp gối trước và sau khi ngủ … – Qua việc thực thi những giải pháp mới phát minh sáng tạo trong việc dạy trẻ những kỹ năngsống tôi đã thu được hiệu quả sau : * Kết quả khảo sát cuối năm của lớp tôi như sau : TTKhả năngSố trẻ KS1 Kỹ năng tự phục vụ19 / 342 Kỹ năng tự bảo vệ12 / 343 Kỹ năng hợp tác17 / 344 Kỹ năng tiếp xúc – ứng xử14 / 345 Kỹ năng tự tin12 / 34N hìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻĐạtSố trẻ KScuối năm55, 9 % 32/3440, 8 % 30/3455, 9 % 32/3441, 1 % 31/3440, 8 % 32/34 có những kỹ năng tự phục vụĐạt94, 1 % 88,2 % 94,1 % 91,1 % 94,1 % trongcuộc sống tăng lên rõ ràng, số trẻ ở những mức độ trung bình và yếu giảm xuống đángkể. Vì vậy hoàn toàn có thể Kết luận rằng với những giải pháp thường thì rlập khuôn, máymóc như tình hình lúc bấy giờ thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng tabiết vận dụng phát minh sáng tạo linh động những giải pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quảcủa việc dạy trẻ những kỹ năng sống sẽ được nâng lên rõ ràng. * Đối với cha mẹ – Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào những hoạt động giải trí giáo dục trẻ ởnhà trừơng. Kết quả trong sáu tháng gần đây đã có 185 / 250 đạt 74 % thư mời lầnlượt những bậc cha mẹ đến dự giờ, tham gia vào những hoạt động giải trí dạy, hoạt động giải trí tựchọn, trực tiếp giúp trẻ triển khai xong những bài tập, những nhu yếu của cô, đạt. – Các bậc cha mẹ đã có thói quen link phối hợp ngặt nghèo với cô giáo trong việcdạy trẻ những kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông quabảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng nhìn nhận trẻ ở lớp ; số lượng cha mẹ họcsinh tham gia đông hơn tác dụng lượng cha mẹ dự họp trong cả hai kỳ họp vừaqua ở những lớp đều đạt trên 80 %, đúng đối tượng người tiêu dùng là cha hoặc mẹ đạt 70 %. – Giao tiếp giữa cha mẹ và con cháu tốt hơn, đa phần cha mẹ dịu dàng êm ả, ít la mắng trẻ, đổi khác trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung phụng trẻthái quá, không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con, tranh thủ đútcho con ăn, ngược lại Open khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo túi balo, tự đi lên lầu, tựxúc cơm ở trẻ nhỏ … .. – Cha mẹ cảm thấy mản nguyện với thành công xuất sắc của trẻ, tin yêu vào hiệu quả giáodục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại cha mẹ thông cảm, san sẻ những khó khăn vất vả của cô giáo, cung ứng vật tư, phụ giúp giáo viên trang trílớp, làm đồ chơi. III. PHẦN KẾT LUẬN1. Ý nghĩa của đề tài : Giáo dục đào tạo kỹ năng sống cho trẻ mầm non là quy trình giáo dục lâu bền hơn, ở mọi lúcmọi nơi và rất quan trọng vì giáo dục mầm non là cấp học tiên phong trong hệ thốnggiáo dục quốc dân tạo những tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người mới. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trải qua mọi hoạt động giải trí trong cuộcsống hoạt động và sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non và ở mái ấm gia đình trẻ. Vì vậy để giáo dụctrẻ 4-5 tuổi kỹ năng sống ngay từ nhỏ giúp trẻ hiểu biết về môi trường tự nhiên giáo dục vàmôi trường xã hội, có ý thức, hành vi tốt và biết sống thân thiện, có trách nhiệmvới hội đồng xã hội. Với vai trò là người làm công tác làm việc giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò vàtầm quan trọng của công tác làm việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Qua việc áp dụngnhững giải pháp mới, tôi thấy trẻ linh động hơn, nhanh gọn hơn, Nhân cách ý chítình cảm của trẻ được hình thành. Bằng sự dữ thế chủ động linh động vận dụng những nộidung giáo dục kỹ năng sống vào những hoạt động giải trí khác nhau làm cho trẻ hứng thú, tậptrung, giúp trẻ bộc lộ được sự khôn khéo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn hữu. Giáo viên phát minh sáng tạo hơn trong việc làm vật dụng, đồ chơi cho trẻ, biết tìm ra những giảipháp để thực thi tốt chất lượng chăm nom giáo dục trẻ. Bản thân tôi sẽ cố gắnghọc hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm mục đích đem lại tác dụng tốt nhấtcho trẻ. Cần chứng minh và khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kỹnăng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc vào rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việcchuẩn của người lớn so với đứa trẻ và góp thêm phần hình thành cho trẻ những hành vivăn minh để từ từ hoàn thành xong nhân cách tốt đẹp của truyền thống cuội nguồn con người ViệtNam tương thích với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện. 2. Kiến nghị, đề xuất kiến nghị : Từ những việc làm đơn cử và tác dụng đạt được như vậy để nâng cao chất lượngdạy kỹ năng sống cho trẻ ở những trường mầm non nói chung và trường mầm non nơitôi giảng dạy nói riêng. Tôi xin mạnh dạn yêu cầu một số ít giải pháp nâng cao chấtlượng dạy kỹ năng sống cho trẻ. Cụ thể như sau : * Đối với Nhà trường : Ban Giám hiệu luôn tổ chức triển khai những buổi hội thảo chiến lược về chuyên đề dạy trẻ kỹ năngsống để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong việc dạy trẻ. Nhà trường tạo điều kiện kèm theo nhiều hơn nữa cho giáo viên có thời cơ học hỏi kinhnghiệm của đồng nghiệp ở những trường bạn. Tạo điều kiện kèm theo cho giáo viên đi thamquan thực tiễn, được dự nhiều lớp tập huấn về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. * Đối với giáo viên : Trong quy trình tổ chức triển khai những hoạt động giải trí giáo dục trẻ, giáo viên phải linh động, có óc phát minh sáng tạo. Thường xuyên đổi khác những hình thức và sử dụng những thủ pháp, giúp trẻ hứng thú và hoạt động giải trí một cách tích cực. Thường xuyên bổ trợ và đổi khác những hình thức trong dạy kỹ năng sống chotrẻ một cách phát minh sáng tạo. Biết vận dụng giải pháp lồng ghép tích cực những hình thức tổ chức triển khai một cáchkhoa học, nhẹ nhàng, tự do để khai thác tối đa hoạt động giải trí nhận thức về kỷ năngsống cho trẻ. Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng để nâng caochuyên môn nhiệm vụ và trình độ nhận thức. * Đối với cha mẹ : Đưa đón con trẻ đi học đúng giờ và cần mẫn để bảo vệ trẻ được tiếp thukiến thức một cách có mạng lưới hệ thống, liên tục. Phụ huynh cần trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm nom, nuôidưỡng và giáo dục trẻ để có giải pháp giáo dục mềm dẻo, tương thích với trẻ ở nhà. Phụ huynh cần tạo điều kiện kèm theo giúp sức cho giáo viên trong việc sưu tầm cácnguyên vật tư sẵn có ở địa phương để ship hàng cho việc làm vật dụng đồ chơi pháthuy được năng lực phát minh sáng tạo của trẻ. * Đối với phòng GD&ĐTM ở nhiều lớp tập huấn trình độ về nội dung giáo dục kĩ năng sống chogiáo viên ở cơ sở. * Đối với địa phươngTạo điều kiện kèm theo về nguồn kinh phí đầu tư cho nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất, tusửa tăng cấp trường học tạo điều kiện kèm theo cho trẻ hoạt động giải trí. Trên đây là 1 số ít kinh nghiệm dạy trẻ kỷ năng sống mà tôi đã rút ra được trongquá trình giảng dạy nhằm mục đích giúp trẻ tăng trưởng về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩmchất, nghệ thuật và thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn từ. Với đề tài “ Một số giải pháp giáo dục kỹnăng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non ”. Tôi kỳ vọng góp phần được một phần sức lực lao động nhỏ bé của mình vào chươngtrình giáo dục Mầm non. Mong rằng những giải pháp này sẽ được vận dụng mộtcách có hiệu suất cao khi được những cấp, những đồng nghiệp góp ý, bổ trợ thêm và tíchcực thay đổi trong công tác làm việc vận dụng để nâng cao chất lượng chăm nom giáo dụctrẻ, phân phối với nhu yếu giáo dục lấy trẻ làm TT trong tiến trình lúc bấy giờ. /. Tôi xin chân thành cảm ơn !