Slogan thương hiệu – điểm nhấn đắt giá không thể bỏ qua – SEFA Media
Các doanh nghiệp chắc chắn không còn quá xa lạ với khái niệm slogan thương hiệu. Như “Just do it” của Nike, hay “Impossible is nothing” của Adidas, có rất nhiều slogan gắn liền với tên thương hiệu để thêm khẳng định và tạo điểm nhấn cho thương hiệu đó. Nhưng trên thực tế, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng hiểu đúng và sâu slogan thương hiệu là gì. Vậy SEFA Media sẽ giải đáp các thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Slogan thương hiệu là gì?
Slogan thương hiệu là một cụm từ ngắn thể hiện rõ nhất về sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Đôi khi, đây cũng là một lời cam kết chắc chắn giữa thương hiệu với khách hàng của mình. Một slogan được thiết kế tốt sẽ lập tức gợi lên những cảm xúc tích cực hoặc liên kết trực tiếp đến thuộc tính mà thương hiệu muốn khách hàng định hình. Slogan hay còn được gọi là khẩu hiệu của thương hiệu luôn được thiết kế rất dễ nhớ và có thể trở thành biểu tượng trong văn hoá của cả một tập thể.
Một slogan thương hiệu thường bao gồm không quá 5 tiếng. Nhưng về mặt nội dung, nó có thể phản ánh được thông điệp chủ đạo mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng thông qua các hoạt động được triển khai trong quá trình hình thành và phát triển.
Tác dụng của slogan thương hiệu
Xác lập định vị thương hiệu
Nếu bạn là một tín đồ của tivi trong 20 năm đầu thế kỷ 21, không thể không nhớ tới câu khẩu hiệu “Kangaroo – Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”. Kangaroo đã chi hàng tỷ đồng để xuất hiện 5s trong mỗi khoảng thời gian quảng cáo giữa trận chung kết C1 năm 2011, một case study kinh điển cho ngành quảng cáo. Đây cũng là ví dụ cho tác dụng của việc ứng dụng slogan trong truyền thông, đó là có thể xác lập được định vị thương hiệu gần như ngay lập tức trong tâm trí khách hàng. Từ đó khiến cho người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được thương hiệu này đi kèm với sản phẩm gì và chất lượng của nó ra sao.
Quay lại với Kangaroo, bằng câu khẩu hiệu ngắn gọn thương hiệu đã tuyên bố ngắn gọn về sản phẩm và khẳng định chất lượng nhằm giành vị trí Top of mind của người tiêu dùng. Do đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm khá rộng và không dễ để khoanh vùng nên slogan tập trung hoàn toàn vào sản phẩm và chiếm lòng tin của người dùng.
Slogan thường gắn liền với các chương trình quảng cáo, và là câu khóa kết thúc với những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục đọng lại trong tâm trí người nghe. Đặc biệt là khi quảng cáo đóng vai trò then chốt trong tiếp thị và truyền thông thì câu khẩu hiệu thường được sử dụng như một cách thức trực tiếp đánh dấu sự khác biệt và tạo dựng hình ảnh thương hiệu.
Khẳng định sự khác biệt của thương hiệu
Ước tính có thể có tới 3000 – 5000 quảng cáo được sản xuất hàng ngày. Mỗi tháng check email hay hòm tin nhắn spam, người tiêu dùng có thể nhận được tới hàng nghìn tin nhắn quảng cáo. Ngoài ra họ sẽ nhìn thấy quảng cáo trên TV, tạp chí, báo in, từ những nhân vật nổi tiếng hay bất cứ đâu mà người tiêu dùng có thể xem. Và họ không biết rằng gần như trong số đó, thông điệp được gắn liền với slogan.
Do đó, slogan của doanh nghiệp phải nổi bật giữa tất cả các quảng cáo khác và hoặc đối thủ cạnh tranh. Các marketer sẽ không đề xuất một đoạn giải thích dài dòng về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho slogan của bạn. Mặc dù nó có thể cung cấp cho khách hàng tiềm năng nhiều thông tin, nhưng hầu hết khách hàng đều muốn có thông tin nhanh chóng trong thế giới phát triển nhanh ngày nay. Mặt khác, một khẩu hiệu mạnh mẽ sẽ tạo ra một hình ảnh đáng nhớ trong tâm trí khách hàng và đi thẳng vào vấn đề mà không làm họ nhàm chán.
Củng cố tính nhất quán của thương hiệu
Tính nhất quán là chìa khóa quyết định một khẩu hiệu tuyệt vời và có thể làm cho công ty càng trở nên nổi bật hơn. Khi được công nhận bạn là một công ty uy tín, nhất quán và đáng tin tưởng, khách hàng sẽ đặt thêm nhiều mong đợi những gì mà thương hiệu cung cấp và có nhiều khả năng quay lại hơn.
Dưới đây là một số cách để duy trì sự nhất quán với khẩu hiệu:
-
Gắn bó với kênh phương tiện mà doanh nghiệp biết và muốn quảng cáo trên đó (báo in, TV, v.v.)
-
Hãy suy nghĩ về hình mẫu thương hiệu và cách mọi người nên nhìn thấy thương hiệu của bạn
-
Hãy suy nghĩ về bất kỳ chương trình khuyến mãi và ưu đãi nào mà bạn muốn có trong tương lai
Ví dụ: thương hiệu sách dành cho trẻ em có tính cá nhân hóa cao mới thành lập gần đây là bean&sparks , sử dụng khẩu hiệu đơn giản, dễ hiểu “những cuốn sách được cá nhân hóa đầy cảm hứng” để tóm tắt sứ mệnh của họ một cách chính xác và ngắn gọn.
Quy tắc khi sáng tạo slogan thương hiệu
Slogan phải liên quan đến thương hiệu
Sẽ chẳng khách hàng nào hiểu được slogan của bạn đang muốn truyền tải với mục đích gì nếu nó không liên quan đến sản phẩm và thương hiệu của bạn. Một slogan hay sẽ để lại dấu ấn sâu sắc đối với người xem, nhưng sẽ ra sao nếu họ nhớ được slogan mà lại không hề biết bạn là ai?
Slogan nên ngắn gọn, xúc tích
Hay biết rằng, bạn chỉ có vài giây để gây ấn tượng với người dùng. Do đó khi đặt một câu slogan, doanh nghiệp phải gây được ấn tượng từ những chữ cái đầu tiên. Hoặc ẩn sâu trong câu từ, doanh nghiệp có thể truyền tải giá trị, năng lượng tích cực,… Ví dụ, chúng ta có thể thấy Nike đã rất thành công khi sử dụng slogan “Just Do It” – vừa đơn giản, dễ ghi nhớ cũng vừa mang giá trị cổ vũ khách hàng.
Slogan phải đảm bảo tính trung thực
Ngày nay, khách hàng có xu hướng tìm đến các sản phẩm/ dịch vụ có thông điệp, hay slogan vui nhộn và ý nghĩa hơn là những slogan tự khẳng định. Bởi để đánh giá được chất lượng thương hiệu, người tiêu dùng cần có thời gian trải nghiệm. Vì vậy mà việc một số nhãn hàng dùng câu slogan khẳng định giá trị có thể khiến cho khách hàng khó chịu, tạo nên phản ứng tiêu cực với sản phẩm/ dịch vụ và dễ bị lãng quên.
Phân tích 5 slogan thương hiệu nổi tiếng
Nike – “Just Do It”
Khẩu hiệu này đã giúp Nike chiến thắng Reebok trong cuộc chiến Sneaker vào thập niên 80s và sau đó được sử dụng liên tục trong hơn 30 năm. Nhờ nó mà Nike khẳng định được tinh thần thể thao mạnh mẽ với slogan thách thức các vận động viên sẵn sàng đối mặt với tình huống thử thách.
Kit Kat – Have a break, have a Kit Kat
Năm 1937, Kit Kat xuất hiện với định vị sản phẩm là thanh socola người đàn ông có thể mang tới nơi làm việc và tận hưởng trong giờ nghỉ. Ngay từ khi bắt đầu, Kit Kat đã tận dụng từ “break” vừa mang nghĩa là thời gian giải lao, vừa là hành động bẻ gãy thanh Kit Kat nhưng tới năm 1967 khẩu hiệu này mới xuất hiện.
California Milk Processor Board – Got Milk?
Khẩu hiệu này ban đầu được thể hiện trong seri quảng cáo qua các tình huống người dùng sử dụng các loại thực phẩm ngọt và khô nhưng thiếu sữa để cân bằng. Ban đầu, khẩu hiệu này bị đánh giá là “thiếu sáng tạo”, “ngữ pháp không chính xác”, nhưng 1 năm sau, đã có 2,8 tỷ gallon sữa được bán ra tại California.
M&Ms – Melts in your mouth, not in your hand:
Khẩu hiệu này ra đời vào năm 1958 nhằm khẳng định sự khác biệt của Peanut M&M so với các loại kẹo cùng thời khi luôn gây cảm giác dấp dính trên ngón tay người tiêu dùng. Theo khảo sát của Texas Tech University, khẩu hiệu này của M&M là khẩu hiệu được nhiều người yêu thích nhất trong lịch sử ngành quảng cáo.
De Beers – A Diamond is forever:
Slogan ra đời trong hoàn cảnh Frances Gerety tuyệt vọng khi phát hiện ra rằng mình đã quên một dòng chữ ký cho loạt quảng cáo của De Beers. Sau đó, slogan thành công mạnh mẽ với lượng kim cương bán ra tăng 55% tại Mỹ sau 2 năm và từ đó, nhẫn đính hôn kim cương trở thành nét văn hóa đặc biệt.
Đơn vị tư vấn sáng tạo slogan thương hiệu
Có thể slogan là một trong nhưng chìa khoá giúp rút ngắn thời gian tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng của mỗi thương hiệu. Để slogan thương hiệu có thể đáp ứng được đầy đủ tiêu chí đã được đưa ra như trên, yêu cầu doanh nghiệp phải có kiến thức chuyên môn thương hiệu tốt, hiểu rõ các thuộc tính và biết khai thác tối đa đặc điểm của thương hiệu. Ngoài ra, doanh nghiệp nên nhận tư vấn từ các đơn vị là chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu như SEFA Media để có hướng đi tốt nhất và tạo ra hiệu quả tối đa. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi!