TẠI SAO cách chào của người Nhật trở thành “biểu tượng văn hóa” ?
Với người Nhật, chào hỏi trở thành một nét văn hóa đặc biệt, thể hiện đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người dân xứ Phù Tang. Hành động cúi chào, vì thế, mang một ý nghĩa sâu sắc. Vậy cách chào của người Nhật có gì đặc biệt? Tại sao nó trở thành “biểu tượng văn hóa” của người Nhật?
Cúi chào – Nét văn hóa đặc trưng của người Nhật
Nhắc đến Nhật Bản, người ta ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên đa dạng đẹp như tranh vẽ, kinh tế phát triển cuồn cuộn như một con rồng của Châu Á, và đặc biệt là nền văn hóa độc đáo, đa dạng. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn cho đến ngày nay thì nền văn hóa hiện đại của nước Nhật cũng rất đáng ngưỡng mộ. Trong đó, chào hỏi cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật.
Trong văn hóa Nhật Bản, cúi chào chỉ đơn giản thể hiện lòng kính trọng của mình đối với người khác, thường sẽ là một người lớn tuổi hơn hay có địa vị cao hơn. Đối với bạn bè, trừ khi khoảng cách tuổi của họ cách xa, hay tại những nơi công cộng, trang nghiêm thì sẽ cúi chào. Thay vào đó, người Nhật sẽ vẫy tay chào bạn bè đang dần trở nên phổ biến hơn.
Quy tắc quan trọng nhất văn hóa chào hỏi của người Nhật là cách cúi chào. Những bạn du học sinh, thực tập sinh đi Nhật làm việc cần nắm được để biết cách ứng xử phù hợp nhất. Cách cúi chào cơ bản nhất của người Nhật được thực hiện trong tư thế đứng thẳng. Nam thì đặt tay dọc theo thân người, nữ thì đặt hai tay vào vạt áo trước. Đặc biệt, mắt luôn hướng xuống phía dưới khi cúi đầu. Cúi đầu càng lâu, càng thấp thì càng thể hiện sự tôn trọng của người chào.
Thông thường, người Nhật sẽ cúi đầu chào kết hợp với những câu nói quen thuộc như “Ogayi Gozaimasu” hay “Ohayo” với ý nghĩa “Xin chào”, hoặc “Arigatou” với nghĩa “Xin cám ơn”.
Những nét đặc trưng “rất riêng” trong cách chào của người Nhật
Trong văn hóa chào hỏi của người Nhật nói chung, có những quy tắc bắt buộc mọi người phải tuân theo tùy vào địa vị xã hội, mối quan hệ. Nếu không, bạn sẽ bị xem là thất lễ hay mất lịch sự. Đây cũng là nét đặc trưng trong cách chào của người Nhật mà bạn cần nắm được khi giao tiếp.
Có một quy tắc “bất thành văn” bắt buộc mọi người phải tuân theo là “người dưới” phải chào hỏi “bề trên” trước, người nhỏ tuổi phải chào người lớn tuổi trước, người thầy là bề trên với trò, nam là bề trên với nữ, chủ nhà phải chào hỏi khách…
Cách chào hỏi của người nhật có sự khác biệt giữ nam và nữ. Trong khi thực hiện hành động cúi chào, nữ thường đặt bàn tay với các ngón duỗi thẳng trước, rồi sau đó mới cúi chào, thể hiện sự duyên dáng. Còn với nam thì khép tay sát sườn, thể hiện phong thái mạnh mẽ, tự tin.
Đặc biệt, người Nhật rất kiêng kỵ trong việc chạm vào cơ thể đối phương. Chính vì thế, thay vì bắt tay và chào hỏi như phương Tây, họ cúi gập người thể hiện sự tôn trọng thay cho câu chào hỏi. Tùy vào từng đối tượng, địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp, hoàn cảnh, sắc thái trang trọng mà người Nhật có những cách chào khác nhau. Cụ thể:
Kiểu Eshaku (会釈) hay là kiểu khẽ cúi chào
Đây là kiểu Ojigi dùng để chào hỏi những người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Với kiểu chào này, thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông. Eshaku cũng là điệu chào đơn giản nhất và được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật vì họ chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào.
Kiểu chào Keirei (敬礼) là kiểu cúi chào bình thường
So với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là Ojigi dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn…. Khi thực hiện kiểu chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. T
rong trường hợp bạn đang ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện động tác chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm.
Kiểu Saikeirei (最敬礼) là kiểu thay cho những lời chào trang trọng nhất
Kiểu chào này thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Người Nhật thường dùng Saikeirei để thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…
Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản. Dễ nhận thấy là mức độ trang trọng của lời chào thì tỷ lệ thuận với độ cúi người, vậy các bạn thử đoán xem trong Saikeirei thì người dân nước mặt trời mọc sẽ cúi xuống khoảng bao nhiêu độ? Không khó để đoán ra đúng không? Và câu trả lời là họ sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn. Thường thì người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi mới cúi đầu hoặc thực hiện song song cả hai hành động: vừa nói lời chào vừa cúi đầu.
Một số lưu ý đặc biệt trong cách chào của người Nhật
Khi thực hiện hành động cúi chào với người Nhật, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Giữ lưng thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu.
- Nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước. Nửa thân dưới vẫn theo một đường thẳng, không được cong.
- Đối với nam thì 2 tay đặt dọc theo thân. Đối với nữ thì đặt 2 tay ở vạt áo trước thành hình chữ V, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái.
- Mắt luôn hướng xuống khi cúi đầu.
- Càng cúi lâu thì càng thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.
- Giao tiếp bằng mắt: Tránh nhìn vào mắt đối phương. Trong văn hóa Nhật Bản điều này thể hiện sự mất lịch sự, không tôn trọng người đối diện.
- Không nói quá nhiều: Người Nhật thường lắng nghe nhiều hơn là nói trong các cuộc hội thoại. Họ không nói quá nhiều.
- Người Nhật thường nói giảm nói tránh, họ ít khi phản bác thẳng thắn
- Tại Nhật khi bạn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, bạn nên để bàn tay thẳng. Và các đốt ngón tay chạm vào nhau. Nếu không bạn sẽ bị cho là vô lễ, kém lịch sự với đối phương.
Trang phục trong hoạt động giao tiếp
Đối với người Nhật, trang phục cũng là một phần trang trọng trong văn hóa giao tiếp. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang phục phù hợp khác nhau. Tuy nhiên họ luôn đề cao sự tế nhị, kín đáo trong trang phục. Đặc biệt là giữ trang phục luôn sạch sẽ và không nhàu nát
Tại nơi làm việc, bạn nên mặc những bộ quần áo mang dáng vẻ hiện đại nhưng vẫn kín đáo.
Tại những bữa tiệc xã giao, nam thường mặc một bộ vest đen đi kèm với cravat có màu sắc tinh tế. Nữ nên mặc váy, quần tây kèm áo sơ mi và mang giày cao gót.
Cách chào của người Nhật ngày nay có thay đổi gì không?
Văn hóa Nhật ngày một phát triển hơn và hòa nhập hơn với nền văn hóa của thế giới. Do đó, cách chào của người Nhật cũng có thay đổi chút ít. Những nghi thức cúi chào đã được giảm chi tiết hơn so với trước đây. Các hành động Ojigi thường được chú trọng trong lần gặp đầu tiên hoặc khi gặp đối tác, tham gia những sự kiện quan trọng. Còn với những người thân thiết, người quen, lời chào đôi khi chỉ là một cái gật đầu nhẹ hay một cái vẫy tay.
Với nhiều quốc gia, khi giao tiếp thường nhìn thẳng mắt người đối diện để thể hiện sự tự tin. Nhưng với người Nhật, việc này khá hạn chế. Vì nó được coi là hành vi bất lịch sự, khiếm nhã. Người Nhật sẽ nhìn vào các vật trung gian quanh người đối diện. Hoặc đơn giản là khẽ cúi đầu và nhìn nghiêng sang 1 bên.
Ngày nay, đời sống xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, không vì thế mà người Nhật quên đi cách cúi chào. Đây được xem là nét văn hóa đặc sắc của người dân “xứ Phù Tang”. Vì thế, nếu đến Nhật Bản học tập hay làm việc, bạn nên tìm hiểu thêm về cách chào của người Nhật để có thể ứng xử phù hợp nhất.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.